BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NGUYỄN THỊ THOA
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP BẢO TỒN THỰC VẬT THÂN GỖ TRÊN
NÚI ĐÁ VÔI Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
THẦN SA - PHƯỢNG HOÀNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 62 62 02 05
TM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2014
Công trì nh đượ c hoà n thà nh tạ i:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
Ngườ i hướ ng dẫ n khoa họ c:
1. PGS.TS. TRẦN VĂN CON
2. TS. LÊ ĐỒNG TẤN
Phản bin 1:
Phản bin 2:
Phản bin 3:
Luậ n án sẽ đượ c bả o vệ trướ c hộ i đồ ng chấ m luậ n án cấp đại học
họp tạ i: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Ngy thng năm 2014
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên
- Thư viện quốc gia.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Thoa, Lê Văn Phúc, Trần Quốc Hưng (2010), Đánh
giá những tác động tiêu cực của người dân xã Vũ Chấn tới tài
nguyên rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng
Hoàng, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, (10),
tr. 23-31.
2. Nguyễn Thị Thoa (2013), “Tính đa dạng thảm thực vật tại khu bảo
tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp
chí Nông nghiệp & PTNT, (5), tr. 205-212.
3. Nguyễn Thị Thoa, Lê Văn Phúc (2013), “Nghiên cứu tính đa dạng
thực vật thân gỗ trên núi đá vôi tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần
Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học &
Công nghệ Đại học Thi Nguyên, Tập 108, (8), tr. 75-80.
4. Nguyễn Thị Thoa (2013), “Nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng trên
núi đá vôi tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng,
tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Thi
Nguyên, tập 112, (12/2), tr. 195-200.
5. Nguyễn Thị Thoa (2013), “Phân tích một số chỉ số đa dạng
sinh học loài cây gỗ của thảm thực vật rừng trên núi đá vôi tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái
Nguyên”, Tạp chí Khoa học Lâm Nghiệp, (4), tr. 2961 - 2967.
6. Nguyễn Thị Thoa, Lê Văn Phúc (2014), “Đánh giá mức độ nguy
cấp và phân bố của các loài thực vật thân gỗ quý hiếm tại Khu bảo
tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp
chí Nông nghiệp & PTNT, (6), tr. 192-199.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đa dạng sinh học (ĐDSH) có vai trò rất quan trọng đối với việc duy
trì các chu trình tự nhiên và cân bằng sinh thái. Nghiên cứu về ĐDSH
hiện nay là một vấn đề có tính chiến lược, trong đó đa dạng thực vật
chiếm vị trí hàng đầu vì thực vật có vai trò quyết định toàn bộ sự sống
còn của các sinh vật khác.
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Thần Sa - Phượng Hoàng có
tổng diện tích tự nhiên là 18.858,9 ha, trong đó rừng tự nhiên là
17.639 ha. Nguồn tài nguyên rừng ở đây đang bị tác động mạnh bởi
sức ép dân sinh, kinh tế của dân cư quanh vùng. Chính vì vậy, công
tác bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ vốn gen quí cũng như các
nguồn tài nguyên thiên nhiên khác đã được tỉnh Thái Nguyên rất
quan tâm. Trong những năm qua, Khu BTTN Thần Sa đã có một số
cuộc điều tra, đánh giá tài nguyên rừng, bước đầu cũng đã đánh giá
được giá trị của một khu bảo tồn. Nhưng một số nội dung quan trọng
chưa được thực hiện một cách có hệ thống, đó là việc phân loại thảm
thực vật tiếp cận theo phương pháp của thế giới (UNESCO, 1973),
đánh giá đa dạng sinh học có hệ thống về các taxon phân loại một
cách cụ thể, đặc biệt là các loài thực vật thân gỗ trên núi đá vôi - một
hệ sinh thái đặc thù ở Việt Nam, để dựa trên cơ sở đó đưa ra các biện
pháp bảo tồn thích hợp. Xuất phát từ thực tiễn đó luận án tiến hành:
“Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật
thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa -
Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng được cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên
thực vật tại Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được tính đa dạng về thảm và hệ thực vật tại Khu
BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định được những tác động của người dân địa phương tới tài
nguyên rừng của Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển các
loài thực vật thân gỗ nói riêng và hệ thực vật nói chung tại khu vực
nghiên cứu.
2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là các loài thực vật thân gỗ: cây gỗ, cây bụi
thân gỗ, dây leo thân gỗ, cây ký sinh bì sinh thân gỗ trên núi đá vôi
tại Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thảm thực vật: Nghiên cứu các kiểu thảm thực vật tự nhiên trên
toàn Khu bảo tồn.
- Về hệ thực vật: Đề tài chỉ nghiên cứu các loài thực vật thân gỗ trên
núi đá vôi.
- Về những tác động của người dân địa phương tới tài nguyên rừng của
Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng: Chỉ nghiên cứu những tác động
trực tiếp.
3.3. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ở 5 xã thuộc Khu BTTN Thần Sa - Phượng
Hoàng: Xã Thần Sa, Thượng Nung, Nghinh Tường, Sảng Mộc và Xã
Vũ Chấn.
6. Đóng góp mới của luận án
- Đã nghiên cứu một cách có hệ thống về đa dạng thực vật thân gỗ
trên núi đá vôi tại Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng.
- Phân loại và đánh giá hiện trạng thảm thực vật tại Khu BTTN
Thần Sa - Phượng Hoàng theo phương pháp của UNESCO, 1973.
- Xác định được vị trí phân bố của 30/49 loài thực vật thân gỗ quý
hiếm đang có nguy cơ bị đe dọa tại Khu BTTN Thần Sa - Phượng
Hoàng, làm cơ sở để lập kế hoạch bảo tồn.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Luận án đã tham khảo 230 tài liệu, trong đó có 167 tài liệu tiếng
Việt và 63 tài liệu tiếng nước ngoài có liên quan đến các vấn đề
nghiên cứu của luận án như: Các nghiên cứu về thảm thực vật, đa
dạng hệ thực vật, thực vật thân gỗ, tính đa dạng thực vật trên núi đá
3
vôi, ứng dụng các chỉ số đa dạng sinh học trong nghiên cứu đa dạng
thực vật, đặc điểm tái sinh tự nhiên, các nhân tố ảnh hưởng đến đa
dạng thực vật. Phần này được trình bày từ trang 5 – 40 của luận án.
Chƣơng 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Phần này được trình bày trong luận án từ trang 41 - 52.
