Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.96 KB, 14 trang )

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

I. Thuyết động cơ thúc đẩy và hành vi :
1. Hành vi
2. Động cơ thúc đẩy
3. Mục đích
4. Sức mạnh động cơ
5. Hành động
6. Tình huống thúc đẩy
7. Triển vọng và khả năng sẵn có
8. Phát triển tính cách
II. Kích thích vật chất
1. Kích thích đối với nhân viên làm việc theo sản phẩm
2. Kích thích theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
3. Trợ cấp và các khoản thu nhập thêm khác
III. Kích thích tinh thần:
1. Nâng cao chất lượng cuộc đời làm việc
2. Quản trị chương trình mục tiêu
3. Chương trình nâng cao hiệu quả làm việc nhóm
IV. Các hình thức khuyến khích khác

Tuyển chọn những nhân viên có năng lực, đào tạo và nâng cao trình độ lành nghề cho họ mới
chỉ là những yếu tố quan trọng ban đầu, là điều kiện cần thiết nhưng chưa đủ để bộ máy quản trị của
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Nhân viên có năng lực không có nghĩa là họ sẽ làm việc tốt.
Từng cá nhân tốt không có nghĩa là hoạt động của tập thể doanh nghiệp chắc chắn làm tốt. Làm thế
nào để phát huy được các khả năng tiềm tàng trong mỗi nhân viên và tạo thành sức mạnh tập thể của
doanh nghiệp để đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn. Vấn đề nâng cao hiệu quả sử
dụng lao động là khoa học và nghệ thuật của quản trị nhân sự. Các lý thuyết dưới đây hướng dẫn nhà
quản trị hình thành phương pháp kích thích đội ngũ lao động theo mục tiêu của doanh nghiệp.
I- Thuyết động cơ thúc đẩy và hành vi:
Nghiên cứu động cơ thúc đẩy và hành vi là vấn đề hết sức cần thiết để hiểu bản chất con người


nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố con người
trong các tổ chức, chúng ta cần phải tìm hiểu về một lý thuyết có thể giúp các nhà quản trị nhân sự có
thể hiểu được hành vi của con người, nhằm hiểu được nguyên nhân dẫn đến hành vi mà còn dự đoán
những thay đổi và khống chế hành vi tác động xấu đến hoạt động của doanh nghiệp.
1. Hành vi:
Hành vi về cơ bản là hoạt động có hướng đích. Hành vi của chúng ta nói chung là do mong
muốn đạt được một mục đích nào đó thúc đẩy. Mỗi cá nhân không phải lúc nào cũng hiểu biết một
cách có ý thức mục đích. Tất cả chúng ta đã nhiều lần tự hỏi "Tại sao mình lại làm như thế?" lý do là
hành vi của chúng ta không phải lúc nào cũng rõ ràng trong trí óc. Những động cơ thúc đẩy những
kiểu hành vi cá nhân bản năng "cá tính" là hướng tới một tiềm thức với mức độ đáng kể và vì vậy
không thể dễ dàng kiểm tra, đánh giá.
Không phải lúc nào con người cũng nhận thức được mọi điều họ muốn, do đó nhiều hành động
của con người chịu ảnh hưởng của các động cơ tiềm thức hoặc các nhu cầu. Ðộng cơ của hầu hết mọi
người và kết cấu phức tạp, nhiều lớp và lớn lao. Một phần quan trọng của động cơ của con người ẩn
dưới vẻ bề ngoài, nghĩa là không phải luôn luôn rõ ràng. Nhiều khi chỉ một phần nhỏ của động cơ của
một người là có thể thấy rõ được hoặc chính người đó nhận thức được. Ðiều đó có thể là do cá nhân
thiếu sự nhận thức nội tâm của mình.
Ðơn vị cơ sở của hành vi là hoạt động. Toàn bộ hành vi là một chuỗi hành động. Là con người
chúng ta luôn có sự hoạt động như đi bộ, nói chuyện, ăn, ngủ, làm việc... Trong nhiều trường hợp cụ
thể chúng ta thường thực hiện nhiều hành động cùng một lúc như nói chuyện trong khi đi bộ hoặc lái
xe đến nơi làm việc. Bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể thay đổi hành động hoặc tổ hợp hành động
và bắt đầu làm việc khác. Ðiều này dẫn đến một vài câu hỏi quan trọng là: Tại sao chúng ta làm việc
này, chứ không làm việc khác? Tại sao họ lại thay đổi hành động. Với tư cách nhà quản trị chúng ta
làm thế nào để có thể dự đoán và thậm chí kiểm soát được hành động hoặc biết được những hành
động gì mà một người có thể thực hiện vào lúc nào đó. Ðể dự đoán hành vi, các nhà quản trị phải biết
động cơ hoặc nhu cầu nào sẽ dẫn đến một hành động nhất định tại một thời điểm nhất định.
2- Ðộng cơ thúc đẩy:
Con người không chỉ khác nhau về khả năng hành động mà còn khác nhau về ý chí hành động
hoặc sự thúc đẩy. Sự thúc đẩy phụ thuộc vào sức mạnh của động cơ. Ðộng cơ đôi khi được xác định
như là nhu cầu, ý muốn, nghị lực hoặc sự thúc đẩy của cá nhân. Ðộng cơ hướng tới mục đích, cái mục

