Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

BÀI GIẢNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP - BÀI 4 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.87 KB, 13 trang )


20

- Lợi nhuận tính trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp hay đất canh tác.

CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy nêu các đặc điểm của đất
2. Vì sao đất đai có xu thế giảm? Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất cần đáp
ứng tốt yêu cầu gì?
3. Hãy phân biệt sự khác nhau của các loại đất: đất nông nghiệp, đất canh
tác, đất trồng trọt.
4. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhà quản trị cần chú ý vấn đề gì?
5. Trình bày các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất.



Bài 4: QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ

4.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ TRONG NÔNG NGHIỆP
Quá trình đầu tư được định nghĩa giống như là việc tiêm vốn vào trong doanh
nghiệp. Đầu tư liên quan đến tận dụng nhiều tài sản, từ đó chúng ta mong đợi tạo ra
nhiều lợi nhuận qua các giai đoạn thời gian. Các ví dụ đầu tư trong lĩnh vực nông
nghiệp là:
- Mua đất, mua máy móc thiết bị;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá giao thông, thuỷ lợi, điện );
- Trồng cây dài ngày (cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày);
- Phát triển chăn nuôi gia súc cơ bản (gia súc lấy sữa, cày kéo, gia súc sinh
sản )
Việc phân biệt giữa đầu tư và chi phí hiện tại không phải luôn rõ ràng. Khoản
chi phí hiện tại tạo thu nhập chỉ ngay trong năm đó. Quá trình đầu tư liên quan đến
định hướng các nguồn lực từ sản xuất và chế biến nhằm tăng năng suất và hiệu quả


trong tương lai.
Trong quá trình tiếp cận với cơ hội kinh doanh mới, câu hỏi cơ bản được đặt ra
là: đây có thật sự là cơ hội kinh doanh? Để trả lời vấn đề này, một số các nhân tố
phải được cân nhắc. Trước hết, phải có sự hiểu biết rõ về sản xuất hay dịch vụ? Ví
dụ, nó được sản xuất như thế nào, chu kì sống của nó? lợi nhuận có thay đổi qua
chu kì sống?; Thứ hai, Có sự hiểu bíêt tốt về thị trường? Điều này sẽ bao gồm kiến
thức về khuynh hướng sản xuất, quy mô thị trường, đặc điểm của nhóm khách hàng
chính và các hoạt động cạnh tranh. Trong hiện tại cũng như tương lai, sản phẩm có
thật sự có nhu cầu? Cách tốt nhất để bán sản phẩm? Thứ ba, Những yêu cầu về kĩ
năng, đào tạo và kinh nghiệm là gì để đạt sự thành công trong hoạt động kinh
doanh mới này. Thứ tư, Những rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt
là những rủi ro có ít khả năng điều khiển. Cuối cùng, vấn đề tài chính và lợi nhuận
của hoạt động kinh doanh ?

21

Sau đây là những sự cân nhắc vô cùng quan trọng mà nó cần được xem xét
trước khi đề xuất một hoạt động đầu tư.
1. đầu tư liên quan đến sự hy sinh việc tiêu dùng chắc chắn trong hiện tại cho
lợi nhuận tương lai không chắc chắn. Đầu tư liên quan đến việc làm chậm
lại các khoản tiêu dùng mà nó không phải lúc nào cũng hấp dẫn, cụ thể với
tỷ lệ cao của lạm phát. Hơn nữa, do lợi nhuận từ hoạt động đầu tư là nhận
được trong tương lai, vì thế luôn luôn có sự tồn tại một vài nghi ngờ về thời
gian và quy mô của họ và rằng họ sẽ được nhận tất cả hay mất tất cả?
2. Một sự đầu tư không phải thường xuyên đảo ngược. Một sự đầu tư có thể
đảo ngược được là khi người ra quyết định cần luôn cân nhắc cẩn thận.
Chương này giải thích quá trình phân tích đầu tư; Nó sẽ chỉ ra phương pháp
để đo lường lợi ích của sự đầu tư, xem xét một chỉ tiêu đầu tư.