Chƣơng 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Mô tả đặc điểm của các lớp quần hệ thảm thực vật ở khu vực
nghiên cứu theo UNESCO, 1973.
- Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ ở tầng cây cao trên núi
đá vôi.
- Nghiên cứu tính đa dạng của cây gỗ tái sinh tự nhiên của các
thảm thực vật rừng trên núi đá vôi.
- Đánh giá những tác động của người dân tới tài nguyên rừng Khu
BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng.
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển thực vật thân gỗ
trên núi đá vôi của Khu bảo tồn.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Kế thừa có chọn lọc
các số liệu, tài liệu đã có ở Khu bảo tồn có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp chuyên gia: Việc giám định và phân loại thực vật
được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các chuyên gia về phân loại thực vật của
Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học Lâm Nghiệp
Việt Nam, Trường Đại học Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên.
- Phương pháp điều tra thực địa:
+ Lập tuyến điều tra và OTC: đề tài lập 114 ô tiêu chuẩn trải đều
trên 29 tuyến của Khu bảo tồn, diện tích OTC tùy thuộc vào địa hình
khu vực (từ 500m
2
- 2000m
2
). Trên tuyến tiến hành ghi chép đặc
4
điểm các kiểu thảm thực vật hoặc các sinh cảnh, thống kê các loài
thực vật đã gặp và các tác động tự nhiên hay do con người lên thảm
thực vật. Lập OTC điển hình tạm thời và thu thập số liệu trên OTC
theo phương pháp điều tra lâm học để điều tra tầng cây gỗ, điều tra
cây tái sinh, điều tra tầng cây bụi. Đề tài áp dụng phương pháp
nghiên cứu đa dạng thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn trong “Cẩm
nang nghiên cứu đa dạng sinh vật”, 1997.
+ Điều tra tác động của người dân tới khu bảo tồn theo Cao Thị
Lý và cs (2002), kết hợp phỏng vấn người dân, cán bộ kiểm lâm.
- Phương pháp xử lý số liệu: Việc xử lý số liệu được thực hiện
dưới sự trợ giúp của máy tính và vận dụng các phương pháp thống kê
toán học trong lâm nghiệp.
+ Xác định tính đa dạng các kiểu thảm thực vật rừng: Áp dụng
theo thang phân loại thảm thực vật của UNESCO, 1973 để xác định
và mô tả các kiểu thảm thực vật của khu vực nghiên cứu. Sử dụng
phần mềm ArcGIS10.2 để giải đoán ảnh vệ tinh khu vực nghiên cứu
(ảnh vệ tinh Landsat) để phân tích và thành lập bản đồ thảm thực vật.
+ Xác định tính đa dạng của thực vật thân gỗ: Phân loại mẫu theo
họ và chi dựa theo: “Nhận dạng nhanh các họ thực vật hạt kín” của
Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Tra tên khoa học dựa vào các tài liệu để
tra cứu, sau đó lập danh lục thực vật thân gỗ khu vực nghiên cứu.
Danh lục thực vật thân gỗ Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng được
xây dựng theo hệ thống phân loại của Takhtajan (2009).
+ Xác định dạng sống của thực vật theo phân loại của Raunkiear
(1934).
+ Xác định yếu tố địa lý thực vật dựa theo Nguyễn Nghĩa Thìn,
2008. Danh lục các loài thực vật Việt Nam.
+ Phân tích giá trị sử dụng của hệ thực vật thân gỗ của Khu BTTN
Thần Sa - Phượng Hoàng dựa trên các tài liệu chuyên ngành.
+ Đánh giá mức độ đe dọa của các loài dựa theo IUCN Red List
of Threatened species (2013), Sách đỏ Việt Nam (2007), Nghị định
số 32/2006/NĐ-CP, Công ước CITES, 2010.
+ Xây dựng bản đồ phân bố loài quý hiếm dựa trên số liệu định vị từ
máy GPS trong quá trình điều tra thực địa, sau đó sử dụng phần mềm
Mapinfor xử lý số liệu và in bản đồ.
+ Phân tích chỉ số đa dạng của hệ thực vật thân gỗ theo phương
pháp của Lê Quốc Huy (2005), Breugel, M. V. (2007),…
5
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm của các lớp quần hệ thảm thực vật ở khu bảo tồn
thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng theo UNESCO, 1973.
I.A.1a (1). Rừng kín thường xanh cây lá rộng phục hồi tự
nhiên sau khai thác trên núi đất ở địa hình thấp (<500m)
Kiểu này phân bố trên núi đất có thành phần và cấu trúc hết sức đa
dạng, giàu về trữ lượng và phong phú về thành phần loài. Nhưng do
bị tác động nên rừng nguyên sinh trong không còn, thay thế vào đó là
các trạng thái rừng thứ sinh đã bị tác động do khai thác gỗ củi hoặc
phục hồi sau nương rẫy. Mặc dù cấu trúc tầng tán rừng bị phá vỡ,
những loài gỗ quí đã bị khai thác, nhưng những đặc điểm của rừng
vẫn còn được lưu giữ. Rừng có cấu trúc 5 tầng, gồm 3 tầng cây gỗ, 1
tầng cây bụi và 1 tầng thảm tươi.
Do bị khai thác kiệt nên câu trúc rừng đã bị suy giảm, nhưng vẫn
còn giá trị của rừng nguyên sinh bởi sự xuất hiện của các loài cây gỗ.
Mặc dù rừng đã bị suy giảm nhưng có đến 70 loài cây thân gỗ xuất
hiện với trữ lượng đạt 179m
3
/ha. Có 4 loài đạt chỉ số IVI trên 10%
gồm: Dẻ gai (Castanopsis chinensis), Táu muối (Vatica chevalieri),
Trám trắng (Canarium album), Đa cao (Ficus altissima).
I.A.1a (2). Rừng kín thường xanh mưa mùa cây lá rộng phục hồi
tự nhiên sau canh tác nương rẫy trên núi đất.
Rừng có cấu trúc gồm 3 tầng: tầng cây gỗ cao trên 10-15m, tầng
cây bụi cao 3-4m và tầng thảm tươi. Rừng đang trong giai đoạn phục
hồi, mật độ của rừng khá cao đạt 510 cây/ha. Rừng gần như chưa có
trữ lượng, tổng trữ lượng rừng chỉ được trên 38m
3
/ha. Có 63 loài thực
vật thân gỗ xuất hiện ở phân quần hệ này, chỉ có 2 loài: Trám trắng -
Canarium album, Lim xẹt - Peltophorum tonkinense có chỉ số quan
trọng cao nhất nhưng tỷ lệ tổ thành không đạt 5% nên không được
tham gia vào công thức tổ thành.
