Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Ôn tập thể dục - bóng chuyền potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.42 KB, 17 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
LỚP : DHTP 7A
GVHD : THẦY NGUYỄN
THỦY TRIỀU
NHÓM : BỐN
TP Hồ Chí Minh năm 2011
MỤC LỤC
THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 3

N
ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM
CÂU HỎI 1 VÀ ĐÁP ÁN 5
CÂU HỎI 2 VÀ ĐÁP ÁN 16
CÂU HỎI 3 VÀ ĐÁP ÁN 17
2
ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4
STT TÊN MÃ SINH VIÊN
1 Chung Mỹ Ngọc 01148541
2 Trần Ánh Ngọc ………….
3 Nguyễn Thị Phương Nguyên ………….
4 Lê Anh Thoại ………….
5 Nguyễn Văn Phòng ………….
6 Trần Vĩnh Phước ………….
7 Lê Danh Quân ………….
8 Trần Công Tam ………….
9 Nguyễn Thị Như Thảo ………….
10 Nguyễn Thị Phương Thảo ………….
11 Quảng Thị Phương Thảo ………….
12 Nguyễn Đình Thạch ………….


13 Nguyễn Thị Mộng Thi ………….
14 Đinh Thị Kim Thoa ………….
15 Lê Thị Thu ………….
3
ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM
16 Tô Thị Lệ Thu ………….
17 Nguyễn Thị Phương Thúy ………….
18 Nguyễn Thị Thủy Tiên ………….
19 Phạm Hà Thủy Tiên ………….
20 Trần Hạnh Tiên ………….
4
ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM
Câu hỏi 1
Phân tích kỹ thuật đệm bóng , chuyền bóng cao tay trong bóng
chuyền.
Nêu những lỗi thường mắc và cách sửa chữa.
Trả lời
1. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay
Chuyền bóng cao tay bằng hai tay là một kỹ thuật chủ yếu trong
bóng chuyền. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay trong bóng chuyền
thường được vận dụng ở ba tư thế chính là tư thế thấp, trung bình
và cao.
1.1.Kỹ thuật chuyền bóng ở tư thế thấp:
Ở tư thế này người chuyền bóng phải ngối ở tư thế thấp hơn
đường bóng tới và tư thế này thường được áp dụng bằng động tác
khuỵu chân về trước hoặc về bên phải hay trái. Do bóng đến thấp
nên khi chuyền, hai vai người chuyền phải hơi đưa về sau và chú
ý để các ngón tay chạm bóng ở phía dưới của quả bóng. Do thực
hiện ở tư thế thấp, nên sự phối hợp của hai chân trong khi chuyền
rất ít, chỉ hơi duỗi và không có sự phối hợp của toàn thân. Vì vậy

khi chuyền bóng đi, động tác vươn thẳng của hai tay đẩy bóng đi
phải tích cực hơn nhiều so với các tư thế khác.
5
ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM
Khi thực hiện chuyền bóng ở tư thế thấp, sau khi chyền
thường có sự kết hợp ngã về trước, ra sau hoặc sang bên.
Khi chuyền bóng bằng hai tay, người chuyền ở tư thế hầu
như ngồi vào chân sau, chuyền bóng xong do mất thăng bằng nên
phải ngã người ra sau, mông chạm đất trước tiếp đến là lưng.
Người lúc này co lại, đầu gập vào ngực, chân co lên. Sau đó là
dùng sức lăng ngược lại của chân để đứng lên.
1.2. Chuyền bóng ở tư thế trung bình:
Tư thế chuẩn bị: Người tập đứng ở tư thế trung bình. Khi
bóng đến gần, cầu thủ bắt đầu chuyển động đón bóng bằng việc
nâng cánh tay lên cao, đồng thời hai gối bắt đầu duỗi thẳng lên,
người hơi ngửa về sau một chút, khi tay tiếp xúc bóng là lúc hai
tay cao hơn mặt. Chú ý mọi chuyển động phải được thực hiện liên
tục, nhanh dần và không được gián đoạn. Khi thực hiện, hai tay
6
ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM
lúc đầu chuyển động đón bóng hơi khum (ngửa về sau) đến lúc
tiếp với bóng thì bắt đầu vươn thẳng ra. Khi chạm bóng hai bàn
tay thẳng còn các ngón tay thì lên gân và hơi cong, các ngón tay
bao quanh quả bóng một cách vững chắc, tạo thành hình giống
như cái phễu với mục đích không cho quả bóng đi lọt qua. Hai
bàn tay tiếp xúc với quả bóng phải gọn, dứt khoát và bóng không
được tiếp xúc với lòng bàn tay. Phạm vi các ngón tay chạm vào
bóng cũng khác nhau: ngón cái chỉ được chạm bằng một đốt phía
trên,ngón trỏ ngón giữa và một phần ngón đeo nhẫn chịu lực
chính trong khi chuyền bóng đi và chạm bóng bằng hai đốt trên