4.2. GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN

Trước khi thảo luận việc đo lường lợi ích của đầu tư, chúng ta phải hiểu khái
niệm giá trị thời gian của tiền. Giá trị thời gian của tiền đơn giản là 1 đola hôm nay
không giống như 1 đola trong tương lai. Một đola hôm nay giá trị lớn hơn 1 đola
trong tương lai bởi vì nó có thể đầu tư bây giờ và sẽ tăng giá trị qua thời gian. Dự án
đầu tư tiêu biểu sau đây là một mẫu khi chi phí ngày nay được tiếp tục bởi doanh
thu, đương nhiên là rất nhiều năm trong tương lai. Phân tích các dự án này là không
phức tạp. Chúng ta không thể so sánh đơn giản chi phí và doanh thu khi cả hai
không cùng xảy ra trong cùng một thời gian. Doanh thu 30.00 USD từ rừng không
thể được so sánh với một chi phí 5000 USD vào chăm sóc cây nếu có một chuỗi
thời gian 25 năm trước khi đầu tư. Thời gian là tiền và 1 USD sau một năm không
giống như một USD ngày hôm nay vì 3 lý do:
- Lạm phát
- $1 ngày hôm nay có thể được đầu tư, thu đươc lãi suất và tăng trưởng nhiều
hơn $1 sau một năm. Điều này giải thích đầu tư theo giá trị thời gian của
tiền.
- $1 ngày hôm nay có thể được sử dụng ngay lập tức cho mua sắm hàng tiêu
dùng để thoả mãn nhu cầu hiện tại hơn là cho tương lai. Điều này được biết
giống như một lời giải thích về giá trị thời gian của tiền.
4. 2.1. Giá trị tương lai của tiền
Giá trị tương lai là giá trị một số tiền sẽ nhận được trong tương lai. Đó là một
số tiền sẽ tăng lên nếu đầu tư với một tỷ lệ lãi suất nào đó trong một khoảng thời
gian nhất định.
Công thức tính:
FV= PV(1+i)
n
Trong đó: FV: giá trị tương lai của dòng tiền (Future value)
PV: Giá trị hiện tại của dòng tiền (Present value)
i: tỷ lệ lãi suất

22


n: số năm
Ví dụ: Giá trị tương lai của $1000 sau 3 năm với tỷ lệ lãi suất là 10%
FV = 1000 * (1+ 0,1)
3
= 1000 *1,331 = $1331
4.2.2.Giá trị hiện tại của tiền
Trong quản lý tài chính, chúng ta có thể có những dòng tiền khác nhau dự
kiến chi phí hoặc thu nhập trong tương lai. Chúng ta không thể nào so sánh được
những giá trị trong tương lai khác nhau với nhau và do vậy không thể có cơ sở cho
việc lựa chọn đánh giá các phương án. Điều đó đặt ra vấn đề phải tính toán giá trị
hiện tại. Một chuỗi tiền trong tương lai tương đương giá trị hôm nay được gọi là giá
trị hiện tại của chúng.
Công thức: PV = FV/(1+i)
n
Ví dụ: Giá trị hiện tại của $1331 sau 3 năm với lãi suất 10%/năm là
1331: 1,331 = 1331*0,7513 = $1000
4. 2.3. Giá trị hiện tại và tương lai của chuỗi tiền
4.2.3.1.Dòng tiền đều
Giá trị hiện tại của dòng tiền đều




 
 
n
n
i1i
1i1

APV




Trong đó: PV: giá trị hiện tại của chuỗi tiền
A: Khoản tiền đều hàng năm
i: lãi suất
n: số năm
Ví dụ: Giá trị hiện tại của chuỗi tiền đều $2000 trong vòng 20 năm là bao nhiêu
nếu lãi suất chiết khấu là 15%.





 
 
518.12259,62000
0,1510,15
10,151
2000PV
20
20





Khoản trả đều hàng năm:



 
11
1
PVA



n
n
i
ii

Ví dụ: Vay $130000 thời hạn vay 15 năm với lãi suất 8%. Hãy tính khoản phải
trả đều hàng năm. (sử dụng exel phần PMT)



