Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.35 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN





BÀI GIẢNG
PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG













Người biên soạn: TS. Trần Thị Thu Hà














Huế, 08/2009

1

CHỦ ĐỀ 1
KHÁI QUÁT VỀ LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG

Bài 1. Các khái niệm về truyền thông

1. Khái niệm về thông tin (inforrmation)
Thông tin là những ý tưởng, những kiến thúc, những sự kiệncon người có thể hiểu
biết về nó nhờ có sự trao đổi với nhau hoặc do con người nhận biết bằng các giác quan.
Thông tin là điều kiện tất yếu để tạo thành tri thức của con người.
2. Khái niệm về truyền thông (communication)
2.1. Khái niệm truyền thống về truyền thông
Truyền thông là quá trình truyền đạt thông tin từ người này đến người khác một
cách trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện, thiết bị thông tin.
2.2. Truyền thông và truyền thông phát triển
Trước đây, hầu hết các định nghĩa về truyền thông dựa trên quá trình truyền thông
theo đường thẳng, ở đó truyền thông được xem như là quá trình cung cấp thông tin, người
gửi chuyển thông điệp của họ đến người nhận. Người ta thường sử dụng từ “gửi” và
“nhận” để đề cập đến truyền thông (mục 2.1).
Ngày nay, người ta thường dùng từ “chia sẻ” khi đề cập đến truyền thông. Chia sẻ
hàm ý muốn nói đến cái mà hai hoặc ba người chia sẻ với nhau hơn là nói đến cái một
người làm cho một người khác.

- Theo Kincaid và Schramm, truyền thông là quá trình chia sẻ và mối quan hệ của
những người tham gia trong quá trình đó.
- Theo Black, và Bryant (1992), truyền thông được định nghĩa là:
+ Quá trình mà nhiều người chia sẻ nghĩa
+ Quá trình mà qua đó một cá nhân (người cung cấp thông tin) truyền tải sự kích
thích (thường là biểu tượng ngôn ngữ) để thay đổi hành vi của cá nhân khác.
+ Xuất hiện ở bất cứ nơi nào mà thông tin chuyển từ nơi này đến nơi khác
+ Không đơn giản là lời nói mà cụ thể hơn là sự truyền tải một thông điệp có chủ
định; Nó bao hàm cả một quá trình mà người này ảnh hưởng đến người khác.
+ Xuất hiện khi người A thông báo thông điệp B thông qua hệ thống truyền thông C
đến người D để tạo ra ảnh hưởng E.
- Theo Theodorson (1969), truyền thông là sự truyền tải thông tin, ý tưởng, thái độ
hoặc cảm xúc từ một người hoặc nhóm người đến người hoặc nhóm người chủ yếu thông
qua những biểu tượng.
- Theo Osgood (1957), truyền thông xuất hiện khi một hệ thống (một nguồn) ảnh
hưởng đến nguồn khác (điểm đến), thông qua việc sử dụng các biểu tượng khác nhau được
truyền tải qua “kênh” nối chúng với nhau.
- Theo Berbner (1967), truyền thông là sự giao tiếp xã hội thông qua các thông điệp.
- SRA Soursebook (1996), truyền thông là là quá trình mà ở đó một nguồn phát tin
gửi thông điệp đến người nhận tin thông qua kênh thông tin nhằm tạo ra phản ứng từ người
nhận theo chủ định của nguồn gửi.
Như vậy, truyền thông là một quá trình đối thoại liên tục diễn ra trong xã hội loài
người. Quá trình này không đơn giản chỉ có người gửi hay người nhận mà còn có sự tương
tác, trao đổi các tín hiệu liên tục để đi đến một hiểu biết chung, và nó được đặt trong mối
quan hệ qua lại với các yếu tố môi trường và xã hội nơi diễn ra truyền thông.
2

3. Các đặc điểm cơ bản của truyền thông
+ Tính liên tục: Chúng ta không thể ngăn cản được việc mình nghĩ về lời nói và và
hành động của người khác xung quanh chúng ta. Truyền thông nội tại trong chính chúng ta

và truyền thông với bên ngoài là một quá trình liên tục. Chúng ta không thể không giao
tiếp.
+ Tính cá nhân: Chúng ta sống trong một bối cảnh hai mặt: thế giới bên ngoài và thế
giới bên trong. Thế giới bên trong nằm trong bộ não của chúng ta, bao gồm thái độ, giá trị,
kinh nghiệm, nó tạo ra chính chúng ta. Thế giới này quyết định cách chúng ta nhìn nhận,
giải thích một sự vật, con người và sự kiện trong thế giới bên ngoài. Hay nói cách khác,
chúng ta để kiến thức của mình định đoạt khi truyền thông.
+ Tính chu kỳ: Truyền thông là hàng loạt các hành động, phản ứng mà nó dường như
không có điểm đầu và điểm cuối cố định. Người nhận trở thành người gửi và người gửi trở
thành người nhận. Một từ, một ý kiến tạo ra những từ khác, ý kiến khác vì vậy mà truyền
thông diễn ra liên tục, liên tục.
+ Tính không thể đảo ngược: Thông tin một khi được truyền đi không thể chuyển
ngược lại từ nảo của người nghe đến miệng người nói.
Truyền thông phát triển là khoa học truyền thông được ứng dụng để thúc đẩy sự đổi
mới của đất nước và đời sống người dân từ chổ nghèo đói sang phát triển kinh tế năng
động, làm cho xã hội công bằng hơn và phát huy hơn nữa tìm năng của con người
(Quebral, 1971).
Truyền thông phát triển là sử dụng một cách có tổ chức và có kế hoạch các ký thuật
và phương tiện truyền thông (media) để thúc đẩy sự phát triển, thông qua sự thay đổi thái
độ, hành vi, thông qua việc phổ biến các thông tin cần thiết và thông qua việc khuyến
khích sự tham gia của các bên liên quan trong trong quá trình truyền thông (FAO, 2002).
Việc thực hiện truyền thông phát triển đòi hỏi phải thiết kế chiến lược dựa trên hiểu
biết về bối cảnh, huy động nguồn lực, xây dựng các thông điệp phù hợp và tổ chuyển tải
thông tin đến các bên liên quan (đối tượng mục tiêu) thông qua kênh thông tin, và quản lý
quá trình truyền thông để đạt được những mục tiêu phát triển.

4. Bối cảnh truyền thông
Truyền thông luôn xảy ra trong một môi trường xã hội nhất định. Hành vi truyền
thông của con người, bao gồm việc lựa chọn phương tiện truyền thông và nội dung truyền
thông chịu ảnh hưởng bởi bối cảnh này. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng ngược lại đến bối

cảnh.
Bối cảnh truyền thông bên ngoài được quyết định bởi yếu tố văn hóa, xã hội. Bối
cảnh bên trong được quyết định bởi tâm lý của con người cũng như những hạn chế và khả
năng truyền thông của họ.





Bối cảnh
Bênngoài
Bên trong Tâm lý
Văn hóa
Xã hội
3


- Văn hóa bao gồm ngôn ngữ chung, giá trị, niềm tin, chuẩn mực và kinh nghiệm
truyền thống của một nhóm người nhất định và nó tồn tại lâu đời. Văn hóa là một mẫu thiết
kế mà theo đó xã hội tự điều chỉnh mình trong môi trường tự nhiên, xã hội. Truyền thông
được quyết định bởi yếu tố văn hóa và con người thông qua truyền thông có thể ảnh hưởng
ngược lại văn hóa. Văn hóa quyết định cách và phương tiện truyền thông của con người,
như lựa chọn phươg tiện truyền thông trong một bối cảnh nhất định. Ngôn ngữ, giá trị,
niềm tin và kinh nghiệm được truyền đạt trong và giữa các thế hệ. Văn hóa chỉ định
phương tiện thông tin nào được sử dụng cho mục đích nào trong bối cảnh văn hóa nhất
định. Ví dụ: một một dân tộc có một nền văn hóa khác nhau và vì vậy không thể có chung
một phương thức truyền thông cho tất cả các nền văn hóa đó.
- Xã hội đề cập đến cấu trúc xã hội nơi truyền thông diễn ra. Bối cảnh văn hóa xã hội
là tổng hòa các mối quan hệ của các cá nhân cũng như vai trò gắn liền với các quan hệ ấy
như bố, mẹ, gia đình nhóm công tác, Vai trò xã hội ảnh hưởng thậm chí quyết định cách

truyền thông của chúng ta như chào hỏi, cư xử. Ví dụ: Sinh viên sẽ truyền thông với thầy
giáo theo một cách khác với bạn bè của họ.
- Tâm lý là tổng hòa các kinh nghiệm cá nhân của người tham gia vào quá trình
truyền thông. Tính cách, lịch sử và kinh nghiệm vốn có của họ quyết định khả năng tham
gia vào truyền thông. Đôi khi, kinh nghiệm về đời sống riêng tư của một người sẽ hạn chế
khả năng truyền thông hiệu quả và hợp lý. Trong trường hợp khác, tâm lý của họ có thể
khuyến khích người khác giao tiếp sôi động và cởi mở.

5. Năng lực truyền thông
Truyền thông là cần thiết đối với con người. Mọi người đều cần truyền thông để sống
và quan hệ với cộng đồng. Nếu người nào đó không có khẳ năng hoặc bị hạn chế về truyền
thông, họ sẽ được xem là người bị tật nguyền. Tuy nhiên, truyền thông lại là một quá trình
học hỏi. Một đứa tre nhỏ không chỉ học từ và ngôn ngữ từ bố mẹ và những người đi trước
mà còn từ những hành vi giao tiếp không bằng ngôn ngữ của họ. Như vậy khả năng truyền
thông trước tiên được phát triển và trải quả cùng với những hạn chế và khả năng của môi
trường vật chất, xã hội của đứa trẻ.
Khả năng truyền thông có nghĩa là khả năng làm chủ một ngôn ngữ nhất định với tư
cách là một người nói hoặc người nghe. Khả năng truyền thông là sự thể hiện kiến thức về
cách thức truyền thông hợp lý trong tình huấn cụ thể. Có năng lực truyền thông hàm ý
muốn nói rằng:
- Nhận thức rõ ràng đặc điểm riêng của mỗi người
- Một khả năng thuyết trình tốt
- Một khả năng nghe tốt
- Một khả năng và thái độ phân tích động cơ của người khác
- Giải mã được mối quan tâm của người khác
- Đoán trước được phản ứng của họ.
4

Khả năng truyền thông còn cần có: Khả năng phán chẩn đoán tình huấng, mạnh dạn
sử dụng phương tiện truyền thông sẵn có, sự rõ ràng trong thông điệp được truyền đi.


