Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

tieu luan TRIET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.32 KB, 43 trang )

Tiểu Luận Triết Học


Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 1
Để hoàn thành bài tiểu luận này, bên cạnh sự cố gắng của
bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Thầy Nguyễn Ngọc
Khá và Thầy Nguyễn Chương Nhiếp. Hai Thầy đã giúp cho tôi có
một cái nhìn mới về con người và thế giới. Qua khóa học này, tôi
đã có được niềm tin chắc chắn vào một “thế giới quan khoa
học”.
Dù có nhiều cố gắng, nhưng bản thân tôi còn nhiều hạn
chế về khả năng nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong nhận được sự đóng góp chân thành của các thầy
và các bạn để tôi có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Biên Hòa, ngày 20 tháng 12 năm 2012
LỜI CẢM ƠN
LỜI CẢM ƠN
Tiểu Luận Triết Học
MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Trong triết học Mác-Lênin, với tư cách là một khoa học, phép biện chứng duy vật
nghiên cứu những qui luật phổ biến tác động trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội
và tư duy của con người. Ba qui luật cơ bản, phổ biến của phép biện chứng phản ánh
quá trình vận động và phát triển từ những phương diện cơ bản nhất của nó là :
- Qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về
chất và ngược lại (cho biết phương thức của sự vận động và phát triển).
- Qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (làm sáng tỏ nguồn
gốc của sự vận động và phát triển).
- Qui luật phủ định của phủ định (cho biết khuynh hướng của quá trình phát


triển qua việc làm sáng tỏ mối liên hệ giữa những nấc thang khác nhau của quá trình
đó).
Triết học Mác – Lênin đã chứng minh rằng mọi sự phát triển của thế giới vật chất
đều bị chi phối bởi quy luật này.
Định luật tuần hoàn của Mendeleev là một trong những định luật khách quan
quan trọng nhất của tự nhiên, là “cột sống” của hóa học vô cơ. Đây chính là định luật cơ
bản của sự phát triển vật chất từ đơn giản đến phức tạp theo đường “xoắn ốc”. Các định
luật cơ bản của phép duy vật biện chứng đã được thể hiện rất rõ trong bảng hệ thống
tuần hoàn. Với mong muốn xem xét định luật tuần hoàn của Mendeleev dưới góc độ
phân tích của các quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng nhằm góp phần phục vụ
cho công tác giảng dạy chương “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” ở chương trình
hóa học lớp 10, đồng thời khẳng định chắc chắn tính đúng đắn của các quy luật trên, tôi
đã chọn đề tài tiểu luận: “sự biểu hiện các quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng
trong bảng hệ thống tuần hoàn Mendeleev” .
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 2
Tiểu Luận Triết Học
a. Mục đích nghiên cứu:
- Đề tài này giúp chúng ta thấy được tầm quan trọng của triết học nói chung và triết
học Mác – Lênin nói riêng.
-Vận dụng triết học Mác – Lênin vào giảng dạy hóa học.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài:

Các khái niệm, nội dung, y nghĩa của ba quy luật của phép biện chứng duy vật

Lịch sử hình thành và nội dung bảng hệ thống tuần hoàn.
- Tìm hiểu sự biểu hiện các quy luật của phép biện chứng duy vật trong bảng hệ
thống tuần hoàn.
3. Phương pháp nghiên cứu:

-Dựa trên những nguyên tắc, phương pháp luận của triết học Mác – Lênin.
-Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp.
Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 3
Tiểu Luận Triết Học
NỘI DUNG
NỘI DUNG
A – CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
A – CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I
QUI LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ
LƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT
Trong ba qui luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, đây là qui luật vạch ra cách
thức của sự vận động và phát triển.
I.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
I.1.1. Khái niệm chất
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự
vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà không
phải là cái khác.
Khái niệm chất nói trên cũng không đồng nghĩa với khái niệm thuộc tính. Mỗi sự
vật và hiện tượng đều có nhiều thuộc tính, có những thuộc tính cơ bản và thuộc tính
không cơ bản. Những thuộc tính này không tham gia vào việc qui định chất như nhau.
Chỉ những thuộc tính nào là thuộc tính cơ bản mới nói lên chất của sự vật và hiện tượng,
bởi vì trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, những thuộc tính không cơ bản
có thể sẽ thay đổi, mất đi hoặc sinh thêm nhưng chất nói chung của sự vật và hiện tượng
vẫn chưa thay đổi. Chỉ khi nào những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật mới
thay đổi.
Trong tự nhiên và trong xã hội có không ít sự vật mà nếu xét riêng về các yếu tố
cấu thành, chúng hoàn toàn đồng nhất, nhưng các sự vật đó lại khác nhau về chất. Thí
dụ kim cương và than chì tuy đều do cacbon tạo thành nhưng lại có sự khác biệt rất căn
bản: kim cương thì rất cứng, không dẫn điện....còn than chì thì giòn và dẫn điện.... Sự

Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 4
Tiểu Luận Triết Học
khác nhau về chất ấy được quyết định bởi phương thức liên kết khác nhau của các
nguyên tử cacbon trong mạng tinh thể kim cương và than chì.
I.1.2. Khái niệm lượng
I.1.2. Khái niệm lượng
Lượng là một phạm trù triết học để chỉ tính qui định vốn có của sự vật biểu thị số
lượng, qui mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật cũng như
của các thuộc tính của nó.
Cũng như chất của sự vật, lượng của sự vật cũng mang tính khách quan. Trong sự
tồn tại khách quan của mình, sự vật có vô vàn chất, do đó nó cũng có vô vàn lượng. Tuy
nhiên, chất và lượng là hai mặt qui định lẫn nhau, không thể tách rời; một chất nhất định
trong sự vật có lượng tương ứng của nó.
Thí dụ :
Sự khác nhau về chất (trạng thái) của nước ở thể lỏng và nước ở thể rắn (nước đá)
được qui định bởi lượng là nhiệt độ, sự khác nhau giữa mêtan (CH
4
) và êtan (C
2
H
6
)
được qui định bởi lượng là số nguyên tử cacbon và hidro tạo nên phân tử các chất đó.
Sự biến đổi tương quan giữa chất và lượng tạo nên tiến trình phát triển của sự vật.
Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Tùy theo từng mối
quan hệ mà xác định đâu là chất, đâu là lượng của sự vật. Có cái trong mối quan hệ này
nó là chất, nhưng trong mối quan hệ khác nó lại là lượng và ngược lại. Ăng-ghen viết:”
con số là một sự qui định về số lượng thuần tuý nhất mà chúng ta được biết. Nhưng nó
cũng đầy rẫy những sự khác nhau về chất lượng... 16 không chỉ là tính cộng của 16 đơn
vị mà nó còn là bình phương của 4, tứ thừa của 2".

I.1.3.Khái niệm về Độ
Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giưã lượng và chất, nó là
khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất
của sự vật.
Trong phạm vi một độ nhất định hai mặt chất và lượng tác động qua lại lẫn nhau làm cho sự
vật vận động. Mọi sự thay đổi về lượng đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật, nhưng
không phải những thay đổi về lượng nào cũng dẫn đến thay đổi về chất. Chỉ trong trường hợp khi
sự thay đổi về lượng đạt tới mức phá vỡ độ cũ thì chất của sự vật mới thay đổi, sự vật chuyển
thành sự vật khác.
Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 5
Tiểu Luận Triết Học
Thí dụ
Khi xét các trạng thái tồn tại khác nhau của nước với tư cách là những chất khác
nhau, ứng với chất - trạng thái đó, lượng ở đây là nhiệt độ, thì dù lượng thay đổi trong
phạm vi khá lớn (nhiệt độ từ 0
o
C đến 100
o
C), nước vẫn ở trạng thái lỏng (ở áp suất 1
atm), tức là chưa thay đổi về chất - trạng thái. Sự thay đổi của lượng chưa dẫn tới sự
thay đổi của chất trong những giới hạn nhất định. Vượt quá giới hạn đó làm cho sự vật
không còn là nó, chất cũ mất đi, chất mới ra đời. Khuôn khổ mà trong đó, sự thay đổi về
lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật được gọi là độ.
I.1.4.Điểm nút
Là điểm mà tại đó lượng biến đổi đã gây nên sự thay đổi căn bản, tập hợp những điểm nút
gọi là đường nút.
Trong thí dụ về chất - trạng thái của nước được nêu trên, 0
o
C và 100
o

