Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tai lieu tham khao ve dich vu NHTM doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.96 KB, 30 trang )

Dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Việt Nam
TCKT cập nhật: 01/06/2006
1. Những yếu tố tác động
° Mức độ phát triển kinh tế xã hội (thu nhập bình quân đầu người, dân số
…)
° Cơ sở pháp lý (các luật, văn bản dưới luật) về thương mại điện tử còn
thiếu, một số luật hiện hành có những qui định chưa phù hợp với điều
kiện ứng dụng công nghệ mới theo phương thức tự động hoá đang là
những khó khăn bức xúc đói với hoạt động ngân hàng hiện nay.
° Cơ sở hạ tầng công nghệ (hạ tầng công nghệ quóc gia, trong các ngân hàng, các doanh nghiệp và
tổ chức kinh tế). Những năm gần đây mạng truyền thông quốc gia được đầu tư trang bị, nâng cấp lên
rất nhiều. Tuy nhiên, hệ thống kênh truyền số liệu chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chưa thành
hệ thống mạng quốc gia mà đang trong tình trạng ai cần thì đầu tư, gây không ít khó khăn cho phát
triển nhanh ứng dụng công nghệ thông tin. Sự phát triển công nghệ thông tin không đồng đều giữa
các cơ quan, các tổ chức kinh tế xã hội, giữa các vùng kinh tế cũng là những khó khăn cho mở rộng
các dịch vụ ngân hàng nói riêng và hiện đại hoá ngân hàng nói riêng.
° Tổ chức mạng lưới dịch vụ của các ngân hàng. Do qui mô và tính chất hoạt động của mỗi ngân
hàng rất khác nhau, nên mỗi ngân hàng tổ chức mạng lưới riêng của mình. Có ngân hàng chỉ tổ chức
với 4-5 chi nhánh ở vùng kinh tế phát triển, ngược lại có ngân hàng tổ chức mạng lưới chi nhánh
khắp cả nước với hàng ngàn chi nhánh lớn nhỏ. Do vậy, mức độ sử dụng vốn đầu tư và mức độ
trang bị kỹ thuật cũng rất khác nhau. Có ngân hàng đã tập trung hoá tài khoản toàn hệ thống, giao
dịch theo phương thức online nhưng có ngân hàng vẫn thực hiện theo giải pháp phân tán. Công nghệ
được áp dụng cũng rất khác nhau nhiều ngân hàng đã áp dụng công nghệ hiện đại như hệ điều hành
UNIX, cơ sở dữ liệu thế hệ 4, nhưng nhiều ngân hàng đang phải dùng các sản phẩm phần mềm viết
bằng Foxpro…
° Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và quyết định cho mọi thành công. Trong hệ thống ngân hàng
Việt nam nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin của các ngân hàng cũng rất khác nhau kể cả về số
lượng và chất lượng cán bộ, kỹ sư. việc tuyển dụngvà đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ sư tin học chuyên
nghiệp cho ngân hàng là một vấn đề khó khăn, tuyển vào đã khó, dữ được người làm việc càng khó
hơn. Mặt khác đối với cán bộ nghiệp vụ ngân hàng cũng cần thương xuyên được nâng cao trình độ
về mọi mặt mới theo kịp được trình độ phát triển của công nghệ. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng mà


bất kỳ ngân hàng nào ở VN cũng phải quan tâm và tích cực thực hiện.
° Trình độ dân trí, thói quen, phong tục tập quán của dân cư. Yếu tố này cũng ảnh hưởng rất lớn đến
việc các ngân hàng phát triển các dịch vụ hiện đại. Trong các thói quen đặc biệt có tính phổ biến của
người Việt Nam là thích dùng tiền mặt trong quan hệ mua bán. Chính yếu tố này đã tác động không
nhỏ đến hoạt động ngân hàng khi đưa ra xã hội các dịch vụ hiện đại.
° Mục đích kinh doanh của mỗi ngân hàng là yếu tố quan trọng để các ngân hàng đưa ra những yêu
cầu cụ thể cho đầu tư công nghệ saocho đạt hiệu quả cao nhất.
2. Thực trạng kinh tế, xã hội VN
- Dân số trên 80 triệu (trong đó 80% là nông dân có thu nhập thấp). Tốc độ tăng trưởng GDP cao
nhưng vẫn nằm trong số các nước nghèo.
- Thu nhập bình quân đầu người 400 USD/người.
- Hệ thống ngân hàng có vốn pháp định nhỏ 200-250 triêu USD. Ngân hàng có vốn pháp định lớn
nhất cũng chỉ bằng vốn của một ngân hàng nhỏ trong khu vực.
- Dịch vụ NH mới phát triển: Nhiều nhất 36 dịch vụ; ít nhất 3 dịch vụ.
Những dịch vụ hiện đại ngân hàng VN đã áp dụng có hiệu quả.
(1). Những dịch vụ hiện đại các ngân hàng đã áp dụng:
- 8 NH đã có hệ thống kế toán tập trung tài khoản kết nối online.
- 55 NH và 215 chi nhánh tham gia hệ thống TTĐT liên NH.
- Ngân hàng đã có máy ATM:15/48.
- Ngân hàng đã phát hành thẻ nội địa:17/48.
- Ngân hàng đã phát hành thẻ quốc tế:5/48.
- Tham gia thanh toán quốc tế: 42/48.
- Thanh toán nội địa so với năm 2003 có 3/48 ngân hàng tăng từ 350-520%.
- Thanh toán quốc tế so với năm 2003 có 3/48 ngân hàng tăng từ 100-134%
(2). Số liệu chi tiết máy ATM, thẻ thanh toán và tài khoản cá nhân:
- Máy ATM: 1.107 máy, đến tháng 12/2005 dự kiến lắp thêm: 1.830 máy và đến 2006-2010 lắp
thêm khoảng 6.325 máy. Khách hàng sử dụng máy ATM tăng đáng kể, do vậy việc lắp đặt thêm
máy ATM đang được thực hiện tích cực. Đi đôi với tăng cường số lượng máy ATM việc xây dựng
trung tâm chuyển mạch để kết nối các máy ATM và các thiết bị đầu cuối của các ngân hàng lại với
nhau cũng đang khẩn trương triển khai.

- Tài khoản cá nhân đã mở tại các ngân hàng là 6.201 nghìn tài khoản. trong đó:
+ ngân hàng thương mại quốc doanh có: 5.399 nghìn tài khoản
+ ngân hàng thương mại cổ phần có: 742 nghìn tài khoản
+ các ngân hàng còn lại: 59 nghìn tài khoản. Đi đôi với việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng khách
hàng tư nhân của các ngân hàng thương mại cũng đã quan tâm tới việc mở và sử dụng tài khoản tư
nhân, trước hết là cho dịch vụ ATM.
- Số lượng thẻ thanh toán: Thẻ phát hành nội địa tính đến 30.5.2005 có 1.103 nghìn chiếc; dự kiến
đến tháng 12.2005 phát hành thêm 1.576 nghìn chiếc; ước tính từ 2006 đến 2010 sẽ phát hành thêm
12.117 chiếc. Thẻ quốc tế đã phát hành 122 nghìn thẻ; dự tính đến tháng 12.2005 phát hành thêm 62
nghìn thẻ; ước tính từ 2006 đến 2010 phát hành thêm 2.197 thẻ. Qua số liệu thống kê cho thấy mức
độ tăng trưởng thẻ trong nước nhanh hơn thẻ quốc tế. Từ cuối năm 2004 đến đầu năm 2005 số lượng
phát hành thẻ trong nước tăng đột biến. Đối tượng dùng thẻ chủ yếu là sinh viên và công nhân làm
việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Tương ứng với việc phát hành và sử dụng thẻ thanh toán trong ngân hàng giá trị giao dịch bằng thẻ
cũng tăng lên đáng kể. Theo số liệu thống kê số tiền giao dịch bằng thẻ đang tăng lên. Cụ thể, thẻ
nội địa: Tổng số thanh toán tính đến 30.4.2005 đạt 11.480 tỷ đồng. Trong đó thanh toán bằng tiền
mặt chủ yếu rút từ máy ATM là 10.459 tỷ đồng; chuyển khoản 972 tỷ đồng; các dịch vụ khác 49 tỷ
đồng. Tổng doanh số thanh toán quốc tế đạt 1.597 tỷ đồng; trong đó tiền mặt là 1.527 tỷ đồng,
chuyển khoản 72 tỷ đồng, không có các dịch vụ khác. Qua số liệu thống kê cho thấy doanh số thanh
toán bằng thẻ tương đối lớn. Tuy nhiên chủ yếu thanh toán trong nước và bằng tiền mặt. Thanh toán
nước ngoài và chuyển khoản còn rất hạn chế. - Thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng trưởng rất
nhanh, nếu năm 2002 khi hệ thống mới đưa vào hoạt động, mỗi ngày hệ thống chỉ giao dịch khoảng
từ 2.000 đến 4.000 món. Nhưng đến nay đã tăng lên gấp bội, bình quân 10.000-18.000 giao dịch
/ngày. Đặc biệt so với thiết kế hệ thống đã chịu tải tăng gấp 7 lần. Thiết kế ban đầu dự kiến chỉ có 7
ngân hàng thương mại tham gia, nay đã lên tới 54 ngân hàng; dự kiến 100 -150 chi nhánh được kết
nối nay đã có tới 215 chi nhánh đã kết nối. Một số Thành phố hệ thống đã quá tải như TP.HCM và
Hà Nội.
3. Dự báo tốc độ tăng trưởng
- Số món giao dịch tăng: 31% năm
- Doanh số thanh toán (tiền) tăng: 24% năm