6. Tính chất và vai trò của truyền thông phát triển
1.6.1 Tính chất của truyền thông phát triển
- Tính mục đính: Truyền thông phát triển là truyền thông có chủ đích. Truyền thông
không chỉ để thông tin mà còn nhằm làm thay đổi hành vi của người nhận thông tin.
Nguồn cung cấp thông tin đã định ra kết quả mong muốn, đối tượng, mục đích và mục tiên
cụ thể trước khi truyền thông.
- Tính thực dụng: Truyền thông phát triển được định hướng theo kết quả. Nguồn
cung cấp thông tin đánh giá xem họ có tạo ra những ảnh hưởng thực sự không và họ đã đạt
được mục tiêu đề ra chưa. Tính thực tế ở đây còn có nghĩa là chúng ta kiểm tra các yếu tố
tạo nên những thành công và thất bại của một chương trình truyền thông.
- Tính giá trị: Nguồn đưa tin luôn gán những giá trị vào mỗi thông điệp mà họ sẽ
chuyển đi, có thể là có chủ ý hoặc không có chủ ý.

1.6.2 Vai trò của truyền thông phát triển
- Thiết lập quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan: Trong quá trình thực hiện các
hoạt động phát triển, các dịch vụ kỹ thuật cuat chính phủ, các dự án phát triển, truyền
thông nông thôn, các tổ chức cộng đồng và các nhà nghiên cứu họ làm việc với cộng đồng
theo quan điểm riêng của họ. Sự phối hợp giữa các bên còn rất hạn chế. Truyền thông phát
triển sẽ tăng cường sự hợp tác giữa các bên để tối đa hóa hiệu quả của các hoạt động phát
triển.
- Xây dựng năng lực cho cộng đồng: Không đơn thuần là cung cấp các kiến thức kỹ
thuật, truyền thông phát triển còn tạo cơ hội để phát triển kiến thức bản địa và những vốn
sinh kế khác của cộng đồng.
- Thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi: Hành động của con người tạo ra sự phát triển
hay thay đổi. Truyền thông phát triển góp phần cải tiến nhận thức, thái độ và hành vi của
con người, nó là điều kiện tiên quyết định hướng hành động cụ thể của con người.

1.6.2 Vai trò của truyền thông trong ngành nông nghiệp
- Chuyển tải thông tin khoa học kỹ thuật đến người sản xuất với các hình thức như

tập huấn, hội thảo đầu bờ, các lớp học trên đồng ruộng do nông dân trực tiếp tiến hành
(farmer to farmer training) góp phần xây dựng năng lực cho người sản xuất.
- Thay đổi nhận thức, hành vi trong sản xuất: đối với các giống cây/con mới; các
quy trình kỹ thuật tiến bộ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng/ vật nuôi; sử dụng phân bón, thuocs
BVTV v.v
Bài 2. Quá trình truyền thông: Các yếu tố và mô hình truyền thông

1. Khái niệm về quá trình truyền thông
Truyền thông là một quá trình liên tục. Trước hết hai đối tác thiết lập sự liên hệ, có
thể bắt đầu từ một bên hoặc cũng có thể cả hai bên. Sau khi mối quan hệ này được thiết
lập, sự tương tác giữa họ tạo ra một quá trình hội thoại liên tục. Quá trình này bao gồm
việc mã hóa, truyền tải thông điệp và giải mã, thể hiện qua các mô hình truyền thông.
2. Đặc điểm của quá trình truyền thông
- Liên tục
5

- Có tính chu kỳ
- Luôn thay đổi
- Phụ thuộc lẫn nhau
- Có quan hệ lẫn nhau
3. Các yếu tố của quá trình truyền thông
3.1. Người cung cấp thông tin (nguồn thông tin)
Là yếu tố khởi xướng việc thực hiện truyền thông. Đó có thể là một người hoặc
nhóm người hay một tổ chức có mục đích, lý do để tham gia vào truyền thông. Trong một
số mô hình, nguồn truyền thông còn được xem như là người mã hóa, người gửi thông tin.
Đây là người bắt đầu hoạt động truyền thông. Người gửi đưa ra thông điệp vì vậy kích
thích phản ứng trở lại.
3.2. Người nhận thông tin
Là đối tượng cần tác động,cần đáp ứng nhu cầu. Là người hoặc nhóm người ở đầu
kia của quá trình truyền thông. Họ là đích đến của quá trình truyền thông. Người nhận

nghe khi người gửi nói; người nhận đọc những gì người gửi viết.
3.3. Nội dung thông tin (thông điệp)
3.3.1. Khái niệm
Thông điệp là những chi tiết, nội dung, hình thức thể hiện thông tin cần truyền đạt.
Thông điệp còn được hiểu là ý kiến, mục đích, ý định được mã hóa.
3.3.2. Các yếu tố của thông điệp
 Mã thông điệp
Mã hóa thông điệp là một nhóm các biểu tượng được cấu trúc theo cách nào đó để
thể hiện rõ nghĩa đối với người khác. Ngôn ngữ là một dạng mã hóa vì nó chứa các yếu tố
(âm thanh, ký tự, và từ) được sắp xếp theo một trật tự có nghĩa.
 Nội dung thông điệp
Nội dung thông điệp là “chất” trong thông điệp được lựa chọn bởi người gửi để diễn
tả mục đích của họ, ví dụ: báo cáo nghiên cứu, nội dung thông điệp bao gồm những ý kiến
của người viết, nội dung nghiên cứu và những kết luận được rút ra. Như là mã thông điệp,
nội dung thông điệp có các yếu tố (thông tin) được trình bày theo một cấu trúc.
 Trình bày thông điệp
Trình bày thông điệp: là quyết định của người đưa tin về việc lựa chọn và sắp xếp mã
và nội dung thông điệp. Ví dụ: Khi nhà báo viết một bài báo, dựa theo nội dung anh ta
quyết định sử dụng loại hình hình câu chuyện và từ ngữ.
3.4. Kênh thông tin (mạch truyền thông tin))
Kênh thông tin là cách thể hiện thông điệp thông qua các phương tiện thông tin trung
gian. Kênh thông tin đơn giản là phương tiện thông tin được sử dụng để chuyển tải thông
điệp. Nó có thể đơn giản như là lời nói hay các thiết bị kỹ thuật. Kênh thông tin đề cập đến
phương thức mã hóa và giải mã thông điệp, cách thức chuyển tải thông điệp và phương
tiện chuyển tải
3.5. Bối cảnh hay môi trường của người nhận
Bối cảnh hay môi trường của người nhận là một yếu tố khác hình thành nên thông
điệp, việc lựa chọn kênh thông tin và quyết định quá trình mã hóa và giải mã. Bối cảnh có
thể được xem xét theo cách chung hoặc theo quan hệ với các yếu tố riêng lẽ khác của quá trình
truyền thông.

3.6. Ảnh hưởng
6

Ảnh hưởng là đầu ra của hoạt động truyền thông hay phản ứng của người nhận đối
với thông điệp được gửi đến. Thông thường, ảnh hưởng là đầu ra mà người cung cấp tin
mong muốn. Đôi khi kết quả không phải là đầu ra mong đợi mà chỉ là một kết quả mà thôi.
Ảnh hưởng có thể nhìn thấy được hoặc không nhìn thấy được. Phản ứng nhìn thấy được
bao gồm các tín hiệu không bằng lời như sự gật đầu, ký kết hợp đồng. Phản ứng không
nhìn thấy được như nông dân từ chối phối hợp với nông dân khác trong trong một chương
trình khôi phục rừng của chính phủ. Tuy nhiên, với tư cách cá nhân anh ta đánh giá cao nỗ
lực đã được thực hiện, có thái độ thay đổi hướng đến những nhiệm vụ trong tương lai.
Truyền thông tạo ra động cơ hay sự thuyết phục. Nó có thể dẫn đến thay đổi nhận thức,
mối quan tâm, quyết định, hay hành động.
3.7. Phản hồi
Khi một cá nhân truyền thông với chính mình, thông điệp mà anh ta mã hóa được
phản hồi lại trong chính hệ thống của chính anh ta thông qua quá trình tự giải mã. Chúng ta
cần kiểm tra công tác truyền thông, thông điệp của chúng ta và những gì người nhận hiểu
biết về thông điệp đó. Phản hồi nằm dưới dạng tín hiệu không bằng lời và các phản hồi
bằng lời.

4. Mô hình truyền thông
Mô hình truyền thông là sự liên kết các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông, đưa
nó vào một trật tự và bằng cách đó góp phần vào việc hiểu sâu hơn cấu trúc và dòng chảy
của quá trình này. Như vậy, mô hình có thể cho chúng ta bức tranh chung về quá trình
truyền thông trong những bối cảnh truyền thông khác nhau. Mô hình có thể giúp chúng ta
giải thích được thông tin mơ hồ và phức tạp. Mô hình có thể dự đoán kết quả và dòng sự
kiện. Ít ra nó có thể cung cấp cho chúng ta cơ sở để đưa ra các khả năng về các kết quả
khác nhau, vì vậy mà nó hình thành nên các giả thuyết trong nghiên cứu.
Các mô hình truyền thông rất khác nhau trong cách tiếp cận.
Có nhiều mô hình truyền thông khác nhau được thiết lập bởi nhiều tác giả, nhưng

chúng có thể được chia thành hai loại mô hình cơ bản
4.1 Mô hình truyền thông theo đường thẳng
Mô hình này liên kết người gửi và người nhận thông tin, hay nguồn phát thông tin và
điểm đến cuối cùng của thông tin được phát. Cụ thể như sau:









Mô hình này được đơn giản hóa như sau:





=>
=>
Ngu
ồn phát tin

V
ật phát tín hiệu

Ng
ư
ời nhận


Đ
i
ểm
d
ừng

Tín hi
ệu

Thông
đ
i
ệp

Nhiễu
=> =>
Người nhận
Người gửi
Mã hóa Giải mã
Phản hồi
Thông điệp
7








+ Quá trình mã hóa và giải mã thông điệp đều bao gồm việc lựa chọn một kênh
thông tin tương ứng. Mã hóa tạo ra nơi người nhận một sự phản hồi truyền trở lại người
gửi. Lúc đó người gửi trở thành người nhận và tạo ra một bước mới trong quá trình truyền
thông. Như vậy, có sự thay đổi liên tục vai trò giữa người gửi và người nhận. Đây là quá
trình thay đổi liên tục tuy nhiên nó không phải luôn luôn tuân theo mô hình truyền thông
đường thẳng, nhưng nó dường như liên quan nhiều đến quá trình đường thẳng, ở đó ảnh
hưởng của người truyền thông lên người nhận đóng vai trò trung tâm.

