BÀI GIẢNG
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG NÔNG NGHIỆP
1
Bài Giảng
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP
(Chương trình 2 ĐVHT)
* Phân Phối chương trình:
Bài 1: Vai trò nông nghiệp, lịch sử phát triển và các loại hệ thống nông nghiệp (5
tiết)
Bài 2: Tổng quan nghiên cứu & phát triển Hệ thống nông nghiệp (8 tiết).
Bài 3: Lựa chọn khu vực, điểm nghiên cứu và Mô tả Hệ thống nông nghiệp (3 tiết)
Bài 4: Phát hiện vấn đề và khai thác tiềm năng của Hệ thống nông nghiệp (3 tiết)
Bài 5: Nghiên cứu thử nghiệm đồng ruộng và chuyển giao kết quả nghiên cứu (3
tiết)
Phần Semina và thực hành môn học: 8 tiết (2 buổi) cho cả lớp. Một ngày đi
về thôn xã và một ngày thảo luận nhóm.
* Mục tiêu:
Cung cấp những kiến thức cơ bản về nghiên cứu phát triển hệ thống nông
nghiệp. Trang bị những ứng dụng lý thuyết hệ thống trong thực tiễn sản xuất nông
nghiệp hiện nay. Hiểu lịch sử và các loại hệ thống nông nghiệp.
Cung cấp phương pháp và tiến trình thực hiện trong nghiên cứu phát triển hệ
thống nông nghiệp và hệ thống canh tác.
* Nội dung chung:
- Vai trò nông nghiệp, lịch sử phát triển và các loại hệ thống nông nghiệp.
- Tổng quan về nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp và hệ thống canh
tác.
- Áp dụng lý thuyết hệ thống vào nông nghiệp
- Nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp và hệ thống canh tác
2
BÀI I
VAI TRÒ NÔNG NGHIỆP, LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ
CÁC LOẠI HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP (5 tiết)
1.1. VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI.
1.1.1 Các khái niệm khác nhau về nông nghiệp.
Trước khi đề cập đến vấn đề hệ thống nông nghiệp, chúng ta cấn thảo luận và
hiểu định nghĩa nông nghiệp. Khó có thể định nghĩa chính xác nông nghiệp là gì.
Tất nhiên, có thể có một sự đồng ý chung về những thứ bao gồm công cụ và vật
dụng, cùng với con người, cây trồng và vật nuôi, như thế đã có thể gọi là nông
nghiệp. Nhưng như thế sẽ là không đủ nếu chúng ta còn phải quan tâm thực sự tới
những vấn đề như vai trò của khoa học trong nông nghiệp. Vai trò và tầm quan
trọng của nông nghiệp đối với sự tồn tại và hưng thịnh của loài người cũng như vấn
đề làm thế nào để nâng cao hiệu quả của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên ngày nay
người ta đã đi đến thống nhất và định nghĩa Nông nghiệp như sau:
- Nông nghiệp là sản xuất đặc biệt mở ra trên địa bàn rộng lớn, lệ thuộc vào
tự nhiên (Đặc biệt là ngành trồng trọt). Trong nông nghiệp ngành trồng trọt là sản
xuất đầu tiên. Không có sản xuất ngành trồng trọt thì không có sản xuất nông
nghiệp, vì nó cung cấp lương thực, thực phẩm rất thiết yếu cho con người.
- Nông nghiệp là Sinh học áp dụng cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Là những
tác động có mục đích của con người vào các cảnh quan dùng để canh tác nhằm lấy
ra ngày một nhiều hơn các sản phẩm nông nghiệp. Đó là sự kiểm soát và điều khiển
cây trồng vật nuôi trong hoạt động của hàng ngày của con người.
- Theo Spedding 1979 đã định nghĩa nông nghiệp là một loại hoạt động của
con người, được tiến hành trước hết là để sản xuất ra lương thực, sợi, củi đốt cũng
như các nguyên vật liệu khác, bằng sự cân nhắc kỹ lưỡng và sử dụng có điều khiển
cây trồng và vật nuôi.
- Hoạt động của nông nghiệp chỉ là một bộ phận của cuộc sống xã hội, do vậy
nó phải được gắn liền với nhiều ngành khoa học khác nhau, bao gồm cả khoa học tự
nhiên, khoa học xã hội, và sinh học .
- Nông nghiệp tự nó đã rất rõ rằng, đó là hoạt động có mục đích của con
người để tạo ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhiều nhu cầu khác nhau của con người.
Những hoạt động đặc thù của nông nghiệp là các hoạt động về trồng trọt và chăn
nuôi để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho con người.
Nền kinh tế
Khoa học tự nhiên
và xã hội
Sinh học
Näng
nghiãû
p
3
Sơ đồ 1: Nông nghiệp và sự gối lên nhau của 3 ngành khoa học.
* Trình độ kiểm soát và điều khiển trong nông nghiệp:
Mức độ kiểm soát và điều khiển trong nông nghiệp rất khác nhau là:
- Kiểm soát tình trạng vật lý của cơ thể sinh vật (Xem hình thể của cây và tác
động lên hình thể của cây đó tạo cơ thể sinh vật phát triển cân đối và thuận lợi về
thu hoạch).
- Kiểm soát tình trạng dinh dưỡng của cơ thể thực vật, động vật để cho chế
độ thức ăn nhiều hay ít.
- Kiểm soát đối với quá trình tái sản xuất hoặc sản xuất của cơ thể.
- Điều khiển theo phương thức thu hoạch để bố trí hoạt động sản xuất phù
hợp.
Theo Famer và King (1971) thì hoạt động nông nghiệp của con người mới chỉ
kiểm soát và điều khiển chừng 1000 - 2000 loài. Trong đó số loài cung cấp lương
thực, thực phẩm là 15, động vật có vú khoảng 20 - 30 loài và số loài cho thịt, sữa,
lông
Như vậy là số loài động vật và thực vật mà con người thực sự kiểm soát được
chưa đầy 1% tổng số quỹ gen của thế giới. Những loại động thực vật cho năng suất
và phẩm chất ngon sẽ được chọn lọc và phát triển nhanh. Mục đích của sản xuất
nông nghiệp cũng được Spedding mô hính hoá khá cụ thể thành 1 hệ thống sau đây
1.1.2. Mục đích của nông nghiệp.
- Thoả mãn nhu cầu các nhu cầu: Cá nhân và xã hội về lương thực thực
phẩm.
- Cung cấp nguyên nhiên liệu cho chế biến và xuất khẩu.
- Làm hạn chế môi trường qua chất lượng nước và không khí.
- Tạo cảnh quan cho du lịch giải trí.
- Chung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp dược.
4
S 2: Nhng mc ớch ca NN
Dân tộc
Của động vật Của thực vật Công viên Nhà nghỉ
và bãi cỏ
Động vật không
nhai lại
Động vật
nhai lại
Của động vật
Của thực
vật
Lơng thực Thức ăn cho chăn
nuôi
Phơng tiện giải
trí
Nguyên liệu thô
Làm thoả mn các nhu cầu
Cá nhân
Tồn tại
Đem bán
An ninh bảo
tồn
X
uất khẩu
Nhập khẩu
Lơng thực
Lao động
Nhiên liệu
Nguyên vật liệu
Thức ăn cho gia súc
5
1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NÔNG NGHIỆP
1.2.1 Lịch sử nông nghiệp thế giới.
Trên thế giới đã có nhiều quan điểm và ý kiến về vấn đề lịch sử phát triển
nông nghiệp của con người. Để nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp có
kết quả, trước hết cần phải hiểu rõ lịch sử phát triển của nền sản xuất này. Nền sản
xuất nông nghiệp phát triển ngày nay đã trải qua một lịch sử lâu dài từ một nền xản
xuất thô sơ, đơn giản đến hiện đại và phức tạp, gắn liền với sự phát triển của xã hội
loài người. Các hệ thống sản xuất xuất hiện và có nhiều những biến đổi
Theo Mazoyer (1997) lịch sử nông nghiệp bắt đầu từ các trung tâm khởi
nguyên lớn và từ các trung tâm này cũng xuất hiện những trung tâm thứ cấp. Tác
giả cho rằng Việc khai khẩn nông nghiệp có cách đây 10.000 - 12.000 năm, ở thời
kỳ đồ đá người ta xác định có 6 trung tâm khởi nguyên cụ thể như sau:
- Trung tâm trung đông chúng được sách định ở vùng Sê ry - Palestin và xung
quanh vùng chúng có thời gian cách hiện tại vào khoảng 10.000 - 9.000 năm.
- Trung tâm Trung Mỹ chúng được xác định ở vùng phía Nam của Mê -xi-cô
chúng có thời gian cách chúng ta hiện nay vào khoảng 90000 - 4000 năm.
- Trung tâm khởi nguyên Trung Quốc chúng được sách định ở vùng phía bắc
của Trung Quốc chúng có lan tỏa ra phía Đông Bắc và phía Đông Nam thời gian
cách chúng ta hiện nay vào khoảng 8.000 - 6.000 năm.
- Trung tâm khởi nguyên xuất hiện ở Miền trung tâm vào khoảng 10.000
năm.
- Trung tâm Nam Mỹ xuất hiện vào 6.000 năm
- Trung tâm Bắc Mỹ xuất hiện vào khoảng từ 4.000 -1.800 năm.
Một số học giả lại cho rằng lịch sử phát triển của hệ thống nông nghiệp thế
giới gắn liền với hệ thống nông cụ.
Markow (1972) cho rằng yếu tố quyết định sự tiến hoá của nền nông nghiệp là
sự cải tiến và phát triển không ngừng công cụ lao động, quan trọng nhất là công cụ
làm đất. Vì vậy, ông chia thành 5 giai đoạn của lịch sử phát triển nông nghiệp:
+ Canh tác chọc lỗ, bỏ hạt: đặc trưng cho quan hệ cây và đất, tương tự quan
hệ đồng cỏ của tự nhiên.
+ Canh tác bằng cuốc đá, rồi đến cuốc đồng, đến cuốc sắt: Xuất hiện quan hệ ruộng
cây trồng
+ Canh tác bằng cày gỗ: Quan hệ đồng ruộng được xác lập
+ Canh tác bằng cày sắt: Quan hệ đồng ruộng điển hình
+ Canh tác bằng cày máy: Quan hệ đồng ruộng hiện đại.
