Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty TNHH Đức Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.16 KB, 53 trang )

Mở đầu.
Mỗi doanh nghiệp từ khi được thành lập và đi vào hoạt động đều đặt ra cho mình
những mục tiêu nhất định nhưng trong đó có mục tiêu chung mà mọi doanh nghiệp đều
hướng đến đó là hoạt động kinh doanh hiệu quả và thu về lợi nhuận. Muốn đạt được như
vậy, doanh nghiệp phải sử dụng rất nhiều các yếu tố, các nguồn lực, các chiến lược…
Trong đó có một yếu tố rất quan trọng đó là vốn kinh doanh. Đây là một yếu tố rất quan
trọng trong sản xuất và lưu thông hàng hóa và là một yếu tố không thể thiếu đối với bất
kì một doanh nghiệp nào, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp công nghiệp. Chính vì
vậy, nếu các doanh nghiệp muốn đứng vững trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt trong
cơ chế thị trường như ngày này phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề sử dụng hiệu quả vốn
kinh doanh, nhất là trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ hiện nay thì
vấn đề đó lại càng được quan tâm.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Đức Phương cùng với sự hướng dẫn
nhiệt tình của Th.s Nguyễn Ngọc Điệp và ban lãnh đạo công ty, em đã từng bước được
làm quen với thực tế đồng thời làm sáng tỏ phần nòa những lý luận đã được học. Với
mong muốn được góp một phần nhỏ giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn nên em đã
chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty TNHH Đức Phương”.
Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần chính:
- Phần 1: Tổng quan về công ty TNHH Đức Phương.
-Phần 2: Thực trạng sử dụng vốn tại công ty TNHH Đức Phương.
- Phần 3: Một số giải pháp để huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
công ty TNHH Đức Phương .
Do trình độ còn hạn chế về cả mặt lý luận cũng như thực tiễn nên bài viết không
tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy
cô giáo, các cô chú cán bộ trong công ty Đức Phương để em có thể hoàn thiện chuyên
đề này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.s Nguyễn Ngọc Điệp cùng
các cô chú cán bộ trong công ty đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em hoàn
thành chuyên đề này.
1
PHẦN I


TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ĐỨC PHƯƠNG
1.1. Thông tin chung về công ty thực tập.
1.1.1 Giới thiệu công ty.
 Tên đăng ký : CÔNG TY TNHH ĐỨC PHƯƠNG.
 Trụ sở Công ty : 291 Hoàng Văn Thụ - Tp. Nam Định.
 Điện thoại: 0350 3842797.
 Fax : 0350 3849553.
 Người đại diện : Vũ Đình Ngọc - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc
công ty.
 Đăng ký kinh doanh số: 0600003563 đăng ký thay đổi lần thứ sáu ngày
08/04/2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.
Tháng 5- 1994, công ty TNHH Đức Phương được thành lập với mục đích tham
gia sản xuất, láp ráp, phân phối phương tiện giao thông trong lĩnh vực xe 2 bánh, xe máy
và ô tô. Phương châm của công ty là đưa ra những sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng
tốt, giá cả hợp lý mà tất cả khách hàng có nhu cầu đều cũng có thể tiếp cận được.
Năm 1998, khi phát hiện ra nhu cầu xe máy là phương tiện đi lại cần thiết của
người dân. Nhanh chóng nắm bắt cơ hội, Đức Phương đã trở thành một trong những
công ty tiên phong đi đầu trong viêc nhập khẩu xe máy Trung Quốc và xây dựng nhà
máy lắp ráp xe máy tại Quận 9 - TPHCM để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng với
giá cả hợp lý và được sự chấp nhận của khách hàng trên toàn quốc.
Năm 2005, sau một thời gian dài hội nhập kinh tế với thế giới, nền kinh tế đã có
những bước chuyển biến rõ rệt, tăng trưởng GDP cao. Kéo theo đó là đời sống người
dân ngày càng được cải thiện. Nhu cầu về phương tiện đi lại cũng tăng lên, ô tô đã trở
thành một nhu cầu mới của người dân, nó không chỉ đơn thuần là phương tiện đi lại mà
còn khẳng định vị trí của những người sở hữu nó. Nhận biết được nhu cầu sử dụng xe
hơi làm phương tiện đi lại của người dân, TNHH Đức phương là công ty tiên phong
trong việc nhập khẩu bộ linh kiện xe ô tô Trung Quốc và thành lập nhà máy lắp ráp xe ô
tô tại khu công nghiệp Hòa Xá, Nam Định. Cũng trong giai đoạn này, công ty TNHH
Đức Phương đổi tên thành TẬP ĐOÀN Ô TÔ XE MÁY ĐỨC PHƯƠNG đánh dấu một

bước mới trong chiến lược kinh doanh của công ty với mục tiêu trở thành một tập đoàn
đa ngành và đặc biệt là trong lĩnh vực lắp ráp, sản xuất, phân phối xe máy, ô tô… tại
Việt Nam.
2
Năm 2009, khi Chính phủ ban hành lệnh cấm lưu hành xe 3, 4 bánh tự chế hoặc
thô sơ. Vì mục đích phục vụ tầng lớp nhân dân lao động toàn quốc, Đức Phương đã
nghiên cứu và tung ra thị trường dòng xe chở hàng hóa có gắn động cơ để thay thế xe
công nông, xe ba gác. Loại xe được mang nhãn hiệu Damsel với hiệu quả cao, mẫu mã
bền đẹp, tiết kiệm nhiên liệu. Xe được điều khiển bằng vô lăng an toàn và tiện dụng vận
chuyển ở các loại đường nhỏ, to, đồng bằng, rừng núi, bãi biển (có số phụ, leo dốc).
Cùng với đó là phương châm phục vụ chu đáo, tận tình và đã nhận được sự ủng hộ nồng
nhiệt của khách hàng sau thời gian ngắn đi vào hoạt động.
Gần 17 năm phát triển và trưởng thành, với đội ngũ nhân viên lành nghề, cán bộ
giàu kinh nghiệm, công ty đã tồn tại và phát triển lớn mạnh trong cơ chế thị trường,
bằng các sản phẩm truyền thống của mình như: lắp ráp xe máy, sửa chữa đóng mới các
loại xe ô tô và nhập khẩu kết hợp sản xuất các loại phụ tùng ô tô, xe máy; Cung cấp cho
các đơn vị SX-KD của Hà Nội và các tỉnh; Đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước,
thay thế một số mặt hàng không phải nhập ngoại, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước.
1.1.3 Lĩnh vực hoạt động.
Lĩnh vực hoạt động chính hiện nay của công ty là sản xuất và lắp ráp các loại xe
ô tô, xe máy, xe 4 bánh có gắn động cơ, xe đạp điện.
Cung cấp các loại phụ tùng cho ô tô, xe máy và các loại xe có gắn động cơ khác.
Cung cấp dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng ô tô, xe máy.
Những dòng sản phẩm chính của công ty Đức Phương hiện nay:
• Ô tô: XE 5 chỗ, xe 7 chỗ xăng, 7 chỗ dầu, xe 5 chỗ JAC, xe 5 chỗ TT, xe 8 chỗ
TT, xe 8 chỗ TT SKD, xe ô tô bán tải, xe 8 chỗ, xe 4 bánh chạy bằng động cơ, xe 5 chỗ
TT SKD, v.v.v …
• Xe máy, xe có gắn động cơ, xe 4 bánh, v.v.v…
• Phụ tùng xe máy, phụ tùng ô tô, …
• V.v.v….