4.2 Mô hình truyền thông có sự tham gia
Mô hình truyền thông có sự tham gia không xem xét đến người gửi ở vị trí ban đầu,
cũng như mong đợi và mối quan tâm của họ mà nó xem xét người gửi và người nhận trên
cùng một cấp và xem xét quá trình truyền thông xảy ra giữa hai đối tượng này.
Theo mô hình này, truyền thông là quá trình mà trong đó người tham gia tạo ra và
chia sẻ thông tin với nhau để đi đến những hiểu biết lẫn nhau. Truyền thông xuất hiện đồng
thời, là một quá trình chia sẻ thông tin giữa hai hay nhiều người với nhau. Nó không còn là
truyền thông một hướng hay “trên xuống” mà là một quá trình truyền thông nhiều hướng
theo chiều ngang.
Ở đây, quá trình truyền thông cũng là một quá trình liên tục và bao gồm nhiều quá
trình truyền thông đơn tạo ra những điểm hội tụ để đạt được những hiểu biết chung. Sự
hiểu biết lẫn nhau là mối quan tâm hàng đầu. Mô hình truyền thông thể hiện theo sơ đồ
sau:








Hình 1. Mô hình truyền thông có sự tham gia

Có 2 loại mô hình truyền thông có sự tham gia
4.2.1. Mô hình truyền thông theo kiểu hội tụ
Everett and Lawrence (1981) định nghĩa “Mô hình hội tụ” của truyền thông của họ
như một quá trình mà trong đó những người tham gia sẽ tạo ra và chia sẻ thông tin với
những người khác để đạt tới một sự hiểu biết tương hỗ lẫn nhau. Sự truyền thông không
được hình dung như quan hệ một chiều hoặc quan hệ trên dưới mà như là một mối quan hệ
ngang bằng giữa những người tham gia. Có một vùng hiểu biết tương hỗ giữa những người
tham gia mà mô hình này đạt được trong quá trình truyền thông.
4.2.2. Mô hình truyền thông theo kiểu lễ nghi (theo một trình tự)
Trình bày

Người tham gia A
Giải thích
Gi
ải thích

Người tham gia B
Trình bày
8

James Carey trong những nghiên cứu của mình (1975, 1988) đã phân biệt mô hình
truyền thông kiểu trực tiếp và truyền thông theo một trình tự lễ nghi. Truyền thông theo
một trình tự lễ nghi được hiểu như như một phương thức truyền thông nhằm duy trì mối
liên hệ trong một xã hội, chia sẻ, tham gia, kết nối, tạo ra mối quan hệ đáng tin cậy.
McQuail (2000) còn gọi mô hình này là “mô hình diễn cảm” vì nó nhấn mạnh vào sự hài
lòng của người gửi ( hoặc người nhận) hơn là một vài mục đích mang tính chất phương
tiện.

5. Phân loại truyền thông
5.1 Tùy thuộc vào người tham gia truyền thông

 Truyền thông nội tại: là hình thức tự truyền thông, tức là chúng ta tự nói với chính
mình trước khi đưa ra quyết định.
Hình thức truyền thông này nói đến loại truyền thông đang xảy ra trong chính bản
thân một người. Sự bộc bạch, sự suy ngẫm của chính mỗi một người và mối quan hệ của
người đó với người khác. Truyền thông nội tại chịu sự ràng buộc và kiểm soát của chính
quan điểm riêng của mỗi người. Quan điểm riêng này được quyết định bởi những kinh
nghiệm và quá khứ, ảnh hưởng đến cuộc sống và suy nghĩ và nó dựa trên thế giới quan mỗi
người và thế giới quan của xã hội nơi người đó đang sống.
Truyền thông nội tại không hoàn toàn là truyền thông chưa đựng trong chính nó mà
nó cũng liên quan và chịu tác động bởi các nguồn bên ngoài và khác nhau giữa người này với
người khác.
 Truyền thông giữa các cá nhân: Là hình thức truyền thông có khẩu ngữ hoặc
không có khẩu ngữ giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa một cá nhân với nhiều người cùng
một lúc.
Loại truyền thông này là cần thiết cho sự duy trì và phát triển nguồn gốc của bất kỳ
một vấn đề nào của cá nhân cũng như xã hội. Bất kỳ một nhóm người nào trong xã hội
được cấu thành cũng dựa trên sự truyền thông giữa các thành viên của xã hội đó. Những
cá nhân chỉ có cận kế nhau thôi thì không tạo ra một hệ thống xã hội. Hệ thống xã hội chỉ
bắt đầu với sự truyền thông giữa các cá nhân như là một điều kiện tiên quyết cho quá trình
xã hội hóa. Truyên thông giữa các cá nhân không chỉ là vấn đế cá nhân giữa hai người mà
nó còn là cơ sở và sự băt đầu của truyền thông trong xã hội loài người.
 Truyền thông theo nhóm: là hình thức truyền thông xảy ra giữa nhiều người tạo
thành trong một nhóm. Nói chung, trong nhóm có thể phát hiện ra (*) sự định hướng giá
trị chung, (*) các vai trò ổn định, (*) tính tổ chức trong truyền thông giữa các cá nhân.
Truyền thông theo nhóm có thể chia ra (*) truyền thông theo nhóm nhỏ, (*) truyền
thông công cộng và (*) truyền thông mang tính tổ chức.
+ Truyền thông theo nhóm nhỏ: đề cập đến loại truyền thông trong trường hợp khi
mọi người có thể nhìn thấy nhau được.Ở đó truyền thông diễn ra cơ bản là không có
phương tiện truyền thông, có phản hồi trực tiếp nhanh, liên tục và có sự thay đổi vai trò
của người tham gia trong truyền thông.

+ Truyền thông công cộng đề cập chủ yếu đến sự giảng giải, nói chuyện đối với một
nhóm người cố định.
+ Truyền thông theo tổ chức hoặc mạng lưới: đề cập đến phương tiện, cấu trúc và
quá trình truyền thông xảy ra trong tổ chức như mạng lưới dòng họ, chính trị xã hội, và văn
hóa. Loại hình truyền thông này yêu cầu các luật truyền thông, dòng truyền thông trong
9

một tổ chức, và luật truyền thông mang tính thủ tục, chính thống và không chính thống của
một nhóm.
 Truyền thông đại chúng: bao hàm những tổ chức, kỹ thuật thông qua đó một nhóm
người có chuyên môn sử dụng các thiết bị kỹ thuật (báo, radio, films, ) để phổ biển nội
dung đến một lượng lớn người nghe khác biệt và phân bố rộng khắp. Cụ thể hơn, truyền
thông đại chúng là truyền thông với một nhóm người lớn vào một thời điểm thống qua việc
sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng

5.2 Tùy thuộc vào cấu trúc chính trị xã hội
- Truyền thông quốc gia: đơn giản đề cập đến bất kỳ một loại hình truyền thông nào
trong phạm vi hoặc cho một quốc gia như là một đơn vị chính trị. Truyền thông quốc tế là
loại hình truyền thông vượt khỏi ranh giới của một quốc gia tới nhiều quốc gia hay một vùng địa lý
khác.
- Truyền thông văn hóa nội tại: đề cập đến loại hình truyền thông trong phạm vi của
một nhóm văn hóa đang tồn tại. Nhóm văn hóa như thế là không nhất thiết được giới hạn
và quyết định bởi ranh giới chính trị quốc gia mà bởi nền văn hóa tạo nên ngôn ngữ, giá trị,
chuẩn mực và lịch sử chung của một nhóm người.Ví dụ: loại hình truyền thông như kể
Khan trong cộng đồng các dân tộc ít người ở Tây Nguyên.
- Truyền thông giữa các nền văn hóa: đề cập đến truyền thông giữa các thanh viên
của hai hay nhiều nền văn hóa khác nhau. Đôi khi thuật ngữ giao lưu văn hóa được sử
dụng thay thế cho hình thức truyền thông này. Ví dụ: truyền thông văn hóa giữa các Quốc
gia Phương Đông và Phương Tây.


5.3. Tùy thuộc nhóm mục tiêu
Mõi bộ phận hoặc là nhóm người trong xã hội đều có thể là cơ sở của loại hình
truyền thông tương ứng. Vì vậy chúng ta có thể gọi là truyền thông thanh niên, truyền
thông phụ nữ, nông dân

5.4. Tùy thuộc nội dung
Truyền thông tôn giáo, truyền thông chính trị, sức khỏe, Ví dụ: Bộ sách về giáo lý
Phật giáo, Thiên Chúa Giáo

5.5. Tùy thuộc mục đích và mục tiêu
Truyền thông có thể được phát triển, để phục vụ cho giáo dục, nhà trường, bầu cử, giải trí,

5.6. Phân chia theo phương tiện kỹ thuật
Dựa vào phương tiện kỹ thuật truyền thông được sử dụng để phân loại, bao gồm:
báo chí, radio, tivi, phim,

6. Phương tiện thông tin
6.1 Phương tiện để phát tin
Muốn tham gia vào truyền thông con người phải sử dụng và phát triển các tín hiệu.
Các tín hiệu này có thể là nghe được, nhìn thấy, Một tín hiệu truyền thông có 3 đặc điểm:
- Ở dạng vật chất vì nó phải thể hiện được cái nghĩa
- Nó phải đề cập đến cái khác thay vì chính nó
- Nó phải được sử dụng và công nhận bởi người khác
10
+ Tín hiệu không bằng lời: Là tín hiệu được giả định rằng nó chỉ ra tất cả những diễn
tả có liên quan đến ngôn ngữ. Có thể chia làm 3 loại: ngôn ngữ dấu hiệu, ngôn ngữ vật thể,
và ngôn ngữ hành động.
+ Tín hiệu bằng lời: Ngôn ngữ phân biệt con người với sinh vật khác. Tín hiệu không
bằng lời được nhóm thành các từ và những từ này được sử dụng trong những liên kết theo
qui định về mặt ngữ pháp. Từ ngữ là các dấu hiệu chỉ được hiểu bởi những người có cùng

ngôn ngữ.
+ Mã: Chỉ có tín hiệu không thì chưa đủ. Mã được tạo ra theo một luật nhất định để
tạo ra nghĩa. Mã là cấu trúc của một nhóm các tín hiệu. Sự kết hợp các dấu hiệu bằng lời sẽ tạo ra
ngôn ngữ.
Đối với truyền thông, nếu chỉ biết từ là chưa đủ mà cần phải biết mã và phải thực sự
có kiến thức về mã, bao gồm ngữ cảnh văn hóa của ngôn ngữ. Mã có thể phân biệt thành 2
dạng: mã hạn chế và mã chi tiết. Mã hạn chế sử dụng từ vựng ít phức tạp và cấu trúc câu
đơn giản. Nó bao gồm các ngôn ngữ sử dụng trên đường trong nhà và trên sân chơi. Nó là
ngôn ngữ nói hơn là ngôn ngữ viết. Ngược lại, mã chi tiết phức tạp hơn, dễ dàn dự đoán
hơn và được sử dụng trong khoa học, nhà trường và giáo dục chính thống.