Với tốc độ tăng trưởng như trên, thì sau 2,5 năm tăng trưởng 200% số món; sau 3,5 năm tăng 200%
số tiền.
- Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng: 20-25 ngàn giao dịch ngày, số tiền 10-15 ngàn tỷ
đồng/ ngày
- ATM 6,5 triệu-7 triệu chiếc
- Thẻ thanh toán 13-15 triệu, số tiền thanh toán 21-25 ngàn tỷ đồng
- Tổng số món thanh toán trong nền kinh tế: 8-15 triệu/ngày thay vì từ 2 đến 3 triệu giao dịch trực
tuyến/ ngày tại các ngân hàng thương mại như hiện nay.
- Các dịch vụ điện tử như Internet banking, Ebanking, Telbanking….sẽ phát triển nhanh và chóng
trở thành những dịch vụ được khách hàng và ngân hàng chấp nhận như một giao dịch truyền thống
không thể thiếu trong hoạt động ngân hàng.
4. Những tác động chính
(1). Thay đổi mô hình tổ chức, phương pháp điều hành, phương thức giao dịch của NH. Cùng với
việc đầu tư trang bị kỹ thuật, hiện đại hoá ngân hàng, việc tổ chức lại mô hình tổ chức cả mỗi ngân
hàng là một công việc phải làm đồng bộ. Nhiều bộ phận tổ chức mới ra đời, nhưng cũng nhiều bộ
phận phải giải tán cho phù hợp với một ngân hàng hiện đại. Thực sự đầu tư trang bị kỹ thuật tạo nên
một cuộc cải cách về tổ chức bộ máy nghiệp vụ, điều hành của mỗi ngân hàng. Trước đây điều hành
trong môi trường thiếu thông tin hoặc thông tin chậm, nay đều hành phải dựa vào thông tin đã được
cập nhật tức thời trên mạng máy tính; trước đây quan hệ giữa cán bộ bị quản lý và người bị quản lý
là trực tiếp, thì nay nhiều mối quan hệ được thực hiện gián tiếpthống qua mạng máy tính. Phương
thức giao dịch của ngân hàng cũng đã thay đổi căn bản, nhiều dịch vụ khách hàng quan hệ với ngân
hàng thông qua các máy tự động, khách hàng quan hệ giao dịch với ngân hàng theo phương thức
một cửa rất thuận tiện và nhanh chóng.
(2). Đơn giản hoá các thao tác nghiệp vụ. Tự động hoá hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đã đơn giản
hoá nhiều khâu trong qui trình xử lý nghiệp vụ và giao dịch với khách hàng . Thực hiện phương
pháp giao dịch một cửa, khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng ở bất kỳ địa điểm nào, bất kỳ
nhân viên giao dịch nào. Trong thanh toán khách hàng cóthể yêu cầu ngân hàng chuyển tiền của
mình đến bất kỳ địa điểm nào, bất kỳ ngân hàng nào với thời gian nhanh chóng chính xác mà không
cần những thủ tục phiền hà như trước đây… Nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại mà ngân hàng đã
thực hiện được phong cách làm việc văn minh.

(3). Đảm bảo, nhanh chóng, an toàn, chính xác trong các giao dịch. Thực hiện giao dịch online nên
xử lý số liệu đảm bảo tuyệt đối an toàn chính xác.
(4). Cập nhật thông tin quản lý điều hành và hoạt động kinh doanh. Hệ thống thông tin đầy đủ, chính
xác và cập nhật vào bất cứ thời điểm nào là một thế mạnh mà trước đây không có được. Chính có
thông tin nhạy bén chính xác mà công tác quản lý ngân hàng tốt hơn, kinh doanh hiệu quả cao hơn
rất nhiều so với trước đây.
(5). Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ ngân hàng. Ứng dụng công nghệ mới bắt buộc phải từng
bước nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng. Đây là yếu tố then chốt, quyết định thành bại của mỗi
ngân hàng, nếu không được quan tâm đúng mức sẽ rât khó khăn trong hoạt động và trụ vững trong
cạnh tranh.
(6). Góp phần đổi mới kinh tế đất nước. Nhờ hiện đại hoá ngân hàng, đặc biệt là hiện đại hoá hệ
thống thanh toán mà giải quyết một cách căn bản tình trạng ứ đọng vốn, không còn tình trạng vốn
trôi nổi trên đường đi do thanh toán ách tắc trước đây. Chấm dứt tình trạng khan hiếm tiền mặt giả
tạo thời kỳ những năm 80 đầu những năm 90 do ách tắc trong thanh toán. Vòng quay vốn trong toàn
xã hội tăng lên, góp phần cho việc sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp và các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác.
(Trích Báo cáo Chặng đường đổi mới –Hiện đại hoá ngân hàng VN , TS. Tạ Quang Tiến, Cục
trưởng Cục công nghệ tin học ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước VN).
Bao thanh toán: Dịch vụ tiện ích ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp bán
hàng
TCKT cập nhật: 01/06/2006
“Bao thanh toán” (factoring), một khái niệm còn lạ lẫm với nhiều doanh
nghiệp (DN) VN, nhưng lại là dịch vụ không thể thiếu với DN nước ngoài khi
bán hàng. Đây cũng là một dịch vụ mà các NH, các tổ chức tài chính (TCTC)
của VN cần mở rộng trong qúa trình hội nhập với nền tài chính quốc tế.
1. Khái niệm bao thanh toán
Nói một cách nôm na, bao thanh toán là việc NH , TCTC tạm ứng trước một
khoản tiền và thu nợ hộ người bán, thông qua hợp đồng BTT với một khoản phí. Các DN khi bán
hàng trả chậm cho khách hàng (đặc biệt là bán hàng cho nước ngoài), nếu sợ rủi ro trong việc thu
tiền trả chậm (trường hợp người mua không thanh toán cho người bán) thì sẽ yêu cầu ngân hàng

BTT rủi ro này.
2. Quy trình thực hiện bao thanh toán
Người bán hàng đến NH có dịch vụ BTT yêu cầu được sử dụng dịch vụ BTT cho các giao dịch bán
hàng với một hoặc một số khách hàng của mình. NH xem xét các yếu tố cần thiết để quyết định có
chấp nhận người bán và người mua đó hay không. Nếu chấp nhận, NH sẽ cấp hạn mức BTT cho
người bán đối với từng người mua và ký hợp đồng dịch vụ BTT đối với người bán. NH sẽ lập cho
người bán và người mua những tài khoản riêng để theo dõi hoạt động BTT. Hàng tháng, NH sẽ
thông báo để người bán và người mua biết số dư trên các tài khoản BTT của họ. Sau đó, NH sẽ cùng
ký văn bản thông báo hợp đồng BTT nói trên và gửi cho các bên mua hàng và các bên có liên quan,
trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển nhượng tất cả các quyền và lợi ích liên quan đến các
khoản phải thu của bên bán hàng cho NH và hướng dẫn cho các bên mua hàng thanh toán trực tiếp
với NH.
Để thực hiện dịch vụ này, đầu tiên người bán hàng giao hàng cho người mua. Kế đó người bán
chuyển nhượng các khoản phải thu cho NH theo hợp đồng đã ký giữa hai bên. NH tạm ứng tiền
hàng cho người bán và tiến hành các thủ tục đòi tiền người mua. Người mua thanh toán tiền hàng
với NH. Và NH tất toán với người bán phần còn lại sau khi trừ phí BTT.
3. Những tiện ích của bao thanh toán
° Về phía người bán hàng:
- Người bán có thể thu tiền ngay thay vì phải đợi tới kỳ hạn thanh toán theo hợp đồng.
- Tăng lợi thế cạnh tranh khi chào hàng với các điều khoản thanh toán trả chậm mà không ảnh
hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của mình.
- Được sử dụng khoản phải thu đảm bảo cho tiền ứng trước, do đó tăng được (một cách gián tiếp)
nguồn vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Chủ động trong việc lập kế hoạch tài chính vì dự đoán được dòng tiền vào.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc theo dõi thu hồi các khoản trả chậm này.
- Tiện ích của dịch vụ BTT rất quan trọng đối với nhà sản xuất, bởi hiện nay các nhà nhập khẩu qui
mô, ưu thế chỉ chấp nhận hình thức trả sau và từ chối yêu cầu mở L/C của nhà xuất khẩu. Điều này
sẽ khiến các DN VN dễ mất đơn hàng xuất khẩu nếu không có khả năng về vốn. Còn nếu chấp nhận
hình thức trả sau, DN sẽ khó khăn trong việc quay vòng vốn, nhất là những đơn vị xuất khẩu các
mặt hàng luôn biến động giá như cà phê, gạo, tiêu . . . Trong khi đó, NH cũng không dễ cho DN kéo

dài thời gian thanh toán nếu thanh toán theo phương thức trả sau. Vì thế, dịch vụ BTT xuất khẩu ra
đời sẽ giúp DN giải quyết được những khó khăn này.
- Đa phần các DN vừa và nhỏ rất thích dịch vụ BTT, bởi thông thường những DN này có tổng tài
sản không lớn nên rất khó để NH xem xét các hạn mức tín dụng. Với BTT họ dễ dàng được cấp hạn
mức tín dụng hơn.
- Các DN khi đã biết về dịch vụ bao thanh toán thường rất thích sử dụng vì BTT có nhiều hình thức
khác nhau, rất đa dạng để phục vụ cho các DN. Các DN có thể sử dụng các hình thức như : BTT
chiết khấu hóa đơn, BTT trung gian, BTT đến hạn, BTT thu hộ, BTT truy đòi, BTT miễn truy đòi.
- Phạm vị hoạt động BTT cũng rất đa dạng : Về địa lý thì có BTT trong nước và BTT quốc tế; Trong
hoạt động xuất nhập khẩu thì có BTT xuất khẩu và BTT nhập khẩu; Có BTT số lượng hóa đơn của
người bán hoặc BTT toàn bộ hay BTT một phần; Có BTT kín và BTT công khai Khách hàng có
thể sử dụng BTT trực tiếp và BTT hệ hai đại lý, hay khách hàng cũng có thể sử dụng liên kết của
các hợp đồng BTT với BTT giáp lưng. Phương thức BTT từng lần hoặc BTT theo hạn mức.
° Về phía NH
- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng
- So với việc cấp hạn mức tín dụng,NH thích làm dịch vụ BTT hơn. Vì nếu cấp vốn lưu động cho
DN, NH phải giám sát rất vất vả, trong khi với BTT các khoản phải thu rất rõ, việc sử dụng cũng đã
rõ, các DN đã chứng minh với NH về uy tín trên thị trường khi đã bán được hàng.
Có thể nói , bao thanh toán là loại dịch vụ cả hai bên cùng có lợi. Nhưng DN có lợi hơn NH. Khi
cung cấp dịch vụ này NH phải gánh chịu về mình những rủi ro khi người mua mất khả năng thanh
toán. Do vậy, NH phục vụ người bán, nhà xuất khẩu, nếu không chắc chắn về khả năng tài chính của
người mua thường hay tư vấn cho khách hàng của mình tới NH phục vụ người mua, nhà nhập khẩu
yêu cầu dịch vụ bao thanh toán. Những NH thực hiện dịch vụ BTT cần tính toán kỹ lưỡng đối với
những mặt hàng nhiều rủi ro như nông sản, thực phẩm…
4. Thực trạng dịch vụ BTT ở nước ta
Dịch vụ BTT đã được sử dụng từ lâu tại nhiều nước phát triển trên thế giới. Hiện nay thế giới có một
hiệp hội Bao thanh toán quốc tế (FCI ) có 204 thành viên ở các nước trên thế giới (chiếm hơn 50%
doanh thu BTT quốc tế trên thế giới), trong đó VN có 4 NH đã gia nhập FCI là NH Ngoại thương
VN (VCB), NH TMCP Á Châu (ACB), NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và NH
TMCP kỹ thương (Techcombank). BTT là phương thức thanh toán thuận lợi hơn so với phương

