Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.71 KB, 21 trang )

Các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam
Việt Nam - Tổ quốc của nhiều dân tộc. Các dân tộc cùng là con cháu của Lạc Long Quân
- Âu Cơ, nở ra từ trăm trứng, nửa theo mẹ lên núi, nửa theo cha xuống biển, cùng mở
mang gây dựng non sông "Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền", với rừng núi trùng điệp,
đồng bằng sải cánh cò bay và biển Đông bốn mùa sóng vỗ; bờ cõi liền một dãi từ chỏm
Lũng Cú (Bắc) đến xóm Rạch Tàu (Nam), từ đỉnh Trường Sơn (Tây) đến quần đảo
Trường Sa (Đông).
Danh sách các dân tộc Việt Nam
Cùng chung sống lâu đời trên một đất nước, các dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn
kết giúp đỡ nhau trong chinh phục thiên nhiên và đấu tranh xã hội, suốt quá trình lịch sử
dựng nước, giữ nước và xây dựng phát triển đất nước.
Lịch sử chinh phục thiên nhiên là bài ca hùng tráng, thể hiện sự sáng tạo và sức sống
mảnh liệt, vượt lên mọi trở ngại thích ứng với điều kiện tự nhiên để sản xuất, tồn tại và
phát triển của từng dân tộc. Với điều kiện địa lý tự nhiên (địa mạo, đất đai, khí hậu )
khác nhau, các dân tộc đã tìm ra phương thức ứng xử thiên nhiên khác nhau.
Ở đồng bằng và trung du, các dân tộc làm ruộng, cấy lúa nước, dựng nên nền văn hóa
xóm làng với trung tâm là đình làng, giếng nước cây đa, bao bọc bởi lũy tre xanh gai góc
đầy sức sống dẻo dai. Đồng bằng, nghề nông, xóm làng là nguồn cảm hứng, là 'bột' của
những tấm áo mớ ba mớ bảy, của dải yếm đào cùng nón quai thao, của làn điệu dân ca
quan họ khoan thai mượt mà và của khúc dân ca Nam Bộ ngân dài chan chứa sự mênh
mông của đồng bằng sông Cửu Long. ở vùng thấp của miền núi, các dân tộc trồng lúa
nước kết hợp sản xuất trên khô để trồng lúa nương, trồng ngô, bước đầu trồng các cây
công nghiệp lâu năm (cây hồi, cây quế ), thay thế cho rừng tự nhiên. Họ sống trên
những nếp nhà sàn, mặc quần, váy, áo màu chàm với nhiều mô típ hoa văn mô phỏng hoa
rừng, thú rừng. Đồng bào có tục uống rượu cần thể hiện tình cảm cộng đồng sâu sắc.
Người uống ngây ngất bởi hơi men và đắm say bởi tình người.
Ở vùng cao Việt Bắc, Tây Nguyên, đồng bào chọn phương thức phát rừng làm rẫy - là
cách ứng xử thiên nhiên ở thời đại tiền công nghiệp. Vùng cao, khí hậu á nhiệt đới, việc
trồng trọt chủ yếu thực hiện trong mùa hè thu. Để tranh thủ thời tiết và quay vòng đất, từ
ngàn xưa người vùng cao đã phát triển xen canh gối vụ, vừa tăng thu nhập vừa bảo vệ đất
khỏi bị xói mòn bởi những cơ mưa rào mùa hạ. Bàn tay khéo léo và tâm hồn thẩm mỹ của


các cô gái đã tạo ra những bộ trang phục: váy, áo với những hoa văn sặc sỡ hài hòa về
màu sắc, đa dạng về mô típ, mềm mại về kiểu dáng, thuận cho lao động trên nương, tiện
cho việc đi lại trên đường đèo dốc. Núi rừng hoang sơ cùng với phương thức canh tác lạc
hậu là mảnh đất phát sinh và phát triển các lễ nghi đầy tính thần bí, huyền ảo. Hầu hết các
cư dân Tây Nguyên đều có tục đâm trâu làm lễ cúng Giàng (trời), cầu xin sự phù hộ của
Giàng cho người sức khỏe, cho gia súc và cho mùa màng bội thu. Đây cũng là vùng tiềm
ẩn nhiều truyện thần thoại, nhiều sử thi anh hùng mà giá trị của nó có thể so sánh được
các truyện thần thoại của Trung Quốc, Ấn Độ nhưng chưa được sưu tầm và nghiên cứu
đầy đủ. Đồng bào là chủ nhân sáng tạo ra những bộ đàn đá, đàn T'rưng, đàn Krông pút
những bộ cồng chiêng và những điệu múa tập thể dân dã, khỏe khoắn kết bó cộng đồng.
Dọc theo bờ biển từ Bắc vào Nam, các dân tộc sống bằng nghề chài lưới. Cứ sáng sáng
đoàn thuyền của ngư dân giăng buồm ra khơi, chiều lại quay về lộng. Cuộc sống ở đây
cũng nhộn nhịp, khẩn trương như nông dân trên đồng ruộng ngày mùa.
Ở khắp nơi, con người hòa nhập vào thiên nhiên, thiên nhiên cũng biết chiều lòng người,
không phụ công sức người.
Sống trên mảnh đất Đông Dương - nơi cửa ngõ nối Đông Nam Á lục địa với Đông Nam
Á hải đảo, Việt Nam là nơi giao lưu của các nền văn hóa trong khu vực. Ở đây có đủ 3
ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam Á, ngữ hệ Nam đảo và ngữ hệ Hán - Tạng. Tiếng
nói của các dân tộc Việt Nam thuộc 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau.
Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ.
Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái.
Nhóm Môn-Khmer có 21 dân tộc là: Ba na, Brâu, Bru-Vân kiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Cơ-
tu, Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ, Mảng, M'Nông, Ơ-đu, Rơ-măm,
Tà-ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng.
Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà thẻn.
Nhóm Kađai có 4 dân tộc là: Cờ lao, La chí, La ha, Pu péo.
Nhóm Nam đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê đê, Gia-rai, Ra-glai.
Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán dìu.
Nhóm Tạng có 6 dân tộc là: Cống, Hà Nhì, La hủ, Lô lô, Phù lá, Si la.
Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau, song do các dân

tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng các dân tộc có quan hệ
hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hóa với nhau, nhưng các dân tộc
vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình. Ở đây cái đa dạng của văn hóa
các dân tộc được thống nhất trong qui luật chung - qui luật phát triển đi lên của đất nước,
như cái riêng thống nhất trong cái chung của cặp phạm trù triết học.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với tổng số 54 dân tộc. Dân tộc Việt (Kinh) chiếm
87% dân số cả nước, sống tập trung chủ yếu trong vùng châu thổ sông Hồng, các đồng
bằng ven biển miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long và các thành phố lớn. 53 dân tộc
khác, tổng cộng hơn 8 triệu người, phân bổ chủ yếu trên các vùng núi (chiếm 2/3 lãnh
thổ) trải dài từ Bắc vào Nam .
Trong số các dân tộc thiểu số, đông nhất là Tày, Thái, Mường, Hoa, Khơ-me, Nùng
mỗi dân tộc trên dưới một triệu người; nhỏ nhất là Brau, Romam, O-du chỉ vài trăm
người.
Dân tộc Việt ngay từ thế kỷ thứ 10 đã thiết lập được một nền quân chủ tập trung. Người
Chăm đã từng sớm có một nền văn hoá rực rỡ. Người Tày, Nùng và Khơ-me đã đạt đến
một giai đoạn phát triển cao với sự xuất hiện các tầng lớp xã hội khác nhau. Người
Mường, Mông, Dao, Thái tập trung dưới quyền giám hộ của tù trưởng địa phương.
Nhiều dân tộc còn chia thành đẳng cấp, đặc biệt là các bộ tộc sống trên các vùng núi.
Một số dân tộc ít người đã biết các kỹ thuật canh tác khá thành thục. Họ đã sớm canh tác
lúa trên ruộng ngập nước và tiến hành tưới tiêu. Số khác tiến hành săn bắn, đánh cá, hái
lượm và sống bán du mục. Mỗi nhóm dân tộc đều có nền văn hoá riêng biệt, giàu có và
độc đáo. Tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc cũng hết sức khác biệt.
Tuy nhiên, bên trên của sự khác biệt này đã hình thành sự đoàn kết căn bản giữa các dân
tộc, kết quả của một quá trình hợp tác qua nhiều thế kỷ trên cùng mảnh đất Việt Nam.
Ngay từ thế kỷ đầu tiên của thời kỳ lịch sử, đã hình thành quá trình bổ sung lẫn nhau
trong quan hệ kinh tế giữa nhân dân đồng bằng và các dân tộc miền núi. Tình đoàn kết
này không ngừng được củng cố qua các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ
quốc. Thông qua cuộc đấu tranh chung để bảo vệ và xây dựng đất nước và quá trình hỗ
trợ lẫn nhau để tồn tại và phát triển, một cộng đồng chung giữa người Việt và các dân tộc
ít người đã hình thành và không ngừng được củng cố và phát triển.