C là điểm nút.
Bất kỳ độ nào cũng được giới hạn bởi hai điểm nút.
I.1.5.Bước nhảy
Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự
thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên.
Người ta chia một cách qui ước các bước nhảy thành bước nhảy dần dần và bước
nhảy đột biến. Thuộc loại bước nhảy đột biến là sự chuyển từ nguyên tố này qua nguyên
tố khác trong bảng hệ thống tuần hoàn do điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên
tố thay đổi từng đơn vị, hoặc sự biến đổi "tức khắc" tính chất nổ của các sản phẩm nitro
hóa toluen khi đưa vào dần dần từng nhóm nitro: mononitrotoluen thì bốc cháy, khác
với toluen, nhưng không nổ, đinitrotoluen đã là chất nổ yếu, trinitrotoluen là một chất
nổ mạnh nhất....Sự chuyển dần dần từ chất hóa học này sang chất khác đặc trưng cho
bước nhảy dần dần. Khi đó sự tiêu diệt chất hóa học cũ và tích lũy những yếu tố của
chất mới xảy ra qua một loạt các giai đoạn trung gian. Sự chuyển hóa như vậy dù với
tính liên tục của nó cũng vẫn là sự nhảy vọt, một bước ngoặt quyết định dẫn tới sự phát
sinh ra chất mới. Bước nhảy dần dần được đặc trưng chủ yếu ở tính chất của sự chuyển
hóa, chứ không phải ở thời gian dài hay ngắn (nó có thể xảy ra tương đối nhanh), thí dụ
như sự cháy (thời gian ngắn) khác với các dạng oxi hóa khác như sự gỉ, sự rữa nát (thời
gian dài).
Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 6
Tiểu Luận Triết Học
Trong hóa học thường xảy ra sự phối hợp các bước nhảy, chứa đựng những yếu tố
của cả hai dạng giới hạn.
Thí dụ :
quá trình điều chế clorofom CHCl
3
(một dung môi trong hóa học hữu cơ) từ metan
(CH
4
) và clo (Cl

2
), về toàn bộ là một bước nhảy, xảy ra qua ba mức trung gian:
CH
4
+ Cl
2
→ CH
3
Cl + HCl
CH
3
Cl + Cl
2
→ CH
2
Cl
2
+ HCl
CH
2
Cl
2
+ Cl
2
→ CH
3
Cl + HCl.
I.2. NỘI DUNG QUI LUẬT
Mọi sự vật hiện tượng dều vận động, phát triển bằng cách thay đổi dần về lượng, lượng
thay đổi đến một lúc nào đó vượt quá độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì diễn ra bước nhảy, tạo

sự thay đổi về chất của sự vật. Kết quả là sự vật cũ, chất cũ mất đi và sự vật mới, chất mới ra đời.
Chất mới lại tác động trở lại lượng mới, lượng mới lại tiếp tục thay đổi dần, đến lúc nào đó, vượt
quá độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì lại diễn ra bước nhảy tạo sự thay đổi về chất, cứ như
vậy sự tác động qua lại giữa hai mặt chất và lượng tạo ra con đường vận động, phát triển không
ngừng của mọi sự vật, hiện tượng.
I.3. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần coi trọng cả hai mặt lượng và chất.
- Cần chú y khâu tích lũy về lượng để đến khi đầy đủ điều kiện chin muồi sẽ thay đổi chất.
- Phải chống lại bệnh chủ quan duy y chí, bệnh bảo thủ trì trệ.
- Xác định được bước nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy và tạo mọi điều kiện cho bước nhảy
được thực hiện.
- Cần có những biện pháp cụ thể để thay đổi chất của sự vật, như:

Thay đổi số lượng các yếu tố cấu thành nên sự vật (tăng hoặc giảm).

Thay đổi cơ chế tác động giữa các yếu tố cấu thành nên sự vật hoặc cơ chế tác động giữa
sự vật đó với các sự vật khác.

Thay đổi trật tự sắp xếp giữa các yếu tố cấu thành (thay đổi cấu trúc của sự vật).

Thay đổi chức năng của các yếu tố cấu thành hoặc của toàn bộ sự vật.