I.A.1a (3). Rừng kín thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa
hình thấp và núi thấp <500m.
Đây là kiểu rừng chính trong khu bảo tồn và chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Do bị tác động nên rừng nguyên sinh đã bị phá hủy hoàn toàn, thay
thế vào đó là các trạng thái thứ sinh phục hồi sau khai thác. Cấu trúc
rừng gồm có tầng cây gỗ, tầng cây bụi cao 3-4m và thảm tươi. Có 78
6
loài cây gỗ xuất hiện. Mật độ rừng là 460 cây/ha, trữ lượng rừng
khoảng 122m
3
/ha. Trong đó, Mạy tèo (Streblus macrophyllus) là loài
cây chiếm ưu thế, có tỷ lệ tổ thành là 8,95% và là loài duy nhất tham
gia vào công thức tổ thành.
I.A.1b (1). Rừng kín thường xanh mưa mùa cây lá rộng trên núi
thấp (>500m) phục hồi tự nhiên sau khai thác.
Kiểu này phân bố ở độ cao trên 500m có địa hình núi đất, đôi khi
có đá lộ đầu. Thảm thực vật trên đai độ cao này cũng đã bị tác động ở
các mức độ khác nhau do khai thác gỗ củi và đốt rừng làm nương
rẫy. Rừng có cấu trúc gồm 3 tầng: tầng cây gỗ, tầng cây bụi và thảm
tươi. Tầng cây gỗ thường có 1 tầng, đôi khi có tầng nhô do những
cây gỗ lớn cao 20-25m đường kính 35-50cm tạo nên.
Rừng có mật độ cây gỗ trung bình 580 cây/ha, trữ lượng
190m
3
/ha, thành phần chủ yếu là các loài cây còn sót lại sau khai
thác. Đã thống kê được 60 loài cây gỗ xuất hiện ở kiểu rừng này,
trong đó Kháo trơn (Machilus odoratissima) là loài chiếm ưu thế
và tham gia vào công thức tổ thành rừng.
I.A.1b (2). Rừng kín thường xanh mưa mùa cây lá rộng trên núi
thấp (>500m) phục hồi tự nhiên sau canh tác nương rẫy.
Rừng có thành phần và cấu trúc đơn giản. Thành phần gồm các
loài giống rừng ở đất thấp, nhưng tỷ lệ các loài có tính chất á nhiệt
đới nhiều hơn. Rừng đang trong giai đoạn phục hồi, mật độ của rừng
483 cây/ha. Tuy nhiên, rừng gần như chưa có trữ lượng, tổng trữ
lượng rừng chỉ được gần 36m
3
/ha. Quần xã này có tính đa dạng thấp
chỉ xuất hiện 52 loài cây gỗ, đa số là những loài cây ưa sáng mọc
nhanh, giá trị kinh tế thấp, không có loài nào được tham gia vào công
thức tổ thành rừng.
I.A.1c (1). Rừng kín thường xanh mưa mùa cây lá rộng trên núi đá
vôi ở địa hình thấp và núi thấp (>500m)
Do bị tác động nên rừng nguyên sinh đã bị phá hủy hoàn toàn,
thay thế vào đó là các trạng thái thứ sinh phục hồi sau khai thác. Kiểu
rừng này tập trung chủ yếu ở 2 xã là Thần Sa và Nghinh Tường.
Rừng có cấu trúc 5 tầng, gồm 3 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và 1 tầng
thảm tươi, tầng trên còn có một số cây to khoẻ vượt tán. Mật độ trung
bình của rừng đạt khoảng 505 cây/ha, với trữ lượng trung bình
150m
3
/ha. Có khoảng 56 loài thực vật thân gỗ xuất hiện trong quần xã
này, có 2 loài chiếm ưu thế được tham gia vào công thức tổ thành là
Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Nghiến (Excentrodendron
7
tonkinense). Phân quần hệ này địa hình tương đối phức tạp, thành phần
cây gỗ kém đa dạng hơn ở phân quần hệ rừng nhiệt đới thường xanh
mưa mùa cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình thấp và núi thấp <500m.
II.A.1a (1). Rừng thưa thường xanh cây lá rộng phục hồi tự nhiên
ở địa hình thấp
Kiểu này chủ yếu là rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc khai thác
kiệt phân bố trên núi đất ở xã Nghinh Tường, Vũ Chấn, Sảng Mộc,
Thần Sa Thành phần cây gỗ tương tự như quần hệ rừng kín, nhưng
ở đây các loài tiên phong ưa sáng xuất hiện nhiều hơn. Mật độ của
rừng tương đối cao 518 cây/ha. Tuy nhiên, rừng có trữ lượng thấp
(28,5m
3
/ha). Phân quần hệ này xuất hiện 56 loài thực vật thân gỗ,
trong đó Sau sau (Liquidambar formosana) là loài chiếm ưu thế.
II.A.1b (1). Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở núi thấp
cây lá rộng.
Về cấu trúc ngoại mạo của phân quần hệ này giống phân quần hệ
“Rừng thưa thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp”. Thành phần loài
cây gồm chủ yếu các loài tiên phong ưa sáng, cây bụi dày rậm, thảm tươi
thưa, thành phần đơn giản. Các loài có đời sống dài thường gặp là: Bời
lời (Litsea monopeltala), Chẹo (Engelhardtia roxburgliana), Vối thuốc
(Schima wallichii), Dẻ gai (Castanopsis chinensis), Ràng ràng mít
(Ormosia balansae),…
II.A.1c (1). Phân quần hệ rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt
đới cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình thấp và núi thấp
Phân quần hệ này chủ yếu là rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác.
Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy chỉ có những khoảnh nhỏ phân
bố rải rác trong khu vực. Thành phần loài cây phụ thuộc vào mức độ
khai thác hay thời gian rừng phục hồi. Mật độ và trữ lượng rừng thấp,
mật độ khoảng 423 cây/ha và trữ lượng khoảng 129 m
3
/ha. Phân quần
hệ này xuất hiện 30 loài cây gỗ. Có 4 loài tham gia vào công thức tổ
thành và có tỷ lệ tổ thành: Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Nghiến
(Excentrodendron tonkinense), Đây là phân quần hệ có tính đa dạng
về loài thấp nhất.
III.A.1a. Thảm cây bụi thường xanh trên đất địa đới
- Thảm cây bụi thường xanh phục hồi sau nương rẫy và sau khai
thác kiệt.