Tuy vậy, trên thực tế còn tồn tại một khoảng cách rõ rệt về đời sống vật chất và tinh thần
giữa các dân tộc vùng đồng bằng và miền núi cũng như giữa các dân tộc ít người. Chính
phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách cụ thể và những ưu đãi đặc biệt để giúp đỡ
đồng bào miền núi đuổi kịp miền xuôi, đồng thời cố gắng phát triển và gìn giữ bản sắc
văn hoá truyền thống của mỗi dân tộc. Hiện nay, các chương trình cung cấp muối iốt cho
các bản, làng xa xôi; chương trình cung cấp trang bị các trạm y tế - vệ sinh trong mỗi
làng; chương trình chống sốt rét; chương trình xây dựng các trường học miễn phí cho trẻ
em các dân tộc ít người; chương trình định canh định cư; các dự án nghiên cứu tạo chữ
viết cho các dân tộc, tìm hiểu và phát triển văn hoá truyền thống của mỗi dân tộc đã thu
được những kết quả tốt.
Biển đảo Việt Nam
1. Khái quát về biển đảo nước ta
Nước ta giáp với biển Đông ở hai phía Đông và Nam. Vùng biển Việt Nam là mợt phần
biển Đông.
- Bờ biển dài 3.260km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Như vậy cứ l00 km2 thì có l km
bờ biển (trung bình của thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển).
- Biển có vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích
trên 1 triệu km (gấp 3 diện tích đất liền: l triệu km2/330.000km2).
- Trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và 2.577 đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp
thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển.
- Có vị trí chiến lược quan trọng: nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, châu Á
với châu Âu, châu Úc với Trung Đông. Giao lưu quốc tế thuận lợi, phát triển ngành biển.
- Có khí hậu biển là vùng nhiệt đới tạo điều kiện cho sinh vật biển phát triển, tồn tại tốt.
- Có tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú, đa dạng, quý hiếm.
- 26 tỉnh, thành phố ven biển chiếm 42% diệntích và 45% số dân cả nước, khơảng 15,5
triệu người sống ở đới bờ, 16 vạn người ở đảo.
* Vùng biển và hải đảo nước ta có vị trí chiến lược hết sức to lớn, có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, có liên quan trực
tiếp đến sự phồn vinh của đất nước, đến văn minh và hạnh phúc của nhân dân.
2. Tiềm năng và tầm quan trọng của biển

Câu nói truyền miệng của nhân dân ta từ bao đời nay là đất nước ta có ''Rừng vàng biển
bạc''.
+ Về kinh tế.
- Hải sản: Ở vùng biển nước ta đến nay có khoảng 2.040 loài cá gồm nhiều bộ, họ khác
nhau, trong đó có giá trị kinh tế cao khoảng 110 loài. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta
khoảng 3 triệu tấn/năm. Ở biển Việt Nam có khoảng trên l .500 loài nhiễm thể, riêng tôm
có trên l00 loài.
- Chim biển: Các loại chim biển ở nước ta cũng rất phơng phú: hải âu, bồ nông, chim rẽ,
hải yến. Theo tính toán của các nhà khoa học phân chim tích tụ từ lâu đời trên các đảo
cho trữ lượng phân bón tới chục triệu tấn.
- Rong biển: Trên biển nước ta có trên 600 loài rong biển là nguồn thức ăn có dinh dưỡng
cao và là nguồn dược liệu phong phú.
- Khoáng sản: Dưới đáy biển nước ta có nhiều khoáng sản quý như: thiếc, ti tan, đi-ri-
con, thạch anh, nhôm, sắt, măng gan, đồng, kền và các loại đất hiếm. Muối ăn chứa trong
nước biển bình quân 3.500gr/m2.
- Dầu mỏ: Vùng biển Việt Nam rộng hơn l triệu km2 trong đó có 500.000km2 nằm trong
vùng triển vọng có dầu khí. Trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam có thể
chiếm 25% trrữ lượng dầu dưới đáy biển Đông. Có thể khai thác từ 30-40 ngàn
thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít) khoảng 20 triệu tấn/năm. Trữ lượng dầu khí dự báo của
toàn thềm lục địa Vict Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Ngoài dầu Việt Nam còn có khí
đốt với trữ lượng khoảng ba nghìn tỷ m3/năm.
- Giao thông: Bờ biển nước ta chạy dọc từ Bắc tới Nam theo chiều dài đất nước, với
3.260km bờ biển có nhiều cảng, vịnh, vụng rất thuận liện cho giao thông, đánh bắt, hải
sản. Nằm liên trục giao thông đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Đại Tây
Dương, trong tương lai sẽ là tiềm năng cho ngành kinh tế dịch vụ trên biển (đóng làu, sửa
chữa tàu, tìm kiếm cứu hợ, thơng tin dẫn dắt ).
- Du lịch: Bờ biển đài có nhiều bãi cát, vụng, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, là liềm năng
du lịch lớn của nước ta.
+ Quốc phòng, an ninh:
Biển nước ta nằm trên đường giao thông quốc tế từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam vì

vậy có vị trí quân sự hết sức quan trọng. Đứng trên vùng biển-đảo của nước ta có thể
quan sát khống chế đường giao thông huyết mạch ở Đông Nam Á.
Biển-đảo nước ta có tầm quan trọng hết sức lớn lao đối với sự phát triển trường tồn của
đất nước.
3. Đảo và quần đảo nước ta và tầm quan trọng của nó
- Đảo và quần đảo:
- Vùng biển nước ta có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó:
+ Vùng biển Đông Bắc có trên 3.000 đảo.
+ Bắc Trung Bộ trên 40 đảo.
+ Còn lại ở vùng biển Nam Trung Bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa.
- Căn cứ vào vị trí chiến lược và các điều kiện địa lý kinh tế, dân cư, thường người ta chia
các đảo, quần đảo thành các nhóm:
+ Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Trên các đảo có thể lập những căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời nước ta, kiểm
tra hoạt động của tàu, thuyền, bảơ đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta. Đó là các đảo, quần đảo như: Hoàng Sa,
Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô
Tô, Bạch Long Vĩ
+ Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triên kinh tế-xã hội. Đó là các đảo
như: Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc.
+ Các đảo ven bờ gần có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn cứ đề bảo vệ
trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta. Đó là các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà,
huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), huyện đảo Côn
Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu), huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), huyện đảo Phú Quốc (Kiên
Giang)
- Quần đảo Hoàng Sa:
+ Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm giữa biển Đông. Từ lâu, Hoàng Sa cũng như
Trường Sa đã thuộc lãnh thổ Việt Nam với tên Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa.
+ Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang với vĩ độ Huế và Đà Nẵng.

+ Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo trong vùng biển rộng khoảng 15.000 km2, trực
thuộc Đà Nẵng.
+ Năm 1956 Trung Quốc chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Tháng l-1974,
trong lúc nhân và dân ta đang tập trung sức tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, Trung
Quốc đã đưa quân ra đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
- Quần đảo Trường Sa:
+ Cách quần đảo Hoàng Sa khoảng trên 200 hải lý về phía Đông Nam.
+ Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 100 đảo nhỏ, bãi ngầm, bãi san hô nằm trải rộng
trong một vùng biển khoảng 180.000km2, trực thuộc Khánh Hòa.
+ Chiều Đông Tây của quần đảo Trường Sa là 325 hải lý, chiều Bắc Nam là 274 hải lý.
Cách Cam Ranh 248 hải lý, cách đảo Hải Nam Trung Quốc 595 hải lý.
+ Tại quần đảo Trường Sa, đang diễn ra tình trạng có một số nước tranh chấp chủ quyền
với ta. Hiện nay: Philippln chiếm 8 đảo, Malaixia chiếm 3 đảo, Đài Loan chiếm l đảo,
Trung Quốc chiếm 9 bãi đá ngầm. Việt Nam đang có mặt và bảo vệ 21 đảo và bãi đá
ngầm trên quần đảo Trường Sa.
- Đảo và quần đảo nước ta có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước; vai trò lớn lao trong công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc ta.
4- Vịnh Bắc Bộ
- Nằm ở Tây Bắc Biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam và Trung Quốc.
- Diện tích khoảng 126.250km2, chiều ngang, nơi rộng nhất khoảng 310 km và nơi hẹp
nhất khoảng 220km. Hiệp Định Phân định Vịnh Bắc Bộ ký tháng 12/2000 giữa Việt Nam
và Trung Quốc đã xác định biên giới lãnh hải của hai nước ở ngoài cửa sông Bắc Luân,
cũng như giới hạn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta và Trung Quốc ở trong
Vịnh Bắc Bộ. Về diện tích tổng thể theo mực nước trung bình thì ta được 53,23%, Trung
Quốc được 46,77% diện tích Vịnh.
- Là vịnh nông, nơi sâu nhất khoảng l00m.
Thềm lục địa Việt Nam khá rộng, độ dốc thoải và có một lòng máng sâu trên 70m gần
đảo Hải Nam của Trung Quốc.
-Phần Vịnh phía Việt Nam có khoảng 3.000 đảo lớn nhỏ, đảo Bạch Long Vĩ diện tích