Thay đổi môi trường tồn tại và hoạt động của sự vật.
Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 7
Tiểu Luận Triết Học
- Trong đời sống xã hội, cần vận dụng một cách phù hợp khi giải quyết mối quan hệ giữa chất tự
nhiên và chất xã hội của sự vật.
Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 8
Tiểu Luận Triết Học
CHƯƠNG I I

QUI LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH
CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP
Quy luật này vạch ra nguồn gốc động lực của sự vận động phát triển của thế giới khách
quan, là chìa khoá là cơ sở giúp chúng ta nắm vững thực chất của tất cả các quy luật và phạm
trù của phép biện chứng duy vật.
II.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
II.1.1. Khái niệm mặt đối lập
Là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính qui định có khuynh hướng
biến đổi trái ngược nhau, tồn tại trong cùng một sự vật hiện tượng.
Thí dụ
Điện tử và hạt nhân là 2 mặt đối lập trong 1 nguyên tử của 1 chất,đồng hóa và dị hóa,hấp
thụ và bài tiết,di truyền và biến dị là các mặt đối lập tồn tại trong các cơ thể duy vật.
II.1.2. Khái niệm mâu thuẫn
Mâu thuẫn là mối liên hệ tác động qua lại giữa các mặt đối lập trong cùng một sự vật
hiện tượng.
Trong những điều kiện cụ thể khác nhau, mâu thuẫn thể hiện ra dưới nhiều hình thức đa
dạng và phong phú khác nhau:
+ Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
+ Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
+ Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
+ Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng.
Cần chú ý: Trong tư duy thông thường khi nói đến hai mặt đối lập là nói lên mâu thuẫn.
Còn trong tư duy biện chứng, không phải hai mặt đối lập nào cũng tạo nên mâu thuẫn mà chỉ
những mặt đối lập tác động biện chưngs với nhau tạo nên sự vật hiện tượng và tạo lên sự phát
triển mới được gọi là mâu thuẫn- mâu thuẫn biện chứng.
II.2. NỘI DUNG QUI LUẬT
II.2.1. Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.
Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 9
Tiểu Luận Triết Học
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa, ràng buộc quy định lẫn nhau làm tiền

đề tồn tại cho nhau của các mặt đối lập. Không có sự thống nhất của các mặt đói lập thì không
tạo ra sự vật.
Theo nghĩa hẹp sự thống nhất là sự đồng nhất, phù hợp ngang nhau của hai mặt đối lập
đó là trạng thái cân bằng của mâu thuẫn..
Sự thống nhất của các mặt đối lập là tạm thời tương đối, nghĩa là nó chỉ tồn tại trong một
thời gian nhất định, đó chính là trạng thái đứng im, ổn định tương đối của sự vật, tính tương đối
của sự thống nhất của các mặt đối lập làm cho thế giới vật chất phân hoá thành các bộ phận các
sự vật đa dạng phực tạp, gián đoạn.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự bài trừ gạt bỏ phủ định biện chứng lẫn nhau của
các mặt đối lập (Sự đấu tranh hiểu theo nghĩa tác động ảnh hưởng lẫn nhau của các mặt đối lập
chứ không phải theo nghĩa đen).
Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối vĩnh viễn. Nó diễn ra liên tục trong suốt quá
trình tồn tại của sự vật kể cả trong trang thái sự vật ổn định cũng như khi chuyển hoá nhảy vọt về
chất. Sự đấu tranh của các mặt đối lập tạo lên tính chất tự thân, liên tục của sự vận động phát
triển của sự vật. Cũng vì vậy muốn thay đổi sự vật tì phải tăng cường sự đấu tranh.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp diễn ra từ thấp đến cao, gồm
nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm riêng.
+ Giai đoạn đầu: Mâu thuẫn biểu hiện ra ở sự khác nhau của hai mặt đối lập song không
phải sự khác nhau nào cũng là mâu thuẫn mà chỉ hai mặt khác nhau nào liên hệ hữu cơ với nhau
trong một chỉnh thể có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau mới tạo thành giai đoạn đầu của
maau thuẫn, trong giai đoạn này sự đấu tranh chưa rõ và chưa gay gắt.
+ Giai đoạn sau: Trong quá trình phát triển của mâu thuẫn, sự khác nhau biến thành đối
lập, khi đó hai mặt đối lập càng rõ, càng sâu sắc thì sự đấu tranh giữa chúng ngày càng gay gắt
và quyết liệt, nếu có điều kiện chín muồi thì hai mặt chuyển hoá lẫn nhau và mâu thuẫn được giải
quyết.
II.2.2. Sự đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát
triển.
Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 10
Tiểu Luận Triết Học
Đấu tranh của các mặt đối lập gây ra những biến đổi của các mặt đối lập khi cuộc đấu