- Thảm cây bụi lùn trên đỉnh núi: Đỉnh núi thường là những tảng
đá lớn xếp chồng lên nhau. Thảm thực vật ưu thế là cây bụi có cây gỗ
phân bố rải rác.
8
IV.A.1a. Thảm cỏ dạng lúa cao
Với ưu hợp Lau phục hồi trên đất sau nương rẫy.
IV.A.1b. Thảm cỏ không dạng lúa cao
Có đại diện là ưu hợp ưu hợp Chuối rừng phục hồi trên đất sau
nương rẫy.
IV.A.1c. Thảm cỏ không dạng lúa trung bình
Có ưu hợp Guột và các loài Dương xỉ phục hồi trên đất sau
nương rẫy.
4.2. Tính đa dạng thực vật thân gỗ ở tầng cây cao trên núi đá vôi
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng
Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng thuộc khu vực núi đá vôi
trong vòng cung Bắc Sơn, với diện tích rừng núi đá chiếm 89,42%.
4.2.1. Đa dạng mức độ ngành
Kết quả nghiên cứu đề tài đã xây dựng được Danh lục thực vật
thân gỗ trên núi đá vôi Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng
Hoàng, gồm 107 họ, 344 chi và 611 loài của 2 ngành thực vật. Sự
phân bố các taxon của các ngành được thể hiện trong bảng 3.1:
Bảng 4.1. Các taxon của thực vật thân gỗ trên núi đá vôi Khu bảo
tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng
Ngành
Họ
Chi
Loài
Tên khoa học
Tên Việt
Nam
Số
lƣợng
%
Số
lƣợng
%
Số
lƣợng
%
Pinophyta
Thông
3
2,8
4
1,16
6
0,98
Magnoliophyta
Mộc lan
104
97,2
340
98,84
605
99,02
Tổng
107
100
344
100
611
100
Kết quả bảng 4.1 cho thấy thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu
BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng có mặt của 2 ngành thực vật, trong đó
ngành Mộc lan là đa dạng nhất chiếm tỷ lệ 99,02 % số loài; 98,84 % về
số chi và 97,2 %. Ngành Thông chiếm tỷ lệ thấp: 0,98 % số loài, 1,16
% số chi, 2,8% số họ. Đây là Danh lục thực vật thân gỗ lần đầu tiên
được xây dựng ở Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng. So sánh với
danh lục thực vật của Ngô Xuân Hải (2009), luận án đã bổ sung cho
Danh lục thực vật của KBTTN Thần Sa - Phượng Hoàng được 24 loài
thực vật thân gỗ, 1 họ, 9 chi.
9
Ngành mộc lan gồm: Lớp Mộc lan và lớp Loa kèn, trong đó, lớp
mộc lan với 101 họ chiếm 97,12%, 329 chi chiếm 96,76% và 588
loài chiếm 97,19 % của hệ. Lớp loa kèn có 3 họ chiếm 2,88%, 11 chi
chiếm 3,24 % và 17 loài chiếm 2,81 % của hệ. Như vậy số lượng
taxon của lớp mộc lan chiếm ưu thế tuyệt đối so với số họ, chi, và
loài của ngành. Tỷ lệ số loài của hai lớp là 34,59/1 tức là cứ 34 loài
thuộc lớp Mộc lan mới có một loài thuộc lớp loa kèn.
4.2.2. Chỉ số đa dạng của các taxon thực vật
Bảng 4.2. Chỉ số đa dạng của các taxon thực vật thân gỗ trên núi
đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng
Chỉ số
Ngành
Chỉ số chi
Chỉ số họ
Số chi/Số họ
Pinophyta
1,55
5,67
3,67
Magnoliophyta
1,79
5,82
3,26
Hệ thực vật thân gỗ
1,78
5,71
3,27
Kết quả bảng 4.2 cho thấy thực vật thân gỗ trên núi đá vôi có chỉ
số họ là 5,71, chỉ số đa dạng chi là 1,78. Số chi trung bình của mỗi họ
là 3,27 (trung bình mỗi họ có 3,27 chi). Ngành Mộc lan là ngành đa
dạng nhất về mặt chỉ số, trung bình mỗi chi có 1,79 loài, mỗi họ có
5,82 loài, mỗi họ trung bình có 3,26 chi.
4.2.3. Đa dạng bậc họ
Khi đánh giá sự đa dạng bậc họ của hệ thực vật thân gỗ trên núi đá
vôi của Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng, đề tài đã thống kê 10 họ
có số loài đa dạng nhất theo thứ tự giảm dần và kết quả như sau:
Bảng 4.3. Các họ đa dạng nhất của thực vật thân gỗ trên núi đá
vôi Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng
TT
Tên họ
Tên Việt Nam
Số loài
%
Số chi
%
1
Euphorbiaceae
Họ Thầu dầu
49
8,02
24
7,00
2
Lauraceae
Họ Long não
29
4,75
12
3,50
3
Rubiaceae
Họ Cà phê
28
4,58
17
4,96
4
Moraceae
Họ Dâu tằm
25
4,09
7
2,04
5
Annonaceae
Họ Na
21
3,44
12
3,50
6
Apocynaceae
Họ Trúc đào
18
2,95
12
3,50
7
Fagaceae
Họ Sồi dẻ
18
2,95
3
0,87
8
Rutaceae
Họ Cam
16
2,62
8
2,33
9
Sterculiaceae
Họ Sảng
14
2,29
8
2,33
10
Verbenaceae
Họ Tếch
13
2,13
5
1,46
10 họ đa dạng nhất (9,35 % số họ)
231
37,82
108
31,49
10
Kết quả bảng 4.3 cho thấy 10 họ đa dạng nhất của thực vật thân
gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng
Hoàng chiếm chiếm 9,35% tổng số họ, với 231 loài (chiếm 37,82%)
và 108 chi (chiếm 31,49%) tổng số loài và chi của toàn hệ. Trong 10
họ đa dạng nhất ở đây thì ít nhất mỗi họ cũng có 13 loài trở lên. Như
vậy, theo Tolmachop thì hệ thực vật thân gỗ ở đây khá đa dạng về họ.
4.2.4. Đa dạng bậc chi
Kết quả thống kê cho thấy thực vật thân gỗ trên núi đá vôi tại Khu
bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng có 31 chi có từ 4 loài
trở lên, chiếm 9,12% tổng số chi của toàn hệ với số loài là 166 loài,
chiếm 27,17 % tổng số loài. Số chi có 3 loài là 33 chi, số chi 2 loài là
65 chi, còn lại 215 chi chỉ có 1 loài.