đích có thể là ý thức hoặc chỉ trong tiềm thức.
Ðộng cơ là nguyên nhân dẫn đến hành vi, chúng thức tỉnh và duy trì hành động, định hướng
hành vi chung của cá nhân. Thực chất các động cơ hoặc nhu cầu là những yếu tố chính của hành động.
Ðộng cơ và nhu cầu có thể thay thế nhau. Nhu cầu trong trường hợp này không liên quan đến sự khẩn
cấp hoặc bất kỳ một sự mong muốn cấp thiết nào về một cái gì đó. Nó chỉ có nghĩa một cái gì đó
trong một cá nhân, thúc đẩy cá nhân đó hành động.
3- Mục đích:
Mục đích là trạng thái mong muốn đạt được là những cái bên ngoài cá nhân. Ðôi khi mục đích
ngụ ý như là hy vọng đạt được phần thưởng mà các động cơ hướng tới. Những mục đích này được
các nhà quản trị gọi là các tác nhân kích thích. Các nhà quản trị thường có những thành công trong
việc khuyến khích nhân viên, thường tạo ra một môi trường có những mục đích thích hợp (tác nhân
kích thích) để thoả mãn nhu cầu. Mục đích là một trạng thái mong muốn của cá nhân hay tổ chức
hướng tới nhằm đạt được.
4- Sức mạnh của động cơ:
Ðộng cơ hoặc nhu cầu là những nguyên nhân gây ra hành vi. Mọi cá nhân đều có rất nhiều nhu
cầu. Tất cả các nhu cầu này cạnh tranh với hành vi của họ. Vậy cái gì quyết định động cơ nào trong số
các động cơ của một người nhằm cố gắng thoả mãn thông qua hành động. Nhu cầu mạnh nhất tại một
thời điểm nhất định sẽ dẫn đến hành động.
Thay đổi sức mạnh động cơ:
Một động cơ có xu hướng yếu đi nếu nó đã được thoả mãn hoặc bị hạn chế sự thoả mãn.
1 - Sự thoả mãn nhu cầu:
Theo Maslow khi một nhu cầu được thoả mãn, thì nó không còn là yếu tố tạo ra động cơ của
hành vi nữa. Các nhu cầu mạnh đã được đáp ứng coi như đã được thoả mãn, nhu cầu cạnh tranh khác
lúc đó lại trở nên mạnh hơn. Nếu một nhu cầu mạnh là khát nước, thì việc uống nước sẽ giảm mức
cấp thiết của nhu cầu này, và lúc đó các nhu cầu khác lại trở nên quan trọng hơn.
2 - Cản trở việc thoả mãn nhu cầu:
Việc thoả mãn một nhu cầu có thể bị cản trở lại. Ðôi lúc nhu cầu có thể trở nên yếu, xong không
phải lúc nào điều đó cũng xảy ra ngay từ đầu mà có thể có xu hướng con người lặp lại hành vi. Ðây là
một cố gắng để vượt qua trở ngại thông qua việc quyết định vấn đề bằng cách thử và sửa sai. Người ta
có thể thử hành vi khác nhau để tìm ra hành vi có thể thoả mãn mục tiêu hoặc làm giảm sức ép qua trở

