Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

Ảnh hưởng của văn hoá Phương Đông đối với Tư tưởng Hồ Chí Minh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 34 trang )


Môn học:

Câu hỏi: Phân tích ảnh hưởng của văn
hóa phương Đông đến sự hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh.


I. Nho giáo và tư tưởng Hồ Chí Minh
1/ Khái quát về Nho giáo
Nho giáo ( 儒儒 ), còn được gọi là Khổng giáo ( 儒儒 ), là một
hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử phát
triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo rất phát
triển ở các nước châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều
Tiên, và sớm du nhập vào Việt Nam.
Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính
trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều
quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu
mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử.


Trong Nho giáo có nhiều yếu tố duy tâm, cổ hủ như:
+ tư tưởng phân biệt đẳng cấp xã hội
+ tư tưởng coi thường người phụ nữ trong xã hội
+ tư tưởng coi thường lao động chân tay
Tuy nhiên, Nho giáo cũng có những điểm tích cực, đó là:
+ triết lí nhân sinh thể hiện ở tư tưởng từ bậc thiên tử tới thứ dân
phải lấy việc tu thân làm gốc.
+ lí tưởng về một một xã hội đại đồng có vua sáng tôi hiền, cha từ,
con thảo.
+ tư tưởng đề cao văn hóa, lễ nghĩa truyền thống, coi trọng việc


học hành.
Hồ Chí Minh đã lựa chọn những yếu tố tích cực của Nho giáo
đưa vào đó nội dung và ý nghĩa cho phù hợp với cách mạng Việt
Nam trong giai đoạn mới.


2/ Ảnh hưởng của Nho giáo đến tư tưởng Hồ Chí Minh
Nho giáo đã từng bén duyên với Nguyễn Ái Quốc từ thời niên
thiếu và theo mãi Hồ Chí Minh cho tới trọn đời. Vì thế, không
khó để nhận ra những ảnh hưởng của giáo lí này đến việc hình
thành nên tư tưởng của Người
.
Thân là con một vị đại Nho: cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, sinh ra
và lớn lên tại môt vùng văn hoá mà dù đã có cảnh Hán học suy tàn:
“Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khoá tư lương nhấp nhổm ngồi”
(Tú Xương)


Trước sự tấn công của văn hoá phương Tây trong tình trạng “Á -
Âu xáo lộn”, trong tình trạng “mưa Âu gió Mĩ” xem ra đang một
ngày một dồn dập, nhưng với riêng vùng đất văn hoá này (tức vùng
Nghệ - Tĩnh) thì ảnh hưởng của Nho giáo vẫn đang được cố thủ,
chưa hẳn đã lép vế so với Tây học.
Bác còn lớn lên ở cái xứ Huế, kinh đô của triều Nguyễn, dù Tây
học đã tràn đến trong chiều thắng thế dần, nhưng Nho học đâu đã
chịu quy hàng hoàn toàn. Chế độ Nam triều còn đó với hệ thống
quan lại hầu hết xuất thân khoa bảng, ít nhiều đóng vai trò căn cứ
địa của Nho giáo.
Những điều kiện khách quan trên đây cho phép nói đến ảnh hưởng

Nho giáo đối với Hồ Chí Minh như là một điều tất yếu đầu tiên.


Chính lúc thiếu niên Nguyễn Tất Thành đã học chữ Hán trong đó
có Nho giáo. Ảnh hưởng của Nho giáo đối với Hồ Chí Minh thể
hiện rõ nhất trong nhiều bài viết của Người tính từ năm 1921 đến
sau này mà có người đã tính được là hơn 100 trường hợp, trong đó
lời Khổng Tử, Mạnh Tử chiếm nhiều nhất.
Như vậy là thái độ của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với
Khổng Tử và Nho giáo có sự phát triển qua các chặng thời gian
nhưng rõ ràng nhất quán một quan điểm lịch sử đúng đắn, khẳng
định đúng mức với lòng tôn kính những giá trị chân chính mà
người xưa đã đạt được. Đương nhiên là trong suốt cuộc đời hoạt
động của mình, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã triệt để phê
phán bác bỏ ý thức Nho giáo phong kiến phản tiến hoá.


