Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

VĂN HÓA NGƯỜI SINGAPORE docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.73 KB, 5 trang )

VĂN HÓA NGƯỜI SINGABORE
Văn hóa Mã lai được thể hiện trong tư tưởng tôn giáo, phong tục tập quán của họ cũng có quan
hệ với tôn giáo. Luật của đạo Islam và chê độ Sultan đã duy trì quan hệ đoàn kết và thái độ an
phận trong cuộc sống của người dân Singapore. Người Mã lai khi lấy vợ, lấy chồng thường mời
gần như toàn bộ người trong thôn bản đến tham dự lễ cưới của họ, khách đến dự đám cưới sau
khi cơm no rượu say ra về trên tay còn cầm một quả trứng luộc chín với hàm ý mong cho họ
đông con, đông cháu.
Đối với người Singapore, dùng ngón tay trỏ chỉ người khác, nắm chặt nắm tay hoặc ngón tay
giữa đều bị coi là những động tác cực kỳ vô lễ. Hai tay không được tùy tiện chắp vào sườn bởi vì
đó là biểu hiện của sự bực tức.
Khi ăn cơm không được đặt đũa lên trên bát hoặc đặt lên đĩa thức ăn. Khi không ăn nữa cũng
không được đặt lung tung mà phải đặt trên giá, đĩa tương ớt hoặc đặt trên đĩa đựng xương. Nếu là
nhân viên hàng hải, người làm nghề cá hoặc những người thích chèo thuyền, khi ăn cơm không
được lật con cá, bởi vì việc đó đồng nghĩa với việc lật con tàu lật thuyền, do đó phải tách con cá
đó ra, ăn từ trên xuống dưới.
Trong những ngày đầu năm mới, người dân Singapore không bao giờ quét dọn nhà cửa, không
gội đầu, bởi vì họ cho rằng làm như vậy sẽ mất hết may mắn, không được đánh vỡ đồ đạc trong
phòng, nhất là không được làm vỡ gương, vì đó là biểu hiện của chuyện xấu và không may mắn;
không được mặc đồ trắng, không được dùng kim hoặc kéo, bởi vì những vật dụng này có thể
đem đến vận hạn cho họ.
Người Singapore cho rằng con số "4", "7", "13", "37", và "69" là những con số tiêu cưc và không
may mắn, họ ghét và kỵ nhất con số "7", bình thường họ cố hết sức để tránh gặp phải con số này.
Người Singapore quan niệm màu đen là màu không may mắn, màu tím cũng là màu họ không
thích. Họ chỉ thích màu hồng màu đỏ, bởi vì theo họ màu này tượng trưng cho sự trang nghiêm,
nhiệt huyết mãnh liệt, vui vẻ, dũng cảm và tượng trưng cho sự khoan dung, độ lượng. Họ cũng
thích màu xanh da trời và màu xanh lá cây.
Đạo Islam là đạo chính của Singapore, đạo này cấm uống rượu, cấm ăn thịt lợn và những đồ ăn
chế biến từ lợn.
Người dân Singapore không hưởng ứng hút thuốc lá. Ở một số nơi như cầu thang máy, rạp chiếu
phim, trên những phương tiện giao thông công cộng nhất là trong văn phòng , quy định là
nghiêm cấm hút thuốc, những ai vi phạm quy định này sẽ bị phạt 500$ Singapore. Tại các nơi