tranh của các mặt đối lập trỏ lên quyết liệt và có điều kiện chín muồi thì sự thống nhất của hai cũ
bị phá huỷ, các mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau. Sự chuyển hoá của các mặt đối lập chính là lúc
mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ bị mất đi, sự vật mới xuất hiện. Các mặt đối lập có thể
chuyển hoá lẫn nhau với ba hình thức.
- Các mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau mặt đối lập này thành mặt đối lập kia và ngược lại
nhưng ở trình độ cao hơn về phương diện vật chất của sự vật. Ví dụ, Mâu thuẫn giữa vô sản và tư
sản biểu hiện thành cuộc cách mạng vô sản lật độ giai cấp tư sản
- Cả hai mặt đối lập đều mất đi và chuyển hoá thành mặt đối lập mới. Ví dụ Giải quyết
mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ (chế độ phong kiến) xã hội lại xuất hiện mâu thuẫn mới là
mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản (Chế độ TBCN).
- Các mặt đối lập thâm nhập vào nhau, cải biến lẫn nhau.
Trong sự vật mới lại có mâu thuẫn mới, các mặt đối lập trong mâu thuẫn mới lại đấu
tranh với nhau, làm cho sự vật ấy lại chuyển hoá thành sự vật khác tiến bộ hơn, cứ như vậy mà
các sự vật hiện tượng thường xuyên biến đổi và phát triển không ngừng, vì vậy, mâu thuẫn là
nguồn gốc động lực của mọi quá trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng.
II.3. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
- Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến, nên trong nhận thận thức và thực
tiễn phải tôn trọng mâu thuẫn, tức là không được lẩn tránh mâu thuẫn cũng như không được tạo
ra mâu thuẫn.
- Vì mâu thuẫn là động lực của sự phát triển nên muốn thúc đẩy sự phát triển phải nhận
thức được mâu thuẫn và tìm cách giải quyết mâu thuẫn, phải tạo ra điều kiện thúc đẩy sự đấu
tranh của các mặt đối lập theo chiều hướng phát triển.
- Vì mọi mâu thuẫn đều có quá trình phát sinh, phát triển và biến hoá. Vì sự vật khác
nhau thì mâu thuẫn khác nhau, mỗi mâu thuẫn lại có những đặc điểm riêng của nó. Do đó phải
biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể và tìm cách giải quyết mâu thuẫn.
- Cần vận dụng một cách phù hợp khi giải quyết mâu thuẫn tồn tại dưới dạng antinome.
Đây là loại mâu thuẫn đặc biệt, xuất hiện trong quá trình nhận thức, không có trong giới tự nhiên,
được hình thành từ các luận đề đối lập nhau, và các luận đề ấy đúng ở trong những mối quan hệ
Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 11
Tiểu Luận Triết Học

nhất định. Nhưng vấn đề là ở chỗ, chỉ được phép chọn một trong các luận đề ấy. Vậy, phương
pháp giải quyết là: cần xây dựng một phương án tổng thể, thiết lập nên một luận đề mới, trong
đó, các luận đề ban đầu chỉ là
những bộ phận của nó.
- Cần vận dụng một cách phù hợp khi giải quyết mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu
tranh giữa các mặt đối lập. Tùy vào từng điều kiện lịch sử cụ thể mà có thể
nhấn mạnh cái này hay cái kia lên hàng đầu.
Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 12
Tiểu Luận Triết Học
CHƯƠNG III
QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy
vật trong triết học Mác - Lênin, chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển, theo đó sự phát triển của
sự vật, hiện tượng có xu hướng, khuynh hướng lặp lại giai đoạn đầu nhưng ở trình độ cao hơn,
phát triển theo hình xoắn trôn ốc.
III.1. KHÁI NIỆM VỀ PHỦ ĐỊNH VÀ PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG
III.1.1. Sự phủ định
Là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển.
III.1.2. Phủ định biện chứng
Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự
vật cũ. Có nghĩa là sự phủ định là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra
đời của cái mới thay thế cho cái cũ. Đó là phủ định biện chứng.
Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, sự phát
triển tự thân, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật
cũ. Phủ định biện chứng có đặc trưng cơ bản sau: tính khách quan và tính kế thừa.
Phủ định biện chứng mang tính khách quan do nguyên nhân của sự phủ định nằm
ngay trong bản thân sự vật. Đó chính là kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên trong
sự vật. Điều đó cũng có nghĩa, phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí
của con người. Con người chỉ có thể tác động làm cho quá trình phủ định ấy điễn ra
nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật.