6.2. Phương tiện để nhận tin
Để nhận được các tín hiệu truyền thông, chúng ta cần những giác quan khác nhau.
Đặc biệt là thính giác và thị giác là cần thiết để nhận tin. Ngòai ra, nếm, sờ mó, mùi vị
cũng có một vai trò trong nhận tin. Việc nhận tin có thể xảy ra đơn giản với một giác quan
nhưng thỉnh thỏang là sự phối hợp của nhiều giác quan với nhau. Với giác quan nghe,
chúng ta có thể nhận thức được âm thanh, nhạc, đây là dạng truyền thông không bằng lời,
và nghe được ngôn ngữ, dạng truyền thông bằng lời. Với giác quan nhìn, chúng ta sử dụng
để nhận thức được các ngôn ngữ điệu bộ, và những tín hiệu có thể nhìn thấy khác như chữ
viết, hình ảnh, tranh ảnh. Việc kết hợp giữa thính giác và thị giác trong tiếp nhận thông tin
là rất phổ biến





CHỦ ĐỀ 2
PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG

Bài 1. Báo, tạp chí và truyền thanh

1. Báo và tạp chí (newspapers and periodicals)
1.1 Lịch sử ra đời của báovà tạp chí
Báo chí bao gồm tất cả các ấn phẩm được xuất bản theo định kỳ với một tiêu đề
không đổi và hướng đến đối tượng người đọc nhất định.
Báo chí là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng được sử dụng rất
phổ biến. Nó ra đời và phát triển vào khoảng thế kỷ 14 nhờ vào sự phát triển của công
nghệ in ấn và sản xuất giấy. In ấn được phát minh ra đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 846
trước công nguyên, với các sản phẩm ban đầu được in trên các tấm gỗ. Với phát minh của
Johannes Gutenberg vào năm 1450, các bài viết in ấn trên gỗ trước đây được chuyển sang
vật liệu khác có thể di chuyển được dưới dạng các chữ viết tay đơn giản. Đây là một cuộc
11
cách mạng đối với hình thức truyền thông bằng chữ viết. Dưới hình thức này, cuốn sách
đầu tiên được ra đời vào khoảng năm 1456. Và sau đó nhiều cuốn sách khác ra đời và được
tái bản nhiều lần, báo chí cũng ra đời từ đó và ngày càng phát triển.
Báo chí lần đầu tiên được sản xuất bằng máy móc được phát minh bởi Nicolas Louis
Robert ở Essonere năm 1798 và sau 5 năm, loại máy này được sử dụng ở Anh.

1.2. Khái niệm về báo và tạp chí
Tạp chí
Là ấn phẩm không được xuất bản hàng ngày mà được xuất bản trong khoảng thời
gian ngắn nhất có thể.
 Báo
Là ấn phẩm được xuất bản hàng ngày hoặc theo tiêu chuẩn của UNE SCO là ít nhất 4 lần /
tuần.
Báo và tạp chí được phân biệt bởi 4 tiêu chí: (*) tính định kỳ của ấn phẩm; (*) nội
dung; (*) cách trình bày và (*) thời lượng.

1.3 Chức năng và phân loại báo chí
1.3.1 Các loại báo chí được sản xuất nhằm:
- Cung cấp thông tin

- Làm cơ sở cho việc ra quyết định (về các vấn đề của công chúng)
- Cung cấp tư liệu cho việc thảo luận các vấn đề xã hội
- Giúp người đọc liên hệ với thế giới bên ngoài
- Đạt được thông tin đa chiều
- Tăng cường niềm tin hiện tại và để được niềm tin của những người khác
- Giúp giải trí và thư giãn


1.3.2 Phân loại báo chí
- Phân loại theo thời gian: Báo ngày, báo tuần, báo tháng, tạp chí,
- Phân loại theo đối tượng người đọc: Báo thanh niên, tuổi trẻ, người cao tuổi
- Phân loại theo vùng địa lý: Báo vùng, báo thế giới, báo quốc gia
- Phân loại theo nội dung: Báo kinh tế, báo thể thao, báo khoa học đời sống

1.4 Tin và đặc điểm của tin báo chí (news)
1.4.1. Khái niệm
Tin là một thể loại thông dụng nhất trong báo chí, phản ánh nhanh những sự kiện
thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn và dễ hiểu.
Hoặc:
Tin là cái trước đây người ta chưa biết,là những kiến thức mới
Tin là những thông báo về một điều gì đó mới mẻ hoặc điều xẩy ra trước đó chưa
lâu.
1.4.2 Phân loại tin tức báo chí:
Căn cứ vào nội dung, mục đích, phương pháp sáng tạo, có thể chia ra các thể dạng tin
tức cơ bản sau:
- Tin vắn: Là một tin rất ngắn cấu tạo bằng một vài câu có nội dung cô đọng nhất về
một sự kiện thời sự.
12
- Tin ngắn: là một tin có thành phần kết cấu tương đối đầy đủ, trong đó phản ánh
những thông điệp đặc trưng về nội dung, hình thức của sự kiện thời sự nào đó.

- Tin sâu: Là một thể tin có dung lượng lớn (so với tin ngắn) phản ánh trình độ nhận
thức sâu về sự kiện thời sự nào đó.
- Tin tường thuật: Là tin thuật lại sự kiện theo quá trình diễn biến của nó.
- Tin công báo: Là thể tin thông báo chính thức về hoạt động của các tổ chức chính trị
xã hội, cơ quan nhà nước, chính phủ.

1.4.3 Một số đặc điểm quan trọng của tin tức báo chí
- Chính xác (actual): Phản ảnh đúng sự thật các sự kiện đã xảy ra trong cuộc sống đời
thường.
- Kịp thời (Timliness): Sự nhanh chóng cả về sự kiện đã xuất hiện cũng như mối
quan tâm về chủ đề.
- Gần gũi (proximity): Sự gần gũi về mặt địa lý của sự kiện đối với đối tượng người
đọc.
- Tính nổi bật (Prominence): Người được đưa lên trong tin tức là người được công
chúng quan tâm hoặc người nổi tiếng là yếu tố quyết định đến sự hấp dẫn của tin tức đối
với người đọc.
- Mâu thuẫn (conflict): Xung đột giữa hai hay nhiều người hoặc tổ chức có quyền
lực sẽ luôn là mối quan tâm của người đọc.
- Tác động (effect): Ảnh hưởng của sự kiện xảy ra đối với công chúng hoặc bản thân
người đọc. Ví dụ: cải cách về thuế, đình công,
- Tầm quan trọng (importance): Đề cập đến mức độ mà công chúng cần biết đến sự
kiện và ý nghĩa của nó đối với xã hội. Ảnh hưởng và tầm quan trọng có mối quan hệ với
nhau.
- Sự khác thường (oddity): Sự kiện không dự đoán được hoặc không có qui luật là
một lý do để viết tin và thu hút sự quan tâm của người đọc.

1.4.4. Yếu tố nội dung của tác phẩm báo chí
- Sự kiện: Là tư tưởng, vấn đề xung đột, chứng cứ, hình ảnh, chi tiết, sự khái
quát…Sự kiện có vị trí quan trọng nhất trong các yếu tố nội dung. Nó là chất liệu cơ bản để
sáng tạo nên một tác phẩm và là tiêu chí để đánh giá chất lượng thông tin trong tác phẩm

đó.
- Chi tiết: Là những hành vi, lời nói trạng thái cụ thể của hoàn cảnh diễn ra sự kiện,
thông qua đó người viết mô tả, phản ảnh sự kiện. Chi tiết đắt giá có khả năng phản ảnh rõ
nhất bản chất của sự kiện và là điều kiện quan trọng đảm bảo cho chất lượng, hiệu quả của
tác phẩm.
- Chính kiến: Thể hiện thái độ, quan điểm của nhà báo đối với một hoặc một số sự
kiện cụ thể. Chính kiến làm tăng cường khả năng hướng dẫn dư luận xã hội. Vì vậy, chính
kiến phải có tính thuyết phục. Tính thuyết phục ấy dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn
đúng đắn, khách quan. Toàn bộ sự lý giải, phân tích để đi đến những nhận định, đánh giá,
kiến nghị phải dựa trên những tài liệu, chứng cứ cụ thể và hợp lý.
- Vấn đề: Là một thành tố nội dung phản ảnh hiện thực đời sống xã hội một cách khái
quát. Vấn đề không phản ảnh một mối quan hệ mà tổng hợp nhiều mối quan hệ, mâu thuẫn
giữa các đối tượng. Phạm vi vấn đề trong báo chí rất rộng và cụ thể, có thể là vấn đề văn
hoá, khoa học, kinh tế xã hội của một địa phương.
13
- Đề tài: Là phạm vi đời sống hiện thực được phản ảnh vào tác phẩm báo chí. Cùng
với việc phân chia đề tài là việc tổ chức thực hiện nội dung thông tin của các trang báo, các
chuyên mục, các chương trình phát thanh truyền hình.
- Tư tưởng: Có vai trò quyết định trong nội dung tác phẩm báo chí, tính thuyết phục
của tư tưởng chỉ đạt được khi thông qua việc lựa chọn chi tiết, trình bày sự kiện một cách
khách quan, khéo léo phù hợp yêu cầu của công chúng.