thức thanh toán truyền thống (mở L/C, nhờ thu).
Hiện nay ở nước ta có 11 NH (có cả NH nước ngoài tại VN) cung cấp dịch vụ BTT. Tuy nhiên,
phần lớn các NH trong nước mới chỉ thực hiện dịch vụ BTT mua bán trong nước, trong khi thương
mại quốc tế mới tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi nhiều nhà nhập khẩu muốn thanh toán bằng hình thức ghi
sổ (trả sau). Con số 11 NH làm dịch vụ BTT quả là quá nhỏ so với số lượng các NH hiện có và càng
quá nhỏ so với 1 nước đang phát triển và chuẩn bị hội nhập như nước ta.
BTT là phương thức hai bên cùng có lợi, nhưng tại sao lại chưa phát triển ở nước ta ?
Thứ nhất, nước ta hiện vẫn còn nhiều hạn chế về hành lang pháp lý để thực hiện dịch vụ này. Pháp
luật không thừa nhận dịch vụ BTT nếu không có sự chấp nhận bằng văn bản của khách hàng phải trả
nợ. Chính điều này đã gây không ít khó khăn cho NH và DN khi thực hiện dịch vụ này.
Thứ hai, nhiều DN cho rằng, hiện ở VN dịch vụ BTT của các NH vẫn chưa thật tiện lợi. Bởi NH
thường đòi hỏi cao đối với khách hàng, ngoài phí dịch vụ, nhà xuất khẩu phải chứng minh với NH
về uy tín của bên mua hàng hóa. Đây là khó khăn lớn cho nhà sản xuất, bởi sự hiểu biết về thị
trường xuất khẩu của DN VN còn hạn chế.
Thứ ba, các NH cũng chưa mặn mà với việc cung cấp dịch vụ này vì chúng ta có quá ít thông tin về
tình hình tài chính của người mua, nhất là khách hàng nhập khẩu. Các thông tin nếu công bố công
khai cũng không thật sự rõ ràng, minh bạch. Do đó mà khả năng rủi ro cao, các NH sẽ ngần ngại khi
thực hiện dịch vụ này hoặc nếu có thì mức phí cũng không hấp dẫn khách hàng.
Thứ tư, các NH khi thực hiện BTT đồng nghĩa với chấp nhận rủi ro ở mức độ nào đó. Nhưng ở nước
ta, rủi ro mất vốn đồng nghĩa với trách nhiệm pháp lý của NH và cá nhân người quyết định, do đó,
các NH, đặc bịêt là các NHTM nhà nước không thích sử dụng dịch vụ này.
Thứ năm, cũng do bản thân người cung cấp chưa mặn mà với dịch vụ này nên họ không chú trọng
công tác marketing, tuyên truyền quảng bá tới khách hàng. Các khách hàng vì vậy cũng ít biết đến
loại hình dịch vụ này.
5. Giải pháp để phát triển phương thức bao thanh toán ở nước ta
- Tăng cường công tác mar- keting, giới thiệu những tiện ích của BTT cho các DN.
- Đơn giản hoá thủ tục BTT bằng các quy định pháp lý cụ thể.
- Có chính sách phí linh hoạt, phù hợp với các DN vừa và nhỏ.
- NHNN làm đầu mối thành lập Hiệp hội BTT VN, khuyến khích các NH tham gia để được cung
cấp thông tin, hỗ trợ công nghệ…Đây cũng là một bước hội nhập với nền tài chính quốc tế của VN.

- NHNN nghiên cứu quy chế thành lập các công ty BBT độc lập.
(Theo TCKTPT)
Phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng trên địa bàn
TP.HCM
TCKT cập nhật: 01/06/2006
(Bài viết có 2 trang. Bạn đang xem trang 1)


Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện đang là xu hướng phát
triển tất yếu của thời đại và là yêu cầu khách quan đối với quá trình
phát triển kinh tế xã hội của một nước. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh
tế quốc tế diễn ra trên nhiều lĩnh vực như : trao đổi hàng hóa, dịch vụ,
chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia và khu vực, lưu chuyển vốn
quốc tế,… tạo điều kiện cho các quốc gia có thể hợp tác, trao đổi kinh
nghiệm, kỹ thuật công nghệ,… trong hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, nó cũng làm cho quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt và
sâu sắt hơn, tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)
được mạnh hơn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả và lành mạnh hơn, tạo thuận lợi cho phát triển và
tăng trưởng nền kinh tế. Trong lĩnh vực ngân hàng, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra động lực thúc
đẩy công cuộc đổi mới của hệ thống ngân hàng VN, tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm về vốn, kinh
nghiệm quản lý, công nghệ, hoạch định chính sách tiền tệ,… Từ đó có giải pháp phòng ngừa hoặc
giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tín kinh doanh trên thị trường tài chính
quốc tế .
Trong xu thế đó, VN đã có những chủ động và đang từng bước tham gia vào quá trình hội nhập quốc
tế. Sau gần 20 năm thực hiện mở cửa tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế đã
đạt một số thành tựu đáng khích lệ, tốc độ phát triển kinh tế khá cao và ổn định, kiểm soát được lạm
phát, đời sống vật chất của người dân khá ổn định. Trong lĩnh vực ngân hàng, với chức năng và vai trò
là kênh huy động và cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, các NHTM đã không ngừng mở rộng quy
mô hoạt động và đối tượng khách hàng thông qua các quan hệ tín dụng tiền tệ và phát triển các hoạt
động dịch vụ ngân hàng khác .

Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi
các NHTM VN phải từng bước chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả
sử dụng đồng vốn, nhanh chóng tiếp cận và phát triển các hình thức dịch vụ ngân hàng hiện đại, đào
tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ ngân hàng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả
năng đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành ngân hàng trong nền kinh tế hiện đại.
1. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng VN
Tình hình phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng trong thời gian qua
tuy gặp phải một số khó khăn nhất định như: tình hình chiến tranh ở Iraq, dịch bệnh Sars, hạn hán lũ
lụt xảy ra ở nhiều nơi, dịch cúm gà đã tác động đến phát triển các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chế
biến thực phẩm, giá cả hàng hóa là nguyên liệu đầu vào tăng cao (sắt thép, nguyên liệu ngành nhựa,
xăng dầu,…) đã làm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại và dịch vụ.
Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo kịp thời và xử lý hiệu quả của Chính phủ, hoạt động tín dụng ngân hàng đã
cung ứng lượng vốn rất lớn cho nền kinh tế trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, đưa quy mô năm 2004 so với năm 1990 về giá trị GDP lớn
gấp 2,74 lần, về công nghiệp gấp 6,5 lần, về xuất khẩu gấp 10,8 lần,…Bên cạnh đó, tín dụng ngân
hàng cũng góp phần vào chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo mô hình một nước công nghiệp: tỷ
trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng ngày càng nhiều trong khi tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp –
thủy sản giảm xuống .
Bảng 1 : Cơ cấu kinh tế ngành qua các năm
Ngành 1990 1995 2000 2004
Nông, lâm
nghiệp-thủy sản
38,7% 27,2% 24,5% 21,8%
Công nghiệp –
xây dựng
22,7% 28,7% 36,7% 40,1%
Dịch vụ 18,6% 40,3% 38,7% 32,2%
(Nguồn : Kinh tế 2004-2005- VN & Thế giới, Thời báo kinh tế VN)
Riêng hoạt động tín dụng trên địa bàn TP.HCM cũng đã có nhiều đóng góp vào việc phát triển nền
kinh tế thành phố theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa với nhiều hình thức phong phú như: cho

vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cho vay trả góp,… Chúng ta có thể thấy mức tăng trưởng tín dụng
qua bảng số liệu sau:
Bảng 2 : Mức tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM trên địa bàN TP.HCM
Đơn vị tính: tỷ đồng
2000 2001 2002 2003 2004
Dư nợ
cho
vay
52,194 56,189 74,244 101,006 136,621
% so
với
năm
trước
20.14% 7.65% 32.13% 36.05% 35.26%
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước TP.HCM 2000-2004
Qua bảng 2 cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM trên địa bàn TP.HCM nhìn
chung tăng đều qua các năm. Tính đến 31.12.2004 tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống NHTM trên địa
bàn là 136.621 tỷ VNĐ, tăng 35,26% so với năm 2003, đã cung ứng một lượng vốn khá lớn cho nền
kinh tế nói chung và góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM nói riêng:
- Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 11,6% so với năm 2003, là mức tăng cao nhất từ năm 1998 .
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,1% so với năm 2003.
- Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt mức tăng xấp xỉ năm 2003.
- Giá trị các ngành dịch vụ tăng 11,1% so với năm 2003.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tăng 33,6%.
- Tổng vốn đầu tư phát triển đạt 42.996 tỷ, tăng 2,4% so với kế hoạch và tăng 15,6% so với năm
2003.
Có thể nói thời gian qua hệ thống ngân hàng VN đã có những cải thiện đáng kể về năng lực thể chế,
tài chính, công nghệ, quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và mạng lưới kênh phân phối góp phần vào sự
cung ứng vốn cho nền kinh tế phát triển. Trong đó, hệ thống dịch vụ ngân hàng là một trong những
hoạt động dịch vụ quan trọng có thể cung ứng lượng vốn lớn cho nền kinh tế cũng như nhiều tiện ích

cho xã hội.
Bảng 3 : Tổng hợp tình hình hoạt động dịch vụ ngân hàng trên địa bàn TP.HCM 2001 - 2004
Đơn vị tính : Tỷ VNĐ, triệu USD
Dịch vụ ngân hàng 2001 2002 2003 2004
1. Dịch vụ huy động vốn
- Tổng huy động vốn 65.716 85.996 114.572 150.337
- Tốc độ tăng trưởng 16,9% 30,9% 33,2% 31,2%
2. Dịch vụ tín dụng
- Dư nợ cho vay 56.189 74.243 101.006 136.624
- Tốc độ tăng trưởng 17,5% 32,1% 36,0% 35,3%
3. Dịch vụ thanh toán
- Khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt 870.744 1.112.312 1.118.012 1.750.600
Trong đó :
+ Thanh toán thẻ
(VNĐ, ngoại tệ quy VNĐ)
204 7.900 9.039 11.430
+ Thanh toán Sec 2.948 4.480 5.921 9.450
+ UNT 33.269 43.035 35.641 44.064
+ UNC 648.244 846.509 807.072 1.170.871
+ Khác 156.079 197.689 260.339 514.785
+ Số lượng tài khoản cá nhân 114.000 150.000 205.000 447.845
+ Số dư tiền gửi tài khoản cá nhân 1.560 2.988 3.867 8.759
4. Dịch vụ ngoại hối
- Doanh số mua ngoại tệ 6.834 7.175 9.214 13.924
- Doanh số bán ngoại tệ 6.607 7.008 8.198 13.048
- Thanh toán mậu dịch
+ Hàng nhập 5.098 5.177 6.944 9.016
+ Hàng xuất 4.487 4.335 4.999 6.199
- Thanh toán phi mậu dịch
+ Thu 5.152 4.533 5.286 6.708