khác, cứ muốn hút thuốc phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của đối phương.
Khi nói chuyện và trong giao tiếp, người ta tuyệt đối cấm kỵ bàn luận sự được mất và chính trị
hoặc sự tranh giành xô xát chủng tộc, thị phi tôn giáo nhưng có thể bàn những kinh nghiệm du
lịch, cũng có thể về những nơi nổi tiếng, ở các nơi mà bản thân đã đi qua. Chủ đề được người
dân Singapore bàn tới nhiều nhất là về những món ăn sơn hào hải vị và khách sạn, nhà hàng.
Người Singapore rất kỵ nói "chúc phát tài" bởi vì họ luôn hiểu từ "tài" là "tài bất nghĩa" hoặc
"phúc bất nhân". Khi nói "chúc phát tài" sẽ bị coi là chế giếu mắng chửi và sỉ vả người khác.
Ở đất nước Singapore, trên trán người phụ nữ mang huyết thống Ấn độ có săm một nốt đỏ, còn
nam giới dùng thắt lưng màu trắng, phần lớn khi gặp nhau chắp tay trước ngực để chào, còn khi
vào nhà phải cởi dép.
Ở Singapore, có một số thói quen trong sinh hoạt hoặc những điều người ta tin và bảo vệ. Mặc
dù đối với tầng lớp thanh niên Singapore, những điều này không quan trọng lắm nhưng những
người lớn tuổi lại đặc biệt quan tâm.
-Người gốc Hoa thích số chẵn, chẳng hạn người ta biếu nhau 2 quả cam trong dịp Tết để lấy lộc
- Các con số 2, 6, 8 là con số may mắn, trong khi đó số 4 lại là con số chết chóc, nên người ta hết
sức tránh
- Những vật được coi là kị không nên tặng nhau: đồng hồ là điềm tang tóc, khăn tay là điềm chia
ly, chiếc dù là điềm rủi ro.
- Màu đỏ là màu của may mắn, tài lộc, còn màu đen là màu kị, nhất là trong những dịp lễ hội.
- Người Hồi giáo không ăn thịt lợn. Khi mời cơm một người bạn người Hồi giáo, bạn phải đảm
bảo trong các món ăn không sử dụng đến thịt lợn hoặc rượu và những loại thịt khác phải được
mua trong các quầy thực phẩm giết mổ theo đúng giới luật của đạo hội. Và người Hồi giáo cũng
kỵ rượu nên khi đến nhà họ bạn đừng bao giờ mang theo loại thức uống này.
- Người Hindu không ăn thịt bò. Trong tang lễ, người ta ăn mặc màu sẫm và đưa tiền phúng điếu
với con số lẻ bỏ tong phong bì màu trắng hoặc màu nâu.
- Người Singapore có thói quen đi chân không vào nhà.

Con người, Ngôn ngữ và Văn hóa
Một nền văn hóa đa dạng
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Singapore là cơ cấu dân số đa dạng gồm nhiều chủng

tộc nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi và những thành tựu thương mại của đất nước. Được ngài
Thomas Stamford Raffles khai phá vào ngày 29 tháng 1 năm 1819, và sau đó xây dựng thành đầu
mối giao thương buôn bán, Singapore - một làng chài nhỏ bé ngày nào đã nhanh chóng thu hút
những người dân nhập cư và các thương nhân đến từ Trung Quốc, tiểu lục địa Ấn Độ, Indonesia,
bán đảo Mã Lai và vùng Trung Đông.
Lôi cuốn bởi viễn cảnh tương lai tươi đẹp, những người nhập cư đã mang theo những nét riêng
về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và các lễ hội của mình đến Singapore. Các cuộc kết
hôn chéo và sự chung sống hòa hợp giữa những dân tộc khác nhau đã dệt nên một bức tranh văn
hóa đầy màu sắc, hình thành nên một xã hội Singapore đa dạng nhiều mặt và để lại cho đảo quốc
này một di sản văn hóa phong phú đầy sức sống. Cho đến cuối thế kỉ 19, Singapore đã trở thành
một trong những thành phố đa chủng tộc – đa văn hóa nhất của châu Á với các dân tộc chủ yếu
là người Hoa, người Mã Lai, người Ấn, người Peranakan và những người lai Á Âu.
Ngày nay, người Hoa chiếm 74,2% dân số Singapore, người Mã Lai - những cư dân đầu tiên của
nước này, chiếm 13,44%, người Ấn chiếm 9,2%, còn lại là người lai Á Âu, Peranakan và các dân
tộc khác chiếm 3,2%. Singapore còn là nơi sinh sống và làm việc của một cộng đồng người nước
ngoài rộng lớn với khoảng 20% là lực lượng lao động phổ thông đến từ Philippin, Indonesia và
Bangladesh. Số người nước ngoài còn lại đều là những chuyên gia đến từ nhiều quốc gia khác
nhau như Bắc Mỹ, Úc, Châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ.
Tính đa dạng về văn hóa của Singapore còn được phản ánh qua ngôn ngữ. Singapore có ngôn
ngữ đại diện cho từng dân tộc trong số bốn nhóm dân tộc chính của mình. Bốn ngôn ngữ chính
thức trong Hiến pháp của Singapore là tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Mã Lai và tiếng Tamil. Tuy
nhiên, để ghi nhớ dân tộc Mã Lai là những cư dân bản địa đầu tiên của đất nước, ngôn ngữ quốc
gia được chọn là tiếng Bahasa Melayu, hay còn gọi là tiếng Mã Lai.
Sự có mặt của các ngôn ngữ khác, đặc biệt là các biến thể của tiếng Mã Lai và tiếng Hoa, đã có
ảnh hưởng rõ rệt đến cách dùng tiếng Anh tại Singapore. Ảnh hưởng này đặc biệt rõ nét trong
cách sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp thông thường, một dạng tiếng Anh lai tiếng địa phương
thường được biết đến với tên gọi Singlish. Là một dấu hiệu đặc trưng để nhận biết người
Singapore, ngôn ngữ này tiêu biểu cho hình thức biến tấu ngôn ngữ bằng cách lồng ghép các từ
của tiếng Mã Lai, tiếng Hoa và tiếng Ấn vào tiếng Anh.
Hầu như mọi người dân Singapore đều có thể nói nhiều hơn một thứ tiếng, trong đó nhiều người