2,5km2 cách đất liền Việt Nam 110km, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 130km. Có
nhiều nguồn lợi hải sản và tiềm năng dầu khí (trữ lượng cá của Việt Nam khoảng 44 vạn
tấn).
5. Vịnh Thái Lan
- Nằm ở Tây Nam biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam, Campuchia, Thái
Lan, Malaixdia.
- Diện tích khoảng 293.000km2, chu vi khoảng 2.300km.
- Là một vịnh nông, nơi sâu nhất khoảng 80 mét.
- Đảo Phú Quốc trong Vịnh là đảo lớn nhất của Việt Nam, diện tích 567km2.
- Có nhiều nguồn lợi hải sản (trữ lượng cá của Việt Nam khoảng 51 vạn tấn).
Có tiềm năng dầu khí lớn: Việt Nam đã khai thác và hợp tác khai thác vùng chồng lấn với
Malaixia.
KHÁI QUÁT VĂN HÓA VIỆT NAM
Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát
triển của dân tộc.
Các nhà sử học thống nhất ý kiến ở một điểm: Việt Nam có một cộng đồng văn hoá khá
rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên
và phát triển rực rỡ vào giữa thiên niên kỉ này. Đó là cộng đồng văn hoá Đông Sơn. Cộng
đồng văn hoá ấy phát triển cao so với các nền văn hoá khác đương thời trong khu vực, có
những nét độc đáo riêng nhưng vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hoá vùng Đông
Nam Á, vì có chung chủng gốc Nam Á (Mongoloid phương Nam) và nền văn minh lúa
nước. Những con đường phát triển khác nhau của văn hoá bản địa tại các khu vực khác
nhau (lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả v.v ) đã hội tụ với nhau, hợp thành văn hoá
Đông Sơn. Đây cũng là thời kỳ ra đời nhà nước 'phôi thai' đầu tiên của Việt Nam dưới
hình thức cộng đồng liên làng và siêu làng (để chống giặc và đắp giữ đê trồng lúa), từ đó
các bộ lạc nguyên thuỷ phát triển thành dân tộc.
Giai đoạn văn hoá Văn Lang-Âu Lạc: (gần năm 3000 đến cuối thiên niên kỷ 1 trước CN)
vào thời đại đồ đồng sơ khai, trải 18 đời vua Hùng, được coi là đỉnh cao thứ nhất của lịch
sử văn hoá Việt Nam, với sáng tạo tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn và kỹ thuật trồng lúa
nước ổn định.

Sau giai đoạn chống Bắc thuộc có đặc trưng chủ yếu là song song tồn tại hai xu hướng
Hán hoá và chống Hán hoá, giai đoạn Đại Việt (từ thế kỉ 10 đến 15) là đỉnh cao thứ hai
của văn hoá Việt Nam. Qua các triều đại nhà nước phong kiến độc lập, nhất là với hai cột
mốc các triều Lý-Trần và Lê, văn hoá Việt Nam được gây dựng lại toàn diện và thăng
hoa nhanh chóng có sự tiếp thu ảnh hưởng to lớn của Phật giáo và Nho giáo.
Sau thời kì hỗn độn Lê-Mạc và Trịnh-Nguyễn chia cắt đất nước, rồi từ tiền đề Tây Sơn
thống nhất đất nước và lãnh thổ, nhà Nguyễn tìm cách phục hưng văn hoá dựa vào Nho
giáo, nhưng lúc ấy Nho giáo đã suy tàn và văn hoá phương Tây bắt đầu xâm nhập nước
ta. Kéo dài cho tới khi kết thúc chế độ Pháp thuộc là sự xen cài về văn hoá giữa hai xu
hướng Âu hoá và chống Âu hoá, là sự đấu tranh giữa văn hoá yêu nước với văn hoá thực
dân.
Giai đoạn văn hoá Việt Nam hiện đại được hình thành kể từ những năm 20-30 của thế kỷ
này, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Mác-Lênin. Với sự hội nhập
ngày càng sâu rộng vào nền văn minh thế giới hiện đại, đồng thời giữ gìn, phát huy bản
sắc dân tộc, văn hoá Việt Nam hứa hẹn một đỉnh cao lịch sử mới.
Có thể nói xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam, đã có ba lớp văn hoá chồng lên nhau:
lớp văn hoá bản địa, lớp văn hoá giao lưu với Trung Quốc và khu vực, lớp văn hoá giao
lưu với phương Tây. Nhưng đặc điểm chính của Việt Nam là nhờ gốc văn hoá bản địa
vững chắc nên đã không bị ảnh hưởng văn hoá ngoại lai đồng hoá, trái lại còn biết sử
dụng và Việt hoá các ảnh hưởng đó làm giầu cho nền văn hoá dân tộc.
Văn hoá dân tộc Việt Nam nảy sinh từ một môi trường sống cụ thể: xứ nóng, nhiều sông
nước, nơi gặp gỡ của nhiều nền văn minh lớn. Điều kiện tự nhiên (nhiệt, ẩm, gió mùa,
sông nước, nông nghiệp trồng lúa nước ) đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hoá
vật chất và tinh thần của dân tộc, đến tính cách, tâm lý con người Việt Nam. Tuy nhiên
điều kiện xã hội và lịch sử lại là những yếu tố chi phối rất lớn đến văn hoá và tâm lý dân
tộc. Cho nên cùng là cư dân vùng trồng lúa nước, vẫn có những điểm khác biệt về văn
hoá giữa Việt Nam với Thái Lan, Lào, Indonesia, Ấn Độ v.v Cùng cội nguồn văn hoá
Đông Nam á, nhưng do sự thống trị lâu dài của nhà Hán, cùng với việc áp đặt văn hoá
Hán, nền văn hoá Việt Nam đã biến đổi theo hướng mang thêm các đặc điểm văn hoá
Đông Á.

Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn phải làm các cuộc chiến tranh giữ nước,
từ đó tạo nên một đặc trưng văn hoá nổi bật: tư tưởng yêu nước thấm sâu và bao trùm
mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc nguyên thuỷ đã sớm được cố kết lại,
trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước và ý thức dân tộc. Chiến tranh liên miên, đó
cũng là lý do chủ yếu khiến cho lịch sử phát triển xã hội Việt Nam có tính bất thường, tất
cả các kết cấu kinh tế - xã hội thường bị chiến tranh làm gián đoạn, khó đạt đến điểm
đỉnh của sự phát triển chín muồi. Cũng vì chiến tranh phá hoại, Việt Nam ít có được
những công trình văn hoá-nghệ thuật đồ sộ, hoặc nếu có cũng không bảo tồn được
nguyên vẹn.
Việt Nam gồm 54 dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc một sắc thái riêng,
cho nên văn hoá Việt Nam là một sự thống nhất trong đa dạng. Ngoài văn hoá Việt -
Mường mang tính tiêu biểu, còn có các nhóm văn hoá đặc sắc khác như Tày - Nùng,
Thái, Chàm, Hoa - Ngái, Môn - Khơme, HHHHMông - Dao, nhất là văn hoá các dân tộc
Tây Nguyên giữ được những truyền thống khá phong phú và toàn diện cuả một xã hội
thuần nông nghiệp gắn bó với rừng núi tự nhiên. Dưới đây là cái nhìn khái quát về các
lĩnh vực văn hoá chủ yếu:
1. Triết học và tư tưởng
Lúc đầu chỉ là những yếu tố tự nhiên nguyên thuỷ thô sơ về duy vật và biện chứng, tư
tưởng người Việt trộn lẫn với tín ngưỡng. Tuy nhiên, xuất phát từ gốc văn hóa nông
nghiệp, khác với gốc văn hoá du mục ở chỗ trọng tĩnh hơn động, lại có liên quan nhiều
với các hiện tượng tự nhiên, tư tưởng triết học Việt Nam đặc biệt chú tâm đến các mối
quan hệ mà sản phẩm điển hình là thuyết âm dương ngũ hành (không hoàn toàn giống
Trung Quốc) và biểu hiện cụ thể rõ nhất là lối sống quân bình hướng tới sự hài hoà.
Sau đó, chịu nhiều ảnh hưởng tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo được dung hợp
và Việt hoá đã góp phần vào sự phát triển của xã hội và văn hoá Việt Nam. Đặc biệt các
nhà Thiền học đời Trần đã suy nghĩ và kiến giải hầu hết các vấn đề triết học mà Phật giáo
đặt ra (Tâm-Phật, Không-Có, Sống-Chết ) một cách độc đáo, riêng biệt. Tuy Nho học về
sau thịnh vượng, nhiều danh nho Việt Nam cũng không nghiên cứu Khổng-Mạnh một
cách câu nệ, mù quáng, mà họ tiếp nhận cả tinh thần Phật giáo, Lão-Trang nên tư tưởng
họ có phần thanh thoát, phóng khoáng, gần gũi nhân dân và hoà với thiên nhiên hơn.