 
184.151168.0000.130
108.01
08.0108.0
130000A
15
15







23

15.184 bao gồm cả gốc và lãi. Tính gốc và lãi hàng năm tính theo số dư giảm
dần.
Giá trị tương lai của dòng tiền


i
i
AFV
n
11 

Trong đó: FV: giá trị tương lai của dòng tiền đều sau n năm
A: chuỗi tiền nhận được hàng năm
i: lãi suất
n: số năm
Giả sử đầu tư 1500 $ liền trong 10 năm với lãi suất 12%.Giá trị tương lai của
chuỗi tiền trên là 1500*17.549 = 26323 (tra bảng theo công thức)
Chuỗi thanh toán đều nhau (sinking fund anuity)
Số nghịch đảo (reciprocals) của giá trị tương lai của dòng tiền đều là chuỗi
thanh toán đều nhau. Dòng chi phí chìm là số tiền hàng năm yêu cầu cung cấp cho
một tổng được đưa ra (một giá trị tương lai) tại một điểm cụ thể trong tương lai.
Vốn chìm được sử dụng để xác định số lượng mà nó phải chuẩn bị (set aside) mỗi
năm để đáp ứng được yêu cầu trong tương lai. Ví dụ, mua sắm một máy, một toà
nhà hoặc khoản phải trả cho một khoản nợ đều nhau (trả góp).
Công thức:
 

1)1 


n
i
iFV
A
Ví dụ: Một nông dân vay $20000 với tỷ lệ lãi suất là 6%, trả góp trong vòng 10
năm. Số tiền trả góp mỗi năm của khoản vay này là bao nhiêu?
Tra công thức ta có: $20000*0,0763= $1526
4.2.3.2. Dòng tiền biến thiên
Giá trị hiện tại của dòng tiền biến thiên
Đôi khi dự án đầu tư biểu hiện biến động của dòng tiền trong những năm đầu,
tiếp theo lại là dòng tiền không biến đổi mà nó được mong đợi. Các chương trình
phát triển của trang trại thường phù hợp với trường hợp này. Ví dụ đầu tư phân
bón, tăng lượng tồn kho, các loại chi phí đầu vào khác để mở rộng quy mô và tăng
lợi nhuận
Ví dụ ta có dòng đầu tư như sau, lãi suất là 7,5% Hãy tính giá trị hiện tại của
khoản đầu tư.



24

Cuối năm Khoản đầu tư $ 1/(1+i)
n
PV
Hiện tại 6000

1


6000

Năm 1 1000

0.9302

930.2

Năm 2 300

0.8653

259.59

Năm 3 500

0.8050

402.5

Năm 4 800

0.7488

599.04

Tổng cộng 8191.33

Giá trị tương đương hàng năm

Một số trường hợp liên quan đến đầu tư với sự khác nhau về chu kì kinh tế. Nếu
những khoản đầu tư này là lặp lại chúng phải đặt trong cùng một khoảng thời gian
để đánh giá cho phù hợp. Ví dụ nếu chọn hai máy có hiệu quả như nhau nhưng khác
nhau về chu kỳ kinh tế, giá trị hiện tại của dòng tiền ra của chúng không thể so sánh
được với nhau vì chúng có sự khác nhau về thời gian. Một giải pháp để khắc phục
vấn đề này để phân tích đầu tư là đưa về ước số chung nhỏ nhất của thời gian.
Ví dụ một máy A có thời gian sử dụng là 4 năm và máy B là 6 năm. Phân tích
đầu tư phải đưa về 12 năm. Phương pháp này có thể nặng nề khi nó yêu cầu lặp lại
dòng tiền trong một kế hoạch mới.
Phương pháp giá trị tương đương của chuỗi tiền đều, sử dụng khoản trả đều
hàng năm là mạnh hơn. Đối với mỗi khoản đầu tư, giá trị hiện tại của dòng tiền
được xác định và sau đó mỗi cái được trả dần tại tỷ lệ lãi suất bắt đầu và khung thời
gian. Khoản thu nhập mong đợi hàng năm sau đó có thể được so sánh và máy có giá
trị thấp hơn sẽ được lựa chọn.
Có 2 máy dự định đầu tư. Một cái có chi phí mua sắm $30.000 và một cái khác
là $36.000. Chúng có chu kì kinh tế là 4 năm và 6 năm. Chi phí tiền mặt bình quân
mỗi năm là $40144 và $51243, với một tỷ lệ lãi suất là 10%. Giá trị tương đương
hàng năm là bao nhiêu?
Tra bảng nghịch đảo của giá trị hiện tại [i(1+i)
n
]/[(1+i)
n
-1]
Máy A : 40144* 0.3155 = 12664
Máy B: 51243 * 0.2296 = 11765
Máy B sẽ được lựa chọn.