có thể nói được tới ba hoặc bốn thứ tiếng. Hầu hết trẻ em lớn lên trong môi trường song ngữ từ
thuở nhỏ và có thể học các ngôn ngữ khác khi lớn lên.
Trong phần lớn dân số biết hai thứ tiếng, tiếng Anh và tiếng Hoa phổ thông là hai ngôn ngữ được
dùng phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày. Trong khi tiếng Anh là ngôn ngữ chính được dạy
ở trường học thì trẻ em vẫn học tiếng mẹ đẻ để duy trì truyền thống văn hóa của dân tộc mình.
Trong số những loại tiếng Hoa địa phương khác nhau thì tiếng Phổ Thông được chọn là ngôn
ngữ chính của cộng đồng người Hoa tại Singapore thay vì các biến thể khác như tiếng Phúc Kiến
(Hokkien), tiếng Triều Châu (Teochew), tiếng Quảng Đông (Cantonese), tiếng Khách Gia
(Hakka), tiếng Hải Nam (Hainanese) và tiếng Phúc Châu (Foochow). Là ngôn ngữ được sử dụng
phổ biến thứ hai của người Singapore gốc Hoa, tiếng Phổ Thông đã được dùng rộng rãi kể từ
phong trào “Nói Tiếng Phổ Thông” – phong trào nhắm đến cộng đồng người Hoa trong suốt năm
1980. Trong những năm 90, những nỗ lực này nhằm hướng đến những người Hoa được giáo dục
trong môi trường tiếng Anh.
Hãy khám phá những địa điểm văn hóa đa dạng, những khu tôn giáo quanh đảo quốc và làm
quen với xã hội đa văn hóa của Singapore. Dù tham gia vào một chuyến du lịch được lên kế
hoạch sẵn hay tự mình khám phá Singapore thì trong hành trình của mình, bạn cũng sẽ nắm
được một cách khái quát lịch sử đầy ấn tượng, nền văn hoá đa dạng và lối sống của người dân tại
đây.

Vào năm 2010, 5,1 triệu người sinh sống tại Singapore, trong số đó 3,2 triệu (64%) mang quốc
tịch Singapore trong khi số còn lại (36%) là cư dân định cư hoặc người làm việc ngước ngoài.
2,9 triệu người (57%) được sinh tại Singapore trong khi số còn lại được sinh tại nước ngoài. Tuổi
trung bình của người Singapore là 73 và số thành viên trung bình trong gia đình là 3,5 người.
[7][8]

Năm 2010, tỉ lệ sinh nở là 1,1 trẻ em trên một phụ nữ, thấp thứ ba trên thế giới và dưới tỉ lệ cần
thiết 2,1 để giữ vững số dân. Để giải quết vấn đề này, chính quyền Singapore đang khuyến khích
những người nước ngoài tới định cư tại Singapore. Một lượng lớn dân định cư giữ cho dân số
của Singapore không giảm quá nhanh.
[9]