Grigg (1977) lại cho rằng yếu tố quyết định đến các kiểu hệ thống nông nghiệp
trong lịch sử là sự thay đổi về kinh tế, kỹ thuật và dân số tiến tới công nghiệp hoá
nông nghiệp như luân canh, sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, chọn giống cây
con, cơ giới hoá Ví dụ có các kiểu nông nghiệp như sau:
+ Làm nương rẫy
+ Trồng lúa nước châu á
+ Du mục
6
+ Sản xuất kiểu đồn điền
+ Chăn nuôi lấy thịt
+ Sản xuất cây lấy hạt ở quy mô lớn
Đường Hồng Dật (1980); Cao Liêm, Trần Đức Viên (1990 ) và một số tác giả
khác chia lịch sử phát triển nông nghiệp thành 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn nông nghiệp thủ công: Con người tác động vào thiên nhiên là
chủ yếu và phổ biến là bằng lao động sống, lao động cơ bắp giản đơn, còn trí tuệ
chủ yếu là kinh nghiệm, vật tư kỹ thuật sản xuất và công cụ lao động cũng rất đơn
giản nên sản phẩm nông nghiệp được tạo ra ít, năng suất cây con thấp.
Sơ đồ 3: Phương thức chính trong khai thác tài nguyên
+ Giai đoạn nông nghiệp cơ giới hoá: Bắt đầu từ thế kỷ 18 đến thập kỷ 70
của thế kỷ 20. Sản xuất nông nghiệp ở giai đoạn này có những bước tiến nhảy vọt
nhờ có lao động sống được hỗ trợ bởi vật tư và công cụ sản xuất được cải tiến
không ngừng và nhờ đó mà sản phẩm tạo ra ngày thêm nhiều, năng suất tăng rõ rệt,
góp phần cải thiện đời sống người lao động.
Trong giai đoạn này Con người đã thực hiện "5 hoá" trong sản xuất nông
nghiệp: cơ khí hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá, điện khí hoá và sinh học hoá. Tuy
nhiên đây cũng là giai đoạn sản xuất nông nghiệp đã sử dụng quá nhiều năng lượng
vật tư, chủ yếu là năng lượng hoá thạch nên đã làm tổn thương đến môi trường sống
rõ rệt như tài nguyên thiên nhiên kiệt quệ, suy thoái, ô nhiễm môi trường, thiên
tai dẫn đến những hiểm hoạ kinh tế xã hội khác như chiến tranh, đói nghèo. Vấn
đề này đang được con người chú ý để giải quyết trong quá trình phát triển sản xuất,
đảm bảo an toàn trong lao động hướng phát triển ổn định và bền vững người ta quan
tâm nghiên cứu.
Trí tuệ
Vật tư, công cụ
Lao
đ
ộng sống
Thiên nhiên Con người
Trí tu
ệ
Vật tư, công cụ
Lao động sống
Thiên nhiên Con người
7
Sơ đồ 4: Phương thức chính trong khai thác tài nguyên
+ Giai đoạn phát triển nông nghiệp hiện đại trên cơ sở khoa học kỹ thuật tiên
tiến: Những phản ứng tự nhiên của thiên nhiên đã buộc con người phải cân nhắc và
có những biện pháp tích cực và thận trọng hơn trong sản xuất nông nghiệp. Các hoạt
động sản xuất ở giai đoạn này được định hướng phù hợp với các quy luật tự nhiên
của hệ sinh thái và dựa trên cơ sở điều khiển sản xuất bền vững bằng trí tuệ - đó là
các tri thức khoa học và kỹ thuật hiện đại, tiên tiến. Tuy nhiên, thực trạng sản xuất
nông nghiệp trên thế giới cho thấy mới chỉ có một số nước phát triển bước vào giai
đoạn thứ ba này. Nhìn chung ở nhiều nước giai đoạn này chưa phát triển rõ, mới thể
hiện ở lý thuyết cấu trúc hệ thống và lý thuyết sinh thái nông nghiệp, sinh thái môi
trường.
Sơ đồ 5: Phương thức chính trong khai thác tài nguyên
Harrison (1964) và một số tác giả khác nhìn nhận lịch sử phát triển nông nghiệp
do áp lực gia tăng dân số của con người. Kết quả nghiên cứu cho thấy số người cư
trú trên một dặm vuông của các kiểu canh tác khác nhau rõ rệt, các hoạt động sản
xuất mang tính đặc trưng riêng cho mỗi vùng:
Kiểu canh tác
Hái lượm
Săn bắn và câu cá
Trồng trọt đơn giản
Chăn thả du mục
Trồng trọt tiến bộ
Số người cư trú/Km
2
2 người
2 người
2 - 50 ngưởi
10 - 100 người
10 - 100 người
Như vậy, tốc độ phát triển nông nghiệp gắn liền với:
+ Sự tăng dân số và quá trình sản xuất theo kiểu di cư và tiến bộ.
+ Sự tăng lên về khả năng kiểm soát cây trồng và vật nuôi do số người sản
xuất tăng lên như kiểm soát về sinh sản, về phòng trừ dịch hại, về cung cấp dinh
dưỡng (sản xuất thêm thức ăn, phân bón cho cây, con )
+ Sự tăng lên về khả năng sử dụng năng lượng tái tạo như sức gió, sức nước,
sử dụng sức kéo động vật đến chế tạo máy kéo, ô tô, tìm kiếm ra các loại nguyên liệu
mới từ thiên nhiên.
Trí tuệ
Vật tư, công cụ
Lao động sống
Thiên nhiên Con người
8
+ Sự thay đổi về kinh tế xã hội cộng đồng: từ sản xuất tự cung tự cấp đến có
thừa để bán/ sản xuất hàng hoá, từ chuyên sản xuất nông nghiệp đến phi nông nghiệp,
ngoài nông nghiệp.
1.2.2. Lịch sử nông nghiệp Việt Nam
1.2.2.1. Từ thời kỳ nguyên thuỷ đến cuối thế kỉ XIX
Thời kỳ nguyên thuỷ
- Người vượn và người hiện đại: săn bắt, hái lượm, cuộc sống rất hoang dã và
phụ thuộc vào tự nhiên. Cư dân văn hoá Hoà Bình: trồng rau củ, săn bắt, đánh cá
(Khoảng hơn 1 vạn năm trước đây)
Có thể coi các cư dân nông nghiệp sơ khai thuộc nền văn hoá Hoà Bình. Công
cụ đá thuộc văn hoá Hoà Bình có thể dùng để chế tác các công cụ bằng tre, gỗ và để
dùng trực tiếp trong săn bắt.
Nông nghiệp đã nảy sinh trong lòng nền văn hoá Hoà Bình, người ta đã thấy
phấn hoa cây bộ đậu ở Việt Nam, thấy hạt bầu bí và các loại đậu ở Thái Lan. Trong
một số hang thuộc văn hoá Hoà Bình, ở Xóm Trại (Hoà Bình) đã tìm thấy nhiều hạt
thóc, vỏ trấu và hạt gạo cháy. Từ đó, người ta cho rằng nông nghiệp ra đời bắt đầu
bằng giai đoạn trồng rau, củ rồi đến giai đoạn trồng lúa. Ở thời kỳ này, các bộ lạc
vùng núi lấy săn bắt làm chính, các bộ lạc vùng biển lấy khai thác thuỷ hải sản làm
chính.
- Thời đại đá mới: Các bộ lạc trồng lúa. Thời đại đá mới, nghề săn bắt trên cạn
và dưới nước vẫn phát triển. Vào cuối thời kỳ đá mới, khoảng 5000 - 6000 năm trước
đây, phần lớn các bộ lạc nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam đã phát triển đến giai
đoạn nông nghiệp trồng lúa. Các cư dân nông nghiệp trồng lúa ở lưu vực sông Hồng
thuộc các bộ lạc Phùng Nguyên (Vĩnh Phúc) mà người ta cho là cội nguồn của nền văn
minh sông Hồng mang nét đặc trưng của vùng.
Ở Phùng Nguyên, ngoài các công cụ bằng đá, tre, gỗ, đã bắt đầu có đồng thau.
Có một di chỉ rất quý, đó là ruộng có bờ cao xung quanh, mặt ruộng đã được san bằng
phẳng và còn được giữ lại cho đến ngày nay. Nhờ có bờ ruộng giữ được nước việc thay
thế hình thức chọc lỗ bỏ hạt bằng kỹ thuật cấy lúa đã đảm bảo cho lúa cấy phát triển.
Người Phùng Nguyên đã biết chăn nuôi, ít ra đã nuôi chó, lợn, trâu, bò, gà.
Thời kỳ dựng nước: các vua Hùng, nước Văn Lang (khoảng 4000 năm trước
đây)
Thời kỳ này thuộc nền văn hoá Đồng Thau rực rỡ, gọi là văn hoá Đông Sơn.
Nước Văn Lang thời các vua Hùng ở vào sơ kì thời đại Đồng Thau đến sơ kỳ thời đại
đồ sắt phát triển qua 4 giai đoạn kế tiếp:
+ Giai đoạn Phùng Nguyên (Vĩnh Phú): sơ kỳ thời đại Đồng Thau khoảng nửa
đầu thiên niên kỷ II trước công nguyên. ở giai đoạn này, nghề trồng lúa nước, chăn
nuôi, nghề gốm, nghề chế tác đá đã phát triển, nhất là xuất hiện nghề luyện đồng thau.
+ Giai đoạn Đồng Đậu (Vĩnh Phú): trung kỳ thời đại Đồng Thau khoảng nửa
sau thiên niên kỷ II trước công nguyên. ở giai đoạn này các đồ đá, đồ gốm, luyện kim
đồng thau đã phát triển, những thứ này dùng làm công cụ sản xuất cho nông nghiệp và
nhiều công dụng khác để phục vụ sản xuất.
9
+ Giai đoạn Gò Mun (Vĩnh Phú): thời đại Đồng Thau phát triển khoảng đầu
thiên niên kỷ I trước công nguyên. Đồ gốm, đồ đồng thau phát triển mạnh.
+ Giai đoạn Đông Sơn (Thanh Hoá): cách đây 3000 - 2500 năm. Nghề luyện
đồng thau phát triển rực rỡ, cùng với nghề trồng lúa nước đã tạo nên nền văn minh
Sông Hồng mang nét đặc trưng.
Người Văn Lang đã có tư hữu về nhà cửa, vật dụng sinh hoạt, công cụ lao động,
đồ trang sức, nông phẩm thu hoạch và gia súc nuôi được. Nhưng chưa có tư hữu về
ruộng đất. Dân số chưa tới 1 triệu người, ruộng đất chưa phải là quý hiếm với mọi
người.