Ở các triều đại chuyên chế quan liêu, tư tưởng phong kiến nặng nề đè nén nông dân và
trói buộc phụ nữ, nhưng nếp dân chủ làng mạc, tính cộng đồng nguyên thuỷ vẫn tồn tại
trên cơ sở kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc. Cắm rễ sâu trong xã hội nông nghiệp Việt
Nam là tư tưởng nông dân có nhiều nét tích cực và tiêu biểu cho con người Việt Nam
truyền thống. Họ là nòng cốt chống ngoại xâm qua các cuộc kháng chiến và nổi dậy. Họ
sản sinh ra nhiều tướng lĩnh có tài, lãnh tụ nghĩa quân, mà đỉnh cao là người anh hùng áo
vải Quang Trung-Nguyễn Huệ cuối thế kỷ 18.
Chính sách trọng nông ức thương, chủ yếu dưới triều Nguyễn, khiến cho ý thức thị dân
chậm phát triển. Việt Nam xưa kia coi trọng nhất nông nhì sĩ, hoặc nhất sĩ nhì nông,
thương nhân bị khinh rẻ, các nghề khác thường bị coi là nghề phụ, kể cả hoạt động văn
hoá.
Thế kỷ 19, phong kiến trong nước suy tàn, văn minh Trung Hoa suy thoái, thì văn hoá
phương Tây bắt đầu xâm nhập Việt Nam theo nòng súng thực dân. Giai cấp công nhân
hình thành vào đầu thế kỉ 20 theo chương trình khai thác thuộc địa. Tư tưởng Mác-Lênin
được du nhập vào Việt Nam những năm 20-30 kết hợp với chủ nghĩa yêu nước trở thành
động lực biến đổi lịch sử đưa đất nước tiến lên độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Tiêu
biểu cho thời đại này là Hồ Chí Minh, anh hùng dân tộc, nhà tư tưởng và danh nhân văn
hoá được quốc tế thừa nhận. Giai cấp tư sản dân tộc yếu ớt chỉ tiến hành được một số
cuộc cải cách bộ phận ở nửa đầu thế kỉ 20.
Như vậy, Việt Nam không có một hệ thống lý luận triết học và tư tưởng riêng, thiếu triết
gia tầm cỡ quốc tế. Nhưng không có nghĩa là không có những triết lý sống và những tư
tưởng phù hợp với dân tộc mình.
Xã hội nông nghiệp có đặc trưng là tính cộng đồng làng xã với nhiều tàn dư nguyên thuỷ
kéo dài đã tạo ra tính cách đặc thù của con người Việt Nam. Đó là một lối tư duy lưỡng
hợp (dualisme), một cách tư duy cụ thể, thiên về kinh nghiệm cảm tính hơn là duy lý, ưa
hình tượng hơn khái niệm, nhưng uyển chuyển linh hoạt, dễ dung hợp, dễ thích nghi. Đó
là một lối sống nặng tình nghĩa, đoàn kết gắn bó với họ hàng, làng nước (vì nước mất nhà
tan, lụt thì lút cả làng). Đó là một cách hành động theo xu hướng giải quyết dung hoà,
quân bình, dựa dẫm các mối quan hệ, đồng thời cũng khôn khéo giỏi ứng biến đã từng
nhiều lần biết lấy nhu thắng cương, lấy yếu chống mạnh trong lịch sử.

Trong các bậc thang giá trị tinh thần, Việt Nam đề cao chữ Nhân, kết hợp chặt chẽ Nhân
với Nghĩa, Nhân với Đức, bất nhân bất nghĩa đồng nghĩa với thất đức. Nguyễn Trãi từng
diễn tả quan niệm Nhân Nghĩa của người Việt - đối lập với cường bạo, nâng lên thành cơ
sở của đường lối trị nước và cứu nước. Việt Nam hiểu chữ Trung là Trung với nước, cao
hơn Trung với vua, trọng chữ Hiếu nhưng không quá bó hẹp trong khuôn khổ gia đình.
Chữ Phúc cũng đứng hàng đầu bảng giá trị đời sống, người ta khen nhà có phúc hơn là
khen giầu, khen sang.
Trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập thế giới, sẽ phải phấn đấu khắc
phục một số nhược điểm trong văn hoá truyền thống; kém tư duy lôgích và khoa học kỹ
thuật; đầu óc gia trưởng, bảo thủ, địa phương, hẹp hòi; tư tưởng bình quân; xu hướng phủ
định cá nhân, san bằng cá tính; tệ ưa sùng bái và thần thánh hoá; thói chuộng từ chương
hư danh, yếu về tổ chức thực tiễn
(Nguồn Bộ Văn hóa Thông tin)
2. Phong tục tập quán
Người Việt vốn thiết thực, chuộng ăn chắc mặc bền. Đầu tiên là ăn, có thực mới vực
được đạo, trời đánh còn tránh bữa ăn. Cơ cấu ăn thiên về thực vật, cơm rau là chính cộng
thêm thuỷ sản. Luộc là cách nấu ăn đặc sắc của Việt Nam. Nhưng cách thức chế biến
món ăn lại giầu tính tổng hợp, kết hợp nhiều chất liệu và gia vị. Ngày nay có nhiều thịt
cá, vẫn không quên vị dưa cà.
Người Việt hay dùng các chất liệu vải có nguồn gốc thực vật, mỏng, nhẹ, thoáng, phù
hợp xứ nóng, với các sắc màu nâu, chàm, đen. Trang phục nam giới phát triển từ đóng
khố ở trần đến áo cánh, quần ta (quần Tàu cải biến). Nữ giới xưa phổ biến mặc yếm, váy,
áo tứ thân sau này đổi thành chiếc áo dài hiện đại. Nói chung, phụ nữ Việt Nam làm đẹp
một cách tế nhị, kín đáo trong một xã hội 'cái nết đánh chết cái đẹp'. Trang phục cũ cũng
chú ý đến khăn, nón, thắt lưng.
Ngôi nhà Việt Nam xưa gắn liền với môi trường sông nước (nhà sàn, mái cong). Sau đó
là nhà tranh vách đất, lợp rạ, vật liệu chủ yếu là tre gỗ, không cao quá để chống gió bão,
quan trọng nhất là hướng nhà thường quay về phía Nam chống nóng, tránh rét. Nhà cũng
không rộng quá để nhường diện tích cho sân, ao, vườn cây. Vả lại, người Việt Nam quan
niệm 'rộng nhà không bằng rộng bụng'. Các kiến trúc cổ bề thế thường ẩn mình và hoà

với thiên nhiên.
Phương tiện đi lại cổ truyền chủ yếu là đường thuỷ. Con thuyền các loại là hình ảnh thân
quen của cảnh quan địa lý-nhân văn Việt Nam, cùng với dòng sông, bến nước.
Các phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội của Việt Nam đều gắn với tính cộng đồng
làng xã. Hôn nhân xưa không chỉ là nhu cầu đôi lứa mà còn phải đáp ứng quyền lợi của
gia tộc, gia đình, làng xã, nên kén người rất kỹ, chọn ngày lành tháng tốt, trải qua nhiều
lễ từ giạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu đến tơ hồng, hợp cẩn, lại mặt, và phải nộp cheo để chính
thức được thừa nhận là thành viên của làng xóm. Tục lễ tang cũng rất tỉ mỉ, thể hiện
thương xót và tiễn đưa người thân qua bên kia thế giới, không chỉ do gia đình lo mà hàng
xóm láng giềng tận tình giúp đỡ.
Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa xuân, nông nhàn. Các tết
chính là tết Nguyên đán, tết Rằm tháng Giêng, tết Hàn thực, tết Đoan ngọ, tết Rằm tháng
Bảy, tết Trung thu, tết Ông táo Mỗi vùng thường có lễ hội riêng, quan trọng nhất là các
lễ hội nông nghiệp (cầu mưa, xuống đồng, cơm mới ), các lễ hội nghề nghiệp (đúc đồng,
rèn, pháo, đua ghe ). Ngoài ra là các lễ hội kỉ niệm các bậc anh hùng có công với nước,
các lễ hội tôn giáo và văn hoá (hội chùa). Lễ hội có 2 phần: phần lễ mang ý nghĩa cầu xin
và tạ ơn, phần hội là sinh hoạt văn hoá cộng đồng gồm nhiều trò chơi, cuộc thi dân gian.
3. Tín ngưỡng và tôn giáo
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ cổ xưa đã bao hàm:
Tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người.
Con người cần sinh sôi, mùa màng cần tươi tốt để duy trì và phát triển sự sống, nên đã
nảy sinh tín ngưỡng phồn thực. ở Việt Nam, tín ngưỡng đó tồn tại lâu dài, dưới hai dạng
biểu hiện: thờ sinh thực khí nam và nữ (khác với ấn Độ chỉ thờ sinh thực khí nam) và thờ
cả hành vi giao phối (người và thú, ngay ở Đông Nam á cũng ít có dân tộc thờ việc này).
Dấu tích trên còn để lại ở nhiều di vật tượng và chân cột đá, trong trang trí các nhà mồ
Tây Nguyên, trong một số phong tục và điệu múa, rõ nhất là ở hình dáng và hoa văn các
trống đồng cổ.
Nông nghiệp trồng lúa nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên đã đưa đến tín ngưỡng
sùng bái tự nhiên. ở Việt Nam, đó là tín ngưỡng đa thần và coi trọng nữ thần, lại thờ cả
động vật và thực vật. Một cuốn sách nghiên cứu (xuất bản năm 1984) đã liệt kê được 75