Khoảng 40 phần trăm dân số là người nước ngoài, đây là tỉ lệ cao thứ sáu trên thế giới.
[10]
Chính
quyền mời gọi người người làm việc ngại quốc, mặc dù điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ giữ
một vai trò qun trọng trong nền kinh tế quốc gia.
[11]
Lao động nước ngoài chiếm đến 80% trong
ngành công nghiệp xây dựng và 50% trong công nghiệp dịch vụ.
[12][13]
Tổng số dân của nước này là 4.553.009 người (tính đến tháng 7 năm 2007) trong đó 76,8% là
người Hoa, 13,9% người Mã Lai, 7,9% người Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka; 1,4% người gốc
khác.
Tôn giáo tại Singapore
Tôn giáo Tỉ lệ
Phật giáo   42.5%
không tôn giáo   14.9%
Cơ Đốc giáo   14.6%
Hồi giáo   14.8%
Đạo giáo   8.5%
Ấn Độ giáo   4%
khác   0.6%
Về tôn giáo, Singapore là một quốc gia đa tôn giáo, theo thống kê khoảng 51% dân số Singapore
theo Phật giáo và Đạo giáo, 15% dân số (chủ yếu là người Hoa, người gốc Âu, và người Ân Độ)
là tín đồ Đạo Cơ đốc.Hồi giáo chiếm khoảng 14% dân số, chủ yếu tồn tại trong các cộng đồng
người Mã Lai, người Ấn Độ theo Hồi giáo, và người Hồi (người Hoa theo Hồi giáo). Có khỏang
15% dân số Singapore tuyên bố họ không có tôn giáo, cá tôn giáo khác không đáng kể.
Xã hội Singapore là một xã hội đa sắc tộc gồm nhiều nền văn hóa khác nhau như Trung Quốc,
Ấn độ, Mã Lai Trẻ em bắt đầu đi học khi 6 tuổi, hệ thống giáo dục cơ bản của Singapore là 10
năm, 6 năm cấp I và 4 năm cấp II. Sau đó, học sinh có thể chọn tiếp dự bị đại học (pre-
university) hoặc vào các trường kỹ thuật (polytechnic).



Kỹ thuật thương lượng: Doanh nhân “Sing” tính toán kiểu Đông phương
Thương lượng kinh doanh ở Singapore tuy có nhanh hơn những vẫn nhuốm chút phong
cách Đông phương, nên xin hãy từ tốn.
Định vị văn hóa
Tập quán trong nhận thức: Ở Singapore, bạn sẽ thấy xã hội khá cởi mở trong việc tiếp nhận
các luồng thông tin khác nhau. Nền giáo dục Singapore ngày càng huấn luyện cho người
Singapore tư duy khách quan, khoa học và logic. Người Singapore cũng trung thành với đất
nước, công ty và nhóm xã hội của họ, nhưng các mối quan hệ thì không đặt nặng trên sự quen
biết cá nhân.
Người Singapore đánh giá đối tượng trên cơ sở nào? Họ đánh giá sự vật hoặc đối tượng
thông qua kinh nghiệm trực tiếp và các bằng chứng cụ thể, chứ không qua diễn giải của người
khác. Điều này có lẽ xuất phát từ kinh nghiệm lịch sử của bản thân quốc gia họ và ý thức ngày
càng cao về những sự thật khách quan.
Người Singapore xử sự theo chuẩn mực nào? Singapore chịu ảnh hưởng bởi ít nhất ba hệ
thống giá trị khác nhau xuất phát từ ba nguồn gốc văn hóa khác nhau: Trung Hoa, Malaysia và
Ấn Độ. Chuẩn mực xử sự đề cập trong bài này căn cứ trên nền văn hóa có ảnh hưởng mạnh nhất
là Trung Hoa.
Họ quyết định trong hoàn cảnh nào? Cá nhân phải phục tùng tập thể nên quyết định của cá
nhân phải chú ý đến sự nhất trí của tập thể. Mọi người trong mọi hoàn cảnh không làm mất mặt
nhau.
Và, để duy trì được lòng tôn trọng tập thể, họ có nhu cầu rất mạnh về hai vế tác động, một vế là
sự tuân phục của cá nhân và vế kia là sự vô tư, khách quan của tập thể. Trước khi thực hiện bất
cứ quyết định kinh doanh nào, người Singapore thường tìm sự thông suốt của các đồng sự trong
nhóm.
Điều tạo ra sự yên tâm: Gia đình được xem là yếu tố quan trọng nhất trong xã hội, nên nền
tảng gia đình tạo ra sự yên ổn cho người Singapore. Một người Singapore luôn phấn đấu để đạt
đến quyền lực chính trị, sự giàu có hoặc hấp thu được một nền giáo dục cao, vì các yếu tố này sẽ
tạo cho họ một vị trí xã hội vững vàng. Dù ý thức dân tộc rất cao nhưng đây là một xã hội đa