+ Chi 3.672 2.937 3.780 5.340
- Kiều hối 829 1.057 1.690 1.891
- Thu đổi ngoại tệ 906 1.283 1.324 1.537
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước TP.Hồ Chí Minh 2001-2004
1.1. Dịch vụ huy động vốn: Các NHTM đã có nhiều hình thức huy động vốn đa dạng và phong phú,
với nhiều tiện ích như: Gửi 1 nơi rút nhiều nơi, lãi suất linh hoạt và hấp dẫn, chuyển khoản dễ dàng,
thủ tục nhanh gọn, thuận tiện,… thu hút ngày càng khách hàng và người dân đến gửi tiền. Năm 2004
huy động vốn của các NHTM trên địa bàn đạt 150.337 tỷ đồng, tăng 31,2% so với năm 2003 và tăng
129% so với năm 2001 .
1.2. Dịch vụ tín dụng: Các NHTM, tổ chức tín dụng (TCTD) ngày càng phát triển với nhiều hình thức
tín dụng như: tín dụng kích cầu, tín dụng tiêu dùng, tín dụng phục vụ phát triển nông thôn; đa dạng
hóa lĩnh vực đầu tư với nhiều hình thức đầu tư như: cho vay trực tiếp, tài trợ dự án, góp vốn, đầu tư
các loại giấy tờ có giá,… Kết quả năm 2004 hoạt động tín dụng đạt 136.624 tỷ đồng, tăng 35,3% so
với năm 2003 và tăng 143% so với năm 2001 .
1.3. Dịch vụ thanh toán: Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động thanh toán đã tạo ra khả
năng thanh toán nhanh, chính xác, an toàn và bảo mật và thu hút nhiều tổ chức kinh tế, khách hàng
quan hệ giao dịch và thanh toán với ngân hàng. Tổng số lượng tài khoản cá nhân năm 2004 đạt
447.845 tài khoản, tăng gần 4 lần so với năm 2001, tốc độ mở rộng và phát triển tài khoản cá nhân
trên địa bàn ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân
hàng phát triển.
1.4. Dịch vụ ngoại hối: Năm 2004, kết quả hoạt động ngoại hối như sau :
- Tổng doanh số mua ngoại tệ đạt 13.924 triệu USD, tăng 47,7% so với năm 2003 và tăng 2 lần so với
năm 2001.
- Tổng doanh số bán ngoại tệ đạt 13.048 triệu USD, tăng 47% so với năm 2003 và tăng 97% so với
năm 2001.
- Thanh toán mậu dịch: Thanh toán hàng nhập đạt 9.016 triệu USD, tăng 32,4% so với năm 2003;
thanh toán hàng xuất đạt 6.199 triệu USD, tăng 27,4% so với năm 2003. Bội chi thanh toán mậu dịch
là : 2.817 triệu USD.
- Thanh toán phi mậu dịch: Tổng thu đạt 6.708 triệu USD, tăng 19,1% so với năm 2003; tổng chi đạt
5.340 triệu USD, đạt 42,2% so với năm 2003. Bội thu thanh toán phi mậu dịch là 1.368 triệu USD.

1.5. Dịch vụ ngân quỹ: Hoạt động dịch vụ ngân quỹ của các NHTM trên địa bàn ngày càng phát triển.
Các NHTM tổ chức thu, chi hộ trực tiếp tại các công ty, tổ chức kinh tế tạo điều kiện cho khách hàng
tiết kiệm thời gian và an toàn hơn trong việc thu chi .
1.6. Dịch vụ khác: Dịch vụ ngân hàng điện tử (home banking, internet banking, ebanking,…), thẻ
ngân hàng (ATM),… Sự phát triển các loại hình dịch vụ này sẽ tạo nhiều thuận lợi, tiện ích và an toàn
cho khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các hoạt động dịch vụ khác trong nền kinh tế phát
triển như: hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh xuất nhập khẩu, du lịch dịch vụ,…
2. Hạn chế của hệ thống dịch vụ ngân hàng VN
° Hầu hết các ngân hàng thực hiện huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi và cấp tín
dụng dưới hình thức cho vay. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển sản
phẩm và tính liên kết sản phẩm, dịch vụ ngân hàng còn thấp. Hệ thống dịch vụ ngân hàng
còn đơn điệu, các dịch vụ ngân hàng điện tử (thẻ tín dụng, ATM, internet banking, …)
chưa phát triển mạnh, vẫn còn hạn chế về chất lượng tiện ích và hiệu quả kinh tế còn thấp
.
° Thị trường dịch vụ ngân hàng chưa phát triển đúng mức, một số dịch vụ ngân hàng
như : dịch vụ tài khoản, séc, thẻ thanh toán, quản lý tài sản, tín dụng cầm cố,… đã triển
khai thực hiện nhưng chưa phát triển mạnh và rộng rãi về số lượng và chất lượng. Bên
cạnh đó vẫn còn tồn tại sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các TCTD thuộc các thành
phần kinh tế khác nhau do có sự phân biệt đối xử giữa các loại hình TCTD, giữa các
TCTD trong nước và TCTD nước ngoài. Phương thức cạnh tranh chủ yếu là mở rộng
mạng lưới, cạnh tranh giá, chưa thật sự quan tâm đến việc cạnh tranh thông qua chất
lượng dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin, thương hiệu của ngân hàng và các TCTD .
° Hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng và các TCTD là tín dụng (80% tổng thu
nhập). Tuy nhiên, đây cũng là một trong những lĩnh vực tạo ra nhiều rủi ro nhất, đe dọa
an toàn hoạt động của các ngân hàng và TCTD .
3. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, yếu kém của hệ thống dịch vụ ngân hàng
VN
° Các cơ quan quản lý nhà nước chưa đánh giá đúng và đầy đủ về những yêu cầu đối với
môi trường pháp lý, điều kiện hoạt động để khuyến khích và bảo đảm cho sự phát triển an
toàn, hiệu quả của hệ thống ngân hàng, do đó chưa có chiến lược và giải pháp hỗ trợ phát

triển dịch vụ ngân hàng một cách có hệ thống.
° Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến việc cung cấp, sử dụng các dịch vụ ứng
dụng Internet như: e-banking, home banking,… còn thiếu, chậm đổi mới và hoàn thiện so
với yêu cầu phát triển kỹ thuật công nghệ hiện đại và triển khai rộng rãi các dịch vụ ngân
hàng hiện đại, chưa tạo cơ sở cho việc xử lý các tranh chấp, tạo ra tâm lý ngần ngại khi
sử dụng và cung cấp các dịch vụ này. Chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá
còn bất cập, chưa khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch trên thị
trường ngoại hối .
° Trình độ phát triển nền kinh tế nước ta còn thấp và môi trường kinh tế vĩ mô còn nhiều
khó khăn, yếu kém làm hạn chế khả năng cung ứng và nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân
hàng. Mặt khác, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại lớn đòi hỏi các
TCTD phải có vốn lớn, nhưng trên thực tế vốn ở các ngân hàng vẫn còn thấp, rất khó đầu
tư phát triển công nghệ hiện đại .
° Thị trường thẻ VN hiện đang có tiềm năng rất lớn, thu hút được sự quan tâm của nhiều
TCTD cũng như của khách hàng, nhưng do sự đầu tư không đồng bộ nên hệ thống máy
ATM của nhiều ngân hàng còn ít và chưa kết nối được với nhau dẫn đến lãng phí trong
đầu tư, chưa thật tiện dụng cho khách hàng .
° Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước chủ trì tạo được
điều kiện rất thuận lợi trong hoạt động thanh toán và có các ưu điểm là nhanh chóng và
chính xác. Tuy nhiên, hệ thống này hiện chưa kết nối trên toàn quốc đã tạo ra những hạn
chế nhất định trong hoạt động thanh toán của các ngân hàng. Bên cạnh đó, việc tập trung
một số lượng lớn chứng từ vào giờ cao điểm vẫn còn tồn tại làm tăng thêm áp lực cho hệ
thống thanh toán điện tử liên ngân hàng .
° Mạng lưới kênh phân phối của các TCTD chưa được phát triển hợp lý. Phát triển mạng
lưới chi nhánh được xem như công cụ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và thị phần chủ
yếu của các TCTD hiện nay – Điều này có thể làm làm tăng thêm chi phí, hạn chế hiệu
quả kinh tế và không phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới ngân hàng theo yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội .
° Trình độ cán bộ quản lý và kinh doanh của các TCTD còn hạn chế, chưa đủ khả năng
tiếp cận và làm chủ được công nghệ mới, quản trị kinh doanh và quản trị rủi ro so với yêu

cầu kinh doanh theo cơ chế thị trường và hiện đại hóa công nghệ trong hệ thống ngân
hàng .
4. Giải pháp phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng của các NHTM trên địa bàn
TP.HCM
4.1. Phát triển về công nghệ: Đây là yêu cầu cơ bản trong việc phát triển dịch vụ tài chính
ngân hàng của hệ thống NHTM. Việc ứng dụng công nghệ mới trong ngành ngân hàng sẽ
tạo điều kiện cho các NHTM có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ ngân
hàng. Các NHTM cần phải:
- Tăng cường liên doanh, liên kết và hợp tác giữa các ngân hàng với nhau và giữa ngân
hàng các tổ chức kinh tế khác trong và ngoài nước nhằm tranh thủ sự hỗ trợ tài chính và
kỹ thuật để hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
- Hiện đại hóa đồng bộ hạ tầng kỹ thuật công nghệ trên phạm vi toàn hệ thống ngân hàng
và ngay trong từng TCTD. Thực hiện các giao dịch liên chi nhánh trong toàn hệ thống
một cách nhanh chóng, không còn sự khác biệt về cách thức, tốc độ xử lý giữa giao dịch
nội bộ và giao dịch liên chi nhánh.
- Phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử (internet banking, home banking, mobile
banking,…, các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo hướng giao dịch tự động
nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả.
4.2. Phát triển nguồn nhân lực: Cần thiết hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và phát
triển nguồn nhân lực để thu hút nhân tài, cán bộ nghiệp vụ và cán bộ quản lý có trình độ
giỏi thông qua xây dựng hệ thống khuyến khích và chế độ quản lý lao động phù hợp.
Bên cạnh việc đầu tư hiện đại hóa công nghệ, các NHTM cũng cần phải phát triển và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đảm bảo đội ngũ cán bộ có trình độ cao đáp
ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong xu thế hội nhập. Để nâng cao chất lượng và phát
triển nguồn nhân lực, các ngân hàng có chiến lược chủ động đào tạo và đào tạo lại các nội
dung về nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ
ngân hàng có thể tiếp cận được công nghệ mới, quan tâm đến môi trường làm việc của
cán bộ cũng như các chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần cho nhân viên,…
4.3. Tăng cường năng lực hoạt động và tài chính của các TCTD : các NHTM cần thiết