Người Văn Lang đã biết trồng lúa, khoai, đậu đỗ, cây ăn quả, rau, dưa Với
những sản phẩm ấy đã tạo nên những món ăn đậm đà hương vị dân tộc và còn tồn
tại đến ngày nay (đồ xôi, làm bánh chưng, bánh dày, nấu rượu, dùng gia vị, ăn cau
trầu ). Người ta đã dùng trâu bò làm sức kéo: kéo cày, dẫm đất ruộng Người ta
dùng lưỡi cày đồng thau với sức kéo súc vật trước khi lưỡi cày sắt ra đời.Người ta
đã biết trồng đay, gai, trồng dâu nuôi tằm, trồng bông dệt vải. Cả một vùng đất bãi
ven sông Đuống, vùng Thuận Thành (Hà Bắc) mang tên bộ lạc Dâu. Ngay từ thời
kỳ đó, ngành chăn nuôi phát triển gắn liền với trồng trọt.
* Thời kỳ đấu tranh lâu dài giành độc lập dân tộc (từ sau thời các vua Hùng đến
thế kỷ XX)
Trong hơn mười thế kỷ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, trên cơ sở văn minh
nông nghiệp và xóm làng, nông nghiệp Việt Nam vẫn phát triển. Ngoài những diện tích
đã khai phá ở miền núi, trung du, những diện tích khai phá thêm ở vùng đồng bằng,
ven biển ngày càng nhiều. An Dương Vương dựng nước Âu Lạc, dời đô xuống đồng
bằng. Nhân dân ta tiếp thu một số yếu tố văn hóa và tư liệu sản xuất từ nước ngoài:
giống cây trồng mới (kê, ngô, cao lương, một số loại đậu ), kỹ thuật nông nghiệp mới
(bón phân bắc, guồng nước), kỹ thuật thủ công (dệt lụa gấm, làm đồ sứ, thuộc da )
Từ đầu công nguyên, việc dùng lưỡi cày sắt đã phổ biến., ở thời kỳ này cũng đã
tìm thấy rìu, mai, cuốc bằng sắt. Cùng với việc dùng công cụ bằng sắt sắc bén hơn,
đất được cày bừa tốt hơn, diệt trừ cỏ dại, khai hoang, làm thuỷ lợi, làm ruộng bậc
thang, đắp đê sông, đê biển, đào sông ngòi nông dân đã biết thâm canh hơn, dùng
nhiều loại phân (tro than, phân bắc). Lúa được gieo cấy theo vụ, tăng vụ.
Về lương thực và hoa màu, nông dân trồng nhiều lúa gạo, khoai, đậu đỗ, củ.
Cây ăn quả có chuối, cam, quít, vải, nhãn, dừa Trong vườn còn có dưa, rau (cà,
hành, gừng, hẹ, rau muống ). Để chống sâu bọ đục thân và quả cam, người ta nuôi
loại kiến vàng cho làm tổ trên cành cam, bán cành cam chiết, bán luôn cả tổ kiến
vàng trên cành có bó chiếu. Như thế nghề làm vườn đã biết chiết, ghép Người ta
trồng mía, ép mía làm đường, mật. Ven sông trồng dâu nuôi tằm. Nông dân đã biết
khai thác những loại gỗ quý và lâm sản (trầm hương, tre, mây), cây làm thuốc (quế,
xương bồ, ý dĩ, sa nhân ). Về chăn nuôi, người Lạc Việt nuôi trâu, bò, lợn, gà, dê,
chó, vịt, ngỗng và voi. Nghề nuôi tằm được mở rộng, đã có thả cá ao. Việc đánh cá,
săn bắt không còn vị trí độc thân như trước.
10
Thời kỳ xây dựng quốc gia phong kiến thống nhất độc lập (từ thế kỷ X đến thế
kỷ XVII)
Thời kỳ này có thể chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn nhà nước phong kiến độc lập: từ thế kỷ X đến thế kỷ XV. Ở giai
đoạn này nhà nước phong kiến trải qua các triều đại: Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng,
Tiền Lê, Lý (thế kỷ XI, XII), Trần (thế kỷ XIII), Hậu Lê (thế kỷ XV, XVI). Có sự khác
nhau trong mỗi giai đoạn lịch sử.
+ Theo lịch sử, vua Lê Đại Hành là người đầu tiên tổ chức lễ cày ruộng tịch
điền. Nhà Tiền Lê chú ý các công trình vét sông, đào kênh dùng vào giao thông và thuỷ
lợi trong giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ.
+ Nhà Lý coi trọng nông nghiệp và đã tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển.
Đã làm được nhiều công trình khẩn hoang, thuỷ lợi ví dụ đê Cơ Xá (Sông Hồng),
kênh ngòi ở Thanh Hoá.
Chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước chiếm ưu thế. Đại bộ phận là ruộng đất
của công xã. Công xã bảo lưu quyền tự trị rộng rãi về nhiều mặt. Ruộng đất của công
xã nào do công xã đó quản lý và phân phối cho các thành viên cày cấy, nhưng dưới
quyền tối cao của nhà vua (phải nộp tô thuế, phải đi lao dịch và đi lính). Nhà vua có
quyền phong cấp, người được phong thì được cấp thực phong và thực ấp tính theo số
hộ nông dân trong đó, nông dân phải nộp tô thuế và đi lao dịch, đi lính cho người được
phong.
Thái ấp của quí tộc, quan lại: Trừ một tỉ lệ ruộng đất không nhiều cấp vĩnh viễn
(thành ruộng đất tư), phần lớn ruộng vẫn thuộc sở hữu nhà nước phong kiến. Người
được phong chỉ có quyền chiếm giữ và sử dụng khi còn sống. Kế thừa thái ấp do vua
quyết định. Bên trong thái ấp, công xã vẫn tồn tại, chỉ phải lao dịch và nộp tô cho thái
ấp.
Ruộng quốc khố: Là ruộng sở hữu của nhà nước phong kiến, do nhà nước trực
tiếp quản lý, tù binh và tội nhân làm việc và bị bóc lột như nông nô. Tô ruộng quốc khố
nặng hơn tô ruộng công xã và thái ấp. Theo hình thư đời Lý thấy đã có chế độ tư hữu
ruộng đất: sở hữu cá nhân của địa chủ và một phần nông dân tự canh. Có những điều
khoản luật về mua bán, cầm đợ, tranh chấp ruộng đất.
+ Nhà Trần: Sự kiện đáng chú ý nhất trong đời Trần là đắp đê phòng lụt hàng
năm trên quy mô lớn. Nhờ thuỷ lợi và các biện pháp khác, nông nghiệp đã được thâm
canh, tăng vụ khá cao. Ruộng lúa mầu, các bãi dâu tằm, các vườn cây ăn quả được
nhận xét là phồn thịnh. Chính quyền khuyến khích tư nhân và nhà nước đứng ra khẩn
hoang mở mang đồng ruộng và thôn xóm.
Đến cuối đời Trần, các quí tộc không ngừng chiếm đoạt thêm ruộng đất của
nông dân, lấy hàng loạt ruộng đất của công xã phong cấp, chế độ điền trang, thái ấp mở
rộng. Cuối năm 1343, mất mùa to, nạn đói dữ dội, nô tỳ các nhà quí tộc và nông dân
nghèo nổi dậy bạo động ở nhiều nơi.
Đời Trần suy vong, chính quyền về tay Hồ Quý Ly. Đối với nông nghiệp họ Hồ
có hai cải cách lớn. Năm 1347 nhà vua thực hiện chính sách hạn điền quy định số
lượng ruộng đất cho người có ruộng.
11
Nhà Hồ suy vong, tiếp theo là thời kỳ nhà Minh đô hộ. Thóc gạo, trâu bò bị
cướp bóc. Nhiều thứ thuế mới được đặt ra, lao dịch nặng nề
+ Nhà Hậu Lê: đầu thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI. Đây là thời kỳ nông nghiệp
Việt Nam phong kiến thịnh đạt nhất.
Sau 20 năm bị nhà Minh đô hộ, nhà nước chủ trương mở rộng khẩn hoang lập
đồn điền, mở mang thuỷ lợi.
Chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước được mở rộng thêm, có mấy điểm đáng
chú ý:
* Lộc điền: theo luật lệ ban hành 1447 họ hàng nhà vua và quan lại từ tứ phẩm
trở lên được cấp lộc điền, một phần cấp vĩnh viễn, một phần cấp cho sử dụng, sau khi
chết 3 năm hoàn trả lại cho nhà nước.
* Quân điền: 1429 quy định cách phân phối và sử dụng ruộng đất của công xã.
Về nguyên tắc, mọi người đều được chia ruộng, nhưng một viên quan tam phẩm được
chia 11 phần thì nông dân nghèo chỉ được 3 phần rưỡi. Thời gian quân cấp 6 năm một
lần. Nông dân làm ruộng đất công, thực tế là tá điền cho nhà nước, nên phải nộp tô
thuế, lao dịch, đi lính.
* Mở rộng chế độ tư hữu ruộng đất: triều đình miễn thuế ruộng tư và ban hành
nhiều điều luật nhằm hợp pháp hoá việc chiếm đoạt và tập trung ruộng đất của giai cấp
địa chủ.
Khi triều Lê suy vong thì nông nghiệp cũng bắt đầu suy thoái, đê điều bỏ mặc
không ai trông nom, các công trình thuỷ lợi bị hư hỏng.
- Giai đoạn nhà nước phong kiến suy yếu: từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ
XVII. Thời kỳ vua Lê chúa Trịnh ở đàng ngoài và chúa Nguyễn ở đàng trong, sản xuất
nông nghiệp thu nhập rất thấp. Thời kỳ vua Lê chúa Trịnh, Nam Bắc phân tranh, cuộc
nội chiến Nam Bắc kéo dài hơn hai trăm năm là nguyên nhân chính làm kinh tế suy
sụp, đời sống người lao động rất vất vả, không bình đẳng trong cuộc sống.
+ Đàng trong: trong chiến tranh Nam Bắc, vùng Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh
bị tàn phá nặng nề, ruộng đất hoang hoá, chính quyền họ Trịnh phải miễn lao dịch 3
năm cho dân lưu tán, bãi bỏ các khoản thuế thiếu và giảm nhẹ các khoản thuế cho
người lao động trên các hoạt động sản xuất khác nhau.