chủng và đa văn hóa nên cấu trúc chung của tâm lý xã hội vẫn còn đang biến chuyển.
Quan niệm về bình đẳng và bất bình đẳng: Cạnh tranh trong kinh doanh ở Singapore khá
khốc liệt, nên rất dễ phát sinh sự phân hóa do tài năng. Trong xã hội này, mọi người được đánh
giá bởi năng lực, các phẩm chất nổi trội và tinh thần đồng đội. Một người chỉ được tập thể nể
trọng nếu họ luôn chứng tỏ được khả năng biết triển khai và hoàn thành công việc, luôn tự hoàn
thiện mình, có phẩm chất hoàn hảo và đạt được những thành tựu cụ thể.
Ở Singapore, kinh doanh ít nhiều vẫn còn mang tính sắc tộc (người gốc Hoa thích làm ăn với
người gốc Hoa, người gốc Ấn với gốc Ấn, người gốc Malaysia với Malaysia,…). Đã có nhiều
cải thiện trong bình đẳng nam nữ, nhưng nam giới vẫn còn chiếm ưu thế trong các vị trí xã hội.
Những lời khuyên thực tiễn trong thương lượng
- Thương lượng kinh doanh ở Singapore tuy có nhanh hơn những vẫn nhuốm chút phong cách
Đông phương, nên xin hãy từ tốn.
- Cách từ chối khéo léo để không làm bẽ mặt người khác cũng giống các nước phương Đông đã
nêu, nghĩa là họ ít dùng chữ "không" thẳng thừng.
- Hãy chớ quên rằng, người Singapore thích làm việc với cá nhân bạn vì họ thấy thích và thoải
mái khi cùng hoạt động. Nếu công ty thay bạn bởi một người khác, thì người đó không phải
đương nhiên được thừa hưởng sự "hâm mộ" đó mà họ phải vun đắp lại mối quan hệ này (trừ phi
người thay thế là bà con ruột thịt của bạn).
- Tuổi tác là điều được kính trọng nhất, kế đến là chức vụ nên nếu bạn đi làm việc theo đoàn nhớ
giới thiệu theo thứ tự ưu tiên trên.
- Nói năng nhẹ nhàng từ tốn, luôn giữ thái độ đúng mực, dành đủ thời gian cho người nói
chuyện suy nghĩ để trả lời các vấn đề. Người Singapore không thích thái độ nhảy xổ vào vấn đề
khi người nói vừa dứt câu phát biểu. Phép lịch sự cho phép mọi người đều có một khoảng thời
gian ngừng (thông thường khoảng 15 giây) trước khi bắt đầu trả lời một vấn đề được hỏi. Nhiều
người lầm tưởng rằng sự im lặng đó hàm nghĩa đồng ý và tiếp tục đặt vấn đề trước khi người
Singapore kịp trả lời.
- Các chủ đề cần tránh đề cập đến khi nói chuyện là: cách sống của người Singapore, tôn giáo,
các tệ nạn quan liêu (nếu có), chính trị. Đặc biệt tránh nói về chuyện tình dục.
- Các chủ đề dễ tìm sự đồng cảm là du lịch, những kế hoạch tương lai, các thành tựu về tổ chức
xã hội và về nghệ thuật ẩm thực.

×