Ngoài các lĩnh vực trên, thì hiện nay công ty còn tham gia vào một số lĩnh vực kinh
doanh dịch vụ khách sạn, vận chuyển hành khách.
Với tham vọng phát triển thành một công ty đa ngành đa nghề thì trong thời gian tới
doanh nghiệp sẽ mở rộng đầu tư của mình sang một số lĩnh vực khác nữa như: bất động sản,
tài chính, ...
3
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty.
1.2.1. Sơ đồ tổ chức.
Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị công ty.
Chủ tịch hội
đồng quản
trị kiêm
TGD
Phó Tổng
Giám Đốc.
Giám đốc
bán hàng.
Giám đốc
chi nhánh
miền Nam.
Kế toán
trưởng miền
Nam.
Kế Toán
trưởng miền
Bắc.
Trưởng văn
phòng đại
diện tại Hà
Nội.

Giám đốc
nhà máy
Nam Định.
Giám đốc
nhà máy TP
HCM.
Trưởng
phòng bán
hàng miền
Nam.
Trưởng
phòng kinh
doanh
TPHCM.
Quản đốc
nhà máy
Nam Định.
Quản đốc
nhà máy
TPHCM.
4
1.2.2. Nhiệm vụ của các cấp và các bộ phận.
1.2.2.1. Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty.
Là người có quyền lực cao nhất trong công ty. Chủ tịch HĐQT, điều hành mọi
hoạt động của công ty, ra các quyết định liên quan đến các vấn đề về:
 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, ngân sách, vay nợ.
 Những thay đổi quan trọng về tổ chức hoạt động của công ty, những thay đổi
mục đích phương hướng đã đăng ký, tăng vốn, chuyển nhượng vốn, kéo dài thời gian
hoạt động, tạm ngừng thời gian hoạt động của công ty.
 Tỷ lệ lợi nhuận trích lập quỹ và chế độ sử dụng quỹ đó.

 Bổ nhiệm thay đổi Phó Chủ tịch HĐQT, Phó TGĐ, kế toán trưởng…
 Ủy quyền cho Phó Tổng Giám Đốc giải quyết những vấn đề thuộc thẩm
quyền của mình trong trường hợp đặc biệt.
1.2.2.2. Hai kế toán trưởng.
 Chức năng: giúp Tổng Giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác
kế toán, thống kê, thông tin kinh tế, hoạch toán kinh tế ở nhà máy theo cơ chế quản lý
mới, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính Nhà nước tại nhà máy.
1.2.2.3. Trưởng văn phòng đại diện tại Hà Nội
 Là người được ủy quyền của Tổng Giám Đốc trong việc điều hành hoạt động
của doanh nghiệp tại chi nhánh Hà Nội.
 Điều hành hoạt động của chi nhánh Hà Nội và khu vực phía Bắc.
1.2.2.4. Phó tổng giám đốc.
 Là người cộng sự đắc lực của giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám
đốc về những phần việc được phân công. Giúp đỡ tổng giám đốc giám sát hoạt động ở
các đơn vị, các phòng ban bộ phận thành viên trong công ty.
1.2.2.5 Các giám đốc và các trưởng phòng ban:
Giúp đỡ Tổng Giám Đốc trong việc điều hành hoạt động của các phòng ban trực
thuộc nhà máy.
Thực hiện các chính sách mục tiêu của Tổng giám đốc giao phó.
Xây dựng kế hoạc hoạt động của phòng ban mình phụ trách.
Báo cáo về hoạt động của phòng ban, lĩnh vực mà mình chịu trách nhiêm quản lý.
1.3. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty.
1.3.1 Đặc điểm sản phẩm.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy với
dòng sản phẩm chiến lược là các dòng xe ô tô 5, 7 chỗ với các chủng loại như:
• Xe ôtô du lịch 5 chỗ nhãn hiệu Changhe động cơ xăng
• Xe ôtô du lịch 7 chỗ nhãn hiệu FAIRY động cơ dầu
5
• Xe ôtô du lịch 7 chỗ nhãn hiệu FAIRY động cơ xăng
• Xe ôtô bán tải nhãn hiệu FAITY động cơ dầu.

• Xe ôtô bán tải nhãn hiệu FAIRY động cơ xăng.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có một số dòng sản phẩm khác như xe ô tô 8 chỗ, các
loại xe gắn máy, phụ tùng ô tô, xe máy, …
Công ty còn cung cung cấp các dịch vụ về sửa chữa, bảo dưỡng cho các dòng sản
phẩm ô tô, xe máy của công ty cũng như những khách hàng khác có nhu cầu.
1.3.2.Đặc diểm công nghệ.
Hệ thống máy móc thiết bị là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của mọi doanh nghiệp. Máy móc thiết bị là một trong ba yếu tố không thể thiếu
đối với bất cứ doanh nghiệp nào nếu muốn thực hiện hoạt động của mình.
Với đặc điểm là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô
tô, xe máy. Do đó, hệ thống dây truyền máy móc, thiết bị luôn chiếm một giá trị lớn về
mặt tài sản và chiếm một vị trí quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Để tạo ra những sản phẩm với chất lượng tốt, giá cả phải chăng, phù hợp với thị
trường Việt Nam, doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư hệ thống dây truyền thiết bị hiện
đại được nhập khẩu từ những nước có nền công nghiệp tiên tiến và công nghệ phát triển
hàng đầu thế giới. Hệ thống dây truyền thiết bị mà doanh nghiệp đang sử dụng là những
dây truyền mới nhất và tốt nhất trên thế giới hiện nay, nó rất phù hợp với nhu cầu của
doanh nghiệp và tạo ra những sản phẩm phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện sử dụng tại
thị trường Việt Nam.
Nhìn vào bảng 1 ta có thể thấy, doanh nghiệp đang có một hệ thống dây truyền
khá đồng bộ và tiên tiến. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện tốt những kế hoạch
sản xuất của mình để tạo ra những sản phẩm chất lượng, có tính cạnh tranh cao trên thị
trường Việt Nam cũng như tăng thêm cơ hội để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và
một ngày nào đó sẽ đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng các nước khác
toàn trên thế giới.
Những thiết bị chính đều được công ty nhập khẩu từ những nước có nền công
nghiệp phát triển hàng đầu thế giới như: thiết bị dây truyền ô tô được nhập khẩu từ Hàn
Quốc, thiết bị sơn điện ly được nhập khẩy từ Italia,… còn những thiết bị phụ được
doanh nghiệp thay thế bằng những thiết bị của những nước láng giềng như Trung Quốc,

Đài Loan hay những sản phẩm được sản xuất từ trong nước để giẩm bớt chi phí về công
nghệ, thiết bị những vẫn đảm bảo khả năng sản xuất của doanh nghiệp.
6
Bảng 1: Hệ thống máy móc thiết bị.
STT Danh mục thiết bị hàng hóa Nơi sản xuất
Giá trị tài
sản(VNĐ)
1 Thiết bị dây chuyền hàn ôtô tải nhẹ Hàn Quốc 3.390.616.000
2
Hệ thống thiết bị cân chỉnh góc đặt
bánh xe tự độn và phụ kiện
Đài Loan
187.938.600
3 Dây chuyền sơn điện ly Italia 4.564.000.000
4 Thiết bị dây chuyền gá hàn Italia 16.660.350.000
5 Dây chuyền hàn ôtô tải nhẹ Đức 100.330.500
6
Bộ thiết bị hàn xe ôtô côn và thiết bị
phụ trợ
Đức
266.460.312
7
Máy bơm dùng cho dây chuyền sơn
điện ly
Hàn Quốc
14.362.200
8
Thiết bị dây chuyền lắp ráp ôtô tải
nhẹ
Trung Quốc