+ Đàng ngoài: đến cuối thế kỷ XVI vùng Thuận Hoá, Quảng Nam ruộng đất
còn hoang hoá nhiều. Chính quyền họ Nguyễn thực hiện chính sách khẩn hoang lập
làng. Ruộng đất khai khẩn sung làm ruộng đất công của làng ấp mới, quyền sở hữu tối
cao về ruộng đất thuộc chúa Nguyễn. Nông dân tập hợp theo tổ chức công xã, phải nộp
tô thuế và lao dịch, binh dịch. Từ Thuận Hoá, ruộng đất mở rộng dần theo năm tháng
đến phía nam đồng bằng sông Cửu Long.
Từ Thuận Hoá đến Bình Thuận, đã có những công trình đắp đê, đào kênh, làm
ruộng bậc thang. ở đồng bằng sông Cửu Long, năng suất lúa của loại ruộng cỏ và ruộng
dầm từ 100 đến 300 lần (1 đơn vị thóc giống thu hoạch 100-300 đơn vị hạt lúa). Đó là
năng suất rất cao vào thời kỳ ấy.
12
* Thời kỳ sụp đổ của chế độ phong kiến - Phong trào nông dân Tây Sơn - Nông
nghiệp Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược (thế kỷ XVIII đến thế kỷ
XIX)
Chính sách ruộng đất thời cuối Hậu Lê đã là một yếu tố làm kinh tế nông nghiệp
đình đốn, nông dân bị áp bức bóc lột thậm tệ dẫn đến phong trào Tây Sơn, một phong
trào khởi nghĩa của nông dân. ở đàng ngoài, ruộng đất ngày càng tập trung vào quan
lại, địa chủ. Sản xuất nông nghiệp đình đốn, dân đói phải bỏ làng. ở đàng trong, ruộng
đất công tương đối nhiều, nông dân sống chủ yếu dựa vào ruộng quân cấp nhưng
cường hào địa chủ giành ruộng đất tốt, lấn chiếm ruộng đất công. Do đó phần lớn nông
dân không có ruộng, phải thuê ruộng để sản xuất, đời sống khó khăn.
Khi cuộc kháng chiến chống ngoại xâm kết thúc, 1789 vua Quang Trung ra
“chiếu khuyến nông” nhằm ổn định dân phiêu tán, khai khẩn ruộng đất bỏ hoang.
Chính sách quân điền được sửa đổi nhằm làm cho nông dân có đủ ruộng khẩu phần để
sinh sống. Ruộng đất tư của bọn phản động, ruộng đất bỏ hoang quá thời hạn, theo quy
định bị tịch thu giao cho làng xã quản lý, tô thuế giảm nhẹ hơn. Sau 3 năm, ruộng đất
bỏ hoang được thanh toán, sản xuất nông nghiệp phục hồi.
Nhà Nguyễn Gia Long thiết lập nền cai trị bằng những hình phạt khắc nghiệt,
dã man. Về chính sách ruộng đất, Gia Long ra lệnh tịch thu ruộng đất của những
người theo Tây Sơn, trả lại cho chủ cũ những ruộng đất Tây Sơn đã chia cho nông
dân. Ruộng đất công của làng xã được chuyển thành quân điền. Thuế ruộng đất của
đàng ngoài cao hơn đàng trong khoảng hai lần. Tô thuế nộp bằng sản phẩm, khi mất
mùa nộp thay bằng tiền. Phải tiến cống các sản phẩm quý, thuế thân, thuế đi buôn, thuế
nghề thủ công, lao dịch nặng nề.
Triều Nguyễn bất lực trong việc bảo vệ đê điều. Thiên tai xảy ra liên tiếp. Để
giải quyết những khó khăn về kinh tế, tài chính nhà Nguyễn chú trọng khẩn hoang.
Công việc khai hoang có kết quả, nhưng thành quả khai hoang trước hết lọt vào tay
giai cấp địa chủ phong kiến. Dưới triều Nguyễn, ruộng công không còn được một
nữa tổng số. Cả ruộng công lẫn ruộng tư đều bị địa chủ, cường hào lũng đoạn. Đời
sống người dân lao động rất vất vả.
1. 2.2.2 Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ (1884-1945)
* Từ khi lập nền đô hộ trên toàn cõi Việt Nam đến chiến tranh thế giới thứ nhất
(1884-1918)
Trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, chính sách
cơ bản là thuộc địa (Đông Dương) phải được giành riêng cho thị trường Pháp, cung cấp
nguyên liệu cho Pháp và mua hàng hoá của Pháp. Ngành nông nghiệp là ngành đầu tư
ít vốn mà dễ dàng thu được lợi nhuận. Thực dân Pháp cướp đoạt ruộng đất của nông
dân Việt Nam. Lao động phần lớn chính là những người nông dân bị chúng chiếm đoạt
ruộng đất trở thành tá điền hay phu đồn điền.
Chúng khai thác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, sau đó khai thác cao su là
chính ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Ngoài ra chúng còn khai thác cà phê, chè.
Phương thức khai thác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long là đào nhiều kênh mương bằng
máy xáng để khai hoang và vận chuyển lúa, bán các diện tích được hưởng thuỷ lợi với
13
giá cao hơn (gần kênh 4 tạ lúa/ha, xa kênh 2 tạ lúa/ha) để thu ngay được nhiều lợi
nhuận. Nông dân tá điền phải nộp tô tức bằng lúa với giá rẻ mạt. Chúng còn thu lợi
trong việc độc quyền xuất khẩu lúa gạo, tác động đến nền kinh tế.
Nhờ có thuỷ lợi mở đường và khai hoang diện tích trồng lúa, dân số và lúa gạo
ở đồng bằng sông Cửu Long tăng lên rất nhanh mặc dù diện tích này chỉ chiếm tỷ lệ
nhỏ trong số 4 triệu hecta đất tự nhiên trong vùng. Xuất khẩu gạo tăng nhanh, đánh dấu
một thời kỳ phát triển nông nghiệp mạnh mẽ, từng bước năng suất cây trồng tăng và
sản xuất cho thu nhập cao hơn, cải thiện đời sống người lao động.
Không chỉ bọn địa chủ thực dân cướp đất mà cả bọn tay sai phong kiến “có
công” giúp thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam, đàn áp những cuộc khởi nghĩa của
nông dân, cũng được phân thêm ruộng đất. Nạn cướp đoạt ruộng đất diễn ra liên tiếp
song song với sự bần cùng hoá nông dân. Sưu thuế, phu phen, tạp dịch cũng như lũ,
bão, hạn hán đều là những nguyên nhân làm nông dân mất ruộng. Lao động vất vả và
đời sống không được đảm bảo ở nhiều vùng trong nước.
Bảng1: Tình hình phát triển lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (1880-1930)
Năm
Tổng chiều dài
các kênh chính
(km)
Diện tích trồng
lúa (nghìn ha)
Dân số Nam
Bộ (triệu
người)
Lúa gạo xuất cảng
(nghìn tấn/năm)
1880 132 236 1,56 300
1900 164 905 2,60 775
1920 1.139 1.659 3,58 975
1930 1.790 2.125 4,30 1.300
Chế độ ruộng công cũng bị bọn địa chủ cường hào lũng đoạn. Chúng tranh
phần ruộng tốt, gian lận chia công điền cho con em hoặc tay sai của chúng, gạt
những người cùng đinh không có thế lực ra ngoài. Đế quốc, phong kiến cấu kết
chặt chẽ với nhau áp bức, bóc lột làm cho nông dân Việt Nam bần cùng và phá sản
ngày càng trầm trọng.
Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), Đông Dương phải cung
cấp lính, chịu nhiều thứ thuế, cung cấp hàng vạn tấn quặng kim loại và 336 nghìn tấn
nông lâm sản (Gạo, ngô, cao su, đường, gỗ ) cho Pháp. Nông nghiệp từ chỗ chỉ trồng
lúa là chính được chuyển một phần sang trồng các cây phục vụ chiến tranh như thầu
dầu, đay, lạc, đậu
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến cách mạng tháng 8/1945
Thực dân Pháp tăng cường chiếm đoạt ruộng đất, mở thêm đồn điền, vơ vét
nông sản xuất khẩu. Đến 1930, tổng số ruộng đất mà thực dân Pháp chiếm đoạt để lập
đồn điền là 1,2 triệu hécta, bằng 1/4 tổng diện tích đất canh tác của cả nước lúc bấy giờ.
Theo tài liệu của ủy ban cải cách ruộng đất Trung ương (sau 1945) giai cấp địa chủ
chiếm 3% số dân nhưng chiếm tới 24,5% ruộng đất, nếu tính cả ruộng đất công mà
chúng thao túng bằng cách này hay cách khác thì giai cấp địa chủ đã chi phối khoảng
50% diện tích đất ruộng ở miền Bắc. Nông dân lao động mà tầng lớp đông đảo nhất là
bần nông (gần 60% số dân) chỉ có 12% ruộng đất, phần lớn lại là ruộng đất xấu. Riêng
cố nông (20% số dân) chỉ có 1,2% tổng số ruộng đất.
14
Ở giai đoạn này nông nghiệp vẫn xoay quanh nghề trồng lúa. Hầu hết đất đai và
lao động dành cho việc trồng lúa. Nhưng do chế độ chiếm đoạt ruộng đất của thực dân
Pháp và phong kiến, dù dân ta có nhiều kinh nghiệm phong phú và quý báu về trồng
lúa từ mấy nghìn năm, vẫn không có điều kiện và cũng không có quyền lợi gì trong
việc thâm canh nên năng suất lúa rất thấp (trung bình 12 tạ/ha). Tuy nhiên, do liên tục
mở rộng diện tích canh tác, do thu tô hết sức nặng nề, và một phần đáng kể do vơ vét
thóc gạo với giá rẻ trên thị trường, số gạo mà tư bản Pháp xuất khẩu vẫn không ngừng
tăng lên.
Ở thời kỳ này tư bản Pháp đua nhau mở các đồn điền cao su ở những vùng đất
đỏ và đất xám thuộc miền Đông Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ. Việc trồng cao su
bắt đầu từ năm 1897 ở trạm thí nghiệm Ông Yêm, Bến Cát, Sông Bé (Nam Bộ), Suối
Dầu (Trung Bộ) và phát triển mạnh từ 1920 đến 1945.
Ngoài cao su, thực dân Pháp chiếm thêm những vùng đất đỏ ở Trung Bộ và
Nam Bộ để mở rộng hoặc lập mới những đồn điền cà phê, mía, chè, dừa, bông, hồ
tiêu Tư bản đã bắt đầu dùng một số máy nông nghiệp và phân hoá học. Chỉ ở những
nơi đất màu mỡ, bỏ ít vốn mà kiếm được nhiều lãi chúng mới khai thác.