phải xây dựng đề án tăng cường năng lực tài chính và xem đây là giải pháp giúp cho các
NHTM và TCTD nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện cho việc phát
triển các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại.Tăng cường năng lực hoạt động tài chính
có thể thực hiện theo hướng:
- Tăng vốn tự có bằng các hình thức huy động từ thị trường qua phát hành cổ phiếu, trái
phiếu, Nhà nước bổ sung vốn, lợi nhuận để lại, nâng cao chất lượng tài sản có,… Việc
tăng vốn tự có sẽ tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng
thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới .
- Đẩy mạnh cổ phần hóa các NHTM nhằm giúp cho các ngân hàng sử dụng có hiệu quả
hơn nguồn vốn và làm tăng thêm tiềm lực tài chính cho ngân hàng trong hoạt động kinh
doanh.
- Xử lý nợ xấu theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, giảm nợ xấu phải gắn liền với việc
xây dựng cơ chế kiểm soát, giám sát hữu hiệu chất lượng tín dụng của các NHTM .
4.4. Thực hiện tốt việc phối hợp, liên kết giữa các NHTM và TCTD với nhau trong quá
trình phát triển các loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giúp cho các NHTM và TCTD sử
dụng có hiệu quả vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạn chế được sự lãng phí và kém hiệu quả
trong quá trình ứng dụng phát triển công nghệ hiện đại .
4.5. Chủ động xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh theo hướng phát triển
thương hiệu và xây dựng văn hóa kinh doanh ngân hàng văn minh – hiện đại, bằng cách
đẩy mạnh các hoạt động marketing, tuyên truyền, quảng cáo dịch vụ ngân hàng trên thị
trường đến khách hàng .
Tuy nhiên, để chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ ngân hàng thực hiện có hiệu quả
góp phần vào sự phát triển nền kinh tế xã hội, cần thiết có sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà
nước VN trên một số nội dung :
- Bổ sung, sửa đổi Luật NHNN và Luật các TCTD, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn
nhằm thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và ứng dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế trong
lĩnh vực tiền tệ ngân hàng; quy định rõ phạm vi hoạt động cũng như loại hình dịch vụ
ngân hàng mà các TCTD được phép thực hiện và cung ứng cho nền kinh tế .
- Hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa các giao dịch vãng lai và
kiểm soát có chọn lọc các giao dịch về vốn. Từng bước loại bỏ những bất hợp lý về mua,

bán và sử dụng ngoại tệ, cho phép các tổ chức và cá nhân tham gia rộng rãi hơn các giao
dịch hối đoái. Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hóa
có kiểm soát, từng bước giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước tiến tới hình thành tỷ giá hối
đoái theo quy luật cung cầu .
- Hoàn thiện các quy định về tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước theo lộ
trình tự do hóa thương mại dịch vụ tài chính và mở cửa thị trường tài chính.
- Tiếp tục định hướng cho các TCTD phát triển các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là phát
triển và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đảm bảo cho các TCTD đầu tư đúng hướng
và có hiệu quả trong kinh doanh .
- Thực hiện cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt trong mọi ngành, mọi cấp của nền
kinh tế chớ không chỉ thực hiện ở phạm vi ngành ngân hàng. Bên cạnh đo, Ngân hàng
Nhà nước có thể hình thành trung tâm thanh toán bù trừ séc, hối phiếu nhằm tạo điều kiện
thuận lợi đẩy nhanh tốc độ phát hành, lưu thông và sử dụng các phương tiện thanh toán
không dùng tiền mặt trong nền kinh tế .
- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu quốc gia hiện đại, tập trung, thống
nhất. Triển khai các đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, giám
sát, quản trị, điều hành, thông tin, báo cáo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân
hàng Nhà nước.
Ảnh hưởng của tự do hóa tài chính đến hệ thống ngân hàng Việt Nam
TCKT cập nhật: 02/06/2006
Ngày nay trong sự phát triển và hội nhập nhanh chóng nền
kinh tế của các quốc gia trên thế giới đã cho thấy sự tăng
trưởng kinh tế nhanh hay chậm hoặc suy thoái đều phụ
thuộc rất nhiều vào chính sách cũng như cơ cấu của hệ
thống tài chính mỗi quốc gia. Xu hướng được nhiều quốc
gia trên thế giới lựa chọn thực hiện là tiến hành tự do hóa
tài chính.
Việc tự do hóa tài chính bao gồm các nội dung cơ bản như xóa
bỏ các hạn chế, định hướng hay ràng buộc về số lượng trong
quá trình cấp và phân phối tín dụng, chấm dứt các kênh cấp vốn ưu đãi, các định chế tài

chính có quyền tự do xác định các lãi suất tiền gửi, cho vay và tự do sử dụng công cụ lãi
suất, mở rộng cạnh tranh trong các hoạt động trung gian tài chính, chấm dứt những phân
biệt đối xử về pháp lý giữa các lọai hình sở hữu và hoạt động khác nhau và tự do hóa các
luồng vốn quốc tế. Khi tự do hóa tài chính các dòng vốn được tự do lưu chuyển từ nơi có
hiệu suất sinh lợi thấp sang nơi có hiệu suất sinh lợi cao mà không bị ngăn cản bởi các qui
định phi kinh tế.
Trong môi trường quốc tế hóa một cách mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, VN cũng
không thể đứng ngoài tiến trình toàn cầu hóa, để hội nhập vào xu hướng chung này VN
cần từng bước thực hiện tự do hóa trên nhiều phương diện trong đó tự do hóa tài chính có
ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển của kinh tế đất nước.
1. Hệ thống ngân hàng VN trong tiến trình thực hiện chính sách tự do hóa tài chính
Hệ thống ngân hàng VN là trung tâm tài chính cốt lõi của nền kinh tế quốc gia, nó là trọng
tâm của việc thực thi các chính sách tài chính tiền tệ của nhà nước, nhìn vào thực trạng
hoạt động của hệ thống ngân hàng, ta có thể đánh giá được hiệu quả của hệ thống tài
chính và sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
2. Những tồn tại trong tiến trình thực hiện tự do hóa tài chính
2.1 Vấn đề lãi suất
Việc áp dụng cơ chế tự do hóa lãi suất đã tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của hệ thống
ngân hàng và là bước tiến quan trọng của quá trình tự do hóa tài chính ở VN. Tuy nhiên,
bên cạnh những thuận lợi tích cực thì việc thực hiện tự do hóa lãi suất trong thời gian qua
cũng nảy sinh một số vấn đề bất cập trong quản lý lãi suất và khó khăn cho hệ thống ngân
hàng VN như việc NHNN công bố lãi suất cơ bản nhằm định hướng lãi suất thị trường
trong thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế, các NHTM cổ phần tiềm lực về tài chính còn
hạn chế phải đối mặt khi tiến hành tự do hóa lãi suất.
2.2 Hệ thống pháp lý và kế toán - kiểm toán
- Hệ thống pháp lý: Tuy đã có những sửa đổi nhất định để hoàn thiện hành lang pháp lý,
nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, hiệu quả kinh doanh của toàn hệ
thống còn thấp, sức cạnh tranh còn khoảng cách xa so với các nước trong khu vực và trên
thế giới
- Kế toán - kiểm toán: Chúng ta đã có Luật kế toán và Luật kiểm toán nhưng hoạt động kế

toán, kiểm toán ở VN vẫn chưa đạt đến qui mô mà tiến trình phát triển kinh tế - xã hội đòi
hỏi.
2.3 Điều hành tỷ giá hối đoái
Xung quanh vấn đề tỷ giá ở VN hiện nay, các nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng: Giá trị
đồng VN đã bị đánh giá quá cao so với ngoại tệ , như vậy, trước hết nó sẽ làm giảm sức
cạnh tranh của hàng hóa VN trên thị trường quốc tế, ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất
nhập khẩu, sau đó làm NHNN khó điều hành chính sách tiền tệ.
2.4 Hệ thống ngân hàng
Trong thời gian qua, Nhà nước đã có những thay đổi về chính sách giúp cho hệ thống
ngân hàng VN tiến gần hơn đến điều kiện đủ cho thành công của tự do hóa tài chính. Tuy
nhiên, hệ thống ngân hàng VN còn nhiều yếu kém trên các mặt
a. Quản lý yếu kém
Vấn đề điều hành, quản lý hoạt động ngân hàng từ NHNN đến các NHTM chiếm vị trí
quan trọng trong việc quyết định hoạt động hiệu quả và tính lành mạnh của hệ thống, nhất
là đối với NHTM trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường và chấp nhận cơ chế kinh
doanh bình đẳng.
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa được chú ý đúng mức ở các NHTM, trong một
số ngân hàng, bộ phận kiểm soát nội bộ tồn tại mang tính hình thức, không phát hiện được
những sai sót của bộ phận điều hành hoặc nếu có phát hiện ra thì cũng không xử lý được.
Đây là vấn đề mà hệ thống ngân hàng VN cần có biện pháp khắc phục vì nó liên quan mật
thiết đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, nhất là trong vấn đề quản lý lãi suất của
hoạt động tín dụng.
b. Tính cạnh tranh thấp
Hiện nay, NHTMQD vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống ngân hàng mà khách
hàng của khu vực này chủ yếu vẫn là các DNNN, điều này khiến cho việc cải cách hoạt
động của các NHTMQD sang kinh doanh trên cơ sở thương mại thực sự và tạo môi
trường kinh doanh bình đẳng trong lĩnh vực ngân hàng gặp khó khăn. Sự bảo trợ công
khai hay ngấm ngầm của Nhà nước đối với các DNNN trong việc vay vốn ngân hàng vẫn
còn tồn tại đồng nghĩa với việc phát huy tác dụng của các qui luật kinh tế thị trường trong
lĩnh vực này bị cản trở, dẫn đến tính cạnh tranh trong khu vực NHTMQD còn thấp.