4.2.5. Đa dạng về dạng sống
Bảng 4.4. Phổ dạng sống của thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên
Thần Sa - Phƣợng Hoàng
Dạng sống
Ký hiệu
Số loài
Tỷ lệ %
Cây gỗ lớn
Mg
65
10,64
Cây gỗ vừa
Me
177
28,97
Cây gỗ nhỏ
Mi
150
24,55
Cây có chồi trên lùn
Na
133
21,77
Cây dây leo thân gỗ
Lp
82
13,42
Cây kí sinh hay bán kí sinh thân gỗ
Pp
4
0,65
Tổng số
611
100
Kết quả cho thấy nhóm cây cây gỗ vừa có chiều cao từ 8 - 25m
chiếm tỉ lệ cao nhất (28,97%) trong các nhóm thực vật thân gỗ, sau
đó là nhóm cây gỗ nhỏ có chiều cao từ 2-8m (24,55%), thấp nhất là
nhóm cây ký sinh, bán ký sinh thên gỗ chiếm 0,65%. Từ các kết quả
trên đề tài đã lập phổ dạng sống thực vật thân gỗ của khu vực này
như sau:
P
h
= 10,64Mg+28,97Me+24,55Mi+21,77Na+13,42Lp+0,65Pp
11
4.2.6. Đa dạng theo các yếu tố địa lý
Theo hệ thống của Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) về các yếu tố địa
lý thực vật của hệ thực vật Việt Nam, đề tài đã xác định được vùng
phân bố của tổng số 605 loài trong tổng số 611 loài của hệ thực vật
thân gỗ trên núi đá vôi ở Thần Sa - Phượng Hoàng, chiếm 98,85 %
số loài của hệ. Trong số các yếu tố đã xác định được vùng phân bố
có 94,11% thuộc về nhiệt đới, bao gồm cả các yếu tố đặc hữu, cận
đặc hữu Việt Nam. Như vậy có thể thấy thực vật thân gỗ ở Khu
BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng mang nhiều đặc điểm của hệ thực
vật nhiệt đới.
Bảng 4.5. Các yếu tố địa lý của thực vật thân gỗ trên núi đá vôi
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng
Các yếu tố
Ký
hiệu
Số
loài
Tỷ lệ
(%)
Yếu tố thế giới
1
0
Yếu tố nhiệt đới
439
71,85
Yếu tố liên nhiệt đới
3
0,5
- Liên nhiệt đới
2
2
- Nhiệt đới châu Á, châu Úc và châu Mỹ
2.1
0
- Nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ
2.2
0
- Nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu Mỹ và các
đảo Thái Bình Dương
2.3
1
0,16
Yếu tố cổ nhiệt đới
26
4,3
- Cổ nhiệt đới
3
0
- Nhiệt đới châu Á và châu Úc
3.1
26
4,3
- Nhiệt đới châu Á và châu Phi
3.2
0
Nhiệt đới châu Á
410
67,1
- Nhiệt đới châu Á
4
126
20,62
- Đông Dương - Malêzi
4.1
60
9,82
- Đông Dương - Ấn Độ
4.2
90
14,73
- Đông Dương - Hymalaya
4.3
30
4,91
- Đông Dương - Nam Trung Quốc
4.4
80
13,09
- Đông Dương
4.5
24
3,93
12
Các yếu tố
Ký
hiệu
Số
loài
Tỷ lệ
(%)
Ôn đới
27
4,42
- Ôn đới Bắc
5
0
- Đông Á - Bắc Mỹ
5.1
0
- Ôn đới cổ thế giới
5.2
0
- Ôn đới Địa Trung Hải - châu Âu - châu Á
5.3
1
0,16
- Đông Á
5.4
26
4,26
Đặc hữu
136
22,26
- Cận đặc hữu Việt Nam
6.1
85
13,01
- Đặc hữu Việt Nam
6.2
51
8,35
Yếu tố cây trồng
7
2
0,33
Chưa xác định
0
7
1,15
Tổng
611
100
4.2.7. Đa dạng về giá trị của thực vật thân gỗ trên núi đá vôi
4.2.7.1. Đa dạng về giá trị sử dụng
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, trong tổng số 611 loài
thực vật thân gỗ trên núi đá vôi của Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa
- Phượng Hoàng có 895 lượt loài có ích (chiếm 146,48% tổng số loài
của hệ thực vật thân gỗ).
Bảng 4.6. Giá trị sử dụng của các loài thực vật thân gỗ trên núi
đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng
TT
Giá trị sử dụng
Ký hiệu
Số loài
Tỷ lệ
(%)
1
Cây làm thuốc
M
323
52,86
2
Cây cho gỗ
W
310
50,74
3
Cây ăn được hoặc để chăn nuôi
F
118
19,31
4
Cây làm cảnh
O
44
7,20
5
Cây cho dầu béo
Oil
39
6,38
6
Cây có chất độc
P
27
4,42
7
Cây cho nhựa, tannin
Sap
15
2,45
8
Cây cho tinh dầu
E
13
2,13
9
Cây có công dụng khác (Nhuộm,
sợi, cải tạo đất,…)
U
6
0,98
Tổng số lƣợt cây có ích
895
146,48
13
Kết quả bảng 4.6 cho thấy trong số 895 loài có công dụng thì có
đến 323 loài được dùng làm thuốc, chiếm 52,86% tổng số loài của
toàn hệ. Số loài cây lấy gỗ làm đồ mộc, đóng đồ xây dựng, làm các
nông cụ có 310 loài, chiếm 50,74% tổng số loài của toàn hệ. Các
nhóm khác có tỉ lệ thấp như cây cho dầu béo, cây cho nhựa, tannin,
cây lấy sợi, cải tạo đất, cây lấy tinh dầu,… Trong số 611 loài có 263
loài chỉ có một công dụng, 160 loài có hai công dụng, 89 loài có trên
3 công dụng.
4.2.7.2. Đa dạng về giá trị bảo tồn
Kết quả điều tra cho thấy tổng số loài thực vật thân gỗ quý hiếm ở
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng là 49 loài. Trong
đó, số loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) là 44 loài bị đe dọa.