Nông nghiệp Việt Nam vẫn là nông nghiệp độc canh lúa với canh tác lạc hậu,
năng suất thấp. Tuy vậy nông dân Việt Nam vẫn phát huy kinh nghiệm lâu đời về
nông nghiệp nhất là về nghề trồng lúa, thể hiện trong những nguyên lý như “nước,
phân, cần, giống”, “nhất thì nhì thục” đã biết vận dụng nông lịch gồm 24 tiết trong
năm của phương Bắc vào điều kiện Việt Nam, lấy bèo hoa dâu bón cho
ruộng Trong thời kỳ này có nhập một số cây mới như cây cao su (1897), cà phê
(1857), canh ki na (1930-1940), khoai tây, một số giống mới: mía, cây ăn quả, rau
ôn đới, cỏ chăn nuôi và một số giống vật nuôi: bò Ôngôn, Sind, lợn Ioocsai,
Becsai, ngựa ả Rập, cừu Vân Nam
Để phục vụ cho việc khai thác thuộc địa, người Pháp trong gần một thế kỷ đã có
nhiều kết quả nghiên cứu khoa học về những điều kiện và tài nguyên của kinh tế nông
nghiệp Việt Nam. Những nghiên cứu này đã đặt nền móng cho nền khoa học nông
nghiệp Việt Nam, đến nay và sau này vẫn còn giá trị khoa học về lý luận và thực tiễn.
Ví dụ nghiên cứu về khí hậu của P. Carton, về đất và địa chất của F.M Castagnol và J.
Hoffet, về sử dụng đất của Ch. Robequin, về bảo vệ thực vật của R. Pasquier, về thú y
A. Yersin, về lúa gạo của Y. Coyaud, về bông của A. Angladetle
Người Pháp cũng mở trường đào tạo công chức chuyên môn về nông nghiệp
trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. Người Pháp cũng mở một số cơ quan nghiên cứu
như Sở Túc Mễ Đông Dương, Viện Pasteur Nha Trang (1895), Bệnh viện thú y Hà Nội
(1897), Viện nghiên cứu nông nghiệp và kỹ nghệ Sài Gòn (1898) cho việc phục vụ
các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
1.2.2.3. Từ cách mạng tháng 8/1945 đến nay
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
Cách mạng tháng 8/1945 thành công sau nạn đói khủng khiếp do phát xít Nhật,
Pháp gây ra, đê điều bị vỡ từng mảng làm ngập 35 vạn ha ruộng đất thuộc 9 tỉnh đồng
bằng Bắc Bộ. Theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “diệt giặc đói, diệt giặc dốt,
15
diệt giặc ngoại xâm”, “tăng gia sản xuất”, “sản xuất và tiết kiệm”, nhiều phong trào
quần chúng được phát động và toàn dân đã hưởng ứng. Chỉ sau một năm nhân dân Việt
Nam đã chiến thắng được nạn đói. Năm 1946 thực dân Pháp phát động cuộc chiến
tranh xâm lược hòng chiếm Việt Nam lần thứ hai, chúng đã chiếm đóng các vùng
ruộng đất phì nhiêu, ra sức phá hoại vùng tự do của ta. Nhưng nhân dân ta vẫn đẩy
mạnh sản xuất nông nghiệp, đáp ứng về cơ bản nhu cầu ăn no, đánh thắng theo chiến
lược tự lực cánh sinh, kháng chiến lâu dài.
Phục vụ các phong trào trên, nhân dân ta đã vận dụng những kinh nghiệm lâu
đời của dân tộc kết hợp khoa học kỹ thuật hiện đại đưa ra những phong trào: “toàn dân
canh tác”, phong trào thâm canh, dùng phân hữu cơ, phân bắc, nước giải, chọn giống
và ngâm ủ giống (ba sôi hai lạnh), cày ải, cào cỏ cải tiến để tăng năng suất lúa, phòng
toi dịch gia súc Đồng thời bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, lập Viện khảo
cứu nông nghiệp ở Tuyên Quang, trường trung cấp nông nghiệp Bản Thuỷ (Thanh
Hoá), trường trung cấp nông lâm Phước Sơn (Quảng Nam), đào tạo đội ngũ khoa học
kỹ thuật, tuyên truyền sâu rộng các biện pháp kỹ thuật mới cho quần chúng.
Sau hiệp định Giơnevơ đến hoàn toàn giải phóng đất nước (1954-1975)
* Miền Bắc
Hoà bình được lập lại ở miền Bắc, công việc đầu tiên là hàn gắn những vết
thương do chiến tranh để lại: 14,5 vạn ha ruộng hoang, nhiều công trình thuỷ lợi lớn bị
phá huỷ, đê điều hư hỏng nặng nề, công cụ sản xuất bị phá hoại, trâu bò cày kéo bị bắn
giết. Qua các cuộc vận động giảm tô, cải cách ruộng đất (1953-1957) hơn 810.000 ha
ruộng đất đã được chia cho nông dân và nhân dân lao động. Nông dân còn được chia
thêm nông cụ, trâu bò, nhà cửa.
Sau khi khôi phục kinh tế (1958), chính quyền nhân dân đã đề ra nhiệm vụ cải
tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế, xây dựng thành phần kinh tế quốc
doanh. Riêng với nông nghiệp, chủ trương vận động hợp tác hoá kết hợp với cải tiến kỹ
thuật và phát triển sản xuất. Bước đi của hợp tác hoá nông nghiệp là từ tổ đổi công lên
hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc thấp, rồi bậc cao, đồng thời phát triển hợp tác xã
mua bán và tín dụng.
Trong kế hoạch 3 năm (1958-1960), sản lượng lúa 1959 đã đạt 5.193.000
tấn, năng suất bình quân 22,84 tạ/ha/vụ. Năm 1959 là năm đạt mức năng suất và sản
lượng cao nhất từ trước đến lúc đó.
Từ năm 1961, khi nhân dân ta bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất thì đế quốc Mỹ bắt đầu leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc. Ta thực hiện
kế hoạch chuyển hướng kinh tế hai năm, vừa sản xuất vừa chiến đấu. Trong thời kỳ
này, đã có những thành tựu rõ về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông
nghiệp, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và quan trọng nhất là làm cách mạng cơ
cấu trong nông nghiệp, trước hết là cơ cấu trồng trọt.
Các hợp tác xã nông nghiệp được tăng cường và củng cố, phong trào làm
thuỷ lợi và xây dựng đồng ruộng rộng khắp. Một số vật tư kỹ thuật mới (phân hoá
học, thuốc trừ sâu) trở thành quen thuộc. Có các phong trào: phòng trừ bệnh vàng
lụi, làm lúa xuân, giống ngô lai, phát triển bèo dâu, điền thanh, sử dụng lợn lai thế
16
hệ 1, các giống tằm mới Thái Bình là tỉnh đầu tiên đạt 5 tấn thóc/ha. Diện tích lúa,
màu, số đầu con trong đàn trâu, bò, lợn liên tục tăng.
Về cơ cấu trồng trọt, vụ lúa chiêm được thay thế bằng vụ lúa xuân trên 60%
diện tích. Năm 1967, vụ đông đã hình thành và bắt đầu phát triển. Do thay đổi cơ cấu
mùa vụ cùng với việc củng cố phong trào hợp tác hoá, cải tiến kỹ thuật, cho đến trước
ngày thống nhất đất nước (1974) sản xuất nông nghiệp miền Bắc đạt năng suất bình
quân 24,2 tạ/ha/vụ, toàn miền Bắc đã đạt 5 tấn thóc/ha/năm trên diện tích cấy 2 vụ. Sản
lượng lương thực gấp hai lần trước cách mạng tháng 8. Có những tiến bộ rõ nét trong
sản xuất hoa màu, cây công nghiệp, gia cầm, cá.
Về mặt khoa học kỹ thuật có thể ghi lại một số tiến bộ:
- Nhập nội, lai tạo và sử dụng nhiều giống lúa mới năng suất cao với quy trình
thâm canh thích hợp: làm mạ, cày ải, bón phân, cấy nông tay thẳng hàng, cấy dầy vừa
phải, bảo vệ thực vật, bèo dâu, điền thanh, rất có ý nghĩa trong cải tạo đất đai và đất phì
nhiêu và góp phần cho năng suất cây trồng cao hơn
- Thâm canh nhiều loại hoa màu, rau quả, cây công nghiệp.
- Đưa lợn lai thế hệ 1, các giống gà công nghiệp vào sản xuất với tiến bộ kỹ
thuật về giống, thức ăn, thú y.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật cho một số cây trồng, vật nuôi cho việc phát triển
sản xuất, cải thiện thu nhập.
- Cải tiến quản lý sản xuất, tổ chức và định mức lao động trong hợp tác xã.
- Cải tiến công cụ và máy móc dùng trong nông nghiệp.
- Điều tra cơ bản, lập bản đồ thổ nhưỡng ở miền Bắc, các tỉnh huyện, nông lâm
trường và một số hợp tác xã, điều tra về giống cây trồng, gia súc, sâu bệnh, dịch
bệnh làm cơ sở cho việc xây dựng qui trình sản xuất nông nghiệp.
- Đào tạo lực lượng khoa học kỹ thuật và quản lý, mở viện nghiên cứu phục vụ
cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội
* Miền Nam : Ở thời kỳ này nông nghiệp Miền Nam có những đặc điểm sau:
- Về quan hệ sản xuất: Cơ bản là sản xuất cá thể, những người có nhiều ruộng
đất chủ yếu nằm trong bộ máy thống trị. Lao động bị tách khỏi đất đai. Do chính sách
dồn điền của Mỹ-Nguỵ, hàng triệu nông dân đã phải đổ ra thành phố, thị trấn để trở
thành người thất nghiệp, trong khi đó đất đai bị bỏ hoá vì thiếu nhân lực. Do chính sách
cải cách điền địa hàng triệu nông dân thiếu ruộng hoặc trở thành không có ruộng. Sản
xuất của nông dân lệ thuộc vào vật tư công nghiệp nhập khẩu, bị ảnh hưởng của
phương thức kinh doanh chạy theo lợi nhuận tối đa, trong khi đó giá cả ở thị trường
thường không ổn định.
- Về tình hình sản xuất: phải nhập khẩu lương thực khoảng 800.000 tấn/năm.
Về nguyên liệu cho công nghiệp, trước đây miền Nam có nhiều cao su, cà phê, chè,
thuốc lá, mía, đường, dừa đến năm 1975 chỉ còn rất ít. Riêng cao su trước có 143.000
ha (1963), năm 1975 còn 78.856 ha nhưng có 80% đã già cỗi.