cùng.
Sau khi chạm bóng hai tay va thân người phải có sự phối hợp
lực để chuyền bóng đi. Để tăng được tốc độ đưa bóng đến các vị trí
đã định thì hai tay phải thẳng còn hai bàn tay và các ngón tay phải
có sự phối hợp dứt khoát về hướng chuyển bóng.
CHÚ Ý: Trong khi chuyển động chuyền bóng đi ngón tay cái
hầu như không tham gia, ngón út và ngón đeo nhẫn chủ yếu làm
nhiệm vụ hỗ trợ, còn ngón trỏ, ngón giữa và một phần ngón nhẫn
phải thực hiện nhiệm vụ chính là tạo lực để chuyền bóng đi. Nhưng
ngược lại, ở giai đoạn bắt đầu tiếp xúc giữa bàn tay và bóng (lúc
ghìm bóng) thì chính ngón đeo nhẫn và ngón cái lại phải chịu một
trọng lực lớn hơn cả so với các ngón khác.
Ở tư thế này chúng ta cũng thường gặp trong khi vận dụng
chuyền bóng bằng hai tay qua đầu.
7
ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM

1.3. Chuyền bóng ở tư thế cao:
Khác với kỹ thuật chuyền bóng ở tư thế trung bình là: ở tư
thế chuẩn bị khi chuyền, người chuyền bóng đứng trên hai chân,
đấu gối khuỵu ít hơn thân người hầu như thẳng và hai tay ở vị trí
gần như ngang trước mặt. Còn khi tiếp xúc bóng thì hai tay cao
hơn đấu một chút và hai chân hầu như thẳng. Bóng được chuyền đi
chủ yếu là nhờ vào sự hoạt động tích cực, dứt khoát cúa cánh tay
và của hai bàn tay.
Động tác chuyền bóng này chỉ áp dụng khi tốc độ bóng bay
không nhanh lắm và thường được sử dụng để chuyền hai trong tổ
chức tấn công.
8
ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM

2. Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay (đệm bóng):
Kỹ thuật đệm bóng chỉ áp dụng trong khi đón những quả bóng ở
tầm thấp mà không thể nào đỡ ở trên không được. Trong kỹ thuật
này cũng đỡ ở dạng hai dạng: kỹ thuật đệm bóng bằng hai tay và
bằng một tay.
9
ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM
2.1.Kỹ thuật thực hiện đệm bóng bằng hai tay:
Tư thế chuẩn bị thấp, người tập hai chân mở rộng hơn vai, hai
tay duỗi thẳng chếch với mặt đất, hai khuỷu tay sát vào nhau, hai
bàn tay nắm lại, hai ngón cái song song sát vào nhau chĩa về trước,
mũi bàn tay bẻ chúc xuống, mặt trong của hai cánh tay xoay lên tạo
thành một mặt phẳng để tiếp xúc bóng.
Đệm bóng ở trước mặt bên trái hay phải cũng cần giữ cho hai
cánh tay luôn thẳng không gập khuỷu, dung sức phối hợp của toàn
than một cách nhịp nhàng. Khi bóng đến càng nhanh, mạnh thì việc
dung sức của hai cánh tay chuyển từ dưới lên trên càng ít.
Đệm bóng bằng hai tay cũng có thể thực hiện ở tầm thấp bên
cạnh kết hợp với ngã nghiêng sau khi đệm bóng.
10
ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM
2.2 Kỹ thuật đệm bóng bằng một tay:
Đây là kỹ thuật mà khi chúng ta không thể đệm bằng hai tay
khi bóng ở xa và đi nhanh. Kỹ thuật này thường được vận dụng
trong điều kiện cứu bóng ở cách xa người và có độ khó cao. Có
nhiều cách tiếp xúc bóng của tay khi đệm bóng bằng một tay.
Đệm bóng bằng một tay cũng được sử dụng ở các tư thế khác
nhau: Nếu như bóng ở tầm cao thì khi thực hiện ở bước cuối cùng
là bước dài nhất, gót chân chạm đất trước sau đó là bàn chân, gối
khuỵu trọng tâm dồn lên chân trước, tay đưc thẳng ra trước và đánh