237.240.000
9
Thiết bị kiểm tra độ bám dính của sơn
xe ôtô
Trung Quốc
238.950.000
10 Thiết bị dây chuyền sơn ôtô Italia 237.270.000
11
Máy cân bằng lốp TĐ, máy vào lốp
ôtô
Đài Loan
15.870.000
12 Dây chuyền sơn ôtô tải nhẹ Đức 1.183.951.500
13 Thiết bị dây chuyền sơn ôtô Đức 7.060.538.940
14
Thiết bị treo dây chuyền lắp ráp xe tải
nhẹ
Đức
8.312.850.000
15
Dây chuyền lắp ráp ôtô tải nhẹ và
thiết bị kiểm tra xe xuất xưởng
Trung Quốc
1.747.140.000
16
Dây chuyền lắp ráp xe gắn máy
Trung Quốc
134.359.500
17
Biến thế và trạm biến áp 800KVA &

400KVA-Việt Nam Sx.
Việt Nam
445.545.208
Tổng 44.797.772.760
(Nguồn: báo cáo của công ty)
7
Thông qua đó, ta thấy doanh nghiệp đã thực hiện việc đầu tư vào công nghệ một
cách khá toàn diện với một chính sách hợp lý để có được hệ thống dây truyền thiết bị
với giá cả phù hợp nhất cho mình.
1.3.3 Đặc điểm lao động.
Lao động đang là một vấn đề được quan tâm hàng đầu tại Việt Nam hiện
nay. Đặc biệt hơn đó là vấn đề về lao động có trình độ tay nghề cao, đây là vấn đề
vô cùng cấp bách đối với Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp nói riêng.
Ngành công nghiệp ôtô, xe máy là một ngành sử dụng những công nghệ có
kĩ thuật tiên tiến với độ chính xác cao. Do đó, nó đặt ra 1 yêu cầu là phải có đội
ngũ công nhân viên của công ty phải có trình độ văn hóa nghiệp vụ chuyên môn, kỹ
thuật, sức khỏe tốt, kỷ luật và có tác phong công nghiệp để có thể vận hành và sử
dụng hệ thống dây truyền tiên tiến, hiện đại.
Công ty đã chú trọng tuyển chọn những cán bộ có khả năng đáp ứng nhiệm vụ
của công ty. Xây dựng một đội ngũ nhân sự đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh
doanh ngày càng hoàn thiện về kiến thức chuyên môn cũng như trình độ thương mại,
trình độ ngoại ngữ.
Bảng 2 : Cơ cấu về lao động của công ty.
(Đơn vị : người ).

Năm
Trình độ
lao động
2007 2008 2009
Đại học và trên đại học 30 60 80

Cao đẳng 40 55 70
Công nhân kỹ thuật 100 160 200
Công nhân có tay nghề 180 235 250
Lao động phổ thông 20 15 12
Tổng số 360 525 612
( nguồn : báo cáo nhân sự của công ty).
Thông qua bảng 2, ta thấy tình hình nguồn lao động của công ty đang tăng lên
hàng năm với một tốc độ tương đối ổn định, điều đó cho thấy quy mô của doanh nghiệp
đang mở rộng hơn vì vậy cần thêm nhiều lao động, tạo thêm được công ăn việc làm cho
người dân. Dặc biệt là trong những năm 2008, 2009 khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới đang diễn ra một cách mạnh mẽ và gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới và
phần nào đó đã tác động tới Việt Nam. Ngành công nghiệp ô tô là một ngành chịu ảnh
hưởng khá mạnh khi mà rất nhiều doanh nghiệp đã phải thu hẹp hoạt động, cắt giảm
8
nhân viên thì doanh nghiệp lại vẫn giữ được cho mình đội ngũ nhân viên trung thành và
còn thu hút thêm được lực lượng lao động từ bên ngoài với trình độ cao, có kinh nghiệm
để nâng cao kha năng và hiệu quả sản xuất của mình.
Lượng lao động có trình độ cao cũng ngày tăng lên qua từng năm, nhất là lực
lượng lao động có trình độ đại học trở lên. Đây cũng là một điều dễ hiều vì với hệ thống
thiết bị hiện đại của mình thì doanh nghiệp cần có những con người có trình độ chuyên
môn cao để giúp mình khai thác hệ thống đó một cách có hiệu quả nhất. Hơn nữa, trình
độ học vấn của người dân Việt Nam đang ngày được cải thiện hơn, tỉ lệ sinh viên, cử
nhân ngày càng tăng, vì vậy việc tuyển dụng những người có trình độ đại học trở lên đối
với doanh nghiệp đã không còn khó khăn như thời gian trước kia.
Công nhân kĩ thuật và thợ có tay nghề vẫn chiếm số lượng lớn trên tổng số lao
động, đây cũng là điều dễ hiểu vì lĩnh vực chính của doanh nghiệp là hoạt động sản xuất
và lắp ráp xe máy, xe gắn máy ô tô, .... Do đó lượng lao động làm việc trực tiếp tại phân
xưởng vẫn là chính mặc dù đã có sự hỗ trợ của dây truyền sản xuất hiện đại, tiên tiến.
Về cơ bản, công ty Đức Phương đã tổ chức được một bộ máy quản lý và hoạt
động phù hợp với một công ty chuyên lắp ráp và tiêu thụ ôtô. Nhờ có đội ngũ cán bộ

quản lý có trình độ và năng lực, đội ngũ công nhân có tay nghề cao, nhiệt huyết với
công việc, công ty đã tạo được sức mạnh nội lực vững chắc, làm tiền đề cho sự phát
triển của công ty.
1.3.4. Đặc điểm thị trường và khách hàng.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trải rộng khắp đất nước, từ Bắc vào
Nam. Nhưng chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh,
Lạng Sơn, …
Với những sản phẩm có mức giả cả phải chăng, do đó khách hàng mà công ty
hướng tới đó là những người tiêu dùng bình dân, những doanh nghiệp nhỏ, những người
tiêu dung có nhu cầu sử dụng nhưng phương tiện đi lại có giá cả hợp lý, phù hợp với
nhu cầu và túi tiền của họ.
1.3.4.1 Kênh phân phối sản phẩm.
Kênh phân phối là tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn
nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng.
Kênh phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc nối kết giữa người sản xuất và
tiêu dùng. Đồng thời, kênh phân phối cũng tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của người sản xuất và lợi ích của người tiêu dùng.
Những năm gần đây, kênh phân phối của công ty đã phát triển cả về số lượng lẫn
quy mô. Do đó, bước đầu cũng đã đáp ứng nhu cầu của nhà sản xuất và người tiêu
dùng, đẩy mạnh việc phát triển thị trường của doanh nghiệp. Các kênh phân phối hiện
9
đại như các showroom ngày càng phát triển và thu hút một bộ phận lớn người tiêu
dùng. Tuy nhiên, các đại lý, chi nhánh cũng góp phần đáp ứng tốt nhu cầu của khách
hàng.
Công ty phân phối sản phẩm qua hai kênh chủ yếu bao gồm kênh trực tiếp thông
qua hệ thống bán hàng của công ty, các showroom.. và kênh phân phối gián tiếp thông
qua hệ thống các đại lý bán buôn, bán lẻ các sản phẩm của doanh nghiệp trên toàn quốc.
Trong đó, kênh phân phối gián tiếp phát triển khá mạnh mẽ và hàng năm giúp doanh
nghiệp tiêu thụ khoảng 70% sản phẩm của doanh nghiệp còn kênh phân phối trực tiếp
chỉ chiếm khoảng 30% doanh thu của doanh nghiệp.