Số loài có tên trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP là 10 loài, trong đó
cả 10 loài đều thuộc nhóm IIA. Số loài trong Danh lục đỏ IUCN
(2013) là 16 loài. Số loài nằm trong các phụ lục của công ước CITES
(2010) là 4 loài. Trong đó, có 30 loài đã xác định được vị trí phân bố
ngoài thực địa, tuy nhiên số lượng cá thể còn rất ít, đặc biệt là các cá
thể trưởng thành. Đa số các loài thực vật thân gỗ quý hiếm ở đây đều
phân bố ở quần hệ rừng kín thường xanh trên núi thấp, quần hệ rừng
kín thường xanh trên núi đá vôi ở địa hình thấp và núi thấp, quần hệ
rừng kín thường xanh mưa mùa ở địa hình thấp.
4.2.8. Một số chỉ số đa dạng của thực vật thân gỗ rừng trên núi đá
vôi tại vùng nghiên cứu
Bảng 4.7. Chỉ số đa dạng về loài tầng cây gỗ của các kiểu thảm
thực vật trên núi đá vôi
Phân quần
hệ
Số lƣợng
loài cây gỗ
Số cá thể
điều tra
Tỷ lệ
hỗn loài
H
’
Chỉ số
Cd
I.A.1a (3)
78
897
1/11,5
3,36
0,07
I.A.1b (1)
60
348
1/5,8
3,54
0,04
I.A.1c (1)
56
429
1/7,66
3,32
0,06
II.A.1c (1)
30
254
1/8,47
2,79
0,1
14
I.A.1a (3). Rừng kín thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình
thấp và núi thấp (<500m); I.A.1b (1). Rừng kín thường xanh cây lá rộng phục
hồi tự nhiên sau khai thác trên núi đá vôi ở núi thấp; I.A.1c (1). Rừng kín
thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình thấp và núi thấp
(>500m); II.A.1c (1). Rừng thưa thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi ở
địa hình thấp và núi thấp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy số loài thực vật thân gỗ ở đây biến
động từ 30 đến 78 loài. Hệ số Shannon - Wiener biến động không lớn
giữa các kiểu thảm thực vật rừng (từ 2,79 đến 3,54) cho thấy cấu trúc
thực vật ở khu vực nghiên cứu tương đối đồng nhất, theo đó thì rừng
kín thường xanh cây lá rộng phục hồi tự nhiên sau khai thác trên núi
đá vôi ở núi thấp có chỉ số đa dạng cao nhất (3,54) và thấp nhất là rừng
thưa thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình thấp và núi
thấp (2,79). Chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd) có giá trị và ý nghĩa
ngược lại với H
’
và biến động từ 0,04 - 0,1.
Kết quả tính toán chỉ số tương đồng (SI) của các kiểu thảm thực
vật rừng trên núi đá vôi cho thấy không có sự khác biệt nhiều về
thành phần loài cây gỗ.
Chỉ số entropy Rẽnyi:
Bảng 4.8. Chỉ số đa dạng Rẽnyi ở các thảm thực vật rừng
trên núi đá vôi
H
Phân quần hệ thảm thực vật rừng trên núi đá vôi
I.A.1a (3)
I.A.1b (1)
I.A.1c (1)
II.A.1c (1)
H
0
4,36
4,09
4,03
3,4
H
0,25
4,11
3,95
3,85
3,24
H
0,5
3,85
3,81
3,67
3,08
H
1
3,36
3,54
3,32
2,79
H
2
2,66
3,13
2,8
2,31
H
3
2,29
2,89
2,52
2
H
4
2,1
2,76
2,36
1,82
H
5
1,98
2,67
2,26
1,72
H
6
1,91
2,61
2,2
1,65
H
7
1,86
2,56
2,15
1,61
H
8
1,82
2,53
2,12
1,58
H
9
1,79
2,5
2,09
1,55
H∞
0,74
0,82
0,77
0,55
15
Giá trị của biến thiên từ 0-∞ thể hiện quy mô của các chỉ số đa
dạng. Chỉ số H rất thích hợp cho việc định nghĩa tính đa dạng thông
qua việc kết hợp giữa độ nhiều và độ đồng đẳng. Đây là thước đo liên
tục tính đa dạng của thảm thực vật. Kết quả cho thấy khi =1, H
được đặt bằng chỉ số Shannon-Wiener; khi =2, H=ln1/D, trong đó
D là chỉ số ưu thế Simpson. Chỉ số đa dạng truyền thống trên là
trường hợp riêng của H. Kết quả tính toán dải chỉ số H của các
thảm thực vật điển hình ở Thần Sa - Phượng Hoàng thấy rằng Rừng
kín thường xanh cây lá rộng phục hồi tự nhiên sau khai thác trên núi
đá vôi ở núi thấp có sự giàu có về loài và có độ đồng đẳng cao hơn
các phân quần hệ khác.
4.3. Tính đa dạng của cây gỗ tái sinh tự nhiên ở các kiểu thảm
thực vật trên núi đá vôi
4.3.1. Chỉ số đa dạng tầng cây tái sinh của các kiểu thảm thực vật
trên núi đá vôi
Bảng 4.9. Chỉ số đa dạng của cây gỗ tái sinh ở các kiểu thảm thực
vật rừng trên núi đá vôi
Phân quần hệ
Số loài tái sinh
(S)
Tỷ lệ hỗn
loài
H
’
Chỉ số Cd
I.A.1a (3)
59
1/13,29
3,15
0,09
I.A.1b (1)
45
1/11,89
3,31
0,05
I.A.1c (1)
74
1/10,47
3,42
0,06
II.A.1c (1)
42
1/11,38
2,84
0,11
Kết quả tính toán các chỉ số đa dạng sinh học lớp cây tái sinh cho
thấy, tỷ lệ hỗn loài từ 1/10,47 đến 1/13,29 (tức là cứ từ 10,47 cho đến
16
13,29 cây cá thể là có một loài). Hệ số Shannon - Wiener (H’) biến
động không lớn giữa các phân quần hệ rừng trên núi đá vôi (từ 2,84
đến 3,42), chỉ số Cd ở các phân quần hệ biến động từ 0,05 - 0,11. Chỉ
số Cd có giá trị và ý nghĩa ngược lại với chỉ số của Shannon - Weiner
(H
’
). Như vậy, rừng kín thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa
hình thấp và núi thấp và rừng kín thường xanh cây lá rộng phục hồi
tự nhiên sau khai thác trên núi đá vôi ở núi thấp có tính đa dạng về
loài cây tái sinh cao hơn cả.
