Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hang đá Vân Cương ở Trung Quốc potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.74 KB, 4 trang )

Hang đá Vân Cương ở Trung Quốc
Trong hang hiện còn lại 45 động chính, 252 khám động lớn nhỏ, 51.000 pho
tượng đá. Đường nét điêu khắc trên thân cột tháp rất tinh xảo và tỉ mỉ, đã kế
thừa tinh hoa nghệ thuật hiện thực của thời nhà Tần và thời nhà Hán (221
TCN - 220).
Hang đá Vân Cương nằm ở phía Nam chân núi Vũ Châu, cách thành phố
Đại Đồng (tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc) 16 km về phía tây. Hang bắt đầu
được đục khắc vào năm thứ hai Hưng An thời Bắc Ngụy (năm 453), hoàn
thành vào năm 494, trước khi triều đình Bắc Ngụy rời đô đến Lạc Dương.
Công trình tạc tượng kéo dài cho mãi đến giữa những năm Chính Quan (từ
năm 520 đến năm 525) mới hoàn thành. Hang đá đục tạc theo sườn núi, dài
khoảng một km từ đông sang tây, nội dung phong phú, khí thế hoành tráng.
Pho tượng cao nhất 17 m, tượng nhỏ nhất chỉ vài cm. Các pho tượng Bồ tát,
lực sĩ, Phi thiên rất sinh động và hoạt bát. Hang đá Vân Cương cùng với
hang Mạc cao đôn hòang tỉnh Cam Túc và Hang đá Long Môn tỉnh Hà Nam
được coi là ba hang đá lớn Trung Quốc, là một trong những kho tàng nghệ
thuật khắc đá quý giá nổi tiếng trên thế giới.

Tượng phật trong hang đá Vân Cương.
Tạo hình của hang đá Vân Cương rất hùng vĩ, nội dung phong phú và đa
dạng, có thể coi là một công trình nghệ thuật khắc đá hàng đầu của thế kỷ
thứ 5 Trung Quốc, và là kho báu nghệ thuật điêu khắc thời cổ. Căn cứ vào
thời gian khai quật, có thể chia làm ba thời kỳ là thời kỳ đầu, thời kỳ giữa và
thời kỳ sau. Các tượng trong hang được điêu khắc vào các thời kỳ khác nhau
thì phong cách tạo hình cũng khác nhau. Năm hang Đàn Diệu được tạc vào
thời kỳ đầu có khí thế bàng bạc, phong cách hang mang vẻ chất phác, mộc
mạc của khu vực miền tây. Hang đá được tạc khắc vào thời kỳ giữa nổi tiếng
bởi đường nét tỉ mỉ, trang phục của tượng sang trọng, thể hiện phong cách
nghệ thuật phức tạp thay đổi khôn lường, hoành tráng lộng lẫy của thời Bắc
Ngụy. Vào thời kỳ sau, quy mô của hang tuy nhỏ hẹp hơn, song các tượng
người trong hang có thân hình nhỏ nhắn thanh tú, tỷ lệ cân đối, là tấm gương


nghệ thuật hang đá và là nguồn gốc hình tượng “gầy guộc thanh tú” của các
tượng trong hang đá miền bắc Trung Quốc. Ngoài ra, trong hang đá còn giữ
lại các pho tượng có các động tác ca múa đàn hát, đóng kịch diễn xiếc, thể
hiện lưu hành tư tưởng Phật giáo và phản ánh đời sống xã hội của thời Bắc
Ngụy.
Hình tượng của các nhân vật trong hang đá Vân Cương đã ghi lại vết tích
lịch sử của nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ và Trung Á, phát triển thành nghệ
thuật phật giáo Trung Quốc, phản ánh quá trình nghệ thuật tạc tượng Phật
giáo Trung Quốc. Nhiều phong cách tạo hình của nghệ thuật Phật giáo trong
hang Vân Cương đã có sự hoà nhập và hội tụ chưa từng có, do vậy mà hình
thành “mô thức Vân Cương” và trở thành bước ngoặt phát triển nghệ thuật
Phật giáo Trung Quốc. Các tượng đá trong Hang Mạc Cao Đôn Hoàng và
hang đá Long Môn của thời Bắc Ngụy đều chịu ảnh hưởng khác nhau của
hang đá vân Cương.
Cụm hang Vân Cương là sự khởi đầu của nghệ thuật hang đá được Trung
Quốc hóa. Hang đá Vân Cương của thời kỳ giữa đã xuất hiện những điêu
khắc về kiến trúc của các cung điện Trung Quốc và trên cơ sở này phát triển
thành những khám tượng Phật mang phong cách Trung Quốc, trong các kiến
trúc chùa hang đá về sau đều được ứng dụng rộng rãi. Bố cục và trang trí
trong các hang ở thời kỳ sau của hang đá Vân Cương thể hiện một cách nổi
bật phong cách kiến trúc và trang trí của Trung Quốc.
Cụm hang đá Vân Cương đã được đưa vào Danh mục di sản thế giới vào
tháng 12/2001. Ủy ban Di sản thế giới đánh giá: “Hang đá Vân Cương nằm
ở thành phố Đại Đồng tỉnh Sơn Tây, đại diện cho nền nghệ thuật hang đá
Phật giáo xuất sắc của Trung Quốc từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 6. Trong
đó năm hang Đàn Diệu có bố cục nghiêm túc và thống nhất. Là tác phẩm
xuất sắc điển hình của thời kỳ đỉnh cao đầu tiên của nghệ thuật Phật giáo
Trung Quốc”.
(Theo ChinaBroadcast)


×