nữ thần, chủ yếu là các bà mẹ, các Mẫu (không những có Ông Trời, mà còn có Bà Trời
tức Mẫu Cửu Trùng, ngoài ra là Mẫu Thượng Ngàn, Bà chúa Sông v.v ). Về thực vật
được tôn sùng nhất là Cây lúa, sau đó tới Cây đa, Cây cau, Cây dâu, quả Bầu. Về động
vật, thiên về thờ thú hiền như hươu, nai, cóc, không thờ thú dữ như văn hoá du mục, đặc
biệt là thờ các loài vật phổ biến ở vùng sông nước như chim nước, rắn, cá sấu. Người
Việt tự nhận là thuộc về họ Hồng Bàng, giống Tiên Rồng (Hồng Bàng là tên một loài
chim nước lớn, Tiên là sự trừu tượng hoá một giống chim đẻ trứng, Rồng sự trừu tượng
hoá từ rắn, cá sấu). Rồng sinh ra từ nước bay lên trời là biểu trưng độc đáo đầy ý nghĩa
của dân tộc Việt Nam.
Trong tín ngưỡng sùng bái con người, phổ biến nhất là tục thờ cúng tổ tiên, gần như trở
thành một thứ tôn giáo của người Việt Nam (trong Nam bộ gọi là Đạo Ông Bà). Việt
Nam trọng ngày mất là dịp cúng giỗ hơn ngày sinh. Nhà nào cũng thờ Thổ công là vị thần
trông coi gia cư, giữ gìn hoạ phúc cho cả nhà. Làng nào cũng thờ Thành hoàng là vị thần
cai quản che chở cho cả làng (thường tôn vinh những ngươì có công khai phá lập nghiệp
cho dân làng, hoặc các anh hùng dân tộc đã sinh hay mất ở làng). Cả nước thờ vua tổ, có
ngày giỗ tổ chung (Hội đền Hùng). Đặc biệt việc thờ Tứ Bất Tử là thờ những giá trị rất
đẹp của dân tộc: Thánh Tản Viên (chống lụt), Thánh Gióng (chống ngoại xâm), Chử
Đồng Tử (nhà nghèo cùng vợ ngoan cường xây dựng cơ nghiệp giầu có), bà Chúa Liễu
Hạnh (công chúa con Trời từ bỏ Thiên đình xuống trần làm người phụ nữ khát khao hạnh
phúc bình thường).
Mặc dù có trường hợp dẫn tới mê tín dị đoan, tín ngưỡng dân gian sống dẻo dai và hoà
trộn cả vào các tôn giáo chính thống.
Phật giáo (Tiểu thừa) có thể đã được du nhập trực tiếp từ ấn Độ qua đường biển vào Việt
Nam khoảng thế kỉ 2 sau CN. Phật giáo Việt Nam không xuất thế mà nhập thế, gắn với
phù chú, cầu xin tài lộc, phúc thọ hơn là tu hành thoát tục. Khi Phật giáo (Đại thừa) từ
Trung Quốc vào nước ta, tăng lữ Việt Nam mới đi sâu hơn vào Phật học, nhưng dần hình
thành những tôn phái riêng như Thiền Tông Trúc Lâm đề cao Phật tại tâm. Thời Lý-Trần,
Phật giáo cực thịnh nhưng vẫn đón nhận cả Nho giáo, Lão giáo, tạo nên bộ mặt văn hoá
mang tính chất 'Tam giáo đồng nguyên' (cả ba tôn giáo cùng tồn tại). Qua nhiều bước
thăng trầm, đạo Phật trở nên thân thiết với người Việt Nam, thống kê năm 1993 cho biết

vẫn có tới 3 triệu tín đồ xuất gia và khoảng 10 triệu người thường xuyên vãn chùa lễ Phật.
Thời Bắc thuộc, Nho giáo chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam, đến năm 1070 Lý
Thái Tổ lập Văn Miếu thờ Chu Công-Khổng Tử mới có thể xem là được tiếp nhận chính
thức. Thế kỉ 15, do nhu cầu xây dựng đất nước thống nhất, chính quyền tập trung, xã hội
trật tự, Nho giáo thay chân Phật giáo trở thành quốc giáo dưới triều Lê. Nho giáo, chủ
yếu là Tống Nho, bám chắc vào cơ chế chính trị-xã hội, vào chế độ học hành khoa cử,
vào tầng lớp nho sĩ, dần chiếm lĩnh đời sống tinh thần xã hội. Nhưng Nho giáo cũng chỉ
được tiếp thụ ở Việt Nam từng yếu tố riêng lẻ - nhất là về chính trị-đạo đức, chứ không
bê nguyên xi cả hệ thống.
Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam khoảng cuối thế kỉ 2. Do thuyết vô vi mang tư tưởng
phản kháng bọn thống trị, nó được người dân dùng làm vũ khí chống phong kiến phương
Bắc. Nó lại có nhiều yếu tố thần tiên, huyền bí, nên hợp với tiềm thức con người và tín
ngưỡng nguyên thuỷ. Nhiều nhà nho cũ mộ khuynh hướng ưa thanh tĩnh, nhàn lạc của
Lão-Trang. Nhưng từ lâu Đạo giáo như một tôn giáo không tồn tại nữa, chỉ còn để lại di
sản trong tin ngưỡng dân gian.
Ki-tô giáo đến Việt Nam vào thế kỉ 17 như một khâu môi giới trung gian của văn hoá
phương Tây và của chủ nghĩa thực dân. Nó tranh thủ được cơ hội thuận lợi: chế độ phong
kiến khủng hoảng, Phật giáo suy đồi, Nho giáo bế tắc, để trở thành chỗ an ủi tinh thần
cho một bộ phận dân chúng nhưng trong một thời gian dài không hoà đồng được với văn
hoá Việt Nam. Trái lại, nó buộc phải để giáo dân lập bàn thờ trong nhà. Chỉ khi hoà Phúc
âm trong dân tộc, nó mới đứng được ở Việt Nam. Năm 1993 có khoảng 5 triệu tín đồ
công giáo và gần nửa triệu tín đố Tin Lành.
Các tôn giáo bên ngoài du nhập vào Việt Nam không làm mất đi tín ngưỡng dân gian bản
địa mà hoà quyện vào nhau làm cho cả hai phía đều có những biến thái nhất định. Ví dụ
Nho giáo không hạ thấp được vai trò người phụ nữ, việc thờ Mẫu ở Việt Nam rất thịnh
hành. Tính đa thần, dân chủ, cộng đồng được thể hiện ở việc thờ tập thể gia tiên, thờ
nhiều cặp thần thánh, vào một ngôi chùa thấy không chỉ thờ Phật mà thờ cả nhiều vị
khác, thấn linh có mà người thật cũng có. Và có lẽ chỉ ở Việt Nam mới có chuyện con
cóc kiện cả ông Trời, cũng như môtíp người lấy tiên trong các chuyện cổ tích. Đây chính
là những nét riêng của tín ngưỡng Việt Nam.

4. Ngôn ngữ
Về nguồn gốc tiếng Việt, có nhiều giả thuyết. Giả thuyết giầu sức thuyết phục hơn cả:
tiếng Việt thuộc dòng Môn-Khơme của ngữ hệ Đông Nam á, sau chuyển biến thành tiếng
Việt-Mường (hay tiếng Việt cổ) rồi tách ra. Trong tiếng Việt hiện đại, có nhiều từ được
chứng minh có gốc Môn-Khơme và tương ứng về ngữ âm, ngữ nghĩa khi so sánh với
tiếng Mường.
Trải qua nghìn năm Bắc thuộc, và dưới các triều đại phong kiến, ngôn ngữ chính thống là
chữ Hán, nhưng cũng là thời gian tiếng Việt tỏ rõ sức sống đấu tranh tự bảo tồn và phát
triển. Chữ Hán được đọc theo cách của người Việt, gọi là cách đọc Hán-Việt. Và được
Việt hoá bằng nhiều cách tạo ra nhiều từ Việt thông dụng. Tiếng Việt phát triển phong
phú đi đến ra đời hệ thống chữ viết ghi lại tiếng Việt trên cơ sở văn tự Hán vào thế kỉ 13
là chữ Nôm.
Thời kỳ thuộc Pháp, chữ Hán dần bị loại bỏ, thay thế bằng tiếng Pháp dùng trong ngôn
ngữ hành chính, giáo dục, ngoại giao. Nhưng nhờ chữ Quốc ngữ, có lợi thế đơn giản về
hình thể kết cấu, cách viết, cách đọc, văn xuôi tiếng Việt hiện đại thực sự hình thành, tiếp
nhận thuận lợi các ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ văn hoá phương Tây. Chữ quốc ngữ
là sản phẩm của một số giáo sĩ phương Tây trong đó có Alexandre de Rhodes hợp tác với
một số người Việt Nam dựa vào bộ chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Việt dùng trong việc
truyền giáo vào thế kỉ 17. Chữ quốc ngữ dần được hoàn thiện, phổ cập, trở thành công cụ
văn hoá quan trọng. Cuối thế kỉ 19, đã có sách báo xuất bản bằng chữ quốc ngữ.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, tiếng Việt và chữ quốc ngữ giành được địa vị độc tôn,
phát triển dồi dào, là ngôn ngữ đa năng dùng trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp học, phản ánh
mọi hiện thực cuộc sống. Ngày nay, nhờ cách mạng, một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam
cũng có chữ viết riêng.
Đặc điểm của tiếng Việt: đơn âm nhưng vốn từ cụ thể, phong phú, giầu âm sắc hình ảnh,
lối diễn đạt cân xứng, nhịp nhàng, sống động, dễ chuyển đổi, thiên về biểu trưng, biểu
cảm, rất thuận lợi cho sáng tạo văn học nghệ thuật. Tự điển tiếng Việt xuất bản năm 1997
gồm 38410 mục từ.
5. Văn học
Phát triển song song, tác động qua lại sâu sắc: Văn học Việt Nam xuất hiện khá sớm, có

