Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Dùng thuốc trong bệnh xơ cứng bì pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.01 KB, 3 trang )

Dùng thuốc trong bệnh
xơ cứng bì
Bệnh xơ cứng bì, tên gọi đầy đủ trong y học là bệnh xơ cứng bì hệ thống tiến
triển, là một bệnh tự miễn không rõ căn nguyên, đặc trưng bởi tình trạng dầy
và cứng da do sự tích luỹ các chất tạo keo, liên quan đến nhiều cơ quan
trong cơ thể bao gồm ống tiêu hoá, tim, phổi, thận và mạch máu.
Nguyên nhân gây bệnh
Mặc dù các nhà khoa học chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây
bệnh của xơ cứng bì nhưng có thể khẳng định rằng đây không phải là một
bệnh lây nhiễm hoặc di truyền từ bố mẹ sang con cái. Người ta nghi ngờ
rằng bệnh xơ cứng bì gây ra do sự phối hợp của nhiều yếu tố:
- Hoạt tính bất thường của hệ miễn dịch: trong xơ cứng bì, hệ miễn dịch
kích thích các tế bào xơ non sản xuất ra quá nhiều chất tạo keo, các chất này
lắng đọng xung quanh các tế bào, mạch máu, nội tạng và gây tổn thương xơ
hoá tại nơi lắng đọng.
- Cấu trúc gen: một số gen có vai trò quan trọng trong sự phát sinh và tiến
triển của bệnh xơ cứng bì.
- Các kích thích trong môi trường: việc tiếp xúc với một số yếu tố trong môi
trường như các loại siêu vi trùng, các chất keo hoá học và một số loại dung
môi hữu cơ trong một thời gian kéo dài có thể gây ra xơ cứng bì.
- Yếu tố nội tiết: trong nhóm tuổi từ 30-55, tỷ lệ xơ cứng bì ở nữ giới cao
hơn ở nam giới 7-12 lần, do đó người ta nói đến vai trò của các hormon sinh
dục nữ, đặc biệt là estrogen, trong sự phát sinh của bệnh xơ cứng bì.
Dựa vào mức độ của tổn thương da, xơ cứng bì được chia làm 2 thể là xơ
cứng bì khu trú và xơ cứng bì lan toả. Trong thể thứ nhất, tổn thương da khu
trú ở mặt và ngọn chi, tiến triển chậm và ít có tổn thương nội tạng nặng, biến
chứng nguy hiểm nhất là tăng áp động mạch phổi và xơ đường mật. Thể thứ
2 thường có tổn thương da trên diện rộng ở mặt, gốc chi và thân mình, kèm
theo có tổn thương ở đường tiêu hoá, tim, thận và phổi. Bệnh có thể xảy ra ở
mọi lứa tuổi, mọi giới và chủng tộc, nhưng hay gặp nhất ở phụ nữ trong độ
tuổi từ 30-50, bệnh cũng thường xảy ra hơn ở người châu Á và Mỹ – Phi so


với người châu Âu.

Biểu hiện của bệnh xơ cứng bì.
Điều trị xơ cứng bì như thế nào?
Hiện nay, điều trị xơ cứng bì vẫn là một thách thức lớn đối với y học do
sự phức tạp, đa dạng về triệu chứng và hiệu quả không rõ rệt của các
thuốc kiểm soát bệnh. Nhằm mục tiêu kiểm soát dài hạn xơ cứng bì, rất
nhiều thuốc đã được thử nghiệm nhưng đều không đem lại kết quả khả
quan do kém hiệu quả hoặc độc tính quá cao, chỉ có D-Penicillamine,
một loại thuốc điều hoà miễn dịch chứng minh hiệu quả làm mềm da và
giảm tỷ lệ tử vong sau 2-5 năm sử dụng. Hiện nay, một số thuốc mới vẫn
đang tiếp tục được thử nghiệm như interferon gamma
Với hiệu quả không rõ rệt của các thuốc kiểm soát bệnh, điều trị triệu
chứng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với xơ cứng bì. Do da khô và
hay bị ngứa nên người bệnh xơ cứng bì cần tránh tắm nhiều và nên
dùng các loại kem dưỡng da, làm ẩm da. Với chứng co thắt mạch đầu
chi, người bệnh phải lưu ý giữ ấm, đặc biệt 2 bàn tay, tránh tiếp xúc với
khói thuốc lá, dùng các thuốc giãn mạch như nifedipine, prazosin,
nitroglycerin. Khi có loét đầu chi, cần vô trùng tốt vùng tổn thương để
tránh bị nhiễm trùng. Biểu hiện sưng đau khớp thường đáp ứng tốt với
các thuốc chống viêm giảm đau hoặc corticoid liều thấp. Những bệnh
nhân có trào ngược thực quản nên được dùng các thuốc ức chế tiết dịch
vị như omeprazole và tránh sử dụng các thuốc gây hại cho dạ dày. Biểu
hiện trướng bụng, tiêu chảy, giảm hấp thu do rối loạn nhu động ruột
non gây loạn khuẩn đường ruột cần được điều trị bằng các thuốc kháng
sinh phổ rộng như ampicillin, trimethoprim-sulfamethoxazole,
metronidazole mỗi đợt 2 tuần. Triệu chứng do tổn thương các nội tạng
như suy tim, rối loạn nhịp tim, xơ phổi, cao huyết áp, suy thận cũng
được điều trị giống như trong các bệnh lý khác. Nói chung, bệnh hiếm
khi tự khỏi, tỷ lệ sống trên 10 năm khoảng 50-60%.

Trước đây, bệnh nhân xơ cứng bì được khuyên không nên mang thai,
tuy nhiên với những tiến bộ gần đây trong điều trị và những hiểu biết
đầy đủ hơn về bệnh, lời khuyên cho người bệnh đã có những thay đổi.
Mặc dù một số trường hợp có thể bị đẻ non nhưng rất nhiều bệnh nhân
xơ cứng bì vẫn có thể mang thai và sinh nở một cách an toàn và con của
họ cũng hoàn toàn khoẻ mạnh nếu họ được hướng dẫn đầy đủ và được
theo dõi chặt chẽ. Một lời khuyên quan trọng nhất là các bệnh nhân xơ
cứng bì nên chờ đợi và theo dõi trong vài năm đầu của bệnh trước khi
có thai, vì 3 -5 năm đầu là thời gian người bệnh có nguy cơ cao nhất bị
các tổn thương nặng trong nội tạng, trong giai đoạn này, người bệnh
không nên có thai. Nếu sau giai đoạn này, người bệnh không có các tổn
thương nội tạng nặng, họ có thể mang thai một cách an toàn với sự theo
dõi một cách chặt chẽ và thường xuyên của các thày thuốc.

×