Phủ định biện chứng mang tính kế thừa. Trong quá trình phủ định biện chứng, sự
vật khẳng định lại những mặt tốt, mặt tích cực và chỉ phủ định những cái lạc hậu, cái
tiêu cực. Tuy nhiên, phủ định biện chứng không chỉ là sự khắc phục cái cũ, sự vật cũ,
mà còn là sự liên kết giữa cái cũ và cái mới, sự vật cũ với sự vật mới. Phủ định biện
chứng là mắt khâu tất yếu của mối liện hệ và phát triển.
Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 13
Tiểu Luận Triết Học
III.2. NỘI DUNG CỦA QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
Quy luật phủ định của phủ định nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái khẳng định
và cái phủ định, nhờ đó phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển; nó bảo tồn
nội dung tích cực của các giai đoạn trước và bổ sung thêm những thuộc tính mới làm
cho sự phát triển đi theo đường “xoáy ốc”.
III.3. Ý NGHIÃ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
- Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng
phát triển của sự vật. Từ đó có cách tác động phù hợp sao cho sự vật phát triển nhanh
hoặc phát triển chậm. Cần nắm bắt điều kiện khách quan thuận lợi, phát huy nhân tố chủ
quan tích cực để tạo ra cái mới phù hợp với yêu cầu TBXH
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, cần tuân theo quan điểm của phủ định
biện chứng, chống lại quan điểm siêu hình về phủ định. Chúng ta phải tránh thái độ phủ
định sạch trơn cái cũ. Đồng thời, phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, khư khư giữ lấy cái
đã lỗi thời cản trở sự phát triển của con người và xã hội.
- Trong quá trình phủ định, chúng ta phải biết kế thừa có chọn lọc những cái vốn là
tinh hoa của cái cũ, sử dụng chúng như là tiền đề của sự nảy sinh cái mới, tiến bộ hơn,
biết giữ hình thức và cải tạo nội dung cho phù hợp. Hơn nữa phải biết lựa chọn và tiếp
thu cái mới cho phù hợp.
- Cần vận dụng một cách phù hợp logic của tiến trình phủ định biện chứng trong
đời sống xã hội. Đó là phủ định về tư tưởng sau đó sẽ tiến hành phủ định trong thực
tiễn. Điều này vẫn phù hợp với quan điểm duy vật biện chứng.
Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 14
Tiểu Luận Triết Học

CHƯƠNG IV
BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ
IV.1. VÀI NÉT LỊCH SỬ TÌM RA ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN VÀ BẢNG
TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.
Năm 1661, nhà hóa học Anh Robert Boyle ( 1627 – 1681) chỉ ra nguyên tố là “chất có
thực, có tính chất xác định, có thể quan sát được, không thể phân giải thành chất đơn giản hơn
bằng phương pháp hóa học”.
Và sau đó nhà hóa học Pháp Antoine Laurent Lavoisie
( 1734 – 1749) đã đưa quan điểm đó vào hóa học, kêu gọi mọi
người dùng phương pháp hóa học để nghiên cứu vật chất, nhận
thức bản chất của nguyên tố. Thế là hóa học tiến vào thời đại huy hoàng, một số
nguyên tố mới đã ra mắt thế gian nhờ bàn tay của các nhà hóa học. Cộng với
những nguyên tố mà con người thời cổ đã biết như vàng, bạc, đồng, sắt, lưu
huỳnh …Vào năm 1869 đã có 63 nguyên tố được phát hiện, con số những
nguyên tố được biết đến ngày càng tăng dần.
Thời kỳ bấy giờ, các nhà khoa học đã nhận ra “tính khí” khác nhau mà lại có thể “hợp tác mật thiết’ để cấu thành
thế giới muôn vẻ cùa các nguyên tố. Xem ra giữa các nguyên tố tất phải có những mối liên hệ nhất định nào đó. Và từ đó ,
các nhà khoa học tự nhiên nghĩ tới những câu hỏi: quan hệ “thân thuộc” thế nào giữa các nguyên tố? Căn cứ vào mối quan
hệ đó có thể phân loại một cách khoa học như thế nào với các nguyên tố? Giải quyết được những câu hỏi này thì có thể
nắm được thực chất nguyên tố, thăm dò, nghiên cứu các loại bí mật chúng tạo thành vật chất, khiến cho khoa học càng
phục vụ lợi ích của loài người tốt hơn.
Thế là các nhà khoa học đã tập trung ánh mắt vào những nguyên tố vẫn đang ở trong trạng thái tạp loạn,
tìm tòi quan hệ giữa chúng, bắt đầu thực thi xây dựng “ tòa nhà” của các nguyên tố.
IV.1.1. Các tam tố của Dobrainer:
Nhà bác học Đức Dobreiner (1780-1849) là người đầu tiên phát hiện ra một vài dấu
hiệu của trật tự sắp xếp các nguyên tố. Năm 1829, dựa trên sự giống nhau về bản chất
hóa học của một số nguyên tố, ông đã sắp xếp chúng thành những bộ ba riêng biệt, gọi
là nhóm “tam tố” (triade). Trong những bộ ba này ông đã phát hiện được một quy luật
toán học rất đáng chú ý là: khối lượng nguyên tử của các nguyên tố đứng giữa trong mỗi
Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 15