ngại. Người ta có thể thử theo một hướng trước khi sang hướng 2 và 3, tại đó đã đạt được mục tiêu mà
phần nào đã thành công. Nếu vì một lý do nào đó không thành công, họ có thể thay đổi mục tiêu, miễn
sao mục tiêu đó đảm bảo thoả mãn nhu cầu. Ví dụ, một học sinh tốt nghiệp PTTH họ có thể thi vào
trường đại học chính qui, nếu không đỗ họ có thể thi vào đại học mở rộng hoặc trung cấp.
3 - Sự bất hoà có nhận thức.
Những động cơ bị cản trở và thất bại liên tục trong việc lặp lại hành vi có thể dẫn đến việc lặp
lại hành vi một cách bất hợp lý. Leon Festinger đã phân tích hiện tượng này. Lý thuyết về sự bất hoà
có nhận thức đầu tiên liên quan đến các mối quan hệ tồn tại giữa các nhận thức con người về chính
mình và môi trường mình đang sống. Khi nhận thức cá nhân không có gì chung, chúng được coi là
không liên quan với nhau. Nếu sự nhận thức cá nhân này có liên quan đến nhận thức cá nhân khác
chúng được coi là có mối quan hệ hoà hợp. Sự bất hoà xảy ra khi có sự xung đột giữa hai nhận thức
liên quan với nhau. Ðiều gây ra căng thẳng không thuận lợi về tâm lý và làm cho cá nhân đó phải cố
gắng thay đổi một trong những hành vi không phù hợp để giảm căng thẳng hoặc sự bất hoà. Thực chất
người đó lặp lại hành vi để lấy lại tình trạng hoà hợp hoặc cân bằng.
4 - Sự vỡ mộng
Ngăn chặn hoặc cản trở việc đạt mục tiêu được coi là sự tạo ra sự vỡ mộng. Hiện tượng này
được xác định về mặt điều kiện cá nhân chứ không vì môi trường bên ngoài. Một người có thể bị vỡ
mộng do một vật cản tưởng tượng và có thể không bị vỡ mộng bởi một vật cản thật.
Hành vi lặp lại hợp lý có thể dẫn tới việc hình thành mục tiêu thay đổi hoặc giảm sức mạnh của
nhu cầu. Hành vi phi lý có thể xảy ra dưới một vài hình thức khi bị cản trở việc đạt mục tiêu vẫn tiếp
tục diễn ra và sự vỡ mộng tăng lên. Sự vỡ mộng có thể tăng lên tới mức cá nhân đó có thể làm một
hành vi ngỗ ngược.
- Sự ngỗ ngược có thể dẫn tới hành vi phá huỷ như gây ra sự đập phá. Người công nhân tức giận
có thể xúc phạm tới người quản trị, có thể làm tổn hại tới công việc hoặc thanh danh của người quản
trị, qua hành động của họ.
- Sự lý giải duy lý là đưa ra lý do bào chữa.
- Thoái lui là không chống lại.
- Tính cố hữu xảy ra khi một người liên tục thực hiện những hành vi tương tự lặp lại mặc dù
kinh nghiệm cho thấy điều đó sẽ không đạt được mục đích gì.
- Sự cam chịu hoặc sự hờ hững xảy ra sau khi vỡ mộng kéo dài, người ta mất đi hết hy vọng đạt