- Về cơ sở vật chất và kỹ thuật đối với nông nghiệp: Các công trình thuỷ lợi
trong 30 năm hầu như không thêm gì. Các công trình cũ bị huỷ hoại, các kênh mương
17
và đê biển không được tu sửa. Trại giống lúa ở miền Nam chỉ có 20 ha phục vụ cho
hơn 3 triệu ha gieo cấy. Đã nhập nội và phát triển các giống lúa mới IR. Dùng phân hoá
học và hoá chất phòng trừ sâu bệnh. Ruộng đồng trồng cấy quanh năm, xen kẽ nhiều
vụ làm sâu bệnh có điều kiện lan tràn triền miên. Giải quyết hạn chỉ trông vào máy
bơm và xăng dầu. Nông thôn tuy có nhiều loại cơ khí nhỏ nhưng từ nhiều nước khác
nhau, lệ thuộc rất nhiều vào phụ tùng thay thế.
Từ thống nhất đất nước đến nay
Sau ngày giải phóng (1975) nông nghiệp miền Nam bị chiến tranh tàn phá nặng
nề. Hàng triệu nông dân sau chiến tranh trở về làng cũ với hai bàn tay trắng. Mọi người
đã phải dựa vào nhau, tương trợ nhau khai hoang phục hoá với nhiều thương vong.
Trong tình hình đó, vụ lúa mùa 1975 là một vụ mùa vượt dự kiến. Đến cuối 1976 hơn
nửa triệu hecta hoang hoá đã được cày cấy lại. Năm 1978 lại khai hoang thêm 600.000
ha. Nhờ chính sách phân cấp lại ruộng đất cho nông dân ngay từ sau khi giải phóng,
một thế hệ nông dân lao động mới được hình thành. Tầng lớp trung nông là lực lượng
cách mạng và lực lượng sản xuất chủ yếu ở nông thôn.
Thực hiện hợp tác hoá sản xuất nông nghiệp ở Nam Bộ đã xây dựng các tập
đoàn sản xuất và các hợp tác xã nông nghiệp. Nông dân Nam Bộ tiếp thu và vận dụng
nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Các giống lúa mới được áp dụng rộng rãi và đạt
hiệu quả ngày càng cao cùng với việc sử dụng cơ khí, phân hoá học, các biện pháp bảo
vệ thực vật. Đã từng bước hình thành các bộ giống cho các vùng khác nhau (ngọt,
phèn, mặn, lũ lụt )
Các chính sách kinh tế-xã hội của Đảng ngày càng đổi mới đã khuyến khích và
đẩy mạnh phong trào thâm canh tăng vụ ở miền Nam. ở đồng bằng sông Cửu Long
diện tích lúa tăng vụ Đông xuân và Hè thu 1974 mới có 200.000 ha, đến năm 1993 đã
lên đến hơn 2 triệu ha và đạt năng suất bình quân 8-10 tấn/năm. Những năm gần đây,
nông nghiệp miền Nam phát triển tương đối toàn diện. Ngoài lúa, các loại cây hoa màu,
cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn, dài ngày đều có bước phát triển mới. Các loại gia
súc, các loại thuỷ sản đều phát triển với tốc độ cao. Nhìn chung cả nước nông nghiệp
có những thuận lợi để phát triển.
Có nhiều kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật về thâm canh được đưa vào sản
xuất trên diện rộng. Các giống mới lai tạo, các giống nhập nội được thuần hoá cho năng
suất cao, các giống chống rầy cho phép xác định những bộ giống lúa thích hợp cho
mỗi vùng và mỗi vụ. Tăng hiệu quả sử dụng phân vô cơ, phát triển các loại phân xanh,
cải tạo đất bạc màu, phèn Có các tiến bộ kỹ thuật về xác định thời vụ để tăng vụ,
chống rét, sâu bệnh. Trong chăn nuôi có các kết quả về thụ tinh nhân tạo, thức ăn hỗn
hợp, thú y Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, các phương thức nông lâm kết hợp
được mở rộng, có các phương án phân vùng quy hoạch, công tác điều tra cơ bản sâu và
rộng về các điều kiện và tài nguyên của nông, lâm, ngư nghiệp.
Đã nghiên cứu sâu và phát triển những yêu cầu mới về: quy mô hợp tác xã,
phương thức quản lý đất đai, lao động, phân phối thu nhập, lưu thông thương mại, nhất
là các thành phần kinh tế trong nông nghiệp như quốc doanh, tập thể, gia đình. Qua
những nghiên cứu này đã thấy rõ chính những thiếu sót về quản lý kinh tế đã làm cho
18
sản xuất nông nghiệp phát triển chậm lại, đời sống nông thôn nảy sinh nhiều vướng
mắc, nông dân không yên tâm sản xuất và sinh sống. Từ những năm 1980 những
khuyết điểm trong việc quản lý kinh tế và riêng quản lý nông nghiệp đã bộc lộ rõ.
Đường lối trong từng giai đoạn sản xuất đối với sản xuất nông nghiệp, nông
thôn và nông dân chưa được cụ thể, cơ chế quản lý không phù hợp, quá tập trung bao
cấp, cửa quyền đã ngăn cản mọi năng lực lao động, sáng tạo, cần cù đã có từ bao đời
của người nông dân. Việc củng cố và phát triển sản xuất ở các hợp tác xã và nông
trường quốc doanh bị chế độ quản lý nặng tính hành chính ràng buộc, chưa vận dụng
đúng đắn các quy luật phát triển của một nền nông nghiệp tự cấp tự túc tiến đến sản
xuất hàng hoá.
Kế hoạch hoá nông nghiệp không phản ánh đúng thực tế sản xuất và phân phối.
Kế hoạch ở cơ sở không được người lao động tham gia. Kinh tế gia đình bị xem nhẹ và
có phần hạn chế. Các chính sách thúc đẩy và khuyến khích phát triển nông nghiệp chưa
được ban hành và bổ sung kịp thời. Chưa làm tốt dịch vụ vật tư nông nghiệp, chế biến,
lưu thông và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, có trường hợp làm đình đốn hoặc triệt tiêu
sản xuất. Việc chỉ đạo sản xuất và chỉ đạo khoa học kỹ thuật nông nghiệp kém hiệu lực,
nặng tính chất quan liêu, giấy tờ.
Trước thực trạng đó, Ban bí thư trung ương ra chỉ thị 100 (1/1981) hướng dẫn
các hợp tác xã thực hiện việc khoán sản phẩm đến hộ và nhóm người lao động và cho
phép xã viên được đầu tư vốn, sức lao động trên ruộng đất được khoán và hưởng trọn
phần vượt khoán. Nhưng do còn có những hạn chế trong việc giải quyết đồng bộ các
khâu vướng mắc ở các cấp từ cơ sở đến trung ương, nên đến 1985, trong nông nghiệp
lại xuất hiện những khó khăn mới với người lao động. Năm 1988, Nghị quyết 10 của
Bộ chính trị trung ương Đảng khoá VI về đổi mới quản lý trong nông nghiệp. Nhằm
giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất trong nông thôn, trong từng hộ nông dân, khẳng định
hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn. Những nhân tố mới này đã thúc đẩy
việc đổi mới trong quản lý và điều hành sản xuất nông nghiệp nên hiệu quả hơn nhiều.
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) và lần thứ VII (1991), với những chủ
trương về phát triển năm thành phần kinh tế, ba chương trình kinh tế lớn, hộ gia đình là
chủ thể của sản xuất, ban hành những chính sách giao đất, lưu thông tự do giá cả thoả
thuận, tín dụng nông thôn dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ thương mại được cải tiến, dân
chủ hoá trong bộ máy chỉ đạo sản xuất và chỉ đạo khoa học kỹ thuật đã đưa đến những
kết quả bước đầu trong thực tiễn sản xuất:
- Sản xuất nông nghiệp phát triển: Tổng sản lượng lương thực quy thóc bình
quân ngày càng tăng, hàng tiêu dùng chế biến từ nông sản tăng, nhiều sản phẩm đã
được thị trường nước ngoài chấp nhận.
- Việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp được tăng cường, kết
hợp với khuyến khích phát triển mọi thành phần kinh tế, nâng cao trình độ của nông
dân và đưa một số tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chúng ta đã thực hiện từng bước xoá
đói giảm nghèo trong nông thôn và nông dân.
- Nông nghiệp đã có những bước phát triển mới trên con đường thâm canh, mở
rộng diện tích, tăng vụ. Xây dựng những vùng sản xuất chuyên canh, có hiệu quả đưa
19
nền nông nghiệp nước ta từng bước tiến lên con đường trở thành nền nông nghiệp hàng
hoá tạo ra nhiều sản phẩm.
- Năm 1993 Nghị định 64 /CP ra đời chia đất lâu dài cho nông dân 20 năm là
một động lực thúc đẩy cho nông nghiệp phát triển. Chiến lược kinh tế-xã hội đến năm
2000 có những định hướng có nhiều triển vọng thực hiện. Bên cạnh những nổ lực trong
nước, việc hợp tác quốc tế về nông nghiệp được mở rộng. Nền nông nghiệp hàng hoá
phát triển theo cơ chế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa đã bắt đầu xuất hiện
trên đất nước ta.
Tuy nhiên, trên bước đường phát triển, nông nghiệp nước ta còn gặp một số hạn
chế: đất canh tác hẹp, dân số đông, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật yếu, nhất là vùng
trung du miền núi trình độ khoa học và công nghệ còn thấp kém, vốn đầu tư của nhà
nước và nhân dân vào phát triển nông nghiệp còn hạn chế, tổ chức quản lý nông nghiệp
đang trên đường tìm tòi đổi mới và hoàn thiện, sản phẩm nông lâm ngư nghiệp chưa
nhiều, chất lượng chưa cao. Đó là hạn chế cần khắc phục để phát huy mạnh mẽ tiềm
năng còn rất to lớn của nền nông nghiệp Việt Nam.
1.3. CÁC LOẠI HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP.
1. 3.1. Nông nghiệp du canh
Định nghĩa
Nông nghiệp du canh là sự thay đổi nơi sản xuất từ vùng này sang vùng khác,
từ khu vực này sang khu vực đất khác sau khi độ phì của đất đã nghèo kiệt.
Nói một cách khác: Hệ thống nông nghiệp có sự luân phiên về mặt trồng trọt
trong một vài năm giữa những nơi được chọn và những nơi bỏ trắng một thời gian
dài cho đất nghỉ. Việc trồng trọt được tiếp tục trên những diện tích được phục hồi
bởi thảm thực vật tự nhiên. Mức độ du canh thay đổi khá nhiều, một tiêu chuẩn khá
đơn giản và hợp lý về mức độ sử dụng đất là mối quan hệ giữa thời kỳ trồng trọt và
thời kỳ bỏ hóa.