3. Giải pháp cho vấn đề tự do hóa tài chính và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng ở VN
3.1 Sử dụng công cụ lãi suất trong quản lý vĩ mô
3.1.1 Công cụ điều tiết lãi suất
Lãi suất là một trong những công cụ được các chính phủ sử dụng trong quản lý vĩ mô nền
kinh tế nhất là trong cơ chế thị trường, nó kích thích tập trung nguồn lực tài chính và phân
bổ nguồn lực đó một cách có hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định mục tiêu
của chính sách tiền tệ quốc gia.
3.1.2 Sử dụng hiệu quả công cụ lãi suất
Trên sơ sở kinh nghiệm thực tế của một số nước trên thế giới về việc sử dụng công cụ lãi
suất trong điều hành chính sách tài chính, tiền tệ thì việc lựa chọn lãi suất nào là cơ bản,
có tính chất tác động đến lãi suất thị trường phụ thuộc vào điều kiện phát triển của thị
trường tài chính tiền tệ của quốc gia. Hiện tại, việc sử dụng các loại lãi suất trên thị trường
liên ngân hàng của NHNN VN mang tính chất hình thức do độ nhạy cảm của các lãi suất
này đối với thị trường thấp; vấn đề được đặt ra là làm thế nào để lựa chọn lãi suất chủ đạo
với điều kiện lãi suất này phản ánh đúng quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, đồng thời
có tác dụng điều chỉnh lãi suất thị trường theo mục tiêu của chính sách tiền tệ.
a. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng
Mặc dù thị trường liên ngân hàng đã được thiết lập và hoạt động được một thời gian,
nhưng đối với các NHTM thì thị trường liên ngân hàng chưa phải là nơi có thể sẵn sàng
cung cấp nguồn vốn thiếu hụt, các nghiệp vụ được thực hiện trên thị trường này còn ít nên
chưa hình thành được lãi suất IBOR. Đối với một thị trường liên ngân hàng phát triển, các
NHTM phải tính toán kỹ lượng vốn thừa hay thiếu trong ngắn hạn để có thể xác định mức
vay hoặc cho vay của mình trên thị trường liên ngân hàng một cách chính xác, và khi giao
dịch trên thị trường này, bắt buộc phải theo thực hiện lãi suất mình đã công bố. Vì vậy,
muốn hình thành lãi suất IBOR và nó có tác dụng trong việc điều tiết lãi suất thị trường
theo đúng mục tiêu thì việc thúc đẩy hoạt động của thị trường này của NHNN là vấn đề
quan trọng.
b. Lãi suất trên thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở được nhiều nước trên thế giới sử dụng rất hiệu quả trong việc
điều tiết thị trường tiền tệ cũng như định hướng lãi suất trên thị trường do lãi suất trên thị

trường này khá sát và nhạy với với lãi suất thị trường, bên cạnh đó các nghiệp vụ trên thị
trường mở dễ dàng được sửa chữa hơn nếu NHNN phát hiện sai sót so với nghiệp vụ trên
thị trường liên ngân hàng, quan trọng nhất là khả năng thực hiện các nghiệp vụ trên thị
trường này có thê đáp ứng yêu cầu về cung ứng vốn, đủ sức điều chỉnh lãi suất trên thị
trường một cách hữu hiệu, nhưng kèm theo đó là điều kiện phát triển của thị trường mở
cũng như yêu cầu hoạt động thường xuyên để NHNN có thể thu thập, xử lý thông tin và
thực hiện nghiệp vụ thị trường mở sao cho hoạt động trên thị trường tiền tệ không vượt
quá tầm kiểm soát của NHNN và đi đúng mục đích của chính sách tài chính tiền tệ.
3.2 Cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái
Hiện nay, trên thế giới còn tồn tại nhiều chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau, nhưng trong
điều kiện hội nhập và quốc tế hóa ngày nay, xu hướng tiến tới tự do hóa tỷ giá hối đoái
đang được Chính phủ các quốc gia theo đuổi. Xét trên bình diện quản lý vĩ mô thì NHNN
VN đang thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt, có sự kiểm soát của Nhà nước, đây có thể nói
là một lựa chọn đúng đắn của Nhà nước trong điều kiện quá trình hội nhập của VN với thế
giới còn nhiều cách biệt. Nếu lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi tự do thì điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội hiện nay của chúng ta chưa cho phép, còn nếu lựa chọn chính sách điều
hành tỷ giá theo kiểu “an toàn” thì không thể tránh khỏi những áp đặt mang tính hành
chính vào quản lý tỷ giá - điều mà chúng ta đang cố gắng thay đổi để thích ứng dần với
việc điều hành nền kinh tế theo các qui luật phát triển. Điều kiện nêu trên đặt ra những
yêu cầu đối với Nhà nước trong việc lựa chọn và điều hành tỷ giá phải hết sức linh hoạt,
thích ứng dần với hội nhập và tạo động lực phát triển kinh tế.
3.2.1 Xác định đúng giá trị của đồng VN
Từ lâu đồng tiền VN (VND) đã có quan hệ tỷ giá chính thức với đồng đôla Mỹ (USD), để
ấn định tỷ giá này, NHNN căn cứ vào tỷ giá của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để
công bố tỷ giá hàng ngày, đây cũng là cơ sở pháp lý để các TCTD đưa ra mức tỷ giá cụ
thể trong giao dịch với khách hàng. Như vậy, tỷ giá VND chủ yếu được đánh giá thông
qua sự biến động của VND so với USD, điều này phản ánh đúng thực trạng giao dịch
ngoại hối của VN, các hoạt động thanh toán bằng USD chiếm tỷ trọng cao, tuy nhiên, nếu
chỉ dựa vào một ngoại tệ duy nhất là USD để xác định giá trị bản tệ thì quá mạo hiểm đối
với việc hoạch định chính sách vĩ mô. Vì vậy, chúng ta nên xem xét lại khả năng xác định

linh hoạt tỷ giá VND tương ứng với một rổ tiền tệ là các ngoại tệ mạnh có tham gia
thương mại với VN, có như vậy, đồng tiền VN mới được xác định đúng giá trị và giảm
thiểu tâm lý sùng bái USD, dẫn đến tình trạng đôla hóa nền kinh tế của đại bộ phận dân cư
hiện nay.
3.2.2 Nới lỏng biên độ tỷ giá và tiến tới lọai bỏ các công cụ kiểm soát tỷ giá mang tính
hành chính
Năm 2005, NHNN vẫn qui định biên độ tỷ giá đối với các TCTD kinh doanh ngoại tệ theo
hướng nới lỏng biên độ hơn, hướng đi này giống như một bước thực tập cho các NHTM
làm quen dần với việc kinh doanh tiền tệ theo cơ chế cạnh tranh bình đẳng và sử dụng các
công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá, giảm thiểu tình trạng bị sốc do các biến động. Sau đó,
Nhà nước sẽ tiến hành loại bỏ qui định mang tính hành chính áp đặt và đẩy mạnh việc sử
dụng các công cụ quản lý gián tiếp trong điều hành tỷ giá hối đoái, các TCTD được tự do
quyết định giá mua bán ngoại tệ trên cơ sở qui luật cung - cầu trên thị trường ngoại hối,
các bước tiến hành như trên sẽ giúp cho các NHTM phát huy tính tự chủ và khả năng hội
nhập thị trường tài chính quốc tế theo đúng tiến trình.
3.2.3 Sử dụng công cụ gián tiếp để điều chỉnh tỷ giá trên thị trường
Muốn cho công cụ điều chỉnh gián tiếp của NHNN thông qua nghiệp vụ trên TTNTLNH
có tác dụng, điều kiện cần là TTNTLNH phải thực sự tạo niềm tin cho các NHTM bằng
cách biến đây thành chỗ dựa của họ và nhu cầu được tham gia giao dịch ngọai tệ trên thị
trường trở nên không thể thiếu. Hệ thống thanh tóan liên ngân hàng cần được đầu tư đúng
mức để đạt được hiệu quả nhất, tiết kiệm thời gian cũng như nhân lực, đồng thời giúp cho
cả NHNN và các NHTM có thể cập nhật những thông tin thị trường và ra quyết định
nhanh nhất trong giao dịch trên thị trường này. Có như vậy, các nghiệp vụ ngoại hối mới
có thể được thực hiện và phát triển trên thị trường, tránh sự đơn điệu về nghiệp vụ ngọai
hối hiện nay của TTNTLNH và công cụ điều chỉnh của Nhà nước thông qua thị trường
này mới có tác dụng.
3.3 Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng
3.3.1 Đối với ngân hàng Nhà nước
- Cấu trúc lại tổ chức của NHNN từ Trung ương xuống chi nhánh theo hướng tinh gọn,
hiện đại, tránh sự can thiệp của chính quyền các cấp.

- Xây dựng và từng bước hoàn thiện các khung pháp lý đảm bảo sự bình đẳng cho hoạt
động của các tổ chức tín dụng hoạt động trên lãnh thổ VN.
- Xóa bỏ cơ chế bao cấp đối với các NHTM, đặc biệt là đối với các NHTM quốc doanh,
buộc các ngân hàng này phải thực sự hoạt động theo nguyên tắc thị trường, xóa bỏ dần cơ
chế tín dụng chỉ định, giao nghiệp vụ tín dụng ưu đãi theo chính sách của nhà nước cho
các ngân hàng chính sách.
- Lãi suất và tỷ giá hối đoái được thỏa thuận theo quan hệ cung cầu trên thị trường, thực
hiện kiểm soát gián tiếp thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ.
- Tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức ngân hàng.
- Xây dựng hệ thống thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống tài chính hoạt
động an toàn và hiệu quả, dễ giám sát theo thông lệ quốc tế.
- Rà soát lại toàn bộ những qui định về việc thành lập, hoạt động của các tổ chức tín dụng
trong nước cũng như nước ngoài . . .áp dụng linh hoạt các công cụ dự trữ bắt buộc, cho
vay tái chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở.
3.3.2 Đối với các ngân hàng thương mại
Yêu cầu đối với các NHTM là :
- Các ngân hàng phải có qui mô đủ lớn, hoạt động an toàn, hiệu quả và có sức cạnh tranh
cao.
- Phân bổ và huy động vốn một cách có hiệu quả.
- Nâng cao năng lực quản lý và tiềm lực tài chính của các NHTM trên cơ sở cơ cấu lại tài
chính bao gồm : xử lý nợ quá hạn, đẩy mạnh tái đầu tư và cơ cấu lại sở hữu nhằm tăng
vốn điều lệ.
- Hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, xây dựng và áp dụng cơ chế kiểm tra kiểm soát nội
bộ theo thông lệ quốc tế.
- Tạo sức cạnh tranh, mở rộng thị phần trong nước và tranh thủ thời cơ mở thị trường kinh
doanh ra nước ngoài.
3.4 Tiến hành cổ phần hóa NHTMQD
Tiến trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và lành mạnh hóa tài chính quốc gia đòi hỏi phải
thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, các giải pháp lớn cần tiến hành như : xử lý nợ đọng,
tăng vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng rất cần sự trợ giúp của Chính phủ và các cơ