1.4.5 Các yếu tố hình thức của tác phẩm báo chí.
- Kết cấu: Chính là tổ chức mối quan hệ giữa các bộ phận của một tác phẩm báo chí.
Tác phẩm có kết cấu tốt khi có khả năng giúp công chúng tiếp nhận các thông tin một cách
nhanh nhất, đầy đủ nhất, tạo sức thuyết phục cao nhất. Kết cấu tác phẩm báo chí đa dạng
và phong phú. Có thể phân loại kết cấu báo chí thành các dạng sau:
+ Kết cấu theo mức độ quan trọng của các nội dung trong tác phẩm.
+ Kết cấu theo tuần tự thời gian.
+ Kết cấu theo logic tư duy.

+ Kết cấu liên tưởng, trong đó các sự kiện, vấn đề, chi tiết được trình bày chung
quanh một “trục” trung tâm- một quan niệm, một nhận định nào đó.
+ Kết cấu độc lập, các chi tiết của vấn đề được trình bày thành hai bộ phận hoặc hai
tuyến quan hệ mâu thuẩn với nhau.
- Ngôn ngữ: Là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tác phẩm báo chí
Ba đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ báo chí cần quan tâm trong một bài viết là:
- Tính chính xác, khách quan. Nếu ngôn ngữ không chính xác thì phản ảnh sai sự
kiện hoặc thiếu tính thuyết phục. Nếu ngôn ngữ không khách quan sẽ mất lòng tin của
người đọc và người đọc không thể thấy hết mức độ đích thực của sự kiện. Tuỳ theo mức độ
tốt mà dùng chính xác các từ so sánh: rất tốt/cực tốt, tốt hoặc khá tốt. Tính chính xác của
ngôn ngữ chủ yếu là chỗ đó.
- Tính tiết kiệm, ngắn gọn. Dùng ngôn ngữ trực tiếp, không vòng vo. Câu văn ngắn
nhưng nhiều thông tin sẽ tiết kiệm được ngôn ngữ, lao động và chi phí in ấn. Câu văn dài
dòng, nghèo thông tin, từ ngữ không chọn lọc không những hiệu quả về cung cấp thông tin
thấp mà còn lãng phí công sức và tiền của.
- Tính phổ cập-xã hội, giản dị, dễ hiều.

1.5 Viết tin bài báo chí
1.5.1. Nguyên tắc cơ bản của viết tin
* Xuất phát từ nhu cầu người đọc
- Người đọc ít có thời gian.
- Người đọc cần thông tin rõ,mạnh.
- Người đọc không chấp nhận tin sai, tin khó hiểu.
- Người đọc chỉ thích cái mình cần.
* Nguyên tắc viết tin
- Ngắn gọn, súc tích.
- Chính xác, nhanh nhạy, hấp dẫn.
- Không dùng từ qúa hoa mỹ
- Làm cho bài viết trở thành cần thiết hơn với người đọc.
- Cắt đoạn chuyển ý rõ ràng để người đọc có thể hiểu được khi vừa nghe tin.

- Không dùng từ đồng nghĩa hai hoặc ba lần, chỉ cần một lần là đủ.
14
- Tóm tắt và lặp lại những điểm quan trọng trong bài viết
+ Tóm tắt các ý kiến cơ bản trong bài viết
+ Liệt kê ra những điểm chính đã được trình bày
+ Nêu lên ý trọng tâm bằng cách sử dụng hoạt hình, ảnh sơ đồ,
+ Lặp lại các thông tin bằng các thuật ngữ mô tả quen thuộc
- Viết xong phải đọc to bài viết, chỉnh sửa lại trước khi gửi đi.

1.5.2 Trình tự thực hiện viết tin bài.
Bước 1:
- Tiếp nhận, phát hiện đề tài cho một bài viết.
- Xác định chủ đề, mục đích yêu cầu của bài viết.
- Xác định đối tượng, phạm vi, môi trường tiếp xúc (ai, ở đâu )
- Chuẩn bị thiết bị cho chuyến đi thực tế (sổ tay, bút, máy ghi âm, máy ảnh )
- Nên tham khảo một số nội dung, bài viết liên quan đến nơi mình sẽ tới.
Bước 2 (đến hiện trường):
- Quan sát, tiếp xúc, thu thập thông tin, chup ảnh, ghi âm phỏng vấn.
- Không chỉ thu nhận thông tin từ lãnh đạo mà cả từ nông dân và nhóm nông dân tập
trung.
- Ghi chép, suy đoán, so sánh thông tin.
- Kiểm tra lại thông tin, thiết lập mối quan hệ cho lần sau tới lấy tin.
Bước 3 (thể hiện):
- Chọn lựa điểm mấu chốt, nội dung, vấn đề và xác định văn phong.
- Chuẩn bị các dữ liệu, bảng số liệu, ảnh chụp để đưa vào bài.
- Viết ngay sau khi đi hiện trường về (các chi tiết sẽ không bị lãng quên, bài viết sẽ
có sức sống của chuyến đi và được hoàn thành nhanh chóng).

1.5.3 Các hình thức trình bày tin bài báo chí
* Phần mở đầu của tin bài: Yếu tố đầu tiên trong bài tin là đoạn văn mở đầu của tin

tức hoặc báo cáo. Đoạn văn mở đầu có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Đoạn văn mở đầu
trực tiếp tóm tắt những yếu tố chính của câu chuyện. Đoạn văn sau đó gợi ra ý hoặc dẫn
dắt câu chuyện. Vì thế, đoạn mở đầu chứa đựng tất cả các yếu tố quan trọng của câu
chuyện và thường đưa những sự kiện sinh động lên trước. Đoạn văn mở đầu tạo động cơ
để ngươì đọc đọc toàn bộ câu chuyện. Các kiểu đoạn văn mở đầu:
+ Mở đầu tóm tắt: Chứa đựng tất cả các yếu tố cơ bản của một tin tức
+ Mở đầu mạnh mẽ: Tạo ra sự tò mò và những bất ngờ
+ Mở đầu bằng hình ảnh: Mô tả khung cảnh
+ Mở đầu bằng câu hỏi: Đặt ra các câu hỏi mở
+ Mở đầu bằng lời trích dẫn:
+ Mở đầu mang tính hài hước: Sự kiện hoặc ý kiến hài hước
* Hình thức trình bày: hình thức trình bày một tin bài có thể theo ba dạng kết cấu
sau:
© Trình bày theo cấu trúc tháp lộn ngược:
Theo hình thức này thì những thông tin quan trọng nhất được dưa ra đầu tiên ở vị trí
đầu đề hay câu mở đầu. Đây là bộ phận thu hút tối đa sự chú ý của người đọc. Thông
thường ở những tờ báo lớn, những tin quan trọng được đưa lên trang đầu với nét chữ được
15
tô đậm hoặc bằng những tít màu. Bài viết chia thành nhiều chi tiết tuần tự và gắn kết với
nhau.
Mở đầu: Chuyện gì
Chi tiết 1: Nhân vật chính là ai? Chuyện xẩy ra ở đâu?
Trong hoàn cảnh nào?
Chi tiết 2: Mô tả sự kiện, những vấn đề liên quan.
Chi tiết 3: Những câu làm nội dung thêm sáng tỏ.
Chi tiết 4: Chi tiết phụ hoặc mối liên quan của vấn đề
này đến vấn đề khác.

Đây là hình thức trình bày đối với dạng tin ngắn. Trong hình thức này, các chi tiết
của sự kiện được phân biệt theo thứ tự giảm dần về tầm quan trọng. Hình thức này giúp

người làm tin nhanh chóng liên kết các chi tiết trong tin một cách logic. Nhờ vậy, khi sử
dụng có thể cắt bớt phần không quan trọng.
Ví dụ về tin ngắn:

BÀN TAY VÀNG
(Báo NNVN,1998)
Mới 25 tuổi, Nguyễn Văn Dũng đã trở thành triệu phú của cù lao Ngũ Hiệp
(Cai Lậy, Tiền giang)…
Từ việc áp dụng kỹ thuật vào việc trồng 100 gốc sầu riêng khổ qua xanh, năm
19997 anh thu được 40 triệu đồng, năm 1998 thu được 60 triệu đồng…
Một trong những bí quyết thành công là kỹ thuật cho đậu trái theo ý muốn. Anh
trao đổi về viếc làm của mình:”Phải mạnh dạn bỏ trái cuống nhỏ. Cây 8 năm cho đậu 150
-200 trái là vừa…”.
Anh còn giúp bà con chiết ghép cành sầu riêng, trong 3 ngày ghép được 2000 cây
con, tỷ lệ sống đạt 95%
Bà con ở cù lao này rất tin tưởng vào bàn tay khéo léo của anh…

©. Trình bày theo cấu trúc hình chữ nhật
Hình thức này đòi hỏi sự chặt chẽ về trình tự sắp xếp các chi tiết hoặc sắp xếp ngang
hàng nhau. Mỗi chi tiết mang một thông tin mới, không chi tiết nào nổi trội hoặc không có
giá trị
Có thể sử dụng cấu trúc hình chữ nhật cho các tin tường thuật hoặc bài hướng dẫn kỹ
thuật.
Chi tiết 1: Nội dung 1
Chi tiết 2: Nội dung 2
Chi tiết 3: Nội dung 3
Chi tiết 4: Nội dung 4


Ví dụ:

Từ năm 1993 trở lại đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển
giao kỹ thuật cho dân, Trạm khuyến nông huyện Bắc Bình đã triển khai nhiều mô hình, tập
huấn, khảo nghiệm giống, chọn giống đạt năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh.
Đa dạng hóa trong bộ giống cây trồng tại địa phương như giống mới OM1633, UND 15-

Tóm tắt chung
Trích dẫn
Tóm tắt
Trích dẫn
Tóm tắt

Sự kiện mở đầu
Sự kiện thứ hai
Sự kiện thứ ba
Sự kiện thứ tư

16
19, VIệt Nam 92-20, Qua chuyển đổi giống mới đã tăng năng suất đáng kể. Từ đó trạm
tiến hành thông tin tuyên truyền, mở lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ cho các vùng trọng
điểm và đã tập huấn, hội thỏa cho 50 lớp với 25 ngàn lượt người từ các xã đồng bằng và
vùng cao.
Đến nay, sau 5 năm chuyển đổi cơ cấu giống lúa mới, nông dân đã chuyển hầu hết
diện tích lúa màu giống địa phương sang giống lúa ngắn ngày, đưa năng suất lúa bình
quân ổn định 50 –60 tạ/ha. Nhiều hộ áp dụng tốt các biện pháp thâm canh đã đạt năng
suất 60-65 tạ/ha, nâng cao sản lượng thóc của huyện từ 29875 tấn lên 47000 tấn, tăng
17.000 tấn.