4.3.2. Tổ thành và mật độ cây tái sinh
Số lượng loài cây tái sinh xuất hiện ở các kiểu rừng tương đối
phong phú (từ 42 - 74 loài). Số loài cây tham gia vào công thức tổ
thành từ 4 - 6 loài. Những loài chiếm tỷ lệ cao trong công thức tổ
thành là Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Mạy puôn (Cephalomappa
sinensis), Lòng mang xanh (Pterospermum heterophyllum), Lòng
mang cụt (Pterospermum truncatolobatum), Nhãn rừng (Nephelium
cuspidatum), một số loài cây quý hiếm như Nghiến, Trai lý mặc dù có
ở hầu hết các ô nghiên cứu nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Mật độ tái sinh
ở tất cả các thảm thực vật rừng trên núi đá vôi biến động từ 3187 -
7133 cây/ha. Mật độ tái sinh này có thể đáp ứng được vấn đề phục
hồi rừng nhưng thiếu những loài cây có giá trị.
17
Bảng 4.10. Tổ thành và mật độ cây tái sinh trên các thảm thực vật rừng núi đá vôi
tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng
TT
Phân quần hệ thảm thực vật rừng trên núi đá vôi
I.A.1a (3)
I.A.1b (1)
I.A.1c (1)
II.A.1c (1)
Loài
N (%)
N
(Cây/ha)
Loài
N (%)
N
(Cây/ha)
Loài
N (%)
N
(Cây/ha)
Loài
N (%)
N
(Cây/ha)
1
Mạy
tèo
25,77
1154
Lòng
mang
11,78
840
Mạy
puôn
13,16
583
Mạy tèo
25,31
807
2
Nhãn
rừng
8,16
366
Dẻ gai
9,53
680
Mạy tèo
12,65
560
Lòng
mang
10,88
347
3
Lòng
mang
6,89
309
Nhãn
rừng
8,22
587
Lòng
mang
6,32
280
Nhãn
rừng
9,41
300
4
Dẻ gai
5,99
269
Táu
muối
6,36
453
Nghiến
5,68
251
Trai lý
9,21
293
5
LK
(55)
53,19
2383
Cò ke
lá lõm
5,79
413
Nhãn
rừng
5,29
234
Nghiến
7,53
240
6
Trám
chim
5,23
373
Nhọc
đen
5,16
229
LK (37)
37,66
1200
7
LK
(39)
53,08
3786
LK (68)
51,74
2292
Tổng
59
100
4480
45
100
7133
74
100
4429
42
100
3187
18
4.3.3. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh
Kết quả nghiên cứu cho thấy cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ
hạt chiếm 81,19%, đặc điểm này thuận lợi cho việc hình thành tầng
rừng chính trong tương lai. Tỷ lệ cây tốt trung bình là 52,18%, cây có
phẩm chất trung bình là 41,05% và cây có phẩm chất xấu là 6,77%.
Chủ yếu cây tái sinh có chất lượng tốt và trung bình, đó là điều kiện
thuận lợi cho quá trình lợi dụng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng
trên núi đá vôi.
4.3.4. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao
Mật độ cây tái sinh của các thảm thực vật chủ yếu tập trung ở cấp
chiều cao từ 50-100cm trung bình đạt 1915 cây/ha. Mật độ cây tái sinh
thấp nhất ở cấp chiều cao <50cm, trung bình đạt 1195 cây/ha. Mật độ
cây tái sinh ở cấp chiều cao >100cm trung bình là 1697 cây/ha.
4.4. Các tác động của ngƣời dân địa phƣơng có ảnh hƣởng đến
tính đa dạng thực vật thân gỗ
Bảng 4.11. Tổng hợp các tác động của con ngƣời tới tài nguyên
rừng của Khu bảo tồn trên các tuyến điều tra
TT
Địa điểm
Chặt gỗ,
củi
Chăn thả
gia súc
Phá rừng làm
nƣơng rẫy
Khai thác
LSNG
1
Thần Sa
2,8
2,0
2,5
2,4
2
Thượng Nung
2,8
2,0
2,4
2,0
3
Sảng Mộc
2,7
2,1
2,1
2,0
4
Nghinh Tường
2,8
2,3
2,5
2,3
5
Vũ Chấn
2,7
2,0
1,8
1,6
Trung bình
2,76
2,08
2,26
2,06
Kết quả điều tra cho thấy tác động của con người đến khu bảo tồn
là khá lớn. Trong đó, tác động mạnh nhất là hoạt động khai thác gỗ,
củi của người dân với 2,76 điểm (tác động thường xuyên gây thiệt hại
lớn); sau đó là hoạt động phá rừng làm nương rẫy 2,26 điểm; Chăn
thả gia súc là 2,08 điểm; khai thác lâm sản ngoài gỗ là 2,06 điểm.
19
4.4.1. Khai thác gỗ trái phép
Hoạt động khai thác gỗ trái phép đã đe dọa đến nguồn tài nguyên
cây gỗ, phá hủy sinh cảnh sống của nhiều loài động, thực vật khác.
Trong 3 năm 2010 - 2012 trên địa bàn KBT, lực lượng kiểm lâm đã
bắt giữ và xử lý được 47 vụ khai thác gỗ trái phép. Cuối năm 2012,
đã thu hồi gỗ trái phép trên rừng tại xã Nghinh Tường được 20,068
m
3
gỗ (quy tròn) nhóm III, VI.
Có khoảng 30 loài cây gỗ được người dân ở đây khai thác từ rừng
tự nhiên để làm nhà và làm chuồng trại, nhưng Nghiến và Trai lý là 2
loài bị khai thác nhiều nhất với tần xuất cao nhất.
4.4.2. Khai thác củi
Kết quả thống kê có khoảng 38 loài thực vật thường được người
dân nơi đây khai thác để làm củi đun. Lượng củi tiêu thụ hàng ngày
phụ thuộc vào nhu cầu sinh hoạt của từng hộ, trung bình một tháng
các hộ sử dụng khoảng trên 1157 kg củi khô. Củi khai thác về được
sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau: Nấu cơm, nấu cám, đun
nước, sưởi, nấu rượu. Loại củi được người dân sử dụng nhiều nhất có
đường kính từ 7cm - 20cm.
4.4.3. Phát, đốt rừng mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp
Khai thác rừng mở rộng diện tích đất nông nghiệp sẽ làm thu hẹp
diện tích rừng và đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của các loài động,
thực vật. Từ năm 2010 - 2012, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Thần Sa
- Phượng Hoàng đã phát hiện và xử lý hành vi khai thác rừng trái
phép là 47 vụ, đốt nương rẫy trái phép trong rừng 03 vụ. Còn lại
những vụ khai thác nhỏ lẻ thì không kiểm soát hết được.