Đặc trưng
Nông nghiệp du canh người nông dân chỉ biết lợi dụng các điều kiện tự nhiên
sẵn có để làm ra sản phẩm mình mong muốn. Khi điều kiện thuận lợi đã bị khai thác
hết họ lại đi tìm chỗ khác có điều kiện tốt hơn về dinh dưỡng của đất để phát triển
sản xuất phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của họ.
Việc thay đổi nơi sản xuất xảy ra ở những mảnh ruộng, những khu rừng quanh
nơi họ ở, khi tất cả những khu quanh đấy đều cạn kiệt dinh dưỡng thì họ lại chuyển
cả nhà cửa đến định cư ở một nơi mới. Tùy theo khả năng phục hồi dinh dưỡng của
đất nhanh hay chậm mà người ta có thể quay về những nơi cũ.
Thường xảy ra ở những nơi đất dốc, rừng núi có mật độ dân cư thưa thớt. Nếu
mật độ dân cư thưa, chu kỳ của du canh dài hơn, ngược lại thì chu kỳ sẽ ngắn hơn,
biểu hiện sự rất khác nhau của mỗi vùng. Do tình trạng du canh như vậy mà người
nông dân ít quan tâm đến việc phục hồi trả lại dinh dưỡng cho đất và cũng không có
biện pháp bảo vệ đất, nên thường làm đất bị thoái hóa. Nạn phá rừng hiện nay xảy
ra ở các nước trên thế giới cũng như nước ta chính là hậu quả của nền nông nghiệp
du canh.
20
Các kiểu hệ thống du canh.
- Trồng trọt du canh chủ yếu là ở vùng khí hậu ẩm ướt, bán ẩm ướt và ở những
vùng dân cư thưa thớt. Tuy vậy du canh có thể thấy ở mọi loại khí hậu và trong
những điều kiện kinh tế rất khác nhau. Đây là một hệ thống nông nghiệp đầu tiên
được sử dụng bởi những người du mục nông nghiệp ở nhiều vùng núi trên thế giới.
- Theo nghiên cứu của Greenland 1960 thì du canh chiếm trên 30% đất có khả
năng khai thác của toàn thế giới với trên 200 triệu người.
Theo Ruthemberg 1978 đã chia vùng nhiệt đới thành những hệ thống sau đây:
1) Hệ thống thảm thực vật: Chúng ta có thể phân biệt một cách cơ bản về thực vật
giữa trồng trọt du canh về rừng, cây bụi, đồng cỏ. Trồng trọt du canh về rừng là
kiểu canh tác trông chờ về nước trời ở khu vực ẩm ướt có mật độ dân cư thấp.
Luân canh với việc bỏ hóa cây bụi là hình thức áp dung ở khu vực ẩm ướt, bán
ẩm ướt, có mật độ dân số cao (Vùng đất thấp phía tây châu Mỹ). ở vùng châu Phi,
Mỹ la tinh ở vùng đó rừng được thay thế bằng đồng cỏ (thường là cỏ tranh). Việc
luân canh giữa trồng trọt và cây cỏ tự nhiên thường thấy ở những vùng khu vực cao
nhiệt đới và vùng khí hậu bán khô hạn.
2) Hệ thống di cư ngẫu nhiên theo tuyến hoặc thay đổi theo chu kỳ:
Trong hầu hết các hệ thống trồng trọt du canh sự thay đổi cây trồng là kết quả
của việc du canh. Những mảnh đất trồng trọt dần dần bị trống trụi, gia vận chuyển
sản phẩm thu hoạch tăng lên, đặc biệt là ở những nơi trồng cây lấy củ. Do khoảng
cách ngày càng xa, họ xây dựng những lều mới để chứa sản phẩm. Mức độ và
khoảng cách di chuyển phụ thuộc lượng mưa. ở vùng bán ẩm ướt châu Phi thường
là di chuyển dần dần.
Một số vùng ở Philippin cho biết trung bình một gia đình cứ 5 năm di chuyển
một lần và với khoảng cách 5-10km. ở vùng thấp thung lũng (Amazon, Brazin)
những người trồng trọt du canh thực hiện di cư tới những canh rừng nguyên sinh
trồng trọt trong vòng 2 năm trên một mảnh đất và di chuyển căn lều của họ cứ 10
năm một lần. Đó là chu kỳ di cư.
3) Hệ thống du canh quay vòng: Sự du canh này thường xảy ra ở vùng núi cao,
ẩm ướt, dân cư thưa thớt chu kỳ 30-25 năm họ quay trở về canh tác trên đất đó. Cây
trồng thay đổi và phù hợp với yêu cầu đời sống của họ, năng suất cây trồng đã được
nâng cao.
4) Hệ thống phát quang: Vào thời kỳ đồ đá các hệ thống trồng trọt bằng đốt rẫy,
làm nương. Nó xuất hiện tại vùng tiểu á 7000 năm trước công nguyên, Trung Hoa
và Trung Mỹ là 3000 - 4000 năm sau đó. Hình thức phát quang này là đặc trưng cơ
bản nhất của hệ thống nông nghiệp du canh. Nó xuất hiện sớm và kéo dài trong
nhiều năm. Giai đoạn này con người chỉ mới biết dựa vào thiên nhiên để làm ra các
sản phẩm cho mình để sinh sống.
* Sự đầu tư và lao động trong hệ thống nông nghiệp du canh:
Phương thức trồng trọt hỗn hợp này là bứơc tiến bộ đáng kể trong trồng trọt
của nền nông nghiệp du canh. Nó làm giảm đi tính mẫn cảm của cây trồng với sâu
bệnh và sử dụng tốt hơn với môi trường sống. Sự đầu tư trong các hệ thống nông
21
nghiệp du canh thường là rất thấp, việc đầu tư chủ yếu tập trung trong các giai đoạn
đầu của quá trình sản xuất như mua con giống, còn đầu tư cho chăn sóc hầu như
không có.
Riêng đối với chăn nuôi đầu tư có cao hơn do tiền vốn mua con giống nhiều
hơn trồng trọt, chăn nuôi theo kiểu chăn thả, quảng canh nên đầu tư cho quá trình
chăm sóc cũng có nhưng rất thấp. Lao động trong hệ thống nông nghiệp du canh
thường là lao động giản đơn, chủ yếu là lao động chân tay với các công cụ lao động
rất thô sơ: liềm, cuốc, dao được dùng cho việc phát nương đốt rẫy, làm có : việc
đầu tư lao động rất thấp.
Theo tổng kết ở nhiều vùng lao động trên đồng ruộng nương rẫy không chiếm
đến 1/2 thời gian, thời gian còn lại là lao động cho chăn nuôi, đi chợ, lấy nước và
các hoạt động khác rãnh rỗi. Sự phân công lao động khá rõ ràng. Thông thường đàn
ông phát nương, đốt rẫy, chọc lỗ, đàn bà gieo hạt và chăm sóc làm cỏ xới xáo. Hiện
nay nước ta vẫn còn hiện tượng du canh, thường xảy ra ở vùng núi cao với đồng bào
dân tộc thiểu số ở mỗi vùng sinh thái.
* Sự thay đổi trong hệ thống du canh
Khi hệ thống nông nghiệp du canh tồn tại sự xen kẽ với các hệ thống nông
nghiệp hiện đại khác sẽ có sự ảnh hưởng của chúng nên có những thay đổi xảy ra
nhất là thời kỳ bỏ hóa, thời kỳ phục hồi dinh dưỡng của đất để cho quá trình phục
hồi được nhanh người dân có thể phát triển cây họ đậu như: lạc, đậu tương, đậu
xanh, để bảovệ đất được tốt người ta có thể phát rừng theo các vành đai để chăn
gió có lợi cho việc gieo trồng các loại cây trồng.
Trong quá trình trồng trọt người ta có thể kết hợp trồng cây lương thực, thực
phẩm với cây rừng để tận dụng không gian, đồng thời bảo vệ đất. Bên cạnh đó trong
quá trình chăm sóc có thể họ đã sử dụng một lượng phân bón nhất định. Việc nuôi
dưỡng gia súc có thể được cố định trong chuồng trại và có đầu tư thâm canh hơn.
Sau một nhiệm kỳ du canh người ta lại trồng cây lâu năm hoặc để rừng tái sinh tự
nhiên trên đất đó với nhiều hình thái khác nhau.
1.3.2. Hệ thống du mục
Định nghĩa
Du mục là một phương thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu gắn liền với các hệ
thống chăn nuôi được di chuyển liên tục từ vùng này sang vùng khác. Trong thời kỳ
trồng trọt bằng đốt rẫy công cụ của người dân lao động thời đó chỉ có những công
cụ rất thô sơ. Họ không đủ sức để khai thác các thảo nguyên khô hạn và bán khô
hạn, cũng như các đồng cỏ ôn đới, vì vậy các thảo nguyên được dành cho hệ thống
chăn nuôi du mục.
Những người du mục di chuyển liên tục, không có nhà cửa cố định, họ sống ở
những thảo nguyên khô hạn và bán khô hạn. Năng suất đồng cỏ rất thấp và bị thay
đổi theo mùa. Những người dân du mục vẫn sống với đàn gia súc của họ và di
chuyển từ vùng này sang vùng khác, đến những nơi có thức ăn cho đàn gia súc.
Các kiểu du mục
22
- Du mục hoàn toàn: Sự di chuyển đàn gia súc của họ từ vùng này sang vùng
khác quanh năm. Họ đều không có nhà cửa cố định và không có sự tiến hành bất cứ
một hoạt động trồng trọt nào.
- Bán du mục: Là những người dân chỉ nuôi và chăn thả đàn gia súc theo mùa
của đồng cỏ tự nhiên. Hết mùa họ bán gia súc và tiếp tục công việc khác. Họ kết
hợp một phần nhỏ với công việc trồng trọt và dần dần tạo thành các nông trại và có
nhà cố định của họ.
Dân du mục của toàn thế giới có khoảng 15 triệu người (theo Grigg 1974) họ
sống trên một diện tích khoảng 10 triệu dặm vuông gần gấp 2 lần diện tích trồng
trọt của toàn thế giới. Động vật chăn thả chủ yếu của dân du mục là: lạc đà, bò, cừu,
dê.