được mục đích trong một hoàn cảnh đặc biệt và rút lui khỏi sự thật và nguồn gốc gây cho họ sự vỡ
mộng.
Một nhà quản trị nên nhớ rằng sự ngổ ngược, sự lý giải duy lý, thoái lui, tính cố hữu và sự cam
chịu đều là những triệu chứng vỡ mộng, là dấu hiệu tồn tại tình trạng vỡ mộng.
5 - Tăng cường sức mạnh của động cơ:
Hành vi có thể bị thay đổi nếu một nhu cầu hiện tại trở nên mạnh tới mức giờ đây trở thành
động lực mạnh. Một nhu cầu có xu hướng mạnh lên hoặc yếu đi theo chu kỳ. Người ta có thể tăng
hoặc trì hoãn tốc độ của mô hình chu kỳ này bằng cách tác động đến môi trường. Ví dụ, nhu cầu thức
ăn của một người không thể rất mạnh, trừ khi môi trường hiện thời thay đổi đến mức người ta nhìn và
ngửi thấy mùi thơm của món ăn hấp dẫn.
Con người có một loạt nhu cầu ở bất cứ thời điểm nào, họ có thể đói, khát và mệt mỏi, nhưng
nhu cầu mạnh nhất sẽ quyết định họ phải làm gì.
5. Hành động:
Các hành động xuất hiện do nhu cầu mạnh, có thể phân chia làm hai loại: Hành động hướng
đích và hành động thực hiện mục đích. Những khái niệm này rất quan trọng đối với nhà quản trị nhân
sự vì nó ảnh hưởng đến việc nghiên cứu hành vi của con người.
5.1. Hành động hướng đích:
Là hành vi được hướng vào việc đạt tới mục đích. Nếu nhu cầu có cường độ mạnh nhất tại một
thời điểm là đói, các hành động như tìm chỗ để ăn, mua thức ăn, hay chuẩn bị đồ ăn sẽ được coi là
hành động hướng đích.
5.2. Hành động thực hiện mục đích sẽ diễn ra vì chính mục đích đó.
Trong trường hợp đói, thức ăn là mục đích, do đó ăn là hành động của mục đích. Trong trường
hợp đói, thức ăn là mục đích, ăn là hành động của mục đích.
Hành động hướng đích và hành động thực hiện mục đích có sự khác biệt quan trọng ảnh hưởng
tới cường độ nhu cầu. Trong hành động hướng đích, cường độ nhu cầu có xu hướng tăng khi có một
hành động cho tới khi hành vi mục đích đạt được hoặc tan vỡ. Sự vỡ mộng tăng khi việc phấn đấu đạt
mục đích liên tục bị cản trở. Nếu sự vỡ mộng đủ mạnh, cường độ của nhu cầu đối với mục đích đó có
thể giảm cho tới khi không đủ sức để gây ảnh hưởng tới hành vi nữa, lúc đó người ta sẽ từ bỏ nhu cầu
đó.
Cường độ của nhu cầu có xu hướng ngày càng tăng khi người ta thực hiện hành động hướng

đích. Hành động thực hiện mục đích bắt đầu, cường độ nhu cầu giảm xuống khi người ta thực hiện
hành động đó. Ví dụ, khi một người ăn ngày càng nhiều, cường độ nhu cầu thức ăn sẽ giảm xuống
trong thời gian cụ thể đó. Tại điểm này khi nhu cầu khác trở nên mạnh hơn nhu cầu hiện tại, hành vi
sẽ thay đổi. Ví dụ, để chuẩn bị buổi ăn trưa, thức ăn phải được chuẩn bị từ buổi sáng (hành động
hướng đích), nhu cầu ăn tăng lên đến mức hầu như không để đợi tới khi bữa ăn được dọn lên bàn. Khi
chúng ta bắt đầu ăn (hành động thực hiện mục đích), cường độ nhu cầu này giảm bớt tới mức nhu cầu
khác trở nên quan trọng hơn. Khi chúng ta rời khỏi bàn, nhu cầu ăn đã hoàn toàn được thoả mãn.
Hành động của chúng ta chuyển sang nhu cầu khác như uống nước, ngủ trưa hay nghe một bản nhạc
trước khi đi ngủ. Nên nhớ rằng chúng ta không bao giờ thoả mãn hoàn toàn một nhu cầu, chúng ta chỉ
thoả mãn nhu cầu đó trong một thời gian nhất định.

×