hai thành phần là văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian chiếm vị trí quan
trọng ở Việt Nam, có công lớn gìn giữ phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn
nhân dân. Sáng tác dân gian gồm thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười,
câu đố, tục ngữ, ca dao với nhiều màu sắc các dân tộc ở Việt Nam.
Văn học viết ra đời từ khoảng thế kỉ 10. Cho đến đầu thế kỉ 20 cũng có hai bộ phận song
song tồn tại: chữ Hán (có thơ, văn xuôi, thể hiện tâm hồn, hiện thực Việt Nam nên vẫn là
văn chương Việt Nam) và chữ Nôm (hầu như chỉ có thơ, lưu truyền lại nhiều tác phẩm
lớn). Từ những năm 20 của thế kỉ 20, văn học viết chủ yếu sáng tác bằng tiếng Việt qua
chữ quốc ngữ, có sự cách tân sâu sắc về các hình thức thể loại như tiểu thuyết, thơ mới,
truyện ngắn, kịch và sự đa dạng về xu hướng nghệ thuật, đồng thời phát triển với tốc độ
nhanh, nhất là sau Cách mạng tháng Tám đi theo đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, hướng về cuộc sống chiến đấu và lao động của nhân dân.
Có thể nói ở Việt Nam, hầu như cả dân tộc sính thơ, yêu thơ, làm thơ - từ vua quan,
tướng lĩnh, sư sãi, sĩ phu đến sau này nhiều cán bộ cách mạng - và một cô thợ cấy, một cụ
lái đò, một anh lính chiến đều thuộc dăm câu lục bát, thử một bài vè.
Về nội dung, chủ lưu là dòng văn chương yêu nước bất khuất chống ngoại xâm ở mọi
thời kỳ và dòng văn chương phản phong kiến thường thông qua thân phận người phụ nữ.
Phê phán các thói hư tật xấu của xã hội cũng là mảng đề tài quan trọng. Các thi hào dân
tộc lớn đều là những nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Văn học Việt Nam hiện đại phát triển từ lãng mạn đến hiện thực, từ âm hưởng chủ nghĩa
anh hùng trong chiến tranh đang chuyển sang mở rộng ra toàn diện cuộc sống, đi vào đời
thường, tìm kiếm các giá trị đích thực của con người.
Văn học cổ điển đã tạo nên những kiệt tác như Truyện Kiều (Nguyễn Du), Cung oán
ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Quốc âm thi tập
(Nguyễn Trãi) Việt Nam từ mấy thế kỉ trước đã có những cây bút nữ độc đáo: Hồ Xuân
Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà huyện Thanh Quan.
Văn xuôi hiện đại có những tác giả không thể nói là thua kém thế giới: Nguyễn Công
Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Nam Cao Bên cạnh
đó là những nhà thơ đặc sắc như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Chế
Lan Viên, Tố Hữu Tiếc rằng hiện nay chưa có những tác phẩm lớn phản ánh đầy đủ,

trung thực và xứng đáng đất nước và thời đại.
6. Nghệ thuật
Việt Nam có khoảng 50 nhạc cụ dân tộc, trong đó bộ gõ là phổ biến nhất, đa dạng nhất và
có nguồn gốc lâu đời nhất (trống đồng, cồng chiêng, đàn đá, đàn tơ rưng ). Bộ hơi phổ
biến là sáo khèn, còn bộ dây độc đáo nhất có đàn bầu và đàn đáy.
Thể loại và làn điệu dân ca Việt Nam rất phong phú khắp Trung, Nam, Bắc: từ ngâm thơ,
hát ru, hò đến hát quan họ, trống quân, xoan, đúm, ví giặm, ca Huế, bài chòi, lý. Ngoài ra
còn có hát xẩm, chầu văn, ca trù.
Nghệ thuật sân khấu cổ truyền có chèo, tuồng. Rối nước cũng là một loại hình sân khấu
truyền thống đặc sắc có từ thời Lý. Đầu thế kỉ 20, xuất hiện cải lương ở Nam bộ với các
điệu vọng cổ.
Nghệ thuật thanh sắc Việt Nam nói chung đều mang tính biểu trưng, biểu cảm, dùng thủ
pháp ước lệ, giầu chất trữ tình. Sân khấu truyền thống giao lưu mật thiết với người xem
và tổng hợp các loại hình ca múa nhạc. Múa Việt Nam ít động tác mạnh mẽ mà đường
nét uốn lượn mềm mại, chân khép kín, múa tay là chính.
ở Việt Nam, nghệ thuật chạm khắc đá, đồng, gốm đất nung ra đời rất sớm có niên đại
10000 năm trước CN. Sau này gốm tráng men, tượng gỗ, khảm trai, sơn mài, tranh lụa,
tranh giấy phát triển đến trình độ nghệ thuật cao. Nghệ thuật tạo hình Việt Nam chú trọng
diễn tả nội tâm mà giản lược về hình thức, dùng nhiều thủ pháp cách điệu, nhấn mạnh.
Đã có 2014 di tích văn hoá, lịch sử được Nhà nước công nhận và 2 di tích là cố đô Huế,
Vịnh Hạ Long được quốc tế công nhận. Kiến trúc cổ còn lại chủ yếu là một số chùa-tháp
đời Lý-Trần; cung điện-bia đời Lê, đình làng thế kỉ 18, thành quách-lăng tẩm đời Nguyễn
và những ngọn tháp Chàm.
Thế kỉ 20, tiếp xúc với văn hoá phương Tây, nhất là sau khi nước nhà độc lập, các loại
hình nghệ thuật mới như kịch nói, nhiếp ảnh, điện ảnh, ca múa nhạc và mỹ thuật hiện đại
ra đời và phát triển mạnh, thu được những thành tựu to lớn với nội dung phản ánh hiện
thực đời sống và cách mạng. Cho nên đến giữa năm 1997, đã có 44 người hoạt động văn
hoá-nghệ thuật được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh, 130 người được phong danh hiệu
Nghệ sĩ nhân dân, 1011 người được tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, đặc biệt có hai người
được nhận giải thưởng quốc tế về âm nhạc là Đặng Thái Sơn (Giải âm nhạc Chopin) và

Tôn Nữ Nguyệt Minh (Giải âm nhạc Tchaikovski). Tính đến đầu năm 1997, cả nước có
191 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và 26 xưởng phim, hãng phim, kể cả trung ương và
địa phương. Đã có 28 phim truyện, 49 phim thời sự-tài liệu và khoa học được nhận giải
thưởng quốc tế ở nhiều nước.
Văn hoá dân tộc cổ truyền hiện đứng trước sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá,
đứng trước những thách thức gay gắt của kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hoá. Nhiều
ngành văn hoá nghệ thuật đang có phần chững lại, tìm đường và tự cách tân. Hơn bao giờ
hết đặt ra vấn đề bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc, vấn đề lựa chọn các giá trị cũ, xây
dựng các giá trị mới. Bảo tồn nhưng vẫn phải là một nền văn hoá mở. Hiện đại nhưng
không xa rời dân tộc. Công cuộc đổi mới văn hoá đang tiếp tục
Vào WTO, nông nghiệp phải đổi mới
Một cơn lốc hàng ngoại nhập sẽ tràn vào thị trường khi VN gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO). Sản phẩm nông nghiệp là lĩnh vực được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng
nhiều nhất trong khi sức cạnh tranh của nông sản VN quá thấp, nông dân thì yếu thế.
"Gia nhập WTO, chúng ta có thể thâm nhập thị trường nông sản thế giới với kim ngạch
548 tỷ USD/năm. Nông sản, thủy sản xuất khẩu của VN sẽ chịu mức thuế thấp nhất,
nhiều hàng rào phi thuế quan sẽ được bãi bỏ Thế nhưng nông dân sẽ là người chịu khổ
nhiều nhất", đó là nhận định của một chuyên gia kinh tế khi dự báo về tương lai của nông
sản VN.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), việc giảm thuế nhập khẩu hàng
nông sản theo thỏa thuận với Mỹ mà trước hết là thịt bò, thịt heo sẽ khiến sản phẩm trong
nước cạnh tranh rất khó khăn, bởi giá thành chăn nuôi trong nước hiện rất cao. Hàng loạt
mặt hàng nông sản chế biến từ nhiều nước khác, nhất là từ Trung Quốc cũng có thể làm
cho nông sản nước ta cũng khó "địch" nổi ngay trên sân nhà.
Tiến sĩ Võ Mai, Chủ tịch Hiệp hội Trái cây VN nhận định: "Nông dân hiện nay hầu như
chưa có khái niệm gì về WTO, họ chỉ nghĩ đơn giản đó là công việc của Nhà nước. Như
vậy làm sao có thể cạnh tranh khi hội nhập? Muốn cạnh tranh, trước hết phải bắt đầu từ
chất lượng sản xuất, phải có sản phẩm chất lượng cao thì mới cạnh tranh được. Trong khi
đó thực trạng hiện nay của VN là sản xuất manh mún, chất lượng quá kém. Ngay khi
chưa gia nhập WTO, hiện nay trái cây VN đã bị lấn sân bởi trái cây ngoại rồi".