25


Mua máy hay thuê máy
Trang trại A có một máy cày đã cũ, họ đang có 2 sự lựa chọn, hoặc mua máy
mới hoặc thuê cày. Nếu mua máy mới, chi phí mua ban đầu là $100.000. Máy dự
định sử dụng trong 5 năm, sau đó sẽ bán lại với giá dự kiến là $80.000. Chi phí hoạt
động của máy trong 5 năm theo thứ tự: 5000; 5300; 5700; 6000; 6100. Máy mua giả
sử vào đầu năm thứ nhất và bán máy vào cuối năm thứ 5.
Nếu hợp đồng thuê cày, chi phí phải trả cho mỗi năm là $20.000, trả vào cuối
năm. Trong thực tế hợp đồng phải trả vào cuối vụ thu hoạch (giữa năm).
Chi phí vốn là 10%. Hãy chỉ ra cách lựa chọn tốt nhất.
Hợp đồng thuê cày máy Mua máy
PV PV = $20.000 * 3,7908 =
$75.816
100000+(5000*0.9091)+(5300*0.
8264) + -
(80000*0.6209)=71421
Chi phí
trung bình
hàng năm
A= PV*[i(1+i)
n
] /[(1+i)
n
-1]
75.816* 0.2638 = 20.000
71421* 0.2638 = 18.840

Các rủi ro với trường hợp mua máy mà trang trại cần cân nhắc đó là sự lỗi thời
của kĩ thuật. Kĩ thuật mới có thể có nghĩa là với giá thanh lý 80.000 mong đợi trong
5 năm sẽ không thực hiện được. Nếu giá bán giảm xuống còn 72921, việc hợp đồng
cày máy sẽ có chi phí bằng với việc mua máy.

Tính toán cho trường hợp này là:
75.816= 100000+(5000*0.9091)+(5300*0.8264) + - (x*0.6209)
x = 72921
Cũng có rủi ro đối với hợp đồng thuê máy. Hoạt động kinh doanh có thể dừng
lại hoặc được bán và việc mua sắm có thể không thành hiện thực. Những nhân tố
này phải được cân nhắc và đánh giá bởi chủ trang trại trong quá trình ra quyết định.
Vấn đề khác là tài chính. Lựa chọn tài chính nào là tốt nhất. Phân tích này chưa đề
cập đến vấn đề lạm phát và thuế thu nhập.
Vấn đề quan trọng nữa khi cân nhắc mua sắm là chi phí cố định gia tăng. Chẳng
hạn khấu hao và bảo hiểm đã xảy ra. Nó là chi phí phân loại cứng nhắc, trong đó

26

những chi phí này phải được trả cho dù mất mùa hay được mùa. Lựa chọn hợp đồng
sẽ làm cho chi phí linh hoạt hơn. Chi phí hợp đồng sẽ không xảy ra nếu mất mùa
nhưng chi phí hợp đồng lại liên quan đến diện tích gieo trồng.

Xây dựng một chuồng bò (lợn)
Chủ Trang trại A định xây một chuồng bò mới. ông phải lựa chọn một trong 2
loại: chuồng rẻ, cấu trúc tạm thời và một cái khác là bền nhưng chi phí đắt hơn. Chi
phí xây dựng và thời gian sử dụng mong đợi của mỗi loại như sau:
- Chuồng tạm: chi phí xây dựng là $7000, thời gian sử dụng 15 năm;
- Chuồng chắc chắn chi phí xây dựng là $10000, thời gian sử dụng 30 năm.
Đối với phân tích này, chúng ta giả sử cả 2 chuồng có cùng công suất, bảo hiểm,
chi phí sửa chữa và duy trì là được xác định và những khía cạnh này không cần
quan tâm (disregard) trong phân tích. Chi phí sử dụng vốn là 10%.
Sự cân nhắc quan trọng trong quyết định là chi phí hàng năm cho mỗi loại
chuồng. Cả 2 chuồng có sự khác nhau về chu kì sống và chỉ tiêu NPV không được
sử dụng. Để đặt 2 dự án trong cùng một điểm xuất phát với cùng một thời hạn .
Chúng ta giả sử chuồng tạm sẽ được làm lại và cũng sử dụng 15 năm với cùng chi

phí ban đầu $7000. Chi phí bình quân hàng năm của 2 cách lựa chọn.
Chuồng tạm Chuồng lâu bền
PV $7000 + 7000*0.2394 = $8676 10000
Chi phí bq
năm
8676*0.1061 = 920 10000*0.1061 = 1.061