4.4.4. Hoạt động chăn thả gia súc
Khu vực nghiên cứu có khoảng 3856 con gia súc. Nhưng không
phải toàn bộ số gia súc trên đều được thả vào rừng, chỉ có một số hộ
sống giáp ranh trực tiếp hoặc sống trong Khu bảo tồn là thường
20
xuyên thả vào rừng, một số khác thường đi chăn trong rừng sau đó lại
cho về luôn trong ngày. Dù sao việc chăn thả trâu bò trong rừng cũng
làm ảnh hưởng đến tài nguyên thực vật, đặc biệt là hình thành rất
nhiều các con đường mòn dẫn vào rừng.
4.4.5. Cháy rừng
Cháy rừng cũng được xác định là mối đe dọa đối với đa dạng sinh
học. Trong năm 2010, xảy ra 2 vụ cháy trên địa bàn xã Thần Sa, tổng
diện tích sau khi đo đếm là 0,32 ha. Nguyên nhân xẩy ra cháy là do
người dân đốt bãi để trồng cây, thời tiết khô hanh nên không khống
chế được đám cháy. Tuy nhiên, do làm tốt công tác tuyên truyền
quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng nên từ năm 2011
đến nay không xảy ra vụ cháy rừng nào trong Khu bảo tồn.
4.4.6. Khai thác khoáng sản
Hoạt động khai thác khoáng sản ảnh hưởng lớn đến sự nguyên vẹn
và tính đa dạng sinh học của Khu bảo tồn. Hiện nay việc khai thác đã
cơ bản được quản lý, chỉ có những công ty được Nhà nước cho phép
mới được tiến hành khai thác song những tác động của chúng tới hệ
sinh thái rừng ở đây là không nhỏ. Tuy nhiên, ở một số khu vực thuộc
xã Thượng Nung, Thần Sa người dân vẫn có những hoạt động khai
thác vàng thủ công gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.
4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển hệ thực vật
thân gỗ, đặc biệt là những loài cây quý hiếm
- Nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề khai thác và sử
dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, luật
bảo vệ và phát triển rừng, luật đa dạng sinh học,…
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp có liên quan đến
quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.
- Nghiêm cấm việc khai thác 49 loài cây gỗ thuộc nhóm quý hiếm
nằm trong Sách đỏ, Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, Công ước CITES.
21
- Cần đưa 2 loài: Thông tre và Kim giao vào nhóm các loài thực
vật quý hiếm cần bảo vệ ở Việt Nam.
- Xác định ưu tiên trong bảo tồn các loài và các quần hệ/phân
quần hệ, đặc biệt là những loài quý hiếm đã xác định được vị trí phân
bố cần phải được ưu tiên bảo tồn trước.
- Tăng cường phối kết hợp giữa lực lượng kiểm lâm với các lực
lượng liên ngành trong việc ngăn chặn, truy quét, xử lý các vi phạm
lâm luật nhằm tăng cường hiệu lực quản lý.
- Nâng cao vai trò của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể,
những người có uy tín tại địa phương tham gia tích cực vào công tác
quản lý bảo vệ rừng.
- Quy hoạch bãi chăn thả gia súc theo từng thôn xóm để hạn chế
tình trạng chăn thả gia súc vào khu rừng đặc dụng.
- Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được áp dụng các biện
pháp khoanh nuôi bảo vệ, bảo tồn để duy trì diễn thế tự nhiên.
- Trong phân khu phục hồi sinh thái áp dụng các biện pháp bảo
vệ, bảo tồn diễn thế tự nhiên, kết hợp tái sinh tự nhiên với trồng các
loài cây bản địa. Trồng rừng mới trên các đối tượng trảng cỏ không
có tái sinh bằng cây bản địa.
- Xây dựng vườn thực vật để bảo tồn những loài thực vật thân gỗ
quý hiếm đang có nguy cơ bị đe dọa ngoài tự nhiên.
Xây dựng mô hình trồng một số loài lâm sản ngoài gỗ mà người
dân đang có nhu cầu như: một số loài cây thuốc, tre, trúc, song, mây,
rau ngót rừng, rau bò khai, nấm hương, mộc nhĩ,…
22
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
1. Kết quả phân loại thảm thực vật theo UNESCO, 1973 đã xác
định được thảm thực vật tự nhiên ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa
- Phượng khá đa dạng, gồm 10 quần hệ và 9 phân quần hệ của 4 lớp:
Lớp rừng kín, lớp rừng thưa, lớp thảm cây bụi, lớp thảm cỏ. Trong
đó, lớp quần hệ rừng kín có tính đa dạng cao nhất, rừng đa số có cấu
trúc 3 tầng, tuy nhiên những gỗ quý thì hầu như đã bị khai thác để lại
nhiều lỗ trống trong rừng. Số loài cây gỗ xuất hiện trong các phân
quần hệ biến động từ 30 - 78 loài, số loài tham gia vào công thức tổ
thành ít, từ 2-10 loài. Mật độ cây gỗ từ 423 - 580 cây/ha.
2. Hệ thực vật:
a. Thành phần loài thực vật thân gỗ Khu BTTN Thần Sa - Phượng
Hoàng đã thống kê được 611 loài, 344 chi, 107 họ thuộc 2 ngành
thực vật, trong đó ngành Mộc lan là đa dạng nhất chiếm tỷ lệ 99,02%.
Ngành Thông chiếm 0,98 %. So sánh với danh lục thực vật của các
nghiên cứu trước đây, luận án đã bổ sung cho Danh lục thực vật của
Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng được 24 loài thực vật thân gỗ,
1 họ, 9 chi.
b. Dạng sống của hệ thực vật thân gỗ được chia thành 6 nhóm,
trong đó nhóm cây cây gỗ vừa có chiều cao từ 8 - 25m chiếm tỉ lệ cao
nhất trong các nhóm thực vật thân gỗ (chiếm 28,97%).
c. Đã xác định được vùng phân bố của 98,85% số loài thực vật
thân gỗ, trong đó có 94,11% thuộc về nhiệt đới. Trong nhóm các yếu
tố nhiệt đới thì số lượng các loài thuộc về nhiệt đới Châu Á chiếm
tỷ lệ nhiều nhất (67,1%).
d. Về công dụng của hệ thực vật thân gỗ thì nhóm cây làm thuốc
chiếm tỷ lệ cao nhất (52,86%), sau đó là nhóm cây lấy gỗ (50,74%).