Sơ đồ 2: kênh phân phối sản phẩm.
Chính sách phát triển và kiểm soát kênh phân phối: Công ty sẽ phát triển kênh
phân phối một cách chọn lọc.
Công ty sẽ chọn lọc các nhà bán buôn, các đại lý một cách kỹ lưỡng: Chọn những
nhà bán buôn, những đại lý có uy tín. Với những đại lý mới công ty sẽ đánh giá khả
năng hoạt động của họ.
Công ty có chế độ ưu đãi hơn với những nhà bán buôn, bán lẻ bán được nhiều
sản phẩm.
Công ty có những biện pháp cứng rắn với những nhà bán buôn, bán lẻ lợi dụng
Hệ thống của hàng
giới thiệu sản
phẩm của công ty
Người Tiêu Dùng
Nhà Bán Buôn
Các đại lý
Người Tiêu Dùng
Công ty TNHH
Đức Phương
Kênh
trực
tiếp
Kênh
gián
tiếp
10
uy tín của công ty để bán hàng giả , hàng kém chất lượng.
Chiết khấu thương mại cho nhà bán buôn, bán lẻ với khối lượng lớn. Tiến hành
điều tra, nghiên cứu thị trường để mở thêm các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các chi
nhánh của công ty trên từng khu vực phù hợp để thúc đẩy việc mở rộng thị trường.
1.3.4.2. Hệ thống các Chi nhánh và cửa hàng trưng bày sản phẩm của Công ty.

- Chi nhánh Công ty TNHH Đức Phương tại Hà Nội.
- Địa chỉ : Đường Trần Bình - Phú Mỹ - Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội
- Điện thoai : 0437685373
- Fax : 0437685372
- Chức năng nhiệm vụ chính: Liên hệ với các Bộ, Ngành và các Cơ quan chức
năng của Nhà nước và các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước phục vụ hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty. Kinh doanh vận chuyến hành khách bằng taxi.
- Chi nhánh Công ty TNHH Đức Phương tại Tp.HCM.
- Địa chỉ : 450 Nguyễn Xiển - Phường Long Thạnh Mỹ - Quận 9 - Tp.HCM
- Điện thoại : 0837335881
- Fax : 0837335880
- Chức năng nhiệm vụ chính: Kinh doanh xe ôtô, sản xuất lắp ráp xe hai bánh gắn
máy, xe bốn bánh gắn động cơ, chế biến kinh doanh nước đá tinh khiết, kinh doanh vận
chuyến hành khách bằng taxi.
- Nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô Đức Phương tại Nam Định.
- Địa chỉ : Khu Công nghiệp Hoà Xá - Tp. Nam Định - Nam Định.
- Điện thoại : 0350-842797
- Fax : 0350-849553
- Chức năng nhiệm vụ chính: Sản xuất lắp ráp, kinh doanh sản phẩm xe ôtô, xe
bốn bánh gắn động cơ các loại.
- Khách sạn Anh Đức: 291 Hoàng Văn Thụ - thành phố Nam Định.
- Địa chỉ : 291 Hoàng Văn Thụ- Tp. Nam Định- Nam Định
- Điện thoại : 0350 3849743
- Fax : 0350 3849743
- Chức năng nhiệm vụ chính: Kinh doanh khách sạn, nhà làm việc tại Thành phố
Nam Định, nơi đón tiếp khách và cán bộ Công ty cũng như cán bộ chuyên gia nước
ngoài về làm việc tại Nhà máy sản xuất lắp ráp.
- Các cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm ôtô của Công ty TNHH Đức
Phương.
- Cửa hàng: 113 đường Cộng Hòa- thành phố Hồ Chí Minh

- Cửa hàng: 264 Võ Thị Sáu- thành phố Hồ Chí Minh
11
- Cửa hàng: 18 Bình Triệu- thành phố Hồ Chí Minh.
- Cửa hàng: Bắc Giang, thành phố Bắc Giang- tỉnh Bắc Giang
- Cửa hàng: Lạng Sơn- thành phố Lạng Sơn
1.3.4.3. Mạng lưới Đại lý tiêu thụ hiện có của Công ty.
Đại lý là một trong những mạng lưới tiêu thụ quan trọng đối với rất nhiều doanh
nghiệp. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất thì nó chiếm một vị trí rất quan trọng.
Đây chính là kênh phân phối sản phẩm gián tiếp của công ty. Với số lượng các
đại lý nhiều và gần như có mặt ở tất cả các tỉnh thành của đất nước, đo đó đây chính là
kênh tiêu thụ chính của doanh nghiệp. Hàng năm mang về tới 70% doanh thu của doanh
nghiệp và góp phần đưa sản phẩm cũng như thương hiệu của doanh nghiệp đến với
người tiêu dùng khắp đất nước. Góp phần vào việc quảng bá thương hiệu cũng như hình
ảnh của công ty. Đồng thời, nó cũng giúp doanh nghiệp giảm bớt được chi phí so với
việc tự mình đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng và đặc biệt hơn nữa là giúp cho
doanh nghiệp ít gặp phải khó khăn hơn trong việc tìm kiếm khách hàng, thị trường đầu
ra cho sản phẩm của mình.
Dựa vào bảng 3 ta thấy, doanh nghiệp đã có đại lý ở hầu hết các tỉnh thành ở ba
miền Bắc, Trung, Nam, từ thành thị cho đến nông thôn, từ đồng bằng cho đến miền núi.
Với hệ thống đại lý trải rộng như vậy sẽ giúp ích rất nhiều cho công ty trong việc quảng
bá thương hiệu và kinh doanh buôn bán sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng với
mức chi phí thấp nhất có thể, đảm bảo việc thực hiện phương châm chiến lược mà
doanh nghiệp đã đề ra.
Với ý nghĩa quan trọng như vậy thì doanh nghiệp nên có những chiến lược, chính
sách phù hợp đối với hệ thống đại lý này, đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất và đảm bảo
lợi ích của cả hai bên để hệ thống này không những được duy trì ổn định mà còn ngày
một phát triển lớn mạnh hơn.
12
Bảng 3: Hệ thống các đại lý.
TT Tên chi nhánh và đại lý Hàng hóa tiêu thụ

1 Chi nhánh Hồ Chí Minh
Ôtô, xe gắn máy hai bánh, xe bốn bánh gắn
động cơ
2 Showroom Bình Triệu
3 Showroom Hà Nội
4 Showroom Võ Thị Sáu
5 Showroom Bắc Giang
6 Đại lý Minh Sơn
7 Đại lý Thanh Hóa
8 Đại lý Sóng Mới
9 Đại lý Hưng Vượng
10 Đại lý Việt Hải
11 Đại lý Công Anh
12 Đại lý Thành Công
13 Đai lý Quảng Thành Long
14 Đai lý Xuân Hùng
15 Đại lý Nguyễn An
16 Đại lý Ngọc Thy
17 Đại lý Hưng Vượng
18 Đại lý Lương Sơn
19 Đại lý Trung Anh
20 Đại lý Nghệ An
21 Đại lý An Phát
22 Đại lý Minh Khai
23 Đại lý Hoàn Mỹ
24 Đại lý Ngọc Bảy
25 Đại lý An Thiện Tâm
26 Đại lý Tâm Trí Mạnh
27 Đại lý SAMICO Đà Nẵng
28 DNTN Hai Thành Long an