©. Trình bày theo cấu trúc hình tháp
Hình thức này được kết cấu theo ý đồ kể chuyện, tạo kịch tính, lôi cuốn sự chú ý của

người đọc qua từng đoạn và cuối cùng là thông tin quan trọng.
Hình thức này thường dùng cho các tin bài dài. Các chi tiết, thông tin phụ thuộc vào
tính chất, quy mô sự kiện và mục đích của người viết, không hoàn toàn bắt buộc phải theo
đúng trật tự trong thực tế. Người viết có thể theo ý đồ kể chuyện để tạo ra kịch tính, lôi
cuốn sự chú ý của người đọc, tăng hiệu quả thông tin, tác động


Chi tiết 1: Mở đầu, giới thiệu sự kiện.
Chi tiết 2: Nội dung thông tin 1.
Chi tiết 3: Nội dung thông tin 2.
Chi tiết 4: Bối cảnh sự kiện hoặc vấn đề then chốt.


Ví dụ:
Trong cuộc thi ngày 3/10/1992 tại Mỹ, một nông dân đã đoạt giải thưởng
75.000 đô la vì trồng được quả bí ngô lớn nhất thế giới. Đó là anh Giôn-hâu-len ở
bang Ca-li-pho-nia. Nhờ lòng say mê anh đã trồng được quả bí ngô nặng 370kg.
Anh cho biết quả bí ngô này là kết quả của công trình trong năm tháng của anh mà
từng ngày anh phải hiểu nó cần gí. Quả bí của anh cùng với quả bí của hai anh em
Et và Bốp Gan ở bang Niu-giơ-si đã được đưa vào ghi- nét những điều kỳ lạ của
thế giới.

2. Truyền thanh (Broadcasting - Radio)
2.1 Sự ra đời và phát triển của truyền thanh
Truyền thanh là một phương tiện thông tin đại chúng được sử dụng rộng rãi trong
phát triển. Nó có thể phủ sóng nhiều vùng rộng lớn và đến với số lượng lớn người nghe với
chi phí tương đối thấp. Truyền thanh ở đây bao gồm:
- Đài phát thanh
- Phát thanh cộng đồng hay chương trình phát thanh được sản xuất tại địa phương
hoặc do các trung tâm truyền thanh đến cộng đồng thông qua hệ thông loa phóng thanh.

- Audiocassettes, vừa sử dụng trong cộng đồng vừa để sản xuất và thu thanh chương
trình địa phương về một vấn đề quan trọng.
17
Truyền thanh là một hình thức truyền thông sử dụng thính giác đầu tiên kể từ khi
ngôn ngữ ra đời. Phát minh của Samuel Morse vào năm 1835 về xung động điện dưới dạng
mã được truyền tải thông qua dây dẫn được xem là cha đẻ của truyền thanh radio. Năm
1887, Heinrich Het đã phát minh ra khả năng truyền tín hiệu nam châm điện không cần
dây dẫn. Năm 1897, Guilhermo Marconi đã gửi tin nhắn đầu tiên đến một khoản cách xa
nhưng chỉ sử dụng ăng tên mà không cần dây dẫn, và 10 năm sau đó ông đã truyền được cả
tiếng nói và âm thanh theo cách này. Ở New York, truyền tiếng nói và âm nhạc đầu tiên
được thực hiện vào năm năm 1916. Ở châu Âu, truyền thành đến công chúng bắt đầu thực
hiện vào đầu những năm của thế kỷ 20. Đài phát thanh BBC được dựng lên vào ngày 15
tháng 12 năm 1922.
Truyền thanh là phương tiện thông tin đại chúng nhằm mục đích cung cấp thông tin,
giáo dục, giải trí và thuyết phục đối tượng người người nghe. Trong phát triển, radio là
phương tiện đa chiều, nó có thể đưa tin, tăng cường năng lực vận động và tổ chức nhóm, tổ
chức, mở rộng diễn đàn đàm thoại, xây dựng năng lực cho cộng đồng, nâng cao nhận thực
và kiến thức về các vấn đề cộng đồng, đưa tiếng nói người nghèo đến với cấp cao hơn
trong hệ thống chính trị và vận động cộng đồng giải quyết các vấn đề chung.

2.2. Sự khác biệt giữa báo chí và truyền thanh
2.2.1. Những ưu thế của việc sử dụng truyền thanh trong truyền thông so với báo chí:
* Không đòi hỏi khả năng đọc của người tiếp nhận thông tin.Những người không
biết đọc, không biết viết cũng có thể tiếp cận tốt với truyền thanh chỉ cần họ hiểu được
ngôn ngữ nói. Ưu thế này thể hiện rất rõ ở những quốc gia có tỷ lệ nguwoif biết chữ thấp
hoặc ở những quốc gia có ít có khả năng đầu tư vào các lĩnh vực in ấn và phát hành.
* Quá trình sản xuất các chương trình phát thanh đơn giản hơn so với in ấn các ấn
phẩm báo chí.
* Cùng với các ưu thế về kỹ thuật , truyền thaanh cũng có ưu thế hơn báo chí về phân
bố chương trình.

* Truyền thanh có thể đưa được tin tức nhanh chóng, vào bất kỳ thời gian nào trong
ngày.
* Không khó khăn để sử dụng các ngôn ngữ khác nhau trong quá trình truyền
thanh.
* Chương trình truyền thanh thường hấp dẫn hơn do được biểu thị bằng giọng nói và âm
nhạc.
2.2.2. Những hạn chế việc sử dụng truyền thanh trong truyền thông so với báo chí:
* Trong truyền thanh, ngôn ngữ và hình ảnh dễ dàng bị qua nhanh, không tồn tại lâu dài
và bị giới hạn trong khuôn khổ một chương trình và trong một khoảng thời gian đã xác định.
* Thông qua hệ thống phát hành báo chí cố định, người ta dễ dàng biết được ai là đối
tượng người đọc và mong muốn của họ. Vì truyền thanh được thực hiện qua sóng phát thanh và
truyền hình nên cần một phương pháp phức tạp hơn để có thể xác định ai, bao nhiêu người nghe,
xem và nghe, xem chương trình gì?
2.2.3. Những ưu thế của báo chí trong truyền thông so với truyền thanh
* Những báo chí còn lại chưa phát hành hết có thể được bảo quản và sử dụng trong bất kỳ
thời gian nào.
* Có thể sử dụng được nhiều lần.
* Báo chí có thể được đọc bất kỳ lúc nào và ở mọi nơi.

18
2.3 Các phương pháp tiếp cận truyền thanh chủ yếu trong phát triển (radio approach)
Tiếp cận truyền thanh trong phát triển có thể chia làm 3 loại hình, mỗi loại hình có
một phương pháp riêng.
- Truyền thanh giáo dục: Phạm vi của nó là cung cấp kiến thức, chỉ dẫn về các vấn đề
cụ thể. Nó có thể được sử dụng cho giáo dục chính thống như giáo dục từ xã.
- Truyền thanh văn hóa và phóng sự: Nhằm báo cáo và cung cấp bằng chứng về một
khía cạnh trong cuộc sống cộng đồng. Nó được thực hiện để thu hút sự chú ý của cộng
đồng về một sự việc cụ thể, các vấn đề và giải pháp. Các nhà báo, nhà nghiên cứu xã hội
và những người làm công tác thực tiễn họ là những người sản xuất loại chương trình radio
này, thường sử dụng tiếp cận quan sát thực tiễn để tư liệu hóa các sự việc một cách chính

xác và và khách quan. Chương trình này có thể được giới thiệu đến các cộng đồng có vấn
đề tương tự, đến các tổ chức phát triển và nhà hoạch định chính sách.
- Truyền thanh có sự tham gia: Nói đến việc sử dụng truyền thanh cho người dân và
vì người dân. Hai loại hình trên cũng yêu cầu sự tham gia của người dân, tuy nhiên hình
thức truyền thông này yêu cầu sự tham gia toàn diện của người dân. Vấn đề được thảo luận
và trình bày trong chương trình do cộng đồng quyết định với sự hỗ trợ của người làm
chương trình phát thanh. Mục đích của chương trình truyền thanh có sự tham gia là cung
cấp diễn đàn tự do để người dân bày tỏ quan điểm, ý kiến và mối quan tâm, qua đó tạo cơ
hội để cải thiện sinh kế của họ. Truyền thanh cũng cố gắng thay đổi dòng chảy thông tin
thông thường từ trên xuống, sang dòng chảy thông tin từ dưới lên, hay theo chiều rộng để
đưa truyền thông về đúng với nghĩa của nó là chia sẻ, trao đổi ý tưởng, ý kiến, giải pháp từ
các quan điểm khác nhau.