quan chức năng, tuy nhiên, để hệ thống ngân hàng có thể giữ được sự phát triển ổn định,
đủ sức cạnh tranh trong môi trường mở cửa, ngăn ngừa sự phát sinh nợ xấu thì bản thân
hệ thống ngân hàng cần có những nỗ lực hơn, nhất là các NHTMQD - những ngân hàng
vốn chiếm ưu thế về thị phần và lượng vốn trong hệ thống ngân hàng VN.
Để thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, Nhà nước có thể cho phép các nhà
đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTMQD với lượng cổ phần tối đa không được vượt
quá một tỷ lệ qui định, nhằm tránh tình trạng bị thâu tóm bởi các tập đoàn tư bản nước
ngòai do chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành cũng như tổ chức hoạt
động của một NHTM hiện đại. Bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngòai, phát triển về
vốn hoạt động ngân hàng, chúng ta có thể thuê các tổ chức tài chính quốc tế thực hiện việc
cấu trúc lại hoạt động NHTM theo tiêu chuẩn của NHTM quốc tế hiện đại. Có như vậy,
NHTM của VN mới trở thành một NHTM hiện đại đích thực, có khả năng cạnh tranh và
vươn ra thị trường quốc tế.
Xu hướng tất yếu khách quan ngày nay là hòa nhập kinh tế toàn cầu, gắn liền với quá
trình tự do hóa thương mại và dòng vốn lưu chuyển không biên giới. Nếu tách biệt ra khỏi
quá trình này, một quốc gia không thể đạt được sự phát triển cao và bền vững. Đối với
VN, đổi mới trong chính sách tài chính là một bộ phận cấu thành của tiến trình hòa nhập
kinh tế thế giới nên thành công của việc thực hiện chính sách tài chính sẽ góp phần không
nhỏ vào thành công của công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội có như vậy, VN mới có
thể thực hiện thành công tự do hóa tài chính - một bước tiến quan trọng, một xu thế tất
yếu của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
(Theo TCKTPT)
Hiện đại hoá ngân hàng: Thách thức lớn nhất là niềm tin
TCKT cập nhật: 11/06/2006
(Bài viết có 2 trang. Bạn đang xem trang 1)
Quá trình hiện đại hoá ngân hàng, mới nghe qua, cứ tưởng
đâu như là những vấn đề thuộc về công nghệ. Nhưng thực tế,
chúng vẫn không tách rời khỏi các quá trình thuộc về chính sách do con người đặt ra.
Hiện đại hoá ngân hàng, mặc dù đã tạo được những thành tựu đáng kể, nhưng muốn
thành công hơn nữa, quá trình này phải song hành với các đạo luật về minh bạch hoá,

mà đây lại là những vấn đề khá nhạy cảm ở VN trong quá trình hội nhập.
Thực trạng của hiện đại hoá ngân hàng
Việc ứng dụng công nghệ thông tin xử lý các nghiệp vụ ngân hàng ở nước ta chỉ thực sự
bắt đầu từ khoảng thập niên 90 trở lại đây. Các quy định về việc tạo lập và sử dụng các
sản phẩm và dịch vụ ngân hàng được xây dựng dựa trên các giao dịch trực tiếp (face to
face) diễn ra tại các chi nhánh và các phòng giao dịch. Chính vì thế, thực trạng đáng quan
ngại nhất hiện nay trong quá trình hiện đại hoá hệ thống ngân hàng là việc tổ chức xử lý
nghiệp vụ không định hướng theo những nhu cầu của khách hàng. Nói một cách khác, các
ngân hàng Việt Nam không quan tâm nhiều đến các nhu cầu của khách hàng.
Hệ thống ngân hàng VN chỉ thực sự quan tâm đến mục tiêu là làm sao đảm bảo được an
toàn về tín dụng mà không quan tâm đến những nhu cầu mà khách hàng cần nhất. Họ
không chủ động tìm ra cách thức là làm sao để xử lý hồ sơ thủ tục của khách hàng một
cách nhanh nhất. Quan niệm khách hàng phải tìm đến ngân hàng, hoặc “phải chờ được
phục vụ” là hiển nhiên. Chính vì vậy hệ thống công nghệ thông tin lúc đó chỉ là phần
mềm Foxpro cũ kỹ phục vụ trong nội bộ các ngân hàng để nhập liệu và xử lý các giao
dịch đơn giản. Và ngay cả trong nội bộ ngân hàng cũng không thể đấu nối trực tiếp với
nhau dẫn đến gây khó khăn cho việc kiểm soát và điều hành thanh khoản. Khách hàng gặp
nhiều khó khăn trong việc giao dịch gởi một nơi rút nhiều nơi vì phải chờ đợi xác minh
chữ ký bằng điện thoại và fax, cũng như các giao dịch chuyển tiền nội địa. Thậm chí mãi
đến cuối năm 2002 một số ngân hàng vẫn còn sử dụng phần mềm này như: Eximbank, và
một số các NHTM quốc doanh khác.
Ngoài những suy nghĩ theo kiểu sản xuất nhỏ còn tồn tại trong thời bao cấp khi không
xem khách hàng là thượng đế, thì những nguyên nhân khác làm cho việc hiện đại hoá hệ
thống ngân hàng vẫn chưa theo kịp tốc độ của quá trình hội nhập là: Các sản phẩm dịch
vụ ngân hàng vẫn còn quá nghèo nàn và đơn điệu; các ứng dụng công nghệ thông tin để
giao dịch trực tuyến còn quá mới mẻ; thiếu một môi trường pháp lý đối với việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào các hoạt động, nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng; sự thay đổi
thường xuyên của các chế độ chính sách còn nhiều bất cập của các cơ quan quản lý nhà
nước.
Ngoài ra, hệ thống các ngân hàng VN hiện nay hầu hết đều hoạt động đa năng. Mặc dù

các ngân hàng đều có những ứng dụng công nghệ thông tin trong hầu hết các hoạt động
kinh doanh, nhưng các nghiệp vụ mang tính chất nền tảng, có thứ bậc ưu tiên cao nhất vẫn
chưa được chú ý đến một cách đúng mức như hệ thống xử lý trực tuyến, hệ thống thông
tin khách hàng tập trung, hệ thống kế toán chuẩn v.v. Nói cách khác chúng ta vẫn còn
thiếu một dạng ngân hàng cốt lõi (Core banking), là những nghiệp vụ ngân hàng cơ bản
chi phối toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, và là nền tảng làm cơ sở để phát
triển các nghiệp vụ và các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác.
Hậu quả của việc chậm trễ trong quá trình hiện đại hoá ngân hàng
-Việc chậm trễ trong quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng đã dẫn đến những hậu
quả như các ngân hàng đã không thể nào ứng dụng và phát triển nhanh các sản phẩm dịch
vụ, quanh quẩn chỉ có các sản phẩm tiền gởi, tiền vay.
-Chi phí quản lý tăng nhanh, và điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sức cạnh tranh của
hệ thống ngân hàng trong quá trình hội nhập.
-Sự quá tải trong giao dịch tại các ngân hàng làm cho thời gian chờ đợi của khách hàng
tăng lên.
-Việc phân bổ nghiệp vụ chồng chéo không khoa học làm cho việc quản lý, thiết kế đưa ra
các sản phẩm dịch vụ gặp rất nhiều khó khăn.
-Ngoài ra do hệ thống ngân hàng VN hoạt động vẫn còn phân tán, cho nên thông tin về
khách hàng rất là phân tán và không có đầy đủ thông tin về khách hàng. Điều này dẫn đến
việc huy động và sử dụng vốn của các ngân hàng không hiệu quả.
-Các kênh dịch vụ còn hạn chế do gửi rút nhiều nơi do đó rất khó mở rộng các loại thẻ
thanh toán, không thể quản lý tốt các loại rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Hậu quả cuối cùng là việc tổng hợp thông tin chậm, rất vất vả và thiếu chính xác. Điều
này tất nhiên ảnh hưởng đến các chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Hiện đại hoá ngân hàng là gì?
Trong thời gian gần đây, thuật ngữ hiện đại hoá ngân hàng bắt đầu xuất hiện với ý nghĩa
là tìm cách “thiết lập một hệ thống tập trung hoá và tự động hoá trong các giao dịch với
mục đích lấy khách hàng là trung tâm”. Mặc dù hiện nay người viết vẫn chưa tìm thấy
được một tài liệu nào định nghĩa chính thức thế nào là hiện đại hoá công nghệ ngân hàng,
nhưng cách hiểu như thế có lẽ vẫn không thoát khỏi bản chất của những gì mà người dân