Như vậy chuồng tạm có chi phí bình quân năm thấp hơn, về chỉ tiêu này sẽ
được lựa chọn. Nó cũng chỉ ra cơ hội để xem xét quyết định, trong 15 năm có cần
một chuồng nữa hay không. Chuồng bền có thời gian sử dụng lâu và những hoạt
động hay rủi ro có thể là thừa trước khi nó bị hỏng theo dự kiến.
Một rủi ro liên quan đến chi phí xây dựng lại chuồng tạm sau 15 năm. Chi phí có
thể được tính toán tại giá trị hiện tại của chi phí của 2 chuồng là giống nhau với
chuồng lâu bền.
10000 = 7000 + x * 0.2394 > x = (10000 - 7000)/0.2394 = 12531

27

Như vậy: x là chi phí hoà vốn
Chi phí của chuồng tạm được tính sau 2 lần xây là $12531. Như vậy, chuồng lâu
bền rẻ hơn chuồng tạm xây 2 lần.
Giá trị tương lai của dòng tiền biến thiên
Trong thực tế sản xuất kinh doanh, diễn biến của những khoản thu nhập hay chi
phí không phải lúc nào cũng đều đặn mà nó còn phụ thuộc vào thị trường, mùa vụ
vào đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó sẽ xuất hiện dòng tiền biến
thiên.
Ví dụ: công ty Sông Hồng dự định đầu tư một xưởng chế biến gạo xuất khẩu.
Công ty dự kiến đầu tư liên tục trong vòng 7 năm, bỏ vốn vào cuối năm với số vốn
lần lượt là 100; 200; 200; 200; 200; 0; 1000 (tr.đ). Vậy tổng giá trị đầu tư đến năm
thứ 7 là bao nhiêu. Lãi suất tài trợ là 6%/năm.

Công thức tính:
1
1
)1(




n
n
t
tn
iFTFVA

Năm 1 2 3 4 5 6 7 Tổng
Dòng đầu tư

100

200

200

200

200

0

1000



(1+i)
n
1.4185

1.3382

1.2625

1.190

1.1236

1.06

1


FV 141.85

267.64

252.5

238

224.72

0


1000

2124.71


4.3. PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ
Khi tiến hành phân tích các hoạt động đầu tư, nhà đầu tư cần phải biết lựa chọn
các chỉ tiêu để phân tích. Một chỉ tiêu đầu tư, là hữu ích, phải thoả mãn các vấn đề
sau:
1. Phải cân nhắc giá trị thời gian của tiền.
2. Các tiêu chuẩn phải chỉ ra cái nào trong số hai cách lựa chọn loại trừ nhau là
tốt hơn.
3. Đôi khi chủ trang trại có cơ hội đầu tư tốt nhưng do hạn chế về nguồn lực nó
không có khả năng tiến hành chúng đồng thời. Trong tình trạng đó, một chỉ
tiêu phải có sắp xếp để có sự lựa chọn chính xác.
4. Nó phải được cân nhắc lợi nhuận kiếm được qua chu kì sống của một khoản
đầu tư.

28

Có 4 cách đo lường về lợi nhuận đầu tư: suất thu lợi đơn giản; thời hạn hoàn
vốn; giá trị hiện tại thuần và suất hoàn vốn nội bộ.
Ví dụ: Có 2 dự án A & B có cùng mức đầu tư ban đầu là 100 triệu (Chi phí
thanh lý bằng 0), thời gian sử dụng 5 năm. Doanh thu hàng năm được cho ở bảng
sau:
Năm Dự án A Dự án B
0 - 100

-100


1 30

10

2 30

20

3 30

30

4 30

40

5 30

60

Cộng 150

160

DT trung bình 30

32

Khấu hao 20


20

Doanh thu thuần 10

12

Hãy lựa chọn dự án đầu tư theo 4 tiêu chí trên.
4.3.1.Suất thu lợi đơn giản
Suất thu lợi đơn giản (SRR - simple rate of return) là doanh thu thuần trung bình
năm. Công thức xác định:



Áp dụng công thức trên ta có:
SRR
A
= (150-100): 5 /100 = 0,1 = 10%
SRR
B
= (160 - 100): 5/100 = 0,12 = 12%
Theo phương pháp này chúng ta sẽ chọn dự án B
Ví dụ 2: có hai dự án đầu tư A và B. Khoản đầu tư ban đầu và thu nhập dòng hàng
năm được cho bảng sau:
Năm Dự án A (tr.đ) Dự án B (tr.đ)
0 -30

-30

1 10


20

2 15

15

3 20

10

Dòng tiền thuần 15

15

SRR 16,7%

16,7%


(T
ổng thu nhập bằng tiền của c
á
c n
ă
m
-
V

n


đ
ầu t
ư
ban
đ
ầu ) : Số n
ă
m

SRR =
Vốn đầu tư ban đầu

29

Ví dụ này phản ánh điểm yếu của phương pháp SRR khi đo lường lợi nhuận. Nó có
thể dẫn đến sai sót khi lựa chọn dự án đầu tư vì không tính đến giá trị thời gian của
tiền. Thứ hai là nó không phân loại chi phí trong cùng một cách.
4. 3.2.Thời gian hoàn vốn là số năm cần thiết để thu hồi vốn đầu tư.
T = P:CF
Trong đó: T: Thời gian hoàn vốn đầu tư (năm)
P: Vốn đầu tư ban đầu
CF: Ngân quỹ ròng hàng năm (lợi nhuận + khấu hao)
* Trường hợp 1: Nếu CF đều nhau, ta có thể áp dụng công thức trên
Ví dụ: Một dự án có vốn đầu tư ban đầu là 50 triệu đồng. Ngân quỹ ròng hàng năm
là 8 triệu. Thời gian hoàn vốn đầu tư là 50: 8 = 6,25 năm
* Trường hợp 2: Ngân quỹ của dự án không đều thì thời hạn hoàn vốn là thời
hạn cần thiết để ngân quỹ ròng luỹ kế bằng với số vốn đầu tư ban đầu.
Gọi Ci: là ngân quỹ ròng tích luỹ đến thời điểm i của dự án
Tại thời điểm K ta tính được C

k
thoả mãn điều kiện:
C
K
< P
Và C
K+1
> p Thì
KK
K
CC
CP
KT



1

Ví dụ trên ta có:
Dự án A Dự án B Năm
Thu nhập
hàng năm
Tích luỹ Thu nhập
hàng năm
Tích luỹ
1 30 30 10 10
2 30 60 20 30
3 30 90 30 60
4 30 120 40 100
5 30 150 60 160





Chọn dự án A vì có thời hạn thu hồi vốn ngắn hơn.
Vận dụng: có thể dùng để xếp hạng các khoản đầu tư theo thời gian hoàn vốn.
Dự án B:
C
B4
= 100 = 100
T
B
= 4
Dự án A:
C
A3
= 90 < 100
C
A4
= 120> 100
5,3
100120
90100
3 



A
T


Trong đó:
C
K
: Ngan quy tich luy đến năm K
P: số vốn đầu tư ban đầu
K: năm thứ

30

Thiết lập các khoản đầu tư có thời gian hoàn vốn tối ưu và loại bỏ các khoản đầu tư
có thời gian hoàn vốn dài hơn
Hạn chế: Bỏ qua luồng tiền phát sinh sau thời gian hoàn vốn cũng như bỏ qua giá
trị thời gian của dòng tiền trong suốt thời gian hoàn vốn
Không thật sự đo lường khả năng sinh lời nhưng là một phương pháp hiệu quả để
đo lường thời gian hoàn vốn nhanh hay chậm của một khoản đầu tư và đóng góp
vào việc đo lường khả năng thanh khoản của doanh nghiệp.
4.3.3.Giá trị hiện tại thuần
Giá trị hiện tại thuần cuả khoản đầu tư là tổng giá trị hiện tại của luồng tiền mặt
thuần trừ đi chi phí ban đầu của khoản đầu tư.
Công thức tính:
     
C
i
P
i
P
i
P
NPV
n

n







1

11
2
2
1
1

P
n
là luồng tiền mặt thuần trong năm n
i: lãi suất chiết khấu
C: chi phí ban đầu của khoản đầu tư
Ví dụ: cũng ví dụ trên nhưng chọn lãi suất chiết khấu 8% và giá trị thanh lý
bằng 0
Dự án A Dự án B
Năm
Dòng tiền
mặt thuần