2.4 Các hình thức truyền thanh phổ biến
- Thuyết trình: Hình thức này là trình bày hoặc phổ biến kiến thức về một vấn đề
nào đó. Hình thức này chỉ sử dụng trong thời gian ngắn (tối đa là 15 phút) vì nó có thể khá
buồn cháng và trầm lặng.
- Phỏng vấn và thảo luận: Hình thức này đòi hỏi ít nhất 2 người và các ý kiến được
trình bày rõ ràng. Nó có thể là một cuộc phỏng vấn với một thành viên của cộng đồng hay
đoạn băng thu thanh của một cuộc thảo luận nhóm về một vấn đề quan tâm. Thực tế nếu có
nhiều hơn một người tham gia trong hình thức truyền thanh này sẽ làm cho nó sinh động
hơn.
- Kịch: Hình thức này có thể đơn giản là chuyển đổi một vở kịch sẵn có sang dạng
truyền thanh hay dạng diễn kịch sáng tạo về các vấn đề được xác định bởi cộng đồng.
- Ca nhạc: Hình thức này đặc biệt có hiệu quả trong cộng đồng có âm nhạc, điệu múa
bài hát truyền thống. Các chủ đề của bài hát được sử dụng để đưa ra những vấn đề cụ thể
hoặc thúc đẩy hành động thực tiễn.
- Quảng cáo: Là một phần của chương trình lớn.Tuy nhiên nó có thể là một chương trình
riêng.
- Đọc truyện: Là một chương trình về một chủ đề cụ thể. Nó có thể chỉ nói đơn thuần

hoặc kết hợp giữa nói và âm nhạc.
- Tạp chí truyền thanh: Đây là chương trình bao gồm nhiều vấn đề hoặc các chương
trình con. Nó có thể ở dạng đưa tin hoặc có một số yếu tố như phỏng vấn, âm nhạc và nói
đơn thuần. Nó nhằm thông tin cho người nghe một số vấn đề khác nhau.
- Thông tin giải trí: hình thức này kết hợp giữa thông tin và giải trí. Nó có thể là vở
kịch về một sự kiện hoặc một vỡ kịch truyền thanh nhiều kỳ để xử lý một vấn đề ưu tiên.
19


2.5. Yếu tố cơ bản trong việc thực hiện chương trình truyền thanh
2.5.1 Yếu tố âm thanh
- Âm thanh đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong các vở kịch truyền thanh.
- Lựa chọn âm thanh và sử dụng nhạc khi xây dựng chương trình được quyết định
bởi nội dung, hình thức trình bày và mục tiêu của chương trình. Phong cách âm nhạc và
thời lượng âm của âm nhạc được lựa chọn dựa vào các yếu tố trên. Việc sử dụng âm nhạc
trong chương trình có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Sử dụng trực tiếp, tức là âm nhạc thể
hiện cụ thể dễ hiểu. Nếu âm nhạc được sử dụng làm nền thì nó được đưa vào lời nói hoặc
âm thanh.
- Âm thanh cần phải được thu rõ ràng và tạo ra những đoạn nhấn nhất định (thường
điều chỉnh âm lượng ở mức cao thấp khác nhau khi thu thanh).

2.5.2 Nội dung và cấu trúc của chương trình truyền thanh
+ Mở đầu và kết thúc: Cách giới thiệu chương trình là rất quan trọng, vì nó là cơ sở
để người nghe quyết định tiếp tục nghe hay không. Tương tự, người ta cho rằng kết thúc
chương trình tạo điểm nút làm cho người nghe nhớ lại thông điệp hay nội dung chính.
+ Quảng cáo – chuyên đề - logos: Chương trình truyền thanh có thể bao gồm nhiều
phần quảng cáo hay những chuyên đề lặp lại như là một dấu mốc đặc biệt để tạo ra sự chú
ý của người nghe.
+ Thơ hoặc bài hát ngắn dễ nhớ: được sử dụng trong quảng cáo nhằm thu hút người
nghe. Nó cũng giúp nhấn mạnh ý tưởng của thông điệp được phát đi.

+ Sự hài hòa: Tính hài hòa đóng vai trò rất quan trọng trong hình thức truyền thanh.
Tuy nhiên chúng ta không nên lạm dụng nó vì trong một số trường hợp, nó có thể làm
người nghe khó chịu và làm vô hiệu hóa các mục tiêu của chương trình.
+ Tính cụ thể và đơn giản: Điều này rất đúng trong ngữ cảnh phát triển. Tránh sử
dụng các từ ngữ kỹ thuật, khái niệm phức tạp.
+ Tính chính xác: Phải bảo đảm rằng nội dung được trình bày phải chính xác, dễ
hiểu. Một khi phát thanh, bất cứ một sự không hợp lý nào cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến
các khía cạnh của chương trình.
+ Sự lặp lại và tổng hợp: Thông thường lặp lại nhiều hơn một lần các điểm quan
trọng mà chương trình muốn đề cập là một thực tế rất tốt. Cố gắng lặp lại các điểm giống
nhau nhưng không sao chép của nhau. Có nghĩa là xử lý một điểm theo nhiều cách khác
nhau để người nghe tiếp cận với thông điệp nhiều lần theo những cách khác nhau. Kết thúc
chương trình, cần phải có phần tóm tắt lại những điểm chính một cách ngắn gọn và súc
tích.
+ Nhịp độ: Một chương trình có nhịp độ tốt là không nên quá nhanh cũng không quá
chậm và các phần khác nhau được sắp xếp một cách logic và cân đối. Dừng lại cũng là một
phần của nhịp độ, vì dừng là yếu tố quan trọng và có thể thực hiện thông qua âm nhạc, khẩu hiệu
và sự im lặng.

2.5.3 Phát thanh viên và phong cách trình bày: Đây cũng là một yếu tố quyết định sự thành
công của chương trình. Các yếu tố liên quan đến trình bày bao gồm:
20
- Giọng nói: Có thể là dọng của người phát thanh viên phụ thuộc vào bản tin tương
ứng mà nó cũng có thể là bài phát biểu tự do của một người như trong phỏng vấn. Lời nói
biểu lộ suy nghĩ của con người. Lời nói có 8 yếu tố khác nhau:
+ Thể hiện tâm trạng vui buồn thông qua lời nói
+ Bố cục đề cập đến chất lượng của lời nói
+ Ngữ điệu là sự ngân nga khi nói
+ Khoản cách nói lên sự nhanh chậm khi nói
+ Nhấn giọng: sự thay đổi âm điệu khi nói

+ Tốc độ đề cập đến tốt độ khi nói
+ Giọng: làm cho một phần của từ cao lên hay thấp xuống
- Đọc rõ ràng: Không được cho rằng mọi người đều có có khả năng như người phát
thanh viên. Phát thanh viên cần đọc rõ và diễn đạt dễ hiểu. Họ cần phải theo nhịp độ của
chương trình sử dụng dọng của mình để nhấn mạnh những điểm quan trọng.
- Sự tin cậy: Nếu phát thanh viên có uy tín cao đối với người nghe, điều này sẽ giúp
cho thông điệp dễ được chấp nhận hơn. Nên quan tâm lai lịch của người phát thanh viên.
Giới là một yếu tố khác cần được xem xét, ví dụ: nữ giới có khả năng tạo ra sự tin cậy đối
với phụ nữ khác khi nói chuyện về cách cho con bú hơn là nam giới.
- Vai trò hình mẫu: Phát thanh viên có liên quan đến thông điệp hoặc có những đặc
điểm được thính giả tôn trọng sẽ thu hút sự quan tâm của thính giả đối với chương trình
phát thanh.Ví dụ khi quản cáo sản phẩm, người ta sử dụng những ngôi sao thể thao như là
bằng chứng để liên hệ họ với sản phẩm quảng cáo.

2.6 Nguyên tắc viết bản tin truyền thanh
2.6.1. Sự khác nhau cơ bản giữa tin bài cho báo, đài và truyền hình

Báo viết Đài phát thanh Truyền hình
Phương tiện chính Chữ viết + ảnh Lời nói Lời nói + hình ảnh động

Biểu đồ, sơ đồ Âm nhạc + tiếng động Âm nhạc + tiếng động

Cách viết Dùng lối văn viết Dùng lối văn nói Dùng lối văn nói
(câu có mệnh đề dài) (câu có mệnh đề ngắn)
(không cần tả lại những

gì hình ảnh đã cho thấy)


2.6.2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi viết tin cho đài phát thanh

 Dùng lối văn nói, cách viết chân thật, giản dị, hành văn không cầu kỳ.
 Phải nóng hổi: bằng những thông tin mới nhất, dùng câu ở thì hiện tại, thể chủ
động.
 Phải luôn thân mật : dùng cách xưng hô phù hợp với đối tượng quần chúng.
 Viết cho người nghe chỉ một lần: câu ngắn, đi ngay vào chủ đề, chuyển hóa, đơn
giản số liệu sao cho dễ nhớ.
 Thể hiện bằng âm thanh do đó cần kết hợp với âm nhạc, tiếng động thu tại hiện
trường.
3. Phim video
3.1 Sự ra đời và phát triển của phim và phim video
21
Phim được phát triển nhờ vào phát minh về chụp ảnh vào giữa thế kỷ 19. Bộ phim
đầu tiên trong lịch sử được Lumiere người Pháp sản xuất vào năm 1895. Rạp chiếu phim
đầu tiên được mở ra ở Pari vào tháng 12 năm 1895 và xuất hiện ở Philipin sau đó hai năm.
Sơ khai ban đầu, phim chỉ là sự trình chiếu các hình ảnh slite, được kết hợp hợp với một số
nhạc cụ hoặc là tiếng nói để giải thích. Ngày nay, các nhân vật trong phim họ tự nói và âm
thanh của tiếng suối reo, gió thổi cũng được nghe trong phim.
Băng phim video xuất hiện chỉ vào những năm đầu thế kỷ 18. Nghiên cứu và kiểm
nghiệm đầu tiên về filmvideo như là một phương tiện lưu trữ, băng video và phim được
thực hiện vào năm 1940. Năm 1956, Ampex đã chế tạo ra đầu video đầu tiên chủ yếu là sử
dụng cho mục đích chuyên môn ở các đài truyền hình.

3.2 Các bước sản xuất phim vedio
3.2.1. Nguyên tắc
Trừ khi cần dựng một đoạn tin ngắn về những sự kiện không thể thấy trước (như một
tai nạn chẳng hạn ), không thể chuẩn bị địa điểm được mà chỉ bấm máy ngẫu nhiên.Còn
hầu hết các trường hợp khác đều được dàn dựng, bố trí trước khi quay.
Khác với phương tiện truyền tin khác như radio hoặc báo chí, chủ yếu là lời, filme
video là một phương tiện nghe nhìn. Thông tin của filmvideo là hình ảnh. Thông điệp chủ
yếu là hình ảnh chứ không phải là lời bình. Lời bình chỉ là bổ sung hoặc hỗ trợ cho hình

ảnh. Do đó phải luôn nghĩ bằng hình ảnh.
3.2.2. Các bước cơ bản trong sản xuất phim video
- Chọn chủ đề
- Nghiên cứu chủ đề
- Sắp xếp nội dung và hình ảnh
- Lập kế hoạch làm phim
- Cốt truyện
- Quay phim
- Dàn dựng
- Viết lời bình

 Chọn chủ đề
Trong khuyến nông, chọn chủ đề chương trình phim vedio hay phim cho đào tạo
phụ thuộc vào một số yếu tố sau: Nhu cầu của nông dân, mùa vụ, kết quả mới của một ứng
dụng, ý tưởng kinh doanh mới hoặc phổ biến một quy trình kỹ thuật mới
Ví dụ: Chủ đề về mô hình VAC, tác giả phải xác định mục tiêu cụ thể ( Tác giả
muốn chỉ cho nông dân biết mô hình VAC là gì, hay cho họ biết một mô hình VAC thành
công để họ học tập ? hay muốn người xem biết cách thức xây dựng mô hình VAC theo
từng bước ?. Khi đã có mục tiêu rõ ràng, người làm phim dễ dàng thu thập, chọn lựa thông
tin ảnh cho bộ phim.