vào bóng.
Nếu bóng ở xa bước cuối cùng dài, trọng tâm cơ thể ra xa chân
trụ thì khi vươn tay ra đánh bóng kết hợp với ngã sang bên.
Nếu bóng đến thấp ở xa phía trước, có thể thực hiện động tác
bằng cách lao người về phía trước đánh bóng kết hợp với ngã
11
ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM
khuỷu tay gập, ngực chạm đất sau đó là bụng, hai tay duỗi thẳng
người cong (động tác cá nhảy)
3. Những lỗi thường mắc và cách sửa chữa:
3.1.Những lỗi sai phạm khi tập luyện:
12
ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM
 Người tập không kịp di chuyển đến đón bóng (chậm). Sau khi di
chuyển không dừng ngay để đón bóng (đệm bóng khi đang di
chuyển).
 Tư thế chuẩn bị hai chân khuỵu gối chưa đạt mức cần thiết.
 Tư thế thân ngã nhiều về trước hoặc ra sau.
 Hai tay đặt lệch nhau (tay cao tay thấp). Hai bàn tay không bọc lấy
nhau, hai ngón cái rời xa nhau.
 Khi đệm bóng không phối hợp nhịp nhàng các bộ phận của cơ thể.
Tay đánh bóng quá nhanh, mạnh, không điều chỉnh được lực tác
dộng vào bóng.
 Tay thả lỏng, hai cẳng tay không tạo thành mặt phẳng nhất là khi
đệm bóng bên trái (phải) làm ảnh hưởng đến độ chuẩn xác đường
bóng bay.
 Tiếp xúc bóng ở mu bàn tay.
 Đường bóng bay lao ngang.
 Sau khi đệm bóng tay gập ở khuỷu tay.
3.2.Cách sửa chữa:

 Khi sửa lỗi kỹ thuật không thể chỉ tiến hành đơn lẻ mà phải thị
phạm lại động tác, kết hợp với giải thích và các bài tập dẫn dắt
dành cho cá nhân.
 Trình tự tập luyện hoàn thiện kỹ thuật đệm bóng như sau:
• Đệm bóng đi theo hướng khác nhau: ra trước - sau, sang hai bên.
• Đệm bóng đi với các khoảng cách khác nhau: dai - vừa-ngắn.
• Đệm bóng đi với tầm khác nhau: cao - trung bình - thấp.
• Đệm bóng đi với tốc độ khác nhau: chậm - vừa - nhanh.
 Biện pháp khắc phục khi tập luyện:
_Đầu tiên muốn tập kĩ thuật chuyền bóng phải nắm được tư thế
chuẩn bị, động tác đưa tay lên, vị trí và hình tay khi chuyền bóng.
13
ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM
_Để nắm vững kĩ thuật chuyền bóng chúng ta có thể sử dụng các
biện pháp sau:
• Người tập thực hiện tư thế chuẩn bị sau khi di chuyển bằng bước
thường, bước chạy, theo các hướng khác nhau.
• Thực hiện nhiều lần tư thế đệm bóng và kiểm tra động tác tay cũng
như vị trí tiếp xúc tay của bóng.
• Người tập đứng thành hàng ngang, mô phỏng động tác đệm bóng
bằng hai tay.
• Người tập tự mình tung bóng lên cao ở phía trước hoặc sang bên và
di chuyển đến bóng thực hiện đệm bóng.
• Người tập đứng thành từng đôi đối diện nhau cách khoảng 3-4 m.
Một người tung bóng, một người thực hiện đệm bóng thấp tay bằng
hai tay đưa bóng trở lại. Có thể thay đổi tầm cao và hướng bóng
tung để tăng dần độ khó cho người tập.
• Người tập tự mình tung bóng lên rồi trở về tư thế chuẩn bị và thực
đệm bóng cho người cùng tập.
• Thực hiện kĩ thuật đệm bóng và chuyền bóng bằng hai tay tại chỗ