Tiểu Luận Triết Học
bộ ba của các nguyên tố cùng họ bằng trung bình cộng các khối lượng nguyên tử các
nguyên tố bên cạnh.
Ví du: Khối lượng nguyên tử của Natri trong bộ ba thứ nhất bằng trung bình cộng
khối lượng nguyên tử của Liti và Kali
23,00 (Na) ≈
( ) ( )
2
K 39,1 Li 94,6 +
Li Ca P S Cl
Na Sr As Se Br
K Ba Sb Te I
Những bộ ba các nguyên tố của Doberayne
IV.1.2. Đinh vít telu của Chancourtois
Nếu bảng tuần hoàn được coi như là trật tự sắp xếp
của những nguyên tố hóa học, thể hiện tính tuần hoàn về
tính chất hóa học và vật lý của các nguyên tố thì sự tin
cậy vào bảng tuần hoàn đầu tiên được ghi nhận cho nhà
địa chất, hóa học người Pháp A. Emile Béguyer De
Chancourtois ( 1819 – 1886).
Ông cũng căn cứ theo sự biến hóa nguyên tử
lượng của các nguyên tố mà sắp xếp các nguyên tố: Vẽ
đường xoắn trên bề mặt một hình trụ (đường xoắn tạo
thành góc 450 so với mặt đáy hình trụ), sau đó lại căn cứ theo nguyên tử lượng của oxi là 16 để
Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 16
Tiểu Luận Triết Học
vẽ các đường thẳng đứng sao cho chia bề mặt hình trụ thành 16 phần bằng nhau, cuối cùng sắp
xếp lên theo trình tự nhỏ tới lớn về nguyên tử lượng của 62 nguyên tố đã biết tới lúc đó, vào các
giao điểm của đường xoắn và các đường thẳng đứng trên mặt hình trụ. Điều này đã đưa
A.E.Beguyer de Chancourtois đi đến ý tưởng rằng : “tính chất của các nguyên tố là tính chất của

các con số”.

Đinh vít telu của Chancourtois
Để thuận tiện cho việc xem xét hình trụ, trên hình vẽ sau đây ta mở rộng hình trụ về dạng mặt phẳng
và cắt ra theo chiều cao thành hai phần: phần trên và phần dưới. tất nhiên đường xoắn ốc thống nhất ở đồ thị
của ông trong cách biểu diễn đồ thị như vậy bây giờ được xem như các đường xiên thẳng song song với
nhau. Bởi vì cấu trúc của ông được kết thúc bởi nguyên tố telu (Te) nên nó được gọi là “đinh vít” telu.
Sau khi làm xong như thế, Chancourtois ngạc nhiên vui mừng vì thấy những nguyên tố có tính chất
tương tự, gần gũi với nhau đều xuất hiện trên cùng một đường thẳng đứng. Thế là ông nêu lên cách dùng sơ
đồ đường xoắn ốc để phân loại các nguyên tố. Chancourtois đã lần đầu tiên thăm dò, nghiên cứu quan hệ
giữa nguyên tử lượng và tính chất của các nguyên tố hóa học một cách tổng quát, từ chỉnh thể và
A.E.Beguyer de Chancourtois là người đầu tiên nhận ra rằng tính chất của các nguyên tố lặp lại cho mỗi 7
Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 17

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×