 Nghiên cứu chủ đề
Đây là bước quyết định việc thành công của một bộ phim video. Người có vai trò
quan trọng trong nghiên cứu chủ đề là các chuyên gia thuộc chủ đề đó. Càng có nhiều
thông tin về chủ đề càng tốt, bằng cách đọc tất cả những tư liệu có thể có được. Thảo luận,
chuyện trò với các chuyên gia và với nông dân để thu nhận thêm nhiều thông tin Do thời
lượng có hạn nên phải chọn lọc kỹ càng thông tin để có được nhiều thông tin hữu ích, thú
22
vị nhất. Nếu có quá nhiều thông tin thì sẽ làm cho người xem lúng túng, khó chọn lọc
thông tin và chóng chán.

Ngay từ đầu phải nghĩ cách thể hiện thành thông tin hình ảnh hoặc chuỗi hình ảnh.
Chọn vị trí thích hợp để quay. Quan sát, chọn chỗ thích hợp để ghi lại chuổi hình ảnh cho
phim phù hợp với chủ đề và mục tiêu đề ra. Ghi chép lại những gì cần thiết.
Chọn người để phỏng vấn (nông dân, hoặc chủ trang trại có liên quan đến chủ đề
phim) trước khi bấm máy. Chọn người có thể nói một cách sinh động và thú vị về chủ đề
mình chọn, Cho họ biết ý đinh của mình, ghi lại tên và nhữnh gì họ nói trong phim.
Xem xét những gì đã chuẩn bị trước khi bấm máy. Những minh hoạ hoặc sơ đồ phải
được chuẩn bị trước. Những thiết bị để hỗ trợ cho máy quay cũng luôn luôn sẳn sàng. Ví
dụ: Muốn quay một cảnh trong nhà thiếu ánh sáng cần có tấm phản chiếu ánh sáng, đèn
flats

 Sắp xếp nội dung và hình ảnh
Sau khi nghiên cứu chủ đề người làm phim nên sắp xếp ý tưởng theo trật tự logic
hoặc thành câu chuyện bằng hình ảnh. Đó được coi là bản đề cương nháp lần thứ nhất. Sau
khi xử lý sẽ giúp tác giả sáng tỏ về số lượng sự kiện, thể hiện mình đã nghiên cứu kỹ hay
chưa, số lượng sự kiện chính đã đủ hay chưa, thời lượng là bao nhiêu, có đủ tư liệu cho câu
chuyện không, sắp xếp sự kiện theo trật tự nào, phim có mang tính thông tin hay không, có
hấp dẫn hay không….
Xử lý là một công cụ quan trọng để giải thích chủ đề và những ý tưởng cơ bản, tạo
thuận lợi cho cán bộ tuyên truyền. Khi xử lý cần chú ý những nội dung sau:
- Mục đích của phim
- Bản thảo kịch bản và một số ý tưởng
- Địa điểm bấm máy
- Nhân vật/ người được phỏng vấn
- Thời lượng của phim
- Những chuẩn bị cần thiết nếu có
Trong xử lý có thể liệt kê tất cả các sự kiện quan trọng để đưa vào bộ phim. Ví dụ:
Cách phác thảo một bộ phim video khuyến nông cho nông dân vừa đơn giản vừa có tính
giải trí.





Cảnh
quay
Thời
lượng
Hình ảnh Âm thanh (lời bình, đối thoại,
tạp âm, nhạc)
1 20” Toàn cảnh hay cảnh chọn khi
ông Sơn đi từ ruộng ngô xấu
của ông ấy đến ruộng ngô tốt
nhà ông Hùng. Cảnh chọn và
cận cảnh khi ông Sơn đang
xem 2 ruộng ngô
Ông Sơn là nông dân của thôn
X/xã Y lo lắng về ruộng ngô nhà
mình, ông ta ngạc nhiên khi thấy
ruộng ngô nhà ông Hùng -một
người hàng xóm rất tốt (lời bình)-
Nhạc
2 0’20’’ Cận cảnh ông Sơn đang nói
chuyện, ông Sơn cầm cây ngô
Ông Sơn nói to một mình: Tại sao
ruộng ngô nhà ông Hùng tốt như
23
trong tay, ngắm nghía. Cảnh
chọn hàng ngô tốt
vậy tuy cùng trồng một ngày,
cùng điều kiện như nhau. Ông ta

tự hỏi: ông Hùng làm thế nào mà
ngô nhà ông ấy tốt như vậy?
3 0’15’’ Toàn cảnh ruông ngô. ông
Hùng đang cuốc ở phía sau.
Ông Sơn đi đến phía ông Hùng
Ông Sơn quyết định đến hỏi ông
Hùng lý do tại sao? (bình luận)
4 0’15’’ Cảnh chọn khi ông Hùng nói
chuyện với ông Sơn.
Ông Sơn đặt hàng loạt câu hỏi về
lý do thành công của ông Hùng
5 0’25’’ Cảnh 2 ông đi về nhà ông
Hùng
ông Hùng bảo ông Sơn đợi vì ông
muốn cho ông Sơn xem cái gì đó
(lời bình)
6 0’45” 2 ông đi vào nhà, ông Hùng
lấy túi phân A cho ông Sơn
xem và tờ hướng dẫn minh hoạ
Ông Hùng giải thích cho ông Sơn
lý do thành công là nhờ ông dùng
loại phân A bón lót sau đó mới
dùng phân B để bón thúc và cho
ông Sơn xem tờ minh hoạ của cán
bộ khuyến nông.
7 0’20” Cận cảnh tờ giấy minh hoạ Ông Hùng giải thích cho ông Sơn
các bước sử dụng loại phân A có
cả minh hoạ
8 0’20” Cảnh chọn khi hai người nói
chuyện với nhau

Ông Hùng giải thích là đã quá
muộn đối với phân A nhưng có
thể dùng loại phân B.
9 0’15” Hai người đi đến Trạm KN xã Họ cùng nhau đến trạm KN để
mua phân B và xin tờ hướng dẫn
(lời bình)
10 1’00” Cán bộ KN cho họ xem loại
phân B và chỉ cho họ áp phích
minh hoạ trên tường (Cận cảnh
phần minh hoạ). Cảnh CBKN
nói chuyện với hai người (cảnh
chọn)
Cán bộ KNcho họ biết một số
thông tin về loại phân B và cách
dùng. Nối về lợi ích cũng như tác
hại đối với môi trường của loại
phân này nếu không sử dụng đúng
quy cách.
11 0’15” Hai người cùng ra ruộng nhà
ông Sơn
Nhạc
12 0’20” Ông Hùng giúp ông Sơn bón
phân cho ngô
Nhạc
13 0’30” Cảnh ông Hùng cuốc và dọn cỏ
ở ruộng ông Sơn.
Ông Hùng giải thích cho ông Sơn
rằng phân sẽ giúp cho cỏ mọc
nhanh nên cần phải dọn cỏ trước
khi bón loại phân này và nhắc ông

Sơn là loại phân này được bón sau
khi gieo 3-4 tuần.
14 0’45” Toàn cảnh ruông ngô tốt.
Cận cảnh cây ngô.
Nguời bình luận: 4 tuần đã trôi
qua, ruộng mgô ông Sơn đã tốt
24
Ông Sơn dùng loại phân B/dọn
cỏ ruộng nhà mình.
hơn nhiều. Nhắc lại các bước sử
dụng phân B, nhắc lại về tác
dụng của việc làm cỏ cho ngô, tác
hại của loại phân này đến môi
trường và nhắc nhở mọi người
phải cẩn thận trong khi dùng.
15 0’25” Toàn cảnh, tiếp đến là cảnh
chọn và cận cảnh ruộng ngô
tốt. Ông Sơn đi qua ruộng và đi
đến phía ông Hùng khi ông
Hùng đang dọn cỏ.
Cảnh chọn- ông Tư nói chu yện
với ông Hùng.
Ông Sơn rất vui khi thấy ruộng
ngô nhà mình tôt lên nhiều.
Ông Sơn cảm ơn ông Hùng về lời
khuyên trong áp dụng các tiến bộ
kỹ thuật và hứa vụ sau sẽ sử dụng
loại phân A để bón lót.
16 0’20” Cảnh hai gia đình trong nhà
ông Sơn đang cùng nhau ăn

ngô vui vẻ.
Nhạc đệm khúc nhạc vui.
Nguồn: Cục Khuyến nông và khuyến lâm,1999.

 Dàn ý bằng hình ảnh
Những nhà làm phim nên dàn ý bằng hình ảnh cho phim của mình. Chỉ cần vẽ đơn
giản. vẽ dàn ý minh hoạ cho ý tưởng của mình rõ hơn. Có thể cho biết góc độ qua bạn
muốn hoặc loại cảnh nào bạn muốn.
Ví dụ về dựng cốt chuyện bằng hình ảnh:


Ông Sơn, nông dân thôn X đang lo lắng về
ruộng ngô xấu của mình mới trồng gần đây


Ông ta rất ngạc nhiên khi thấy ruộng ngô
của ông Hùng, nhà hàng xóm rất tốt.


Ông Sơn tự hỏi “tại sao ruộng ngô của ông
Hùng tốt hơn hẳn nhà mình tuy cùng trồng
một lúc”


Ông tự hỏi “ông Hùng làm thế nào mà
ruộng ngô của ông ấy lại tốt như vậy.


Ông Sơn quyết định hỏi ông Hùng nguyên
nhân nào đã giúp ông thành công (lời

bình).

Ảnh 1
Ảnh 2

Ảnh 4

Ảnh 5

Ảnh 3

×