29 Cty Thiên Ân Lạc Gia
30 DNTN Ba Phi Bình Dương
31 DNTN Huỳnh Lan Hưng yên
32 Cty Tam Tú Nam Định
33 Cty Huy Tùng Bến tre
34 DNTN Kim Hưng Thịnh
35 Cty HINO Trường Vinh
36 DNTN Chí Trung Tiền Giang
37 DNTN Thu Vân Đồng Tháp
38 Cty Hồng Sơn Hà Tây
39 Cty Tín Thành
40 DNTN Lương Sơn Ninh thuận
41 Cty Duy Tùng
(Nguồn: báo cáo của công ty)
13
Phần 2
Thực trạng sử dụng vốn tại công ty TNHH Đức Phương
2.1. Khái niệm và vai trò của vốn.
2.1.1. Khái niệm vốn.
Vốn là một phạm trù của nền kinh tế hàng hóa, được biểu hiện dưới dạng tài sản
vật chất và tài sản tài chính được các cá nhân, các tổ chức, các doanh nghiệp bỏ ra để
tiến hành sản xuất -kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích, thu về lợi nhuận.
2.1.2. Vai trò của vốn.
Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố
cơ bản: Vốn, lao động và kỹ thuật công nghệ. Hiện nay, ở nước ta yếu tố lao động và kỹ
thuật công nghệ đang được khắc phục bằng cách phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo
với một hệ thống khá lớn các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp … cùng với
quá trình tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm tiên tiến từ các quốc gia trên thế giới, quá trình
nhập khẩu và chuyển giao công nghệ. Như vậy, yếu tố cơ bản quyết định hiện nay của
các doanh nghiệp ở nước ta là vốn và quản lý sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. C.Mac khẳng định: “Tư bản đứng vị trí hàng đầu
vì tư bản là tương lai, không một hệ thống nào có thể tồn tại nếu không vượt qua sự suy
giảm về hiệu quả của tư bản’’.
Điều đó cho thấy, vốn là một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nó quyết định đến sự hình thành, phát triển của doanh nghiệp.
2.2 Thực trạng sử dụng vốn tại công ty TNHH Đức Phương.
2.2.1. Căn cứ vào nguồn hình thành vốn.
Theo cách này, vốn được phân thành hai loại chính đó là: Vốn chủ sở hữu và vốn
vay. Hai loại vốn này có những đặc tính khác biệt, do vậy cần có những biện pháp quản
lý và các chính sách huy động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Khi doanh nghiệp rơi vào khó khăn về tài chính thì vốn vay được ưu tiên trả trước.
Để thấy được sự biến động nguồn vốn của doanh nghiệp theo cách phân loại này
ta dựa vào bảng phân tích số liệu dưới đây:
14
Bảng 4: Sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.
Năm



Nguồn vốn
2007 2008 2009
VNĐ
Tỉ
trọng
%.
VNĐ
Tỉ
trọng
%.
Tăng trưởng so với

2007.
VNĐ
Tỉ
trọng
%.
Tăng trưởng so với
2008 .
+/- % +/- %
A- Nợ phải trả.
58.662.936.378 21,19 78.396.586.447 24,65 19.733.650.069 33,64 107.867.672.869 30,03 29.471.086.422 37,59
I. Nợ ngắn hạn.
48.666.225.243 17,58 70.621.367.312 22,20 21.955.142.069 45,11 97.352.930.728 27,10 26.731.563.416 37,85
1. Vay ngắn hạn
36.819.379.763 13,30 58.312.530.000 18,33 21.493.150.237 58,37 75.886.158.250 21,13 17.573.628.250 30,14
2. Phải trả.
1.521.613.200 0,55 826.371.500 0,26 -695.241.700 -45,69 1.254.336.251 0,35 427.964.751 51,79
3. Người mua ứng
trước
4.682.450.000 1,69 6.411.036.702 2,02 1.728.586.702 36,92 20.212.436.227 5,63 13.801.399.525 215,28
4. Phải nộp
5.642.782.280 2,04 5.071.429.110 1,59 -571.353.170 -10,13 4.961.015.006 1,38 -110.414.104 -2,18
II. Nợ dài hạn.
9.996.711.135 3,61 7.775.219.135 2,44 -2.221.492.000 -22,22 5.553.727.135 1,55 -2.221.492.000 -28,57
B-Nguồn vốn chủ
sở hữu
218.134.564.900 78,81 239.661.229.897 75,35 21.526.664.997 9,87 251.006.639.898 69,88 11.345.410.001 4,73
I. Nguồn vốn, quỹ.
217.722.444.900 78,66 239.499.109.897 75,30 21.776.664.997 10,00 250.721.639.898 69,80 11.222.530.001 4,69
1. Nguồn vốn kinh
doanh