(1+i)
n

PV Dòng tiền
mặt thuần

(1+i)
n
PV
1 30 0.926 27,78

10 0.926 9.26

2 30 0.857 25,71

20 0.857 17.14

3 30 0.794 23,82

30 0.794 23.82

4 30 0.735 22,05

40 0.735 29.40

5 30 0.681 20,43

60 0.681 40.86

Cộng 119,79

120,48


C 100,0

100,0

NPV 19,79

20,48

Với ví dụ trên, nhà đầu tư sẽ chọn dự án B vì có NPV cao hơn.
Trong thực tế, khi dùng phương pháp NPV, những khoản đầu tư có giá trị âm sẽ
không được lựa chọn; có giá trị bằng 0 sẽ không thu hút nhà đầu tư.
4. 3.4. Suất hoàn vốn nội bộ (Internal rate of return)
Giá trị thời gian của tiền tệ cũng có thể được phản ánh bằng phương pháp phân tích
đầu tư khác, IRR.

31

Suất hoàn vốn nội bộ được xác định bằng việc tìm ra một tỷ lệ lãi suất mà NPV
bằng 0. IRR có thể được xác định bằng phép thử đúng sai (Trial - and - error
process) mà nó được phản ánh trên đồ thị sau:


+

NPV 0 Tỷ lệ lãi suất


- IRR
 Trường hợp 1: Dự án đầu tư có những khoản thu nhập mỗi kỳ bằng nhau
Bước 1: Đặt IRR = r và cho NPV = 0

PVFA (r, n) = CF
0
: CF
1

Bước 2: Tính giá trị của khoản tiền không đổi trong tương lai theo lãi suất r, kỳ
hạn n để lấy 2 giá trị trên, dương gần đúng với CF0: CF1
Bước 3: Tính giá trị gần đúng của IRR theo công thức:
21
12
1
NPVNPV
)rNPV(r
r IRR



Trong đó: r
1
lãi ứng với giá trị dưới của CF
0

r
2
lãi ứng với giá trị trên của CF
0
Trường hợp 2: Dự án đầu tư có những khoản thu nhập trong tương lai không bằng
nhau. Sử dụng phương pháp nội suy tuyến tính. Trước hết ta tìm 2 tỷ lệ chiết khấu
cho một NPV có giá trị dương, một cho NPV có giá trị âm. Sau đó áp dụng công
thức trên để tính.

Cũng ví dụ trên ta có thể tính IRR của 2 dự án
Dự án A:
PVFA (r, 5) = 100: 30 = 3,33
Tra bảng ta có PVFA
2
(16%); 5) = 3,2743
PVFA
1
(15%; 5) = 3,3522.
Như vậy r nằm trong khoảng 15% và 16%.

32

Từ đây ta tính được NPV của các mức lãi suất như sau:
NPV
2
= -100 + 30*3,3522 = -0,566
NPV
1
= -100 + 30* 3,2743 = 1,771
IRR = 0,15 + [(1,771)*0.01]/(0,566+1,771) = 0,15 + [0,01771: 2,337]= 0,1576
Dự án B
13% 14% Năm Thu nhập tiền
mặt thuần
(Tr.đ)
(1+i)
n
PV (1+i)
n
PV

1 10 0.8849

8.85

0.8772

8.772

2 20 0.7831

15.66

0.7695

15.39

3 30 0.6930

20.79

0.6750

20.25

4 40 0.6133

24.53

0.5921


23.684

5 60 0.5428

32.57

0.5194

31.164

Tổng 102.40


99.26

Trừ khoản đầu tư ban đầu 100.00 100.00
NPV 2.4 - 0,74

Áp dụng công thức trên ta tính được:
IRR
B
= 0,13 + [2,4*(0,14-0,13)/(2,4+0,74)] = 0,1376 = 13,76%
Trong 2 dự án trên dự án A sẽ được ưa thích hơn vì có tỷ lệ hoàn vốn nội bộ cao.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày khái niệm giá trị tương lai, hiện tại của tiền, chuỗi tiền đều và
không đều.
2. Để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư người ta sử dụng chỉ tiêu nào?









×