và di chuyển. Có thể thay đổi điều kiện thực hiện đệm bóng, thay
đổi hướng và độ cao đường bóng tung,
• Phối hợp đệm với chuyền bóng cao tay và luyện tập nhiều lần.
14
ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM
Câu hỏi 2:
Phân tích kĩ thuật giậm nhảy của nhảy cao
Trả lời
Chân giậm đặt bằng gót, gối chân giậm hơi co tạo góc
khoảng 103
0
rồi thực hiện động tác giậm nhảy nhờ duỗi thẳng các
khớp cổ chân, gối và hông để đưa trọng tâm cơ thể lên cao về trước
(lúc này chân giậm từ gót đã lan sang mũi chân). Ngay khi chân
giậm chạm đất, chân lăn nhanh chóng đá lên cao, cẳng chân duỗi
thẳng, mũi chân hướng lên trên; hai tay đánh vòng từ sau ra trước
lên cao, khi hai khuỷu tay bằng vai thì dừng đột xuất để kéo trọng
tâm cơ thể lên cao.
Lực giậm nhảy trong nhảy cao có thể đạt tới 650 kg, thời gian
giậm nhảy kéo dài từ 0.18 – 0.22 giây.
Tốc độ bay ban đầu của cơ thể theo phương thẳng đứng 4,1 –
4,2 m/s. Góc bay của trọng tâm cơ thể dao động trong khoảng 60 –
75.
15
ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM
Câu hỏi 3
Lập công thức tính thành tích của nhảy cao.
Phân tích giai đoạn quan trọng, góc độ lý tưởng.
Trả lời
Về lý thuyết độ cao của nhảy cao được tính theo

công thức:
Giai đoạn quan trọng và góc độ lý tưởng:
Có hai giai đoạn quan trọng là chạy đà và giậm nhảy.
 Chạy đà:
Chạy từ 7 đến 11 bước. Chạy đà theo đường xiên góc độ từ 25 –
40 cùng bên phía chân giậm nhảy. Tốc độ tăng dần, tuy nhiên tốc
độ không cần đạt mức tối đa ở cuối đà. Ở VĐV ưu tú tốc độ chỉ đạt
tới 7,5 m/s (nam) và 6,3 m/s (nữ).
Bước chạy phải có dàn tính những bước cuối hơi dài, trọng tâm
hạ thấp để chuẩn bị giậm nhảy.
 Giậm nhảy:
16
ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM
Chân giậm đặt bằng gót, gối chân giậm hơi co tạo góc khoảng
1030 rồi thực hiện động tác giậm nhảy nhờ duỗi thẳng các khớp cổ
chân, gối và hông để đưa trọng tâm cơ thể lên cao về trước (lúc này
chân giậm từ gót đã lan sang mũi chân). Ngay khi chân giậm chạm
đất, chân lăn nhanh chóng đá lên cao, cẳng chân duỗi thẳng, mũi
chân hướng lên trên; hai tay đánh vòng từ sau ra trước lên cao, khi
hai khuỷu tay bằng vai thì dừng đột xuất để kéo trọng tâm cơ thể
lên cao.
Lực giậm nhảy trong nhảy cao có thể đạt tới 650 kg, thời gian
giậm nhảy kéo dài từ 0.18 – 0.22 giây.
Tốc độ bay ban đầu của cơ thể theo phương thẳng đứng 4,1 –
4,2 m/s. Góc bay của trọng tâm cơ thể dao động trong khoảng 60 –
75.

17

×