Những người dân du mục dựa vào đồng cỏ tự nhiên và những cây rừng lâu
năm để cung cấp, lá làm thức ăn cho gia súc. Họ không hề dự trữ thức ăn hoặc cỏ
cho gia súc, đến khi nơi này hết cỏ, thức ăn họ lại di chuyển đi tìm kiếm nơi khác có
thức ăn cho gia súc. Họ chỉ dự trữ có muối ăn. Dân du mục thường di cư theo nhóm
5 - 6 gia đình một. Mỗi nhóm có từ 25 - 60 con dê hoặc cừu, 10 - 15 con lạc đà,
ngựa.
Đặc tính là chỉ lợi dụng thức ăn sẵn có trong tự nhiên và bị phụ thuộc nên
năng suất trong hệ thống du mục rất thấp, hằng năm dân du mục có khả năng sản
xuất và bán khoảng 20% gia súc, còn dân bán du mục chỉ sản xuất và bán được 6-
10% chất lượng lại kém hơn. Trước kia trong chế độ xã hội cũ, việc đầu tư vào các
hệ thống du mục là thấp và thường họ chỉ có đầu tư một lần sau đó tự gia súc phát
triển, sinh nở dần ra và quy mô của đàn tăng. Lao động cho hệ thống chủ yếu là:
chăn dắt, săn đuổi, công cụ lao động hầu như không có gì. Lao động chủ yếu bằng
sức lực tay chân với những công cụ lao động thô sơ.
Du mục hoàn toàn thường diễn ra trên vùng đất mà không thể chấp nhận một
hình thức sản xuất nào khác. Có thể đây là biện pháp tốt nhất để khai thác những
vùng thảo nguyên khô cằn, tận dụng được nguồn lợi sẵn có của tự nhiên. Việt Nam
thường có hình thức bán du mục chủ yếu là người nông dân cùng đàn vịt hoặc bò đã
tồn tại từ thời xa xưa.
1.3.3. Hệ thống nông nghiệp cố định hỗn hợp:
Đây là các hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra liên tục/cố định trên các
vùng đất canh tác thường niên. Phương thức sản xuất này gắn với cuộc sống định cư
của người dân. Do đặc điểm về sinh thái môi trường, nhu cầu của xã hội và mục tiêu
kinh tế mà loại hệ thống nông nghiệp cố định này được phân ra thành:
Nông nghiệp chuyên môn hoá
* Khái niệm
Hệ thống nông nghiệp chuyên môn hóa là những hệ thống nông nghiệp
chuyên sản xuất một hoặc hai loại sản phẩm nhất định. Từ đặc điểm của điều kiện
tự nhiên, vị trí địa lý của vùng, hay tập quán xã hội của một vùng nào đó, hay một
đơn vị sản xuất nào đó. Được phân công của xã hội mà chỉ chuyên sản xuất hoặc
một hai loại sản phẩm chính.
23
* Tính chất
Điều kiện cho sản xuất chuyên môn hóa lớn là: Điều kiện đất đai, thị trường
chấp nhận và phương tiện khai thác đảm bảo, đáp ứng. Vì sản xuất chuyên môn hóa
thì chỉ có 1-2 loại sản phẩm nhất định ở vùng đó nên tại nơi sản xuất sẽ thừa sản
phẩm này, phải được chuyên chở đi phân phối hoặc trao đổi cho vùng khác. Đồng
thời phải nhập cho các sản phẩm cần thiết cho cuộc sống tại vùng sản xuất từ nơi
khác.
Khi sản xuất chuyên môn hóa sẽ xảy ra tình trạng cạn kiệt một loại dinh dưỡng
nào đó mà cây trồng ưa thích, vì vậy phải sử dụng biện pháp bổ sung dinh dưỡng
thiếu qua con đường sản xuất công nghiệp nên cũng cần có các biện pháp kỹ thuật
thích ứng.
Khi sản xuất chuyên môn hóa cũng xảy ra hiện tượng mất cân bằng sinh học
dễ gây ra các dịch sâu bệnh hại rất nguy hiểm và khó tiêu diệt. Gây ra tình trạng
căng thẳng về lao động khi thời vụ và nhàn rỗi lúc không phải thời vụ, nên có hiện
tượng lãng phí lao động. Nhưng sản xuất chuyên môn hóa lại có ưu điểm là dễ dàng
tập trung sản phẩm tạo điều kiện tốt cho việc thu mua nông sản phẩm và chế biến.
Đây là nơi thuận lợi cho các tổ chức nghiên cứu khoa học nghiên cứu và thí nghiệm
các kỹ thuật tiên tiến.
Kiểu chuyên môn hóa này phù hợp cho những nước có nền kinh tế phát triển
mạnh và kỹ thuật tiên tiến. Đối với nước ta hình thái sản xuất chuyên môn hóa được
hình thành trong thời kỳ xây dựng các nông trường quốc doanh. Hiện nay nó đang
được hình thành và phát triển mạnh dươi nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với
kinh tế thị trường.
Nông nghiệp hỗn hợp
Nhìn chung loại hệ thống nông nghiệp này có phương thức sản xuất tiến bộ
nhất vì với sự đầu tư lớn và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại hơn trên một diện tích
đất cố đinh, sản lượng và năng suất cây con tăng trưởng và ổ định, vừa đảm bảo nhu
cầu sống vừa tăng được thu nhập kinh tế cho cộng đồng và nông hộ Nông nghiệp
chuyên môn hoá khai thác được triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên thích hợp với
các loại cây con được sản xuất làm hàng hoá. Tuy nhiên nó cũng rất dễ gây nên sự
mất cân đối về chất dinh dưỡng của đất, làm tăng tình hình sâu bệnh, gây căng
thẳng lao động mùa vụ Nông nghiệp hỗn hợp tạo ra nhiều loại sản phẩm, khai thác
khá hài hoà và hợp lý tài nguyên và sức lao động. Tuy nhiên loại hình hệ thống này
là một hạn chế cho nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đặc biệt cho hàng hoá xuất
khẩu .
* Khái niệm:
Hệ thống nông nghiệp hỗn hợp là một hệ thống sản xuất bao gồm nhiều loại
sản phẩm, cả sản phẩm trồng trọt lẫn sản phẩm chăn nuôi. Nó ra đời trên cơ sở sử
dụng hợp lý nhất các nguồn tài nguyên cũng như lực lượng lao động hiện có. Là thể
hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt với chăn nuôi. Hai hệ thống trồng trọt và
chăn nuôi được phối hợp nhịp nhàng, cân đối hỗ trợ nhau, tạo ra nhiều sản phẩm
phục vụ tiêu dùng.
24
* Tính chất
Khi hệ thống nông nghiệp du canh bị thu hẹp phạm vi, người nông dân phải
rút ngắn chu kỳ bỏ hóa cho việc tái tạo màu mỡ của đất. Đến lúc chu kỳ bỏ hóa
không còn nữa người ta phải nghĩ đến chuyện bổ sung chất dinh dưỡng cho đất,
trong khi công nghiệp phân bón chưa phát triển để đáp ứng thì chính những sản
phẩm phụ của chăn nuôi sẽ là nguồn cơ bản bổ sung cho chất lượng dinh dưỡng mà
cây trồng đã lấy đi. Chính vì vậy mà nó có thể thay thế cho việc bỏ xóa nhiều năm
để phục hồi dinh dưỡng cho đất một cách tự nhiên.
Chăn nuôi được kết hợp trong hệ thống còn là sức kéo quan trọng để vận
chuyển hàng hóa, sản phẩm, giảm nhẹ sức lao động nên người dân có điều kiện để
luân canh, quay vòng tăng vụ nhiều hơn và đa dạng hóa cây trồng. Cứ như vậy
trồng trọt hỗ trợ cho chăn nuôi, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, chăn nuôi sẽ tận
dụng những phụ phẩm của trồng trọt để phát triển và cung cấp trở lại cho cây trồng
sức kéo, phân bón, để tăng độ màu mỡ cho cây trồng phát triển.
Thường diễn ra ở gần vùng đô thị trước và ở đây thường do áp lực dân số tăng
nhanh hơn và cũng là nơi có điều kiện dễ dàng để đầu tư phân bón, máy móc, và các
tiến bộ khoa học kỹ thuật khác. Nó không ngừng được phát triển và phát triển sớm
ngay từ giai đoạn đầu của thời kỳ Trung cổ. Qua một thời kỳ dài và trên nhiều nước
khác nhau đã cho thấy giá trị kinh tế của nông nghiệp hỗn hợp là rất cao.
1.3.4. Một số hệ thống nông nghiệp phát triển có tính điển hình ở Việt Nam.
Hệ thống nông lâm kết hợp: Nông lâm kết hợp là một phương thức sử dụng
đất tổng hợp giữa lâm nghiệp với các ngành nông nghiệp (Bao gồm cả trồng trọt và
chăn nuôi) và thủy sản, có nhiều ưu điểm và ý nghĩa về bảo vệ tài nguyên môi
trường, phát triển kinh tế xã hội được công nhận rộng rãi trên khắp thế giới.
Đây là hệ thống sản xuất đa ngành cho ra nhiều các sản phẩm, bao gồm cả
các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản. Ưu điểm của loại hình sản
xuất này cho phép ta sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và
lao động có sẵn. Hiện nay xu hướng trên thế giới cũng như ở Việt Nam người ta áp
dụng hệ thống nông nghiệp kết hợp rất nhiều, bất cứ nơi đâu ta đều thấy bóng dáng
cua rnền kinh tế nông nghiệp kết hợp. Các mô hình nổi tiếng được áp dụng rất phổ
biến như: SALT, VAC,VACR, SALT, Nông lâm kết hợp chính là sự kết hợp sáng
tạo những quan điểm nông nghiệp kết hợp dựa trên những đặc thù sẵn có của địa
phương để phát huy nguồn tài nguyên thiên nhiên trong mỗi vùng sản xuất Hướng
đến quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững, nâng cao thu nhập.
Điển hình có mấy dạng sau đây:
Hệ thống VAC: ( vườn- ao- chuồng), VACR : vườn - ao - chuồng - rừng (
ruộng) Là mô hình phát triển lý tưởng theo kiểu mô hình trang trại vừa có hiệu
quả cao vừa có tác rụng bảo vệ môi trường.
- Trên đất vườn (V): có thể là các loại rau, cây ăn quả, cây dựơc liệu, cây cảnh,
cây hoa, cây giống các loại
- Trên diện tích ao hồ (A): có thể thả cá chép, trôi, rô phi, trê, mè, ếch Tùy
theo vùng sinh thái.