Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Bệnh Chướng hơi dạ cỏ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 22 trang )


Thực hiện:
Nguyễn Thanh Huyền
Phan Thị Mai
Phan Thùy Mơ
Hoàng Thị Xuân


Những nội dung chính:
1. Khái niệm
2. Nguyên nhân gây bệnh
3. Cơ chế gây bệnh
4. Triệu chứng
5. Bệnh tích và chẩn đoán
6. Điều trị
7. Phòng bệnh


1. Khái niệm
Chướng hơi dạ cỏ là một loại bệnh nội khoa
xảy ra ở dạ cỏ của động vật nhai lại, chủ yếu là
ở trâu bò. Bệnh xảy ra do sự lên men của thức
ăn dưới tác động của VSV dạ cỏ.


2. Nguyên nhân gây bệnh

Gia súc bị nghẹn khi ăn phải thức ăn quá to hay
quá rắn.

Ăn quá nhiều bột ngũ cốc.



Ăn một số thức ăn xanh chứa nhiều nước và dễ lên
men sinh hơi.

Ăn phải thức ăn chứa chất độc.

Làm việc quá sức, thời tiết thay đổi quá đột ngột.

Từ môt số bệnh khác: Bệnh tê liệt dạ cỏ, viêm dạ
tổ ong…


3. Cơ chế gây bệnh
Các chất sản sinh
ra do quá trình
lên men thấm
vào mạch máu.
Ép vào thành
cơ hoành.
Ép vào thành dạ dày.
Con vật bị trúng
độc máu do axit.
Làm con vật ngạt thở,
trở ngại tuần hoàn
Nhu động
Chết
Dạ cỏ tích
Thức ăn,
lênmen
sinh hơi

gây
chướng.


Có thể phân ra:
+ Chướng thể hơi: thức ăn trong dạ cỏ lên
men, sinh ra các loại khí như: H2S, CO2,
CH4… quá nhiều sinh ra chướng
+ Chướng thể bọt: cũng là sinh ra hơi,
nhưng ở dạng bọt trong khoang miệng, do
động tác nhai lại của trâu bò tạo nên.


Cơ chế sinh bọt
Thức ăn có hàm lượng nước cao vào dạ cỏ
nhai lại tạo thành bọt khí bọt trộn lẫn
với thức ăn thức ăn bị dâng cao trong dạ
cỏ bịt kín lỗ thượng vị rối loạn quá trình
tuần hoàn ở dạ cỏ nhu động giảm phản
xạ ợ hơi bị ngưng trệ hơi tích lại ở dạ cỏ
dạ cỏ căng phồng cản trở hô hấp và
tuần hoàn con vật ngạt thở và có thể chết.
Thức ăn có hàm lượng nước cao vào dạ cỏ
nhai lại tạo thành bọt khí bọt trộn lẫn
với thức ăn thức ăn bị dâng cao trong dạ
cỏ bịt kín lỗ thượng vị rối loạn quá trình
tuần hoàn ở dạ cỏ nhu động giảm phản
xạ ợ hơi bị ngưng trệ hơi tích lại ở dạ cỏ
dạ cỏ căng phồng cản trở hô hấp và
tuần hoàn con vật ngạt thở và có thể chết.



Cơ chế sinh hơi
Trong dạ cỏ: Thức ăn lên men dưới tác dụng
của VSV, tạo thành các loại axit: Axit lactic,
rượu, axit butiric… và các chất khí như: CO2,
CH4, H2S. Bình thường các chất khí này được
chứa ở túi trên của dạ cỏ và thường xuyên
được trâu bò ợ ra ngoài khoảng 50lit/ngày.
Nếu các chất này sinh ra >50lit thì hơi không
được đẩy ra nữa, sinh ra bệnh chướng hơi.


4. Triệu chứng
Bệnh xuất hiện rất nhanh. Con vật đau bụng,
hay ngoảnh lại nhìn bụng, hai chân dạng ra,
lưỡi thè, chảy dãi, có thể nằm giãy giụa và
chết.
.


Nhiều khi bệnh chướng to, 2 - 3 giờ sau hãm
hông bên trái to lên, cao hơn cả xương sống,
lấy tay ấn vào thấy căng như mặt trống, gõ vào
vùng đó như gõ trống .Nhu động dạ cỏ lúc đầu
tăng sau giảm dần và cuối cùng mất hẳn.



Hệ tuần hoàn rối loạn, tĩnh mạch cổ phồng to,

tim đập nhanh, mạch yếu, huyết áp giảm, đi
tiểu liên tục.

Hệ hô hấp: Khó thở, tần số hô hấp tăng,
dạng 2 chân trước để thở,thề lưỡi ra đẻ thở.


5. Bệnh tích và chuẩn đoán
Bệnh tích:
Chảy máu mũi hậu môn, lòi dom, mồm đầy
nước bọt, thực quản vít chắc, thức ăn lên tận
miệng.
Phổi xung huyết máu tím bầm.
Chuẩn đoán: Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm
sang và chú ý phân biệt bệnh dạ cỏ bội thực.


6. Điều trị
* Nguyên tắc chung:
- Tìm mọi biện pháp làm thoát hơi trong dạ cỏ
- Ức chế sự lên men sinh hơi của VSV dạ cỏ.
- Tăng nhu động dạ cỏ.
- Trợ tim, trợ lực cho con vật.


* Các biện pháp điều trị chủ yếu:
- Can thiệp cơ học
+ Đứng trên nền dốc , đứng 2 chân trước cao
hơn chân sau.
+ Ngậm giẻ có tẩm nước gừng, nước tỏi để

kích thích.
+ Dội nước lạnh vào nửa thân sau.
+ Xoa bóp dạ cỏ từ 10 -15 phút.
+ Thụt nước lạnh vào trực tràng và moi phân
ở trực tràng ra.
+ Dùng ống thông dạ dày.


- Dùng thuốc:
+ Dùng thuốc để thải trừ chất chứa:
Dùng Na2SO4 hoặc MgSO4 200 – 500g cho
uống một lần.
+ Dùng thuốc để ức chế lên men sinh hơi trong
dạ cỏ:
Ichthyol: 20 - 30g / Trâu, bò
10 - 20g / Bê, nghé.
Hoà vào nước uống một ngày một lần.


Một số biện pháp dân gian gây ức chế lên men
sinh hơi:

Muối, gừng giã nhỏ cho uống

Trộn tỏi, rượu, nước chè cho uống.

Một nắm rau răm to, 3 củ tỏi, 3 quả bồ
kết, 1 củ gừng giã nhỏ hoà với nước
cho uống.


Một nắm tía tô, 50g muối, 50ml nước
cho uống.


+ Dùng thuốc tăng cường nhu động dạ cỏ:
Pilocarfin 0,7%: 15 - 30 ml /Trâu,bò.
10 - 15 ml /Bê, nghé.
Tiêm bắp một ngày một lần.



+ Dùng thuốc trợ sức, trợ lực:
Cafein natri benzoat 20%: 10 – 15 ml / Trâu, bò
5 – 15 ml /Bê,nghé
VTM B1 2,5%: 10 – 15 ml / Trâu, bò
5 – 15 ml /Bê, nghé
Hoà lẫn tiêm dưới da ngày 1 lần.


- Chọc Trôca:
+ Vị trí chọc trôca: Giao điểm của 3 đường trung
tuyến của tam giác hãm hông trái.
+ Tiến hành: Cắt lông, sát trùng nơi chọc, dùng dao
trích một đoạn da khoảng 45
o
về phía trước bên
phải, sâu khoảng 6 – 8 cm. Sau khi chọc thấy hơi
thoát ra thì rút lõi trôca để hơi thoát ra từ từ.



6. Phòng bệnh

Không cho vật nuôi ăn thức ăn ôi, mốc,
tránh các nguyên nhân gây bệnh.

Không cho vật nuôi uống nước bẩn.

Con vật ăn xong phải cho nghỉ ngơi một thời
gian.

Khi đến mùa cỏ non, trước khi cho vật nuôi
ăn phải cho ăn rơm, cỏ khô trước để rơm cỏ
khô sẽ hút bớt nước trong cỏ tươi, làm giảm sự
lên men.




Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Thú Y của NXB đại học Sư Phạm
2. Giáo trình : Chẩn đoán bệnh không lây ở
gia súc (Hồ Văn Nam và cs, NXBNN, Hà
nội 1997).
3. Giáo trình Bệnh Nội khoa gia súc (Hồ
Văn Nam và cs, NXBNN, Hà nội, 1997).
4. Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành,
cấm sử dụng và hạn chế sử dụng tại Việt
Nam (Bộ NN & PTNT, 2006).



THE END

×