đang phải hàng ngày sử dụng các dịch vụ ngân hàng, và những gì mà các ngân hàng VN
đang hướng tới. Còn nói theo ngôn ngữ hội nhập thì hiện đại hoá ngân hàng giống như
việc các doanh nghiệp VN đang tìm cách hoà nhập vào cùng với các luật chơi của thế
giới, hệ thống ngân hàng cũng tương tự như thế. Trên thế giới các ngân hàng luôn luôn
lấy khách hàng làm trung tâm, và tìm mọi cách thoả mãn các nhu cầu đa dạng của khách
hàng.
Ở VN, một nhà nhập khẩu muốn xin ngân hàng bảo lãnh thanh toán lô hàng nhập khẩu,
nhà nhập khẩu đó phải đến phòng nhập khẩu của ngân hàng đưa ra yêu cầu của mình, sau
đó phòng nhập khẩu phải qua các bộ phận tiền gửi, tiền vay, và các bộ phận khác để điều
tra xem hiện nay khách hàng cuả mình đang ở vị thế nào trong các mối quan hệ với ngân
hàng. Sau đó, nếu thoả đáng, bộ phận tín dụng của ngân hàng mới đồng ý bảo lãnh, tất
nhiên trước đó quy trình này còn phải trình lãnh đạo ký duyệt. Mãi cho đến khi lô hàng
nhập về đến cảng, doanh nghiệp còn phải đến phòng kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng
trình các hoá đơn cần thiết để được mua ngoại tệ thanh toán. Toàn bộ quy trình này, cho
dù ngân hàng có cải tiến cách mấy đi nữa cũng tiêu tốn không ít thì nhiều thời gian chờ
đơị của khách hàng. Hiện đại hoá ngân hàng chính là lấy khách hàng làm trung tâm, theo
đó giờ đây, các doanh nghiệp chỉ cần đưa ra yêu cầu của mình, sau đó toàn bộ các vấn đề
từ A đến Z sẽ được xử lý hoàn toàn tự động và tập trung về một đầu mối thống nhất,
không còn chuyện mỗi bộ phận chỉ có thông tin riêng khách hàng của mình. Trên thế giới,
hệ thống ngân hàng của thiên hạ là như thế, do đó hội nhập cũng đòi hỏi ngân hàng của ta
cũng phải như thế, không thể khác được, “hiện đại hoá ngân hàng chính là một ngôn ngữ
của hội nhập kinh tế quốc tế”.
Nhằm mục đích làm giảm áp lực giao dịch trực tiếp và phát triển nhanh sản phẩm dịch vụ
để tăng sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ năm 1996 Ngân hàng
Thế giới đã bắt đầu khởi động chương trình hiện đại hóa ngân hàng nhằm giúp đỡ các
ngân hàng VN cải tổ hệ thống công nghệ thông tin hiện tại hướng theo các chuẩn mực
quốc tế. Các ngân hàng Việt Nam nằm trong chương trình tài trợ của WB bao gồm:
NHNN, 4 ngân hàng TMQD (Ngoại thương, Công thương, Đầu tư, Nông nghiệp), 2 ngân
hàng thương mại cổ phần: Eximbank, Maritime Bank (Hàng hải). Ngoài ra còn có các
ngân hàng khác cũng đang trong quá trình hiện đại hoá là Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng

Đông Á, Ngân hàng kỹ thương, Sacombank.
Có thể khái quát quát những nội dung của quá trình hiện đại hoá ngân hàng như là một
quá trình thiết lập hàng loạt các modul quản lý, tạm thời chia thành 12 modul sau đây:
1. Hệ thống quản lý hồ sơ khách hàng.
2. Hệ thống xử lý nghiệp vụ tiền gởi.
3. Hệ thống xử lý nghiệp vụ tín dụng và tài trợ.
4. Hệ thống xử lý nghiệp thanh tóan quốc tế.
5. Hệ thống xử lý nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.
6. Hệ thống xử lý nghiệp vụ chuyển tiền trong nước.
7. Hệ thống xử lý nghiệp vụ hối đoái.
8. Hệ thống quản lý tài sản cố định.
9. Hệ thống sổ cái.
10. Hệ thống thông tin quản lý.
11. Hệ thống xử lý giao diện với hệ thống khác.
12. Hệ thống quản lý các dịch vụ chung.
Điểm chung nhất các hệ thống này là được xử lý hoàn toàn tự động, dựa trên nền tảng
thông tin tập trung thống nhất, nhưng có phân chia trách nhiệm rõ ràng và thiết lập được
hệ thống xử lý dữ liệu online trên toàn hệ thống, giúp giao dịch viên ở bất kỳ nơi nào cũng
có thể truy suất dữ liệu từ hệ thống dữ liệu của trung tâm.
Tập trung hoá và hiện đại hoá ngân hàng theo hệ thống CRM
Như chúng tôi đã phân tích, thực chất của hiện đại hoá ngân hàng chính là việc thiết lập
một hệ thống giao dịch tập trung và hiện đại hoá theo hướng lấy khách hàng là trung tâm.
Các bạn cũng có thể thấy rõ nhận định này thông qua 12 modul, trong đó các bạn chú ý
đến modul đầu tiên: Hệ thống quản lý hồ sơ khách hàng. Vậy hệ thống này là gì? Đây
chính là modul quản trị quan hệ khách hàng-CRM (Customer Relationship Management).
CRM là lĩnh vực hoạt động nghiên cứu nhu cầu và hành vi của khách hàng để xây dựng
quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng với ngân hàng. Xác lập tốt mối quan hệ này được xem
là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của hiện đại hoá ngân hàng. CRM có rất
nhiều thành phần công nghệ, nhưng chúng cũng không phải hoàn toàn là một vấn đề của
công nghệ. Chính xác hơn, phải xem CRM là một quy trình liên kết tất cả thông tin về

khách hàng, về hiệu quả và trách nhiệm trong việc bán các sản phẩm và dịch vụ của ngân
hàng, khả năng tiếp thị và cạnh tranh thị trường.
Mục tiêu của CRM là gì?
CRM giúp các ngân hàng sử dụng công nghệ và nhân lực nhằm nắm bắt hành vi và giá trị
của khách hàng. Nếu các bước công việc này triển khai có hiệu quả, ngân hàng có thể:
- Cung cấp dịch vụ cho khách hàng tốt hơn.
- Tổ chức trung tâm giao dịch với khách hàng tốt hơn.
- Giúp nhân viên kết thúc một thương vụ nhanh hơn.
- Đơn giản hoá quá trình bán hàng và tiếp thị.
- Phát hiện các khách hàng mới.
- Tăng doanh số khách hàng.
Có thể tóm lược về mục tiêu của CRM như sau “Bất kỳ một tổ chức nào muốn tăng
cường quy mô kinh doanh hay lợi nhuận đều phải cân nhắc tới những thách thức xoay
quanh các mối quan hệ với khách hàng”.
Hệ thống CRM vận hành như thế nào?
Để đạt được các mục tiêu trên, các ngân hàng không chỉ đơn thuần mua phần mềm CRM
về cài đặt là xong. Để CRM thực sự có hiệu quả, ngân hàng cần phải quyết định loại
thông tin gì về khách hàng trong hàng tá các thông tin về khách hàng mà ngân hàng cần
phải có, và sử dụng các thông tin đó như thế nào. Bước tiếp theo, ngân hàng cần làm rõ
cách thức để thông tin về khách hàng đến được ngân hàng, dữ liệu này lưu trữ ở đâu, và
hiện đang được sử dụng như thế nào. Một hệ thống CRM hoàn hảo có khả năng liên kết
tất cả những thông tin đó với nhau. Các dữ liệu này được sắp xếp theo những tiêu chí
khác nhau, và ngân hàng có thể xem xét toàn diện thông tin về mỗi khách hàng và sau đó
sẽ xác định được phương thức phục vụ khách hàng của mình tốt nhất.
Rủi ro tài chính trong quá trình hiện đại hoá ngân hàng
Trên thực tế, không phải các ngân hàng chỉ việc đi tìm các nhà thầu có uy tín, và bỏ ra
một số tiền, có thể là khá lớn, để cài đặt hệ thống này là xong. Theo ông Samilk Roy,
giám đốc CRM của Oracle Nam Á, một dự án CRM thành công phải bao gồm các quy
trình, chính sách, nhân lực, chiến lược, và công nghệ. Ngoài ra là một số các yếu tố khác,
trong đó đặc biệt là yếu tố về chất lượng của các dữ liệu. Lấy ví dụ chẳng hạn như, theo

đánh giá của bộ phận tín dụng, tài sản thế chấp của một doanh nghiệp được đánh giá là
10 tỷ VND, trong khi đáng lý nó chỉ đáng giá là 5 tỷ VND. Thông tin sai lệch này có thể
tự động chuyển tới các bộ phận khác như bộ phận tiền gởi, bộ phận tiền vay, bộ phận
thanh toán quốc tế, và các bộ phận đầu tư tài chính khác. Sau đó thông tin này lại chuyển
đến các bộ phận quản lý cấp cao khác như ban giám đốc, HĐQT. Các bạn hãy hình dung
thử xem, hàng loạt các quyết định sai lầm có thể sẽ được đưa ra ở từng bộ phận và từng
cấp quản lý. Cũng theo ông Samilk Roy, trên thế giới có đến 70% các dự án CRM không
thành công, thậm chí trong đó còn có một số các định chế hàng đầu thế giới cũng đã thực
hiện không thành công các dự án CRM. Nói một cách đơn giản và chính xác nhất về hệ
thống này trong quá trình hiện đại hoá ngân hàng là: tìm mọi cách giữ lấy khách hàng là
trung tâm, và muốn như thế CRM không chỉ đơn thuần chỉ là một nhà kho chứa đầy các
thông tin về khách hàng, mà chúng còn là dữ liệu được thống nhất từ tất cả các nguồn, đó
phải là những dữ liệu đơn nhất (phải được định nghĩa rõ ràng, không thể hiểu sai) và đặc
biệt là phải “sạch”.
Con đường vẫn còn đang ở phía trước
Theo đánh giá của các chuyên gia, các dự án hiện đại hoá ngân hàng mặc dù đã mang lại
những thành quả đáng kể, nhưng vẫn còn tồn tại một số điểm cần phải lưu ý như:
- Các ngân hàng không lượng định được qui mô của ngân hàng dẫn đến quá tải các giao
dịch như các giao dịch thanh tóan liên ngân hàng, giao dịch chuyển tiền của Ngân hàng
Nhà nước và Eximbank.
- Kỳ vọng quá lớn vào dự án hiện đại hóa ngân hàng trong khi kinh phí quá ít, lại ôm
đồm nhiều việc, làm cho chất lượng dịch vụ ngân hàng không được đáp ứng theo như
mong đợi.
- Giai đoạn đầu tự thực hiện có sự tư vấn, giai đoạn sau tự thực hiện nhưng do thiếu kinh
nghiệm dẫn đến thường không thành công khi triển khai tại các chi nhánh còn lại.
- Hầu hết các nghiệp vụ đều được xử lý tự động và nối kết với nhau trong toàn hệ thống
dựa trên nguyên tắc là phải định nghĩa được hết tất cả các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ
trước khi xây dựng hệ thống. Tuy nhiên, việc định nghĩa các nghiệp vụ này không hề đơn
giản do trình độ quản lý của các chuyên gia ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Nhưng
hạn chế đáng kể nhất có lẽ thuộc về những thay đổi bất hợp lý trong các mô hình, chính

sách quản lý nghiệp vụ ngân hàng. Lấy ví dụ như trước đây các ngân hàng đã “lỡ” định
nghĩa các khoản tiền gửi kỳ hạn là những khoản ký gửi mà các khách hàng có thể rút ra
bất kỳ lúc nào, và hệ thống CRM sẽ tự động xác định các khoản tiền lãi tương ứng.
Nhưng mới đây nhất, có lẽ do lo ngại có một vụ ACB thứ hai, NHNN lại có quy định mới
về các khoản tiền gửi kỳ hạn theