Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

tieu luan LTTCTT docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.66 KB, 17 trang )

BỘ GiÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌCTHĂNG LONG
CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ
Phân tích điểm mạnh & điểm yếu của hệ
Phân tích điểm mạnh & điểm yếu của hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam sau
thống ngân hàng thương mại Việt Nam sau
khi gia nhập WTO
khi gia nhập WTO
Giảng viên hướng dẫn: Ths.Trần Thùy Linh
Sinh viên thực hiện : Bùi Nguyên Sáng
Mã sinh viên : A11116
Khoa : Quản lý,ngành Tài chính-Ngân hàng
Lớp : Lý thuyết tài chính tiền tệ.1 thứ 2 giờ 3-5(phòng B105)

HÀ NỘI 4/2009
4
2 Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ
Mục Lục :
2.Thực trạng NHTMVN sau khi gia nhập WTO: 7
3.Phân tích điểm mạnh & yếu của hệ thống NHTMVN sau khi gia nhập WTO: 10
4.Kết luận : 16
Sau 2-3 năm gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam (NHVN) đã có những bước
chuyển biến rõ rệt, thực sự làm chủ được chính bản thân mình và đủ tự tin trên thương
trường quốc tế.Tuy có rất nhiều mặt mạnh và mặt thiếu sót nhưng nhất định trong 1 tương
lai k xa NHTMVN sẽ phát triển hơn để hội nhập dần cùng thế giới 16
5.Tài liệu tham khảo : 17
4
3 Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ
Lời nói đầu :


Ngày 11.1.2007,Việt Nam chính thức ra nhập WTO.Và sau khoảng 2-3
năm gia nhập WTO, hệ thống NHTMVN
1
đã có những bước chuyển biến
rõ rệt, thực sự làm chủ được chính bản thân mình và đủ tự tin trên
thương trường quốc tế.Các ngân hàng nước ngoài sẽ có nhiều hoạt
động phong phú đa dạng tại VN và được đối xử ngang bằng theo đúng
nguyên tắc tối huệ quốc của WTO. Khi đó, NHTMNN
2
và NHTMCP
3
sẽ
gặp phải những đối thủ nặng ký (thương hiệu, vốn, công nghệ, nhân
lực, kinh nghiệm, sản phẩm…) ngay trên thị trường VN.Thực trạng
NHTMVN trước,sau khi gia nhập WTO & phân tích điểm mạnh,điểm yếu
của NHTMVN sau khi gia nhập WTO sẽ được trình bầy trong bài tiểu
luận này.
1
Ngân hàng thương mại Việt Nam
2
Ngân hàng thương mại nhà nước
3
Ngân hàng thương mại chính phủ
4
4 Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ
1.Thực trạng NHTMVN trước khi gia nhập WTO
Cho đến nay, ngành ngân hàng nước ta đã trải qua 55 năm (6.5.1951-
6.5.2006) xây dựng và phát triển, với nhiều chặng đường gay go và
phức tạp nhưng vẫn ổn định và phát triển tốt. Đặc biệt là chặng đường
từ năm 1986 cho đến nay, chặng đường đổi mới căn bản và toàn diện

của hệ thống ngân hàng VN. Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo
tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm1986), Chủ tịch
HĐBT (nay là Thủ tướng chính phủ) ký quyết định số 218/CT ngày
3.7.1987 cho làm thử việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán
kinh tế và kinh doanh XHCN (làm thử đầu tiên tại TP.HCM từ tháng
7.1987, Hà Nội, Gia Lai ), sau đó tổng kết và Chủ tịch HĐBT đã ban
hành Nghị định 53/HĐBT ngày 26.3.1988 đổi mới mô hình tổ chức bộ
máy ngân hàng VN, với sự ra đời của hệ thống ngân hàng chuyên
doanh. Đến năm 1990, cơ chế đổi mới ngân hàng được hoàn thiện
thông qua việc công bố hai Pháp lệnh ngân hàng vào ngày 24.5.1990
(Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước VN và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác
xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động
của hệ thống NHVN từ “một cấp” sang “hai cấp”. Theo đó,NHNN
4
thực
thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại
hối và ngân hàng, là ngân hàng duy nhất được phát hành, là ngân hàng
của các ngân hàng, là ngân hàng của Nhà nước…, còn hoạt động kinh
doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng do các tổ chức tín dụng thực
hiện. Các tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng thương mại quốc
doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính.
Tháng 12.1997 trước yêu cầu cao của thực tiễn hai Pháp lệnh ngân
hàng đã được Quốc hội nâng lên thành hai luật về ngân hàng (có hiệu
lực từ ngày 1.10.1998) và sau đó Luật NHNN và Luật các TCTD
5
được
sửa đổi và bổ sung vào năm 2003, 2004.
4
Ngân hàng nhà nước

5
Tổ chức tín dụng
4
5 Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ
Như vậy, hệ thống ngân hàng thương mại VN đã chính thức đánh dấu
sự ra đời và phát triển khoảng trên 15 năm (từ 1990 đến nay). Trải qua
chặng đường trên, hệ thống NHTMVN đã không ngừng phát triển về quy
mô (vốn điều lệ không ngừng gia tăng, mạng lưới chi nhánh…), chất
lượng hoạt động và hiệu quả trong kinh doanh.
Mạng lưới ngân hàng thương mại VN đến cuối năm 2005 đã có những
buớc phát triển mạnh phủ khắp quận huyện và hình thành cả trong các
trường học. Hệ thống NHTM ở nước ta bao gồm: 5 NHTM nhà nước
(Ngân hàng ngoại thương VN, Ngân hàng đầu tư và phát triển VN, Ngân
hàng công thương VN, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn,
Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long), 36 NHTM cổ
phần đô thị và nông thôn, 29 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 04 ngân
hàng liên doanh. Trong đó Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn VN có mạng lưới rộng nhất với hơn 100 chi nhánh cấp 1 và 2000
chi nhánh cấp 2-4 phủ khắp huyện và cả hệ thống ngân hàng lưu động.
Vốn điều lệ của các NHTM VN không ngừng gia tăng, NHTMNN sau
nhiều lần bổ sung vốn đã nâng tổng vốn chủ sở hữu của 05 NHTMNN
lên trên 20.000 tỷ đồng tăng gấp 3 lần so với thời điểm cuối năm 2000.
Vốn điều lệ của NHTMCP được gia tăng đáng kể từ lợi nhuận giữ lại, sáp
nhập, các quỹ bổ sung vốn điều lệ, phát hành thêm cổ phiếu… từ đó
giúp tổng vốn điều lệ NHTMCP đến cuối năm 2005 tăng gấp 5 lần so với
năm 2000, nhiều NHTMCP có vốn điều lệ trên 500 tỷ đồng-1000 tỷ
đồng.
Hệ thống NHTMVN đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và
tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong nhiều năm qua. Với nhiều hình thức
huy động vốn tương đối đa dạng, NHTMVN đã huy động vốn hàng trăm

tỷ đồng (năm 2005 tăng gấp 30 lần so với năm 1990-trên 600.000 tỷ
đồng, tại TP.HCM các NHTM huy động đến cuối năm 2005 là 184.600 tỷ
đồng gấp 2,8 lần so với năm 2001) từ các nguồn vốn trong xã hội, tăng
dư nợ cho vay với mọi thành phần kinh tế (dư nợ năm 2005 tăng 40 lần
4
6 Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ
so với năm 1990, tại TP.HCM dư nợ cho vay cuối năm 2005 của các
NHTM 170.200 tỷ đồng gấp 3 lần so với năm 2001), tăng đầu tư vào
những chương trình trọng điểm quốc gia, qua đó góp phần thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc
độ cao (GDP tăng bình quân 7.5% trong 5 năm 2001-2005), góp phần
tạo công ăn việc làm cho xã hội (trong 5 năm 2001-2005 cả nước tạo
việc làm cho 7,5 triệu lao động), góp phần xóa đói giảm nghèo (tỷ lệ hộ
nghèo còn 7%) và làm giàu hợp pháp. Nhiều dịch vụ tiện ích (chi lương,
thu chi hộ, thanh toán chuyển khoản, chuyển tiền tự động, dịch vụ ngân
hàng điện tử, dịch vụ thẻ…) và nhiều sản phẩm mới xuất hiện đã đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư và sản xuất kinh doanh của mọi
thành phần kinh tế…
Hiệu quả kinh doanh của các NHTMVN nhìn chung có những chuyển
biến tích cực, lợi nhuận tăng trưởng khá cao, có những NHTM tỷ suất lợi
nhuận ròng trên vốn tự có (ROE) đạt trên 20%, riêng tại TP.HCM kết
thúc năm 2005 các NHTM đã có những kết quả kinh doanh (thu nhập-
chi phí) tăng khá cao so với năm 2004 (NHTMNN tăng 73,9%, NHTMCP
tăng 41,3%), dư nợ tồn đọng giảm dần.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực hệ thống NHTM VN vẫn còn
quá nhiều điểm yếu kém và tồn tại. Trong bài phát biểu tại buổi lễ kỷ
niệm 55 năm ngày thành lập ngành ngân hàng VN (1951-2006) nguyên
Thủ tướng Phan Văn Khải đã phát biểu “Hệ thống chính sách, pháp luật
về tiền tệ và hoạt động ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới

triệt để, toàn diện ngành ngân hàng và hội nhập kinh tế quốc tế… sức
cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng VN còn
yếu ”. Vì vậy, để NHTMVN có thể đứng vững trong xu thế hội nhập,
thực hiện các cam kết trong thỏa thuận khung về dịch vụ trong khối
ASEAN, các cam kết trong Hiệp định thương mại song phương VN-Hoa
Kỳ (BTA), và những nghĩa vụ khi VN gia nhập Tổ chức thương mại thế
giới WTO (có khả năng vào cuối năm 2006). Hoạt động tài chính - ngân
4
7 Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ
hàng là một trong những lĩnh vực được cam kết mở cửa mạnh mẽ nhất
trong thời gian tới.
2.Thực trạng NHTMVN sau khi gia nhập WTO:
Theo báo cáo của NHNNVN
6
, sau 2-3 năm gia nhập WTO, hệ thống
NHVN đã tạo ra một thị trường mở cửa và có tính cạnh tranh cao hơn,
thúc đẩy khu vực dịch vụ ngân hàng tăng trưởng cả về quy mô và loại
hình hoạt động, thích ứng nhanh với những tác động từ bên ngoài, từ
đó có khả năng đóng góp nhiều hơn và chủ động hơn vào sự phát triển
chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, NHNNVN cũng cho biết, mặc dù đã
có những bước chuyển biến mạnh mẽ, nhưng quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế đang đặt ra rất nhiều thách thức cho hệ thống NHVN.
Trong báo cáo mới nhất của NHNNVN tại hội thảo mang tên: Đánh giá
tác động hội nhập sau 2 năm gia nhập WTO đối với nền kinh tế VN - Đổi
mới và phát triển ngành NHVN trong hội nhập kinh tế quốc tế, vừa được
diễn ra tại Hà Nội. NHNNVN cho biết, những diễn biến khó lường của
nền kinh tế đã làm cho quá trình xây dựng và điều hành chính sách tiền
tệ trở nên khó khăn và phức tạp hơn do các cân đối vĩ mô biến động
mạnh. Lúc này NHNN trước tình thế khó lựa chọn giữa điều hành chính
sách tỷ giá hỗ trợ xuất khẩu, mục tiêu kiểm soát lạm phát và thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế Bên cạnh đó, một số lượng lớn các NH nước ngoài
đầu tư, mở chi nhánh hoặc thành lập các ngân hàng 100% vốn nước
ngoài đang tạo ra thách thức cho việc giám sát hoạt động ngân hàng
của NHNN.
Về vấn đề này, T.S Nguyễn Thị Kim Thanh, Phó Vụ trưởng, Vụ Chính
sách Tiền tệ, NHNNVN cho biết: Sau khi gia nhập WTO, thị trường tài
chính ngân hàng Việt Nam đã đón nhận thêm nhiều chi nhánh NH nước
6
Ngân hàng nhà nước Việt Nam
4
8 Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ
ngoài, một số NHTM
7
lớn trên thế giới đã gửi hồ sơ đề nghị NHNN
8
cấp
giấy phép thành lập NH con 100% vốn nước ngoài. Vì vậy, việc mở cửa
thị trường NH này sẽ làm tăng rủi ro thị trường về giá cả, lãi suất, tỷ giá,
chu chuyển vốn. Hệ thống các NHTM trong nước sẽ phải đối mặt với rủi
ro khủng hoảng, các cú sốc kinh tế tài chính khu vực và trên thế giới lan
truyền; mất dần lợi thế khách hàng và kênh phân phối, nhất là từ sau
năm 2010, khi những phân biệt về huy động vốn, sản phẩm dịch vụ bị
loại bỏ.
Tại buổi hội thảo này nhiều chuyên gia cũng đã có chung quan điểm
trên với nhận định: qua thực tế có thể nhận thấy, hệ thống NH của
chúng ta còn quá nhiều điểm yếu, bất cập cơ bản như: kém sức cạnh
tranh; năng lực tài chính của các NHTM thấp và công tác quản trị tài sản
nợ - có, quản trị rủi ro còn hạn chế. Các chuyên gia cũng đưa ra kết
luận: ngành NHVN vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu và đổi mới với
tiềm năng phát triển mạnh mẽ, nhưng trước mắt còn rất nhiều việc phải

làm để sự phát triển này thực sự được bền vững và hiệu quả.
Còn theo bà Thanh, những cơ hội có được trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế luôn đi kèm với thách thức. Việc gia nhập WTO được xem
như một đòn bẩy giúp cho hệ thống ngân hàng VN có bước chuyển biến
rõ rệt, thích ứng nhanh hơn với những tác động từ bên ngoài nhưng
cũng làm bộc lộ rõ nét hơn những hạn chế, bất cập và cả những thách
thức.
"Biến đối thủ thành đồng minh"
Đó là khẳng định của ông Lê Đắc Sơn, Tổng GĐ NH Ngoài Quốc doanh
(VPBank). ông Sơn cho rằng, VN đang bước vào sân chơi lớn, ở đó,
hàng hóa VN và hàng hóa nước ngoài được tự do trao đổi trên thị
trường. Trong lĩnh vực NH, các NHVN phải chấp nhận thực tế các NH
nước ngoài sẽ hiện diện tại VN và cung cấp cho người dân VN các sản
phẩm, dịch vụ tương tự các sản phẩm mà họ cung cấp cho khách hàng
toàn thế giới. Nhìn một cách thẳng thắn, NHVN đang ở thế yếu so với
7
Ngân hàng thương mại
8
Ngân hàng nhà nước
4
9 Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ
NH nước ngoài. Vì vậy, giải pháp "Biến đối thủ thành đồng minh" là giải
pháp được nhiều NHVN lựa chọn. Theo đó, cách mà ông Sơn lựa chọn
là: các NHVN nên "chia sẻ" cổ phần với các NH nước ngoài thay vì
đương đầu với họ.
Lý giải cho việc chọn lựa giải pháp này, ông Sơn nhấn mạnh: "Để nâng
cao sức cạnh tranh nội tại cho NH và phát triển trong thời gian tới, các
NHVN chọn hướng đi hợp tác với các NH nước ngoài nhằm nhận được
sự chuyển giao công nghệ và học hỏi kinh nghiệm của các NH nước
ngoài. Chiến lược này đảm bảo cho NHVN vừa giữ được những thế

mạnh vốn có vừa có yếu tố nước ngoài, phù hợp với tâm lý người tiêu
dùng VN".
Với cách nhìn nghiêm khắc hơn, TS. Phạm Huy Hùng, Chủ tịch HĐQT
NH Công Thương VN khẳng định: "Để hội nhập thành công, việc cải
cách hệ thống thống NH là then chốt. Chỉ có đổi mới toàn diện theo các
chuẩn mực hoạt động của NH Quốc tế mới đảm bảo hệ thống các NHVN
cạnh tranh thành công với NH nước ngoài. VN cần phải xây dựng một
hệ thống NH có uy tín, khả năng cạnh tranh cao, hoạt động có hiệu quả
và an toàn để huy động tốt hơn các nguồn vốn trong xã hội".
Đứng trên góc độ pháp lý, TS. Nguyễn Thị Mùi, PGĐ Học viện Tài chính
cho biết: "Tự do hóa hoàn toàn hệ thống NHVN là điều kiện bắt buộc
trong cam kết gia nhập WTO của VN với các thành viên của tổ chức này.
Trước bối cảnh này, điều quan trọng nhất là phải hoàn thiện hệ thống
pháp lý về hoạt động NH, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp
với các cam kết khi hội nhập. Ngoài việc sửa đổi, bổ sung các luật nhằm
tạo ra một khung pháp chế xương sống cho mọi hoạt động của NH,
từng bước áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế đảm bảo hoạt
động của NH an toàn hiệu quả. Trong đó, đặc biệt phải xây dựng, chỉnh
sửa bổ sung các quy định về cấp phép hiện diện thương mại, về tổ
chức, hoạt động, quản trị, điều hành của các NH trong và ngoài nước
hướng tới nguyên tắc không phân biệt đối xử, phù hợp với các cam kết
và lộ trình gia nhập WTO. Tuân thủ nguyên tắc minh bạch hóa thông tin
về hoạt động NH".
4
10 Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ
3.Phân tích điểm mạnh & yếu của hệ thống NHTMVN
sau khi gia nhập WTO:
Với việc thực hiện việc khảo sát ý kiến khách quan của hơn 100 cán bộ
công chức ngành tài chính ngân hàng theo mô hình SWOT, chúng tôi đã
ghi nhận được những đánh giá về điểm mạnh (Strengths) điểm yếu

(Weaknesses) của hệ thống NHTM VN như sau:
ĐIỂM MẠNH (Strengths)
Nội dung Tỷ lệ
(%)
1 Có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp. 100
2 Am hiểu về thị trường trong nước. 100
3 Đội ngũ khách hàng của NHTM VN khá đông đảo. 100
4 Chiếm thị phần lớn về hoạt động tín dụng, huy động vốn và
dịch vụ.
100
5 Đội ngũ nhân viên tận tụy, ham học hỏi và có khả năng tiếp
cận nhanh các kiến thức, kỹ thuật hiện đại.
75
6 Có được sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt từ phía NH Trung
ương.
80
7 Môi trường pháp lý thuận lợi. 60
8 Hầu hết đều đang thực hiện hiện đại hóa ngân hàng. 60
4
11 Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ
Điểm mạnh của các ngân hàng trong nước: trước hết là mạng lưới.
Các NHTM trong nước có một mạng lưới rộng khắp thông qua các chi
nhánh và sở giao dịch. Thứ hai, các ngân hàng trong nước đã thiết lập
được mối quan hệ với các hệ thống các khách hàng. Mỗi ngân hàng đã
có hệ thống khách hàng truyền thống để chăm sóc và ràng buộc bởi
nhiều mối quan hệ từ nhiều năm, đặc biệt là khối các ngân hàng thương
mại nhà nước. Thứ ba, với thâm niên hoạt động của mình, các ngân
hàng nội địa rất am hiểu tập quán phong tục, tâm lý khách hàng Việt
Nam. Đây là một lợi thế trong việc chăm sóc khách hàng.
ĐIỂM YẾU (Weaknesses)

Nội dung Tỷ lệ
(%)
1 Năng lực quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế so với yêu cầu
của NHTM hiện đại, bộ máy quản lý cồng kềnh, không hiệu quả.
90
2 Chính sách xây dựng thương hiệu còn kém. 90
3 Chất lượng nguồn nhân lực kém, chính sách tiền lương chưa thỏa
đáng, dễ dẫn đến chảy máu chất xám.
90
4 Các tỷ lệ về chi phí nghiệp vụ và khả năng sinh lời của phần lớn
các NHTM VN đều thua kém các ngân hàng trong khu vực.
70
5 Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng và chưa đáp ứng nhu cầu toàn
diện của khách hàng.
80
6 Thiếu sự liên kết giữa các NHTM với nhau. 50
7 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là tín dụng, nợ quá hạn cao, nhiều
rủi ro.
80
4
12 Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ
8 Hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường chưa đầy đủ,
chưa đồng bộ nhất quán.
80
9 Quy mô vốn hoạt động còn nhỏ nên chưa thực hiện được mục
tiêu kinh doanh một cách hoàn chỉnh.
90
10 Việc thực hiện chương trình hiện đại hóa của các NHTM VN chưa
đồng đều nên sự phối kết hợp trong việc phát triển các sản phẩm
dịch vụ chưa thuận lợi, chưa tạo được nhiều tiện ích cho khách

hàng như kết nối sử dụng thẻ giữa các ngân hàng.
80
Các ngân hàng trong nước vẫn còn nhiều hạn chế: Thứ nhất, năng
lực tài chính của các ngân hàng nội địa còn rất non yếu. Theo dự đoán
của VAFI - Hiệp hội các nhà đầu tư Tài chính Việt Nam, quy mô trung
bình của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 5 năm tới chỉ vào
khoảng 100 triệu USD/ ngân hàng, đây là khoảng cách rất xa so với
mức trung bình 1-2 tỷ USD/ngân hàng ở các nước trong khu vực. Thứ
hai, các ngân hàng nước ngoài có thể mạnh về cung cấp dịch vụ, trong
khi đó các ngân hàng nội địa chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tín dụng.
Theo HSBC, doanh thu từ thanh toán quốc tế chiếm 1/3 tổng doanh thu
của ngân hàng này, khách hàng là các công ty Việt Nam cách đây 3 năm
chỉ chiếm 3%, nay đã chiếm 50% trên tổng số khách hàng của HSBC,
dự đoán 3 năm nữa tăng lên 70%. Thứ ba, là vấn đề công nghệ. Các
ngân hàng nước ngoài vượt khá xa về trình độ công nghệ ngân hàng với
các hệ thống máy móc thiết bị cũng như các ứng dụng công nghệ thông
tin trong nghiệp vụ ngân hàng. Và thứ tư là trình độ quản lý. Yếu tố này
liên quan đến vấn đề nhân sự. Việt Nam còn thiếu rất nhiều các chuyên
gia cao cấp trong lĩnh vực ngân hàng. Điều này không những đáng lo
ngại cho các ngân hàng nội địa trong vấn đề quản lý ngân hàng mà còn
là nguy cơ cạnh tranh nhân lực giữa các ngân hàng sẽ đẩy chi phí tiền
lương, tiền công lao động lên cao. Các ngân hàng trong nước sẽ gặp
khó khăn và phải đối mặt với sự chảy máu chất xám. Bên cạnh những
điểm hạn chế hay còn gọi là những nguy cơ tiềm ẩn nêu trên, các ngân
hàng trong nước còn gặp phải vấn đề đáng lo ngại nữa là thị phần co
hẹp.
4
13 Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ
Việc gia nhập WTO đã mở ra những cơ hội phát triển mới cho thị trường
tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó, đầu tư trong lĩnh vực tài

chính - ngân hàng cũng đặt ra nhiều thách thức và rủi ro đối với các
ngân hàng thương mại của Việt Nam.
“Nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong điều kiện mới”
là chủ đề của cuộc hội thảo do Học viện Tài chính tổ chức ngày 24/8
vừa qua tại Hà Nội.
Trong một hai năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh tiền tệ - ngân
hàng của Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Tính hấp dẫn của kinh doanh
tiền tệ - ngân hàng được đánh giá là cao hơn so với các ngành kinh tế
khác. Lợi nhuận trên vốn tự có của nhiều ngân hàng đạt 9-10%, cao
hơn nhiều so với mức 1-2% của ngành công nghiệp.
Rủi ro từ nội lực và môi trường kinh doanh
Thách thức lớn nhất đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nằm ở
nội lực của chính các ngân hàng, với quy mô vốn nhỏ, nguồn nhân lực
hạn chế, trình độ công nghệ còn chậm tiến so với các nước trong khu
vực.
Mặc dù vốn điều lệ của các ngân hàng đã tăng mạnh so với trước đây
nhưng còn nhỏ bé so với thế giới và khu vực. Mức vốn tự có trung bình
của một ngân hàng thương mại Nhà nước là 4.200 tỷ đồng, tổng mức
vốn tự có của 5 ngân hàng thương mại Nhà nước chỉ tương đương với
một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực. Hệ thống ngân hàng
thương mại quốc doanh chiếm đến trên 75% thị trường huy động vốn
đầu vào và trên 73% thị trường tín dụng.
Trong khi đó, hệ số an toàn vốn bình quân của các ngân hàng thương
mại Việt Nam thấp (dưới 5%), chưa đạt tỷ lệ theo yêu cầu của Ngân
4
14 Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ
hàng Nhà nước và thông lệ quốc tế (8%). Chất lượng và hiệu quả sử
dụng tài sản Có thấp (dưới 1%), lại phải đối phó với rủi ro lệch kép là
rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá.
Theo PGS.TS Lê Hoàng Nga, Học viện Ngân hàng, nếu trích lập đầy đủ

những khoản nợ khoanh và nợ khó đòi thì vốn tự có của nhiều ngân
hàng thương mại Việt Nam, nhất là ngân hàng thương mại Nhà nước, ở
tình trạng âm.
Điểm hạn chế thứ hai của các ngân hàng trong nước là hệ thống dịch vụ
ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định
hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền
thống. Các ngân hàng huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi chiếm
94% tổng nguồn vốn huy động và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu
của ngân hàng, chiếm trên 80% tổng thu nhập.
Trong tham luận gửi về hội thảo, TS. Lê Quốc Lý, Vụ trưởng Vụ Tài
chính tiền tệ, Bộ Kế hoạch Đầu tư, có viết: “Do không thể đa dạng hóa
các loại hình dịch vụ ngân hàng đã khiến các ngân hàng thương mại
Việt Nam chủ yếu dựa vào công cụ lãi suất để cạnh tranh thu hút khách
hàng. Tuy nhiên, công cụ này cũng chỉ có tác dụng ở mức giới hạn nhất
định”.
Tình hình nợ xấu vẫn có xu hướng giảm nhưng chưa chắc chắn, trong
đó đáng chú ý là các tổ chức tín dụng nhà nước. TS. Lý cũng cho biết
thêm, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn gia tăng tại
các ngân hàng thương mại quốc doanh là do: việc cho vay chủ yếu dựa
vào tài sản đảm bảo, trong khi thị trường bất động sản và thị trường
hàng hóa chưa phát triển và còn nhiều biến động phức tạp; tự do hóa
lãi suất có xu hướng làm cho mặt bằng lãi suất trong nước tăng lên, tạo
điều kiện thu hút thêm tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.
4
15 Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ
Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi tăng lên làm cho lãi suất cho vay cũng tăng,
tạo thêm gánh nặng về chi phí cho các doanh nghiệp phụ thuộc nặng nề
vào nguồn vay từ ngân hàng. Hậu quả là, ngân hàng vẫn tiếp tục cho
vay để nuôi nợ, dẫn đến tình trạng mất vốn ngày càng lớn.
Một yếu điểm nữa của thị trường tài chính nước ta là, cơ cấu hệ thống

tài chính còn mất cân đối, hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cung cấp
vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế chủ yếu. Tính chung cả nội tệ và
ngoại tệ, thì số vốn vay huy động ngắn hạn chuyển cho vay trung và dài
hạn chiếm tới khoảng 50% tổng số vốn huy động ngắn hạn.
“Việc sử dụng vốn cho vay trung và dài hạn ở nước ta hiện nay tới 50%
là quá cao, nếu duy trì quá lâu sẽ là yếu tố gây rủi ro lớn và có nguy cơ
gây ra thiếu an toàn cho toàn bộ hệ thống”, TS. Lê Quốc Lý nhận xét.
4
16 Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ
4.Kết luận :
Sau 2-3 năm gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam
(NHVN) đã có những bước chuyển biến rõ rệt, thực sự
làm chủ được chính bản thân mình và đủ tự tin trên
thương trường quốc tế.Tuy có rất nhiều mặt mạnh và
mặt thiếu sót nhưng nhất định trong 1 tương lai k xa
NHTMVN sẽ phát triển hơn để hội nhập dần cùng thế
giới.
4
17 Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ
5.Tài liệu tham khảo :
- Báo cáo tổng kết của NHNN VN và NHNN chi nhánh TP.HCM 2000, 2001, 2003, 2004, 2005.
- Phát biểu của nguyên Thủ tương Phan Văn Khải và Thống đốc Lê Đức Thúy tại buổi lễ kỷ niệm 55
ngày thành lập ngành ngân hàng VN.
- Tạp chí
Ngân hàng
, Tạp chí
Thị trường tài chính tiền tệ
tháng 1-5 năm 2006.
- Website Ngân hàng Nhà nước VN - www.sbv.gov.vn
- Bảng tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn các cán bộ công chức, các chuyên gia tài chính-ngân hàng.

- Foreign Entry into Chinese Banking: Does WTO Membership Threaten Domestic Banks - John P.
Bonin and Yiping Huang
-Peoples Daily Online
- Các báo chí, tạp chí trong nước
- 1 số trang web khác như:
/> />objectPath=home/database/an_pham_dien_tu/MagazineName.2004-04-
22.2018/2004/2004_00044/MItem.2004-11-10.5606/MArticle.2004-11-10.5835
/>nam-diem-manh-diem-yeu-co-hoi-va-thach.html
/>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×