217.417.081.839 78,55 239.343.714.198 75,25 21.926.632.359 10,09 250.566.244.198 69,76 11.222.530.000 4,69
2. Lợi nhuận chưa
phân phối.
305.363.061 0,11 155.395.699 0,05 -149.967.362 -49,11 155.395.700 0,04 1 0,00
II. Nguồn kinh phí,
quỹ khác.
412.120.000 0,15 162.120.000 0,05 -250.000.000 -60,66 285.000.000 0,08 122.880.000 75,80
Tổng nguồn vốn.
276.797.501.278 100,00 318.057.816.344 100,00 41.260.315.066 14,91 359.178.994.562 100,00 35.855.481.417 11,27
(Nguồn: bảng cân đối kế toán của công ty).
15
Qua bảng 4, ta thấy nguồn vốn của doanh nghiệp gồm hai bộ phận chính đó là
vốn chủ sở hữu và vốn vay. Nguồn vốn của doanh nghiệp đã tăng lên qua từng năm với
tỉ lệ tăng trung bình vào khoảng trên 12%, cụ thể năm 2008 đã tăng 14,1% so với năm
2007 tương ứng với mức tăng 41tỷ đồng, năm 2009 tăng 11,27% tương ứng với mức
tăng gần 36 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả chính là yếu tố tác động mạnh nhất đến quy
mô vốn của doanh nghiệp. Điều này cho thấy quy mô của doanh nghiệp đang được mở
rộng với một tốc độ tương đối cao, quy mô vốn của doanh nghiệp đạt mốc 359 tỷ vào
năm 2009, một con số khá lớn so với quy mô ban đầu của doanh nghiệp và so với các
doanh nghiệp khác tại Việt Nam hiện nay.
Nợ phải trả của doanh nghiệp đang tăng khá cao và đang chiếm một tỉ lệ lớn
trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp từ mức 21,19% của năm 2007 thì đến năm
2009 đã chiếm tới 30,03% nguồn vốn của doanh nghiệp và tổng mức nợ phải trả của
năm này đã cao gần gấp đôi so với năm 2007 khi đạt tới mức 108 tỷ đồng. Sở dĩ như
vậy là do sự tăng cao của khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp tăng rất mạnh,Và với
tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, trung bình vào khoảng 35% mỗi năm, nó sẽ gây ảnh
hưởng không nhỏ đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, làm tăng chi phí tài chính, qua
đó gián tiếp làm tăng giá thành của sản phẩm và làm giảm đi lợi nhuận của doanh
nghiệp. Tuy nhiên nó cũng cho thấy doanh nghiệp đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư mở
rộng sản xuất, phát triển doanh nghiệp, quyết tâm đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Sự tăng cao vốn vay của doanh nghiệp có sự tác động mạnh mẽ của nợ ngắn hạn.
Khoản mục này chiếm gần như toàn bộ vốn vay của doanh nghiệp và cũng chiếm một tỉ
lệ tương đối lớn so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, bình quân khoảng 20% tồng
nguồn vốn. Điều này khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn, vì đây là những
khoản nợ mà doanh nghiệp sẽ phải thanh toán trong thời gian sắp tới, với một tỉ lệ lớn
như vậy sẽ tạo gánh nặng về tài chính cho doanh nghiệp và gây ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong khi đó, các khoản nợ dài hạn của công ty đang giảm đi, nếu như ở trong
năm 2007, giá trị của khoản nợ này lên đến gần 10 tỷ VNĐ thì sang đến năm 2009 đã
giảm đi gần một nửa, chỉ còn hơn 5 tỷ đồng. Tỉ lệ trong của nó trong cơ cấu vốn của
công ty cũng giảm đi phân nửa còn khoảng 1,55% tổng nguồn vốn vào năm 2009 so với
mức 3,61% của năm 2007. Phần nào đó nó đã giúp giảm bớt gánh nặng về nợ của doanh
nghiệp.
Vay ngắn hạn là khoản mục có tốc độ tăng mạnh nhất khi từ mức 36 tỷ đồng của
năm 2007 tăng lên 58 tỷ đồng tương ứng mức tăng 58,37% vào năm 2008 và tiếp tục
16
tăng lên gấp đôi vào năm 2009 lên mức gần 76 tỷ đồng. Đây có lẽ là khoản mục khiến
cho doanh nghiệp phải tăng rất nhiều chi phí tài chính và gây nhiều khó khăn nhất cho
sự thanh toán của doanh nghiệp, những khoản vay ngắn hạn thường có lãi suất khá cao
và nó cũng đáo hạn trong một thời gian ngắn.
Tiếp theo đó là khoản người mua ứng trước, năm 2009 đã lên tới mức trên 20 tỷ
đồng, gấp 5 lần so với năm 2007 và hơn 3 lần so với năm trước đó. Điều này cho thấy
sản phẩm của doanh nghiệp đang được người mua chấp nhận, nhu cầu sản phẩm đã bắt
đầu tăng trưởng trở lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế và nó cũng chứng tỏ doanh nghiệp
được khách hàng yên tâm, tin tưởng khi đã đặt tiền trước khi được nhận sản phẩm về.
Cùng với đó là khoản nợ người bán lại đang tăng giảm thất thường, trong năm
2008 nó giảm xuống còn khoảng 800 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm 45,69%.
Nhưng sang năm 2009 lại tăng lên tới 1.215 triệu đồng với tốc độ tăng khoảng 51,8%.
Hàng năm doanh nghiệp cũng đóng góp một lượng đáng kể vào ngân sách nhà
nước với mức khoảng trên dưới 5 tỷ đồng, chiếm khoảng 2% tổng vốn của doanh

nghiệp. Tuy nhiên, nó đang có hiệu giảm sút, điều này có thể do chính phủ giảm thuế
đối với một số linh phụ kiện, vật liệu mà doanh nghiệp sử dụng, và cũng phần nào do
doanh nghiệp chuyển hướng sang kinh doanh một số dòng sản phẩm được nhà nước ưu
đãi về thuế và khuyến khích đầu tư. Và một nguyên nhân nữa là do cuộc khủng hoảng
kinh tế, doanh thu của doanh nghiệp cũng có những dấu hiệu giảm sút vì chịu tác động
khá lớn từ cuộc khủng hoảng này.
Vốn chủ sở hữu cũng đã có sự tăng lên về giá trị, nó giúp tăng khả năng tự chủ
của doanh nghiệp và giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn vốn vay. Tuy nhiên trong
tổng cơ cấu của nguồn vốn thì nó lạ giảm đi với tốc độ trung bình khoảng 5% mỗi năm
khi từ mức 78,81% của năm 2007 xuống còn 69,88% vào năm 2009.
Qua phân tích trên ta thấy, doanh nghiệp đã huy động vốn từ khá nhiều nguồn
vốn như: từ nguồn vốn chủ sở hữu, hay vốn tự có của doanh nghiệp và các nguồn vốn
vay như vay từ các ngân hàng, đối tác, nguồn vốn chiếm dụng từ phía khách hàng và các
nhà cung cấp hàng hóa, nguyên vật liêu cho doanh nghiệp.
Điều đó cho thấy nguồn huy động vốn của doanh nghiệp khá phong phú, tuy
nhiên doanh nghiệp cần tăng khả năng huy động vốn vay, đặc biệt là các khoản người
mua ứng trước và các khoản phải trả người bán hay các khoản nợ dài hạn vì đây là
những khoản nợ có chí phí thấp, và khả năng gây ảnh hưởng đối với doanh nghiệp cũng
thấp hơn so với các khoản vay ngắn hạn.
2.2.2. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp theo công dụng.
17
Theo cách phân chia này thì vốn gồm có: Vốn cố định của doanh nghiệp và vốn
lưu động của doanh nghiệp.
* Vốn cố định của doanh nghiệp: Là nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định(TSCĐ).
Trong các doanh nghiệp, vốn cố định là 1 bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh. Quy
mô của vốn cố định cũng như trình độ quản lý và sử dụng nó là nhân tố có ảnh hưởng
quyết định đến trình độ trang bị kỹ thuật. Vì vậy, việc quản lý sử dụng vốn cố định
được coi là một vấn đề quan trọng của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp.
Muốn quản lý sử dụng vốn cố định một cách có hiệu quả thì phải sử dụng tài sản
cố định sao cho hữu hiệu. TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ

yếu, mà đặc điểm của chúng là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. Việc quản lý vốn cố
định và tài sản cố định trên thực tế là một công việc phức tạp. Để giảm nhẹ khối lượng
quản lý, về tài chính kế toán người ta có những quy định thống nhất về tiêu chuẩn giới
hạn về giá trị và thời gian sử dụng của một TSCĐ.
* Vốn lưu động của doanh nghiệp .
Là số tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất
của doanh nghiệp thực hiện được liên tục, thường xuyên. Vốn lưu động luân chuyển
toàn bộ giá trị sau một chu kỳ sản xuất.
Để quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả phải tiến hành phân loại vốn lưu
động:
- Căn cứ phân loại:
+ Căn cứ vào quá trình tuần hoàn vốn: Vốn dự trữ sản xuất; vốn trong sản xuất; vốn lưu
thông.
+ Căn cứ vào nguồn hình thành: Vốn tự có; vốn liên doanh, liên kết, vốn vay tín dụng,
vốn phát hành chứng khoán.
+ Căn cứ vào hình thái biểu hiện: Vốn vật tư hàng hoá, Vốn tiền tệ.
+Căn cứ vào phương pháp xác định: Vốn định mức, vốn không định mức.
Để thấy rõ sự biến động theo cách phân loại này, ta thông qua phân tích số liệu
về tài sản của doanh nghiệp trong bảng dưới đây:
18
Bảng 5: sự thay đổi cơ cấu tài sản.
Năm


Tài sản
2007 2008 2009
(VNĐ) Tỉ
trọng
%
VNĐ Tỉ

trọng
%
Tăng trưởng so với
năm 2007
VNĐ Tỉ
trọng
%
Tăng trưởngso với
năm 2008
+/- % +/- %
A – Tài sản lưu động
và đầu tư ngắn hạn
76.460.021.619 27,62 110.150.249.327 34,63 33.690.227.708 44,06 151.271.427.545 42,12 41.121.178.218 37,33
I. Tiền
273.341.443 0,10 356.735.827 0,11 83.394.384 30,51 162.230.487 0,05 -194.505.340 -54,52
1. Tiền mặt tại quỹ
210.365.800 0,08 118.275.600 0,04 -92.090.200 -43,78 36.598.000 0,01 -81.677.600 -69,06
2. Tiền gửi ngân hàng.
62.975.643 0,02 238.460.227 0,07 175.484.584 278,65 125.632.487 0,03 -112.827.740 -47,32
II. Các khoản phải thu.
12.314.868.600 4,45 22.289.156.000 7,01 9.974.287.400 80,99 22.508.656.000 6,27 219.500.000 0,98
III. Hàng tồn kho.
63.292.611.576 22,87 87.239.682.500 27,43 23.947.070.924 37,84 126.724.821.058 35,28 39.485.138.558 45,26
IV. Tài sản lưu động
khác.
579.200.000 0,21 264.675.000 0,08 -314.525.000 -54,30 1.875.720.000 0,52 1.611.045.000 608,69
B – Tài sản cố định và
đầu tư dài hạn
200.337.479.659 72,38 207.907.567.017 65,37 7.570.087.358 3,78 207.907.567.017 57,88 0 0,00
I. Tài sản cố định.

199.356.829.659 72,02 192.715.029.659 60,59 -6.641.800.000 -3,33 192.715.029.659 53,65 0 0,00
II. Chi phí đầu tư xây
dựng dở dang.
980.650.000 0,35 15.192.537.358 4,78 14.211.887.358
1449,2
3
15.192.537.358 4,23 0 0,00
Tổng tài sản
276.797.501.278 100,00 318.057.816.344 100,00 41.260.315.066 14,91 359.178.994.562 100,00 41.121.178.218 12,93
(Nguồn: bảng cân đối kế toán của công ty).
19
Về mặt cơ cấu đã có sự thay đổi đáng kể khi vốn lưu động của doanh nghiệp
đang tăng lên với tốc độ khoảng 40% mỗi năm cụ thể là năm 2008 tăng hơn 33 tỷ đồng
tương ứng mức tăng 44,06%, năm 2009 tăng hơn 41 tỷ đồng tương ứng với mức tăng
37,33%; lượng vốn lưu động trong năm này đã đạt mức 151 tỷ đồng, tức là tăng gấp đôi
so với năm 2007 và do vậy về mặt tỷ trọng cũng đã có một sự thay đổi đáng kể, nếu như
trong năm 2007 vốn lưu động chỉ chiếm khoảng 27,62 % thì đến năm 2009 đã tăng lên
tới 42,12%. Trong khi đó, vốn cố đinh hay khoản mục tài sản cố định lại có sự ổn đinh
tương đối về mặt giá trị nhưng về mặt tỉ trọng thì có sự giảm sút, điều này có thể hiểu
được là do sự tăng lên của vốn lưu động trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
trong khi đó lượng tài sản cố định lại tăng lên không đáng kể.
Sự gia tăng giá trị của khoản mục tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn
là do sự tăng đều của tất cả các khoản mục khác như khoản mục phải thu và đặc biệt là
lượng hàng tồn kho tăng cao. Lượng hàng tồn kho năm 2009 đạt mức gần 127 tỷ đồng,
tức đã tăng gấp đôi so với mức 63 tỷ đồng của năm 2007, nó gần như chiếm toàn bộ
lượng vốn lưu động của doanh nghiệp. Lượng hàng tồn kho lớn sẽ gây ảnh hưởng cho
doanh nghiệp trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đặc biệt là về vấn đề
nhà kho, bảo quản sản phẩm, nó khiến cho chi phí lưu trữ tăng lên, qua đó làm tăng giá
thành sản phẩm và gây ảnh hưởng đến sự tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường.
Các khoản phải thu cũng tăng lên 22 tỷ vào năm 2008 và giữ nguyên như vậy

tròn năm 2009, gần gấp 2 lần so với con số 12 tỷ của năm 2007. Sự tăng lên của khoản
mục hàng tồn kho và các khoản phải thu khiến cho lượng vốn của doanh nghiệp bị ứ
đọng, làm giảm đi tốc độ lưu chuyển của dòng vốn trong doanh nghiệp.
Trong khi đó lượng tiền vào năm 2008 có tăng so với năm 2007 nhưng sang năm
2009 lại giảm đi, điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ của
doanh nghiệp.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn vẫn giữ được mức tương đối ổn định, năm
2008 tăng hơn 4% so với năm 2007 và sang năm 2009 không co biến động gì nhiều khi
mức giá trị của nó vẫn giữ nguyên so với mức của năm 2008.
20
2.2.3 Tình hình sử dụng vốn cố định.
Bảng 6: cơ cấu vốn cố đinh.
Năm


Khoản mục.
2007 2008 2009
Giá trị(VNĐ)
Tỉ
trọng
% Giá trị(VNĐ)
Tỉ
trọng
% Giá trị( VNĐ)
Tỉ
trọng
%
I.Tài sản cố định
199.356.829.659 99,51 192.715.029.659 92,69 192.715.029.659 92,69
1. TSCĐ hữu hình

189.356.829.659 94,52 182.715.029.659 87,88 182.715.029.659 87,88
- Nguyên giá
195.998.629.659 97,83 189.356.829.659 91,08 189.356.829.659 91,08
- Hao mòn lũy kế
-6.641.800.000 -3,32 -6.641.800.000 -3,19 -6.641.800.000 -3,19
2. TSCĐ vô hình
10.000.000.000 4,99 10.000.000.000 4,81 10.000.000.000 4,81
- Nguyên giá
10.000.000.000 4,99 10.000.000.000 4,81 10.000.000.000 4,81
- Hao mòn lũy kế
0,00 0,00 0,00
II. Chi phí xây
dựng dở dang.
980.650.000 0,49 15.192.537.358 7,31 15.192.537.358 7,31
Tổng.
200.337.479.659 100,0
0
207.907.567.017 100,0
0
207.907.567.017 100,00
21
(Nguồn: bảng cân đối kế toán của công ty)
Như đã phân tích ở trên, ta thấy vốn cố định của doanh nghiệp giữ được mức độ
ổn định tương đối về măt giá trị. Tài sản cố định của doanh nghiệp vẫn không có nhiều
thay đổi khi vẫn giữ được mức khoảng trên 193 tỳ đồng tương đương với khoảng
92,69% vốn cố định của doanh nghiệp. Điều này là do doanh nghiệp đã sử dụng phương
pháp khấu hao theo đường thẳng, lượng khấu hao hàng năm luôn ở mức tương đương
với các năm trước, do vậy mà tài sản cố định của doanh nghiệp giữ được mức biến động
tương đối ổn định với tốc độ đều hàng năm.
Khoản mục có sự thay đổi nhiều nhất chính là chi phí đầu tư xây dựng dở dang,

