Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Cơ sở công nghệ chế tạo máy - Phần 1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.37 KB, 4 trang )

C¬ së CNCTM-CD Thskt.GVC. NguyÔn B¸ Héi
Bài mở đầu
Để chế tạo chi tiết, lắp ráp chúng thành cụm, bộ phận máy hay tổng thể máy
đạt các yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật cần phải mở rộng nhiều phương pháp gia công
khác nhau, các quá trình công nghệ khác nhau: Gia công bằng cắt gọt , bằng điện
vật lý, điện hoá, phương pháp chùm tia, phương pháp gia công không phoi(biến
dạng dẻo) v…v. môn học công nghệ chế tạo máy (CNCTM) nghiên cứa về ứng
dụng các phương pháp gia công một cách tối ưu, các yếu tố tác động đến quá trình
sản xuất chế tạo sản phẩm.
CNCTM là khoa học tổng hợp, ứng dụng các môn khoa học khác như: máy,
dao, nguyên lý chi tiết máy, vật liệu, dung sai đo lường, ứng dụng khao học tự
động hoá vào quá trình sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Thiết kế kỹ thuật chưa đủ để làm nên một sản phẩm, cần phải có các biện
pháp cách thức thực hiện (công nghệ), có một thứ tự sản xuất và kiểm tra đúng
đắn ta mới tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
CNCTM nhằm cung cấp cho sinh viên (SV) các kiến thức cơ bản về công
nghệ chế tạo máy để áp dụng vào thực tế sản xuất một cách có hiệu quả nhất trong
từng điều kiện cụ thể. SV có thể lập được quy trình công nghệ gia công chi tiết
đồng thời phân tích, đánh giá quá trình công nghệ để lựa chon phương án tối ưu.
SV có thể ứng dụng quá trình công nghệ gia công trên các phương tiện hiện có và
trang bị công nghệ mới, trên các trung tâm gia công, dây chuyền gia công linh
hoạt.
1
C¬ së CNCTM-CD Thskt.GVC. NguyÔn B¸ Héi
HỌC TRÌNH I
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG.
1. Chọn phôi và các phương pháp gia công chuẩn bị phôi.
Hiện nay có nhiều phương pháp gia công cơ khác nhau, mỗi phương pháp có nguyên
lý, đặc điểm, khả năng công nghệ khác nhau. Để có phôi để gia công cần phải biết
chọn phôi, phương pháp chuẩn bị phôi hợp lý.
1.1. Chọn phôi: chọn phôi bao gồm xác định kích thước phôi và loại phôi thích hợp.


a) Kích thước phôi: chọn theo yêu cầu và độ chính xác kích thước , về chất lượng bề
mặt chi tiết máy.Kích thước phôi được chọn theo lượng dư gia công của các bề mặt cần
gia công.
b) Loại phôi: phải chọn theo các yếu tố sau:
+ Kích thước chi tiết.
+ Hình dáng và kết cấu công nghệ.
+ Số lượng chi tiết hoặc dạng sản xuất.
Số lượng chi tiết có trong loạt sản phẩm (dạng sản xuất) quyết định loại phôi: Nếu
sản xuất đơn chiếc sự hao phí kim loại không lớn, vì vậy ít quan tâm đchi phí sản xuất
phôi, chi phí gia công. Nếu sản xuất loạt lớn, hàng khối thì sự hao phí kim loại do loại
phôi, do gia công rất lớn vì vậy cần phải đặc biết chú ý khâu sản xuất phôi.
Muốn chọn phôi hợp lý nắm vững các yêu cầu thiết kế kỹ thuật, công nghệ; phải am
hiểu sâu về dặc tính các loại vật liệu loại phôi. Nắm vững phạm vi, công dụng của từng
loại phôi.
Để xác định tính hợp lý loại phôi được lựa chọn ta dùng hệ số sử dụng vật liệu làm
chỉ tiêu kỹ thuật để nói lên trình độ chế tạo phôi.
ph
ct
G
G
k =










2
- k: hệ số sử dụng vật liệu.
- G
ct
: Trọng lượng chi tiết.
- G
ph
: Trọng lượng phụi.
C¬ së CNCTM-CD Thskt.GVC. NguyÔn B¸ Héi
Nếu sử dụng loại phôi có kích thước gần với kích thước chi tiết, hệ số sử dụng vật
liệu k =1, chi phí gia công sẽ giảm đi - hiệu quả kinh tế tăng lên.
Trong một số phương pháp gia công, sản phẩm thể, xu hướng là làm thế nào tăng hệ
số k càng cao càng tốt, tốt nhất là bằng 1.
Trong gia công cơ, loại phôi hay được dùng đó là
- Phôi đúc.
- Phôi rèn, dập, cán.
- Vật liệu phi kim
- Vật liệu mới.
1.2. Các phương pháp gia công chuẩn bị phôi.
Công việc chuẩn bị phôi là nguyên công đầu tiên của quá trình gia công cơ. Chuẩn
bị phôi hợp lý sẽ tạo điều kiện cho quá trình gia công (Gá đặt) yêu cầu về năng suất,
chất lượng.
Công việc chuẩn bị phôi bao gồm?
a) Làm sạch phôi: Các loại phôi dập nóng, phôi đúc, đặc biệt là đúc trong khuôn cát
cần phải làm sạch bề mặt phôi bao gồm làm sạch cát, bụi lớp ô xy hoá, cắt ba via (dập),
cắt đậu ngót, đậu rót bằng nhiều phương pháp khác nhau: thủ công, cơ khí hoá, máy đằn
rung, máy phun cát, dập cắt ba via, cưa, mài, cắt bằng khí v…v. Ta tạo ra được các loại
phôi có bề mặt ngoài đạt yêu cầu mong muốn.
b) Nắn thẳng: Với các loại phôi thanh, phôi tấm (mỏng) sau khi cắt đúng kích thước
phôi, yêu cầu cần phải kiểm tra: Nếu bị cong vênh cần phải nắn thẳng, sử dụng phương

pháp thủ công, dùng máy ép cơ, máy thuỷ lực, máy nắn thẳng bằng con lăn, trên máy cán
ren v…v.
c) Cắt đứt phôi: Để có phôi bằng thanh, tấm, cần phải sử dụng các phương pháp cưa
bằng tay, bằng máy, bằng máy mài, máy cắt(tiện, bào) máy cắt khí, máy cắt Plasma, máy
chuyên dùng (cắt đột).
d) Gia công mặt chuẩn:
+ Gia công lỗ tâm.
+ Gia công chuẩn phụ nếu có
3
C¬ së CNCTM-CD Thskt.GVC. NguyÔn B¸ Héi
+ Gia công phá mặt ngoài
Cần chú ý là bất cứ loại phôi nào cũng phải gia công lỗ tâm, hay các mặt chuẩn đã
nêu trên.
* Gia công lỗ tâm bảo đảm các yêu cầu sau:
- Lỗ tâm phải là mặt tựa vững chắc của chi tiết, diện tích tiếp xúc phải đủ, góc côn
phải chính xác, độ sâu phải bảo đảm.
- Lỗ tâm phải nhẵn bóng ( phần tiếp xúc với mũi tâm), chống mòn, giảm biến dạng
tiếp xúc, tăng cường độ cứng vững.
- Hai lỗ tâm phải nằm trên cùng đường tâm để tránh tình trạng mũi tâm tiếp xúc
không đều dễ bị mòn. Để gia công lỗ tâm tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể khác nhau mà
chọn phương pháp khác nhau.
v
4

×