Ông Phạm Văn Minh, Giám đốc Công ty Phú An Sinh (TP HCM) nhận định, các doanh
nghiệp kinh doanh thịt gà trong nước có thể thua lớn, bởi vì vì ưu thế lớn nhất của Mỹ là
thị trường nội địa chỉ tiêu thụ phần ức gà, còn lại đem xuất khẩu hết nên giá cực rẻ.
Người nuôi bò, heo thì có thể "sống" cầm chừng, vì người tiêu dùng chưa quen với việc
sử dụng thịt heo, bò đông lạnh.
Hỗ trợ phù hợp với quy tắc WTO
Theo ông Đoàn Ngọc Bông, Phó chủ tịch Phòng VCCI, để hội nhập WTO một cách hiệu
quả, trước hết, Nhà nước cần có ngay chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, hỗ trợ
theo lối mới phù hợp với quy tắc chung của WTO. Cụ thể, Nhà nước cần chăm lo phát
triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn (như đường sá, điện, thủy lợi), ứng dụng
công nghệ mới, cung cấp thông tin thị trường, phát triển nguồn nhân lực
Một trong những tín hiệu khá lạc quan là đang có nhiều doanh nghiệp lập chương trình
tiếp sức cho nông dân. Từ giữa năm nay, hệ thống siêu thị bán sỉ Metro đã ký hợp đồng
tiêu thụ sản phẩm của 12 nhà sản xuất nông sản ở TP HCM. Đây là kết quả từ đơn đặt
hàng của UBND TP HCM trong việc hỗ trợ chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp thành phố. Giữa tháng 7 vừa qua, Cục Bảo vệ thực vật cũng phối hợp với Công ty
cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGGPS) triển khai chương trình huấn luyện nông dân
sản xuất rau an toàn theo quy trình sản xuất tốt (GAP) dành cho nông dân 22 tỉnh thành
phía Nam, nhằm giúp nông dân nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật để sản xuất rau an
toàn theo tiêu chuẩn quốc tế.
Hội Nông dân VN cũng tổ chức chương trình tôn vinh những sản phẩm nông nghiệp
nhằm tạo cơ hội cho nông dân nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong đó giải thưởng "Trâu
vàng đất Việt" lần đầu tiên được xây dựng trên tất cả các lĩnh vực, sản phẩm phục vụ cho
nông nghiệp được xem là bước tiến lớn trong việc tạo thương hiệu cho nông sản VN.
Theo cam kết đa phương của VN trong các phiên đàm phán gia nhập WTO, các trợ cấp
xuất khẩu đối với hàng nông sản sẽ phải được bỏ ngay lập tức. Thông tin này đối với các
doanh nghiệp xuất khẩu dường như không gây cú sốc quá lớn.
Ông Nguyễn Văn Lãng, Tổng thư ký Hiệp hội Cây điều VN cho biết: "Mặt hàng điều
xuất khẩu mỗi năm mang về hàng trăm triệu USD nhưng có được Nhà nước hỗ trợ gì
đâu, chỉ có đầu năm nay là được phê duyệt chương trình xúc tiến thương mại ngành điều

trị giá 600 triệu đồng, nếu VN thực hiện cam kết bỏ hỗ trợ xuất khẩu nông sản thì tôi nghĩ
không ảnh hưởng gì nhiều".
Theo bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch VCCI: "Tôi nghĩ không nên quá lo ngại về
việc cắt trợ cấp xuất khẩu đối với nông nghiệp. Vì lâu nay khoản trợ cấp này có bao
nhiêu đâu, mà cách làm cũng không hiệu quả, thưởng thì chưa thỏa đáng mà thủ tục lại
phức tạp
Đây là dịp để chúng ta nhìn lại và làm cho cơ bản hơn. Chẳng hạn, Nhà nước phải đầu tư
nhiều cho công tác nghiên cứu phát triển mới mong có được những loại cây hay con
giống đủ khả năng cạnh tranh. Phải đầu tư nhiều cho công tác nghiên cứu thị trường.
Doanh nghiệp tham gia thị trường còn rất thiếu những thông tin loại này để lường được
chi phí, cách tiếp cận cho phù hợp Một điều tôi muốn nói nữa là lâu nay hỗ trợ của Nhà
nước nếu có cũng chủ yếu chảy vào các công ty nhà nước nhưng điều oái ăm là những
công ty này lại làm ăn không hiệu quả".
Cộng đồng kinh tế Asean và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
Các nước ASEAN đã nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề hợp tác kinh tê khu vực
và đã có những nỗ lực để thực hiện sự hợp tác đó, tại Hội nghị cấp cao ASEAN tổ chức
tại Inđônêsia tháng 10-2003, các nhà lãnh đạo 10 nước ASEAN đã ký Tuyên bố hoà hợp
ASEAN II về xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN, cộng đồng an ninh ASEAN, cộng
đồng văn hoá ASEAN. Quyết tâm đưa ASEAN trở thành 1 cộng đồng kinh tế khu vực thể
hiện một sự hợp tác sâu hơn, mạnh hơn của các nước thành viên trong khu vực. Bài viết
này tập trung vào tìm hiểu đánh giá xem xét lộ trình hình thành cộng đồng kinh tế
ASEAN (ASEAN Economic Community-AEC) và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam.
Cơ hội triển vọng và thách thức của AEC
Hiện thực hoá AEC là mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế quốc tế trong Tầm nhìn
ASEAN 20020, nhằm tạo dựng khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả
năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hoá, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do, kinh
tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế-xã hội giữa các nước được giảm
bớt. Nằm trong xu thế hợp tác toàn cầu, việc hình thành AEC là tất yếu của quá trình hội
nhập kinh tế sâu rộng của ASEAN, đồng thời là sự phản ứng của ASEAN trước những
biến động của tình hình khu vực và thế giới sau các khó khăn của vòng đàm phán Doha.

Sự ra đời của AEC sẽ thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực sâu hơn, nâng cao năng lực cạnh
tranh về kinh tế và vị thế trong thương lượng về đối thoại chính trị với bên ngoài (theo
bản báo cáo nghiên cứu sức cạnh tranh của ASEAN do Mc Kinsey & Company tiến hành
năm 2003). Bên cạnh những cơ hội và triển vọng mà AEC tạo ra cho các nước trong đó
có Việt Nam, còn có những thách thức như:
Một là, những đòi hỏi tất yếu bên trong của quá trình hội nhập hiện tại của ASEAN. Tiến
trình hội nhập hiện tại của ASEAN tuy có những chuyển biến tích cực song chưa nhiều
về mặt thực tiễn thực hiện, tình trạng cam kết nhiều thị trường vẫn bị chia cắt, ràng buộc
không cao nên các thành viên thiếu tin tưởng vào các kết quả của quá trình hội nhập thực
tế của khu vực, bất ổn chính trị xã hội, chênh lệch phát triển quá lớn giữa các thành viên
và sức cạnh tranh thấp đang làm giảm sút hình ảnh của một ASEAN năng động trong mắt
các nhà đầu tư nước ngoài nhất là các nhà đầu tư châu Âu.
Hai là, ASEAN đang dần mất vị trí vai trò nhất là về kinh tế trong bối cảnh ASEAN + 3
đang được thực hiện nhanh chóng, và sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của các nền kinh tế
lớn là Ấn Độ, Trung Quốc là sức ép rất lớn đối với ASEAN. (Trên thực tế, khả năng thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực ASEAN đã bị Trung Quốc thách thức mạnh
mẽ, Trung Quốc hiện là nơi tập trung 80% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực Đông
Á, và xu hướng này ngày càng tăng khi Trung Quốc đã là thành viên của WTO năm
2003).
Ba là, sự tác động mạnh mẽ của các xu hướng thay đổi mới của bối cảnh quốc tế và khu
vực. ASEAN phải tăng cường liên kết trong nội bộ khối để đối phó với tình hình đầu tư
và thương mại trong nội bộ khối đang đổ dồn vào 2 nước là Ấn Độ và Trung Quốc,
những địa chỉ đầu tư hấp dẫn khác. Hơn nữa việc các nước một mặt tham gia các liên
minh kinh tế, một mặt tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song
phương trên nhiều cấp độ, nhiều tuyến trong khu vực Đông Á đang có tác dụng không tốt
đến ASEAN, nhất là xuất hiện đồng thời của các Hiệp định tự do thương mại giữa
ASEAN với Trung Quốc và trong thời gian tới là các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn quốc
và Hoa Kỳ. Điều này dẫn đến hiện tượng một Đông Á thống nhất về kinh tế, trong đó vai
trò các nước lớn như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc là các nước lớn chi phối
các hoạt động thương mại và đầu tư trong khu vực và có thể không tránh khỏi hình thành

một thị trường chung Đông Á ? Điều đó đặt ra cho các nước ASEAN nguy cơ tiềm ẩn bị
hoà tan trong dòng chảy hội nhập.
Bốn là, xu hướng thành lập các cộng đồng kinh tế của các khu vực trên thế giới. Một EU
đang dần lấy lại vị thế của một đối trọng với Hoa Kỳ, khối thị trường chung Nam Mỹ
(MERCOSUR) đang chấn hưng và phát triển Điều này đòi hỏi các nước ASEAN phát
triển dựa vào nội lực là chủ yếu, trong bối cảnh đó AEC là một biện pháp để phát huy
tính năng động của các nền kinh tế khu vực, thu hút đầu tư nước ngoài, hỗ trợ các nước
thành viên trong khu vực. Hơn nữa trong bối cảnh nền kinh tế của khu vực bị ảnh hưởng
nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997-1998 đã chỉ ra cho các nước trong khu
vực thấy được rằng sự giàu có và thịnh vượng của các quốc gia tuỳ thuộc vào sự hợp tác
chặt chẽ của các quốc gia với nhau, tạo thành một thể thống nhất trong xu thế toàn cầu
hoá đang diễn ra mạnh mẽ.
Năm là, ASEAN không có trụ lực trung tâm hay còn gọi là “đầu tàu của khối” ASEAN
không có quốc gia và đồng tiền mạnh giữ vai trò dẫn dắt tiến trình hội nhập khu vực. Đây
là một yếu tố không thuận lợi trong tiến trình hội nhập của ASEAN so với các liên kết
kinh tế khác như Cộng đồng kinh tế châu Âu EU (trước khi hoà hợp chính thức sử dụng
đồng EURO) có Đức- đồng DEM và Pháp - đồng Fr, hay Khu vực mậu dịch tự do Bắc
Mỹ có Mỹ - đông USD. Ý tưởng cho ra đời một đồng tiền chung khu vực sẽ giải quyết
được phần nào vấn đề trên, đây thực sự là một thách thức cho các nước ASEAN vì các
nước này đều mang tính dân tộc rất cao trong lựa chọn hình ảnh đại diện của khối trên
đồng tiền.
Sáu là, sau sự kiện 11-9 diễn ra tại Mỹ, phong trào khủng bố đã lan rộng và các nước
ASEAN nơi tập trung cộng đồng người Hồi giáo lớn cũng nằm trong điểm ngắm của các
phần tư hồi giáo cực đoan mượn tôn giáo để phục vụ các mục đích kinh tế chính trị khác
nhau. Điều này đòi hỏi các nước trong khu vực ASEAN phải hợp tác xây dựng thành một
cộng đồng vững chắc để giải quyết các mâu thuận nội tại diễn ra trong nội bộ khối, trong
đó vấn đề kinh tế là vấn đề then chốt, đem lại lợi ích cho các thành viên cũng như cho cả
khu vực. Sự ra đời của AEC chắc chắn sẽ có tác động sâu rộng về nhiều mặt đối với
ASEAN và các nước thành viên, trong đó có Việt Nam.
Những vấn đề đạt ra đối với Việt Nam

Một là, tiến độ thực hiện cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan còn rất chậm.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là sức cạnh tranh của hàng hoá nội địa còn thấp,
còn cần sự bảo hộ của nhà nước. Mặc dù kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua đã có
nhiều khởi sắc, nền kinh tế có sự tăng trưởng cao ổn định, song quy GDP của Việt Nam
vẫn còn quá nhỏ so với hầu hết các nước ASEAN. So với Thái Lan nền kinh tế của chúng
ta chỉ tương đương vào khoảng những năm 65-70 của thế kỷ trước, điều đó có nghĩa là
chúng ta bị tụt hậu về trình độ phát triển ít nhất là 3 thập kỷ.
Hai là, ASEAN đề nghị các nước thành viên mới thúc đẩy nhanh tiến trình thực hiện
CEPT/AFTA lên 1 năm tương tự như ASEAN-6. Đây là một thách thức lớn đặt ra đối với
ASEAN-4 nói chung và Việt Nam nói riêng. Điều đó có nghĩa là chúng ta càng phải sớm
dỡ bỏ hàng rào bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước, trong khi đó cạnh tranh ngày
càng gay gắt, trụ vững được trong điều kiện cạnh tranh như vậy là điều không đơn giản,
nhất là với các doanh nghiệp có khả năng chưa cao.
Ba là, hệ thống pháp luật của Việt Nam, mặc dù chúng ta đang cố gắng từng bước hoàn
thiện song vẫn chưa thực sự sẵn sàng để theo kịp tiến trình hội nhập. Cũng như các nước
khác trong khu vực, đây luôn là vấn đề nan giải cho thực trạng nền kinh tế từng quốc gia,
khu vực và thế giới luôn biến động. Hơn nữa nyhững sự khác nhau giữa các thành viên
về chế độ chính trị, trình độ phát triển nền kinh tế, văn hoá Sẽ dẫn đến tình trạng một
thành viên khó có thể có được 1 hệ thống luật pháp phù hợp với tất cả các thành viên
khác và với khu vực.
Bốn là, nhận thức của người dân Việt Nam về hội nhập chưa đúng đắn, nhất là khối tư
nhân. Đây cũng là một rào cản cho quá trình hội nhập khu vực trong quá trình nhất thể
hoá khu vực ASEAN.
Cộng đồng kinh tế ASEAN là mục tiêu hướng tới của lộ trình hội nhập kinh tế của
ASEAN để thực hiện Tầm nhìn ASENA-2020. AEC là sự thể hiện ý chí nguyện vọng của
một ASEAN hoà bình hợp tác và phát triển, nhằm hướng tới một thị trường chung khu
vực thống nhất liên kết chặt chẽ. Đối với Việt Nam sẽ vừa là trách nhiệm, cơ hội và thử
thách để dần từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
(Nguồn: NCTCKT)
Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lý KT – XH Việt Nam



Người thực hiện: Lê Phương Linh - K50A
Người hướng dẫn: PGS.TS .Đặng Văn Đức
Nghiên cứu về: "Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lý KT – XH
Việt Nam (Địa lý 12 – THPT)" là rất cần thiết, có ý nghĩa to lớn về mặt khoa học
và thực tiễn.
Mục đích của đề tài là vận dụng các phương pháp thích hợp để khai thác kênh hình
trong dạy học Địa lý lớp 12 nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập và sáng tạo
của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Địa lý ở trường THPT.
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải hoàn thành các nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng kênh hình trong dạy học
Địa lý lớp 12 ở trường THPT.
+ Hệ thống một số kỹ năng khai thác kênh hình cần rèn luyện cho học sinh trong học
tập Địa lý KT – XH Việt Nam.
+ Tiến hành thực nghiệm sư phạm để chứng minh tính hiệu quả của phương pháp sử
dụng kênh hình trong dạy học Địa lý.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã xác định được cơ sở lý luận và thực tiễn của
việc sử dụng kênh hình cho học sinh lớp 12 – THPT. Muốn sử dụng kênh hình các em
phải hiểu kênh hình là gì, kênh hình có vai trò như thế nào trong quá trình học tập
địa lý? Các em cần có các kỹ năng khai thác bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh,v.v
Đối với việc rèn luyện kỹ năng sử dụng kênh hình cho học sinh có nhiều hình thức
khác nhau như trong truyền thụ kiến thức mới, ôn tập, củng cố bài ở trên lớp và làm
bài tập ở nhà Chúng tôi đưa ra các phương pháp sử dụng kênh hình nhằm giúp các
em khai thác được một cách triệt để nhất các kiến thức địa lý thông qua hệ thống
kênh hình. Lúc này kênh hình không chỉ là phương tiện trực quan nữa mà còn là
nguồn kiến thức quan trọng như cuốn SGK Địa lý thứ hai của học sinh.
Để biết được tính hiệu quả của phương pháp trên, chúng tôi đã tiến hành thực
nghiệm sư phạm ở một số trường phổ thông. Kết quả thu được cho thấy nhờ có
phương pháp sử dụng kênh hình mà chất lượng giảng dạy và học tập địa lý đựơc

nâng cao hơn, nó gây được hứng thú, lòng say mê học tập của học sinh, giúp cho học
sinh có thói quen làm việc với kênh hình trong học tập địa lý.

×