khi chỉ từ mức gần 1 tỷ đồng của năm 2007 đã tăng lên tới hơn 15 tỷ đồng vào năm
2008 và vẫn giữ nguyên mức này vào năm 2009, điều này cho thấy việc đầu tư của
doanh nghiệp được tiến hành không mấy hiệu quả, nó đã làm ứ đọng một lượng vốn khá
lớn của doanh nghiệp.
Tài sàn cố định của doanh nghiệp được giữ ở mức tương đối ổn định về mặt giá
trị khi duy trì ở mức 189 tỷ đồng, mặc dù tỉ trọng có sự thay đổi do sự tăng lên của
khoản mục đầu tư dở dang. Điều đó cho thấy doanh nghiệp đã có những biện pháp để
duy trì nguồn tài sản lưu động của mình như đầu tu sửa chữa, nâng cấp, thay mới các
thiết bị bị hỏng hóc, …
Điều đó cũng cho thấy doanh nghiệp đã có những biện pháp bảo toàn nguồn vốn
cố đinh của mình một cách khá tốt.
Bảng 7: chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Năm
Khoản mục
Đơn
vị
tính
2007 2008 2009
1.Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Lần
1,7 1,09 0,87
2.Hàm lượng vốn cố định
Lần
0,59 0,96 1,19
3.Hệ số hao mòn TSCĐ
Lần
0,03 0,04 0,04
4.Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
%
1,67 0,37 0,18

5.Hệ số trang bị TSCĐ
Đồng
653.328.766 420.792.955 332.204.964
6.Tỷ suất đầu tư TSCĐ
%
72,02 60,59 53,65
7.Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Lần
1,74 1,15 0,93
Nhìn vào số liệu bảng 7 ta sẽ thấy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp đang có dấu hiệu giảm dần. Trong năm 2007, hiệu suất là 1,7 tức là từ 1 đồng
22
vốn cố định tào ra được 1,7 đồng doanh thu thì sang đến năm 2008 giảm xuống 1,09 và
đến năm 2009 chỉ còn là 0,87. Trong khi đó, hàm lượng vốn cố định lại đang tăng lên
từ mức 0,59 của năm 2007 lên mức 0,96 vào năm 2008 và đến năm 2009 là 1,19 nó cho
thấy để có được một đồng doanh thu, doanh nghiệp ngày càng phải bỏ ra nhiều đồng
vốn cố định hơn. Điều này được giải thích là do sự sụt giảm về mặt doanh thu của
doanh nghiệp, một sự sụt giảm rất lớn trong khi lượng vốn cố định vẫn giữ ở mức tương
đối ổn định.
Trong khhi đó, hệ số hao mòn tài sản cố định luôn ở mức ổn định là 0,03 đến
0,04 nguyên nhân chính là do doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao theo đường
thẳng vì vậy mà chỉ tiêu này không có nhiều biến động. Nhưng đây cũng là một điểm
yếu của doanh nghiệp khi mà các tài sản, thiết bị máy móc trong thời gian đầu luôn hoạt
động hiệu quả hơn những thời gian sau đó.
Tỷ suất lợi nhuận của vốn cố định cũng đang giảm dần và ở một mức rất thấp
trên dưới 1% trong đó thấp nhất là năm 2009 chỉ có 0,18%. Một dấu hiệu cho thấy sự
hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp trong thời gian này.
Hệ số trang bị tài sản cố đinh cũng đang giảm đi, nguyên nhân chính của vấn đề
này đó là do doanh nghiệp đang mở rộng quy mô về lao động, lượng lao động làm việc
trong doanh nghiệp năm 2009 đã tăng gần gấp 2 lần so với năm 2007.

Mặc dù vậy thì tỷ suất đầu tư tài sản cố định vẫn luôn giữ ở mức cao trên 50%
đây cũng là điều dễ hiểu vì đây là một doanh nghiệp công nghiệp với hoạt động chính
của mình là lắp rắp ô tô, xe máy. Trong khi đó thì hiệu suất sử dụng tài sản cố định lai
đang giảm đi.
Để thấy rõ hơn về thực trạng sử dụng vốn cố định, ta thông qua bảng phân tích
dưới đây:
Bảng 8: tỷ suất tài trợ vốn cố đinh.
(Đơn vị: đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
1. Tài sản cố định 199.356.829.659 192.715.029.659 192.715.029.659
2. Nợ dài hạn 9.996.711.135 7.775.219.135 5.553.727.135
3. Vốn chủ sở hữu 218.134.564.900 239.661.229.897 251.006.639.898
4. Vốn lưu động thường
xuyên
28.774.446.376 54.721.419.373 63.845.337.374
23
Qua số liệu ở bảng 8, ta thấy vốn lưu động thường xuyên của công ty luôn lớn
hơn 0, nó cho thấy nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp luôn đủ để đầu tư cho tài sản cố
định, thậm chí doanh nghiệp đang có dấu hiệu dư thừa một lượng vốn khá lớn. Lượng
vốn lưu động thường xuyên dùng để tài trợ cho lượng vốn cố định của doanh nghiệp
đang tăng nên hàng năm, nó cho thấy doanh nghiệp có một sự đảm bảo vững chắc hơn
những tài sản cố đinh của mình bằng lượng vốn chủ sở hữu. Sự tăng lên này một phần là
do sư tăng lên của vốn chủ sỡ hữu, một phần cũng là do sự sụt giảm của tài sản cố định
trong doanh nghiệp vì hoạt động hạch toán, khấu hao trong quá trình hoạt động.
24
2.2.4 Tình hình sử dụng vốn lưu động
Bảng 9: cơ cấu vốn lưu động.
Năm



2007 2008 2009
Giá trị (VNĐ) Tỉ
trọng
%
Giá trị (VNĐ) Tỉ
trọng
%
Giá trị (VNĐ) Tỉ
trọng
%
I. Tiền
273.341.443 0,36 356.735.827 0,32 162.230.487 0,11
1. Tiền mặt tại
quỹ
210.365.800 0,28 118.275.600 0,11 36.598.000 0,02
2. Tiền gửi
ngân hàng.
62.975.643 0,08 238.460.227 0,22 125.632.487 0,08
II. Các khoản
phải thu
12.314.868.600 16,11 22.289.156.000 20,24 22.508.656.000 14,88
1. Phải thu của
khách hàng
5.729.212.600 7,49 15.703.500.000 14,26 15.923.000.000 10,53
2. Phải thu nội
bộ
6.585.656.000 8,61 6.585.656.000 5,98 6.585.656.000 4,35
III. Hàng tồn

kho
63.292.611.576 82,78 87.239.682.500 79,20 126.724.821.058 83,77
1. Nguyên vật
liệu tồn kho
41.942.634.520 54,86 19.238.212.500 17,47 33.688.518.062 22,27
2. Thành phẩm
tồn kho
16.187.587.856 21,17 41.092.470.000 37,31 65.716.302.996 43,44
3. Hàng gửi đi
bán
5.162.389.200 6,75 26.909.000.000 24,43 27.320.000.000 18,06
IV. Tài sản lưu
đông khác.
579.200.000 0,76 264.675.000 0,24 1.875.720.000 1,24
Các khoản cầm
cố, ký quỹ ký
cược ngắn hạn.
579.200.000 0,76 264.675.000 0,24 1.875.720.000 1,24
Tổng
76.460.021.619 100,0
0
110.150.249.327 100,0
0
151.271.427.545 100,00
25

×