Trong xây dựng nhà nước, Hồ Chí Minh luôn nghĩ:
- Xây dựng đất nước "thực túc, binh cường, dân tín" (Khổng Tử)
tức là lương thảo nhiều, binh mạnh và lòng dân. Hoặc "dân vi bang
bản" - lấy dân là gốc nước. Hay tư tưởng quan hệ giữa triều đình
với dân như "thuyền với nước" (nước có thể chở thuyền nhưng
cũng có thể lật thuyền) của Tuân Tử.
==> Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân và "độc lập - tự do
- hạnh phúc".


- Người cầm quân phải thực hiện dưỡng dân, giáo dân: tức là nuôi
dưỡng nhân dân như có chính sách hợp lòng dân (chính sách ruộng
đất, chính sách thuế, xóa đói giảm nghèo ). Hồ Chí Minh nói

"không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng, không sợ nghèo chỉ sợ
lòng dân không yên".
Giáo dân tức là nâng cao dân trí, cải cách giáo dục, người cán bộ
phải làm gương cho dân, phải dùng đức trị trong tư tưởng "tu thân,
tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" của Nho giáo.


Về đạo đức: Hồ Chí Minh sử dụng phạm trù đạo đức của Nho giáo,
loại bỏ những yếu tố không còn phù hợp và bổ sung những yếu tố
tích cực cho phù hợp với thời đại mới:
- "Trung - hiếu": Nho giáo cho rằng Trung với vua và hiếu với
cha mẹ. Hồ Chí Minh bổ sung là "Trung với nước hiếu với dân" để
dạy cán bộ, "cần, kiệm, liêm, chính" & "chí công vô tư" để giáo
dục cán bộ và người dân.
Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích
cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng.


Ví dụ: Hồ Chí Minh vận dựng tư tưởng nho học của Nguyễn Trãi:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân để hình thành nên tư tưởng "LẤY
DÂN LÀM GỐC"; hoặc trong đường lối ngoại giao của Nhà nước
ta lúc mới hình thành đó là "DĨ BẤT BIẾN, ỨNG VẠN BIẾN"
Người là tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa giữa các nền văn hóa
và tỏa ra một nền văn hóa của tương lai.
Tiếp thu văn hóa phương Đông, trước hết là Nho giáo, Hồ Chí
Minh đã đánh giá đúng đắn vai trò của Nho giáo và người sáng lập
ra nó là Khổng Tử và đã đặc biệt khai thác những mặt tích cực của
tư tưởng Nho giáo.



Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ những mặt bất cập, hạn chế của
Nho giáo. Đó là trong Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu,
phản động như tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh
phụ nữ, khinh thường thực nghiệm, doanh lợi…Tuy nhiên, Hồ Chí
Minh cũng thấy được những mặt tích cực của nó và khuyên chúng
ta “nên học”.
Theo Người, mặt tích cực của Nho giáo là nó đề cao văn hóa, lễ
giáo, tạo ra truyền thống hiếu học với châm ngôn “Học không biết
chán, dạy không biết mỏi”. Về điểm này, Nho giáo hơn hẳn các học
thuyết cổ đại, bởi vì nhiều học thuyết cổ đại chủ trương ngu dân để
dễ cai trị.


Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích
cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng. Người dẫn lời
của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu
hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”

Một lần nữa, ta thấy được rằng Hồ Chí Minh luôn biết cách tiếp thu
có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, cụ thể ở đây là những tư
tưởng tích cực trong Nho giáo:
"Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào.
Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước
biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi,
trẻ em chăn trâu, không dính líu gì tới vòng danh lợi".
(Hồ Chí Minh)


II. Phật giáo và Hồ Chí Minh
1. Khái quát về Phật giáo

Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới được một
nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm sáng lập khoảng thế kỉ thứ
5 trước Công nguyên. Cơ sở tư tưởng của Phật pháp là Tứ diệu đế
(Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế), là cốt lõi giáo pháp của đạo
Phật, và cũng là điều mà Phật đã chứng ngộ lúc đạt đạo.
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới được một
nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm sáng lập khoảng thế kỉ thứ
5 trước Công nguyên. Cơ sở tư tưởng của Phật pháp là Tứ diệu đế
(Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế), là cốt lõi giáo pháp của đạo
Phật, và cũng là điều mà Phật đã chứng ngộ lúc đạt đạo.


Phật giáo có tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn,
thương người như thể thương thân; xây dựng nếp sống có đạo
đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; đề cao tinh thần
bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt
đẳng cấp. Phật giáo Thiền tông coi trọng lao động, chống lười
biếng.
Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập,
tự chủ đã hình thành nên Thiền phái trúc lâm Việt Nam, chủ
trương không xa đời mà sống gắn bó với nhân dân, với đất nước,
tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống
kẻ thù dân tộc.
Phật giáo Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân
dân lao động, để lại dấu ấn sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.


2. Ảnh hưởng của Phật giáo đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh
Cũng như Nho giáo, ở Hồ Chí Minh là sự tiếp thu có chọn lọc

tinh tuý của Phật giáo - một nguồn gốc tư tưởng, triết lý, văn hóa
phương Đông du nhập vào Việt Nam rất sớm. Những điểm tích
cực của Phật giáo đã để lại những dấu ấn hết sức sâu sắc trong tư
duy hành động, cách ứng xử của Hồ Chí Minh. Người kế thừa
những tư tưởng tiến bộ, tích cực của Phật giáo, đó là tư tưởng vị
tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn; nếp sống giản dị, thanh liêm;
đề cao tinh thần bình đẳng; không xa rời đời sống mà luôn gắn bó
với dân tộc, đất nước.
Tiếp thu tư tưởng vị tha ở Phật giáo, Hồ Chí Minh là hiện thân
của lòng nhân ái, độ lượng, khoan dung - những nét đặc trưng
của giáo lý đạo Phật.


Thứ nhất là, tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn,
thương người như thể thương thân - một tình yêu bao la không
chỉ dành cho con người mà dành cho cả chim muông, cây cỏ.
Thứ hai là, nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm
điều thiện.
Thứ ba là, tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống
lại mọi phân biệt đẳng cấp.
Thứ tư là, Phật giáo Thiền tông đề ra luật “chấp tác”: “nhất nhật
bất tác, nhất nhật bất thực” (một ngày không làm, một ngày
không ăn), đề cao lao động, chống lười biếng.


Cuối cùng, Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, tinh
thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta, đã hình
thành nên Thiền phái Trúc lâm Việt Nam, chủ trương sống không
xa rời, lẩn tránh mà gắn bó với đời sống của nhân dân, với đất
nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân,

chống kẻ thù dân tộc.
Người đánh giá rất cao tư tưởng bình đẳng của nhà Phật: “Ta là
Phật đã thành còn chúng sinh là Phật sẽ thành”


Từ năm 1957, Hồ Chí Minh đã được các vị cao tăng của Ấn Độ
phong tặng danh hiệu “vị Phật sống”. Bản thân Người, trong các
thư gửi đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phật tín đồ Việt
Nam, Người luôn coi Đức Phật là tấm gương “đại từ, đại bi, cứu
khổ cứu nạn”. Sự ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức Phật giáo ở
Hồ Chí Minh là rất tự nhiên,
Như thế, có thể nói, những mặt tích cực của Phật Việt Nam đã đi
vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao động. Gia đình
Bác Hồ là gia đình nhà nho nghèo, gần gũi với nông dân, cũng
thấm nhuần tinh thần đó và để lại dấu ấn trong tư tưởng Hồ Chí
Minh.


III. Học thuyết Tam Dân và Hồ Chí Minh
1. Khái quát
Tôn Trung Sơn (Tôn Dật Tiên) (1866-1925) là nhà chính trị cách
mạng tiên phong của phong trào cách mạng dân chủ Trung Quốc
đầu thế kỷ XX. Dựa trên sự tiếp thu những tư tưởng mới của thời
đại để giải quyết những vấn đề cấp thiết của Trung Quốc thời kỳ
cận đại, ông đã sáng tạo ra một hệ thống lý luận chính trị cách
mạng sâu sắc - chủ nghĩa Tam dân, làm tôn chỉ cách mạng dẫn
đường cho Cách mạng Tân Hợi năm 1911 thành công, lật đổ chế
độ quân chủ chuyên chế kéo dài hơn hai ngàn năm và thiết lập
nên nhà nước cộng hòa đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.


Chủ nghĩa Tam dân là một cương lĩnh chính trị do Tôn Dật Tiên đề
xuất, với tinh thần biến Trung Quốc thành một quốc gia tự do,
phồn vinh và hùng mạnh. Việc kế thừa và hiện thực ngày nay thể
hiện rõ nhất trong tổ chức chính quyền của Cộng hòa Trung Hoa
(Đài Loan). Triết lý này cũng xuất hiện trong dòng đầu tiên của
Quốc ca Cộng hòa Trung Hoa. Cương lĩnh (hay học thuyết) chính
trị này bao gồm:
“Dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc”.


Dân tộc độc lập: Phản đối chủ nghĩa đế quốc và quân phiệt cấu
kết xâm lược, mưu cầu bình đẳng dân tộc và quyền tự quyết dân
tộc.
Dân quyền tự do: Thi hành chính sách dân chủ, ngăn cản sự lạm
dụng chế độ hiện hành của Âu-Mỹ, nhân dân có quyền bầu cử,
kêu gọi bầu cử, sáng tạo, trưng cầu dân ý để thông qua đó chọn ra
các cơ quan lập pháp, hành pháp, và tư pháp.
Dân sinh hạnh phúc: Quyền về đất đai của mỗi người dân và
kiểm soát vốn, tư nhân không thể thao túng sinh kế quốc dân.


2. Ảnh hưởng của học thuyết Tam dân đến tư tưởng Hồ Chí Minh
Khi đã trở thành người mácxít, Hồ Chí Minh vẫn tìm hiểu thêm
về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Hồ Chí Minh đã biết
khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và văn hóa phương
Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Người.


Nói về những ảnh hưởng sâu sắc của Tôn Trung Sơn với Hồ Chí
Minh, tác giả Đặng Thanh Tịnh – Đại học Sư phạm Hà Nội nhắc

lại lời của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng “Lâu nhất trong đời
hoạt động hải ngoại của Người, Hồ Chủ tịch ở Trung Hoa có cảm
tình nồng nàn với Tôn Văn, với cách mạng và nhân dân Trung
Quốc…”.
Trong tư tưởng và phương pháp cách mạnh của Hồ Chí Minh,
chúng ta đều thấy có dấu ấn sâu đậm của chủ nghĩa Tam dân kết
hợp chặt chẽ với chủ nghĩa Mác – Lênin.


Tác giả cũng tìm hiểu những học hỏi, vận dụng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Tác giả
kết luận “Sự ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn đối với Hồ Chí Minh
trên đây là hoàn toàn phù hợp với thực tế… Hồ Chí Minh đã coi
Tôn Trung Sơn như một nhà cách mạng tiền bối quý mến gần
cùng chí hướng với mình nên đã đón nhận chủ nghĩa Tam dân và
phương pháp cách mạng của Tôn Trung Sơn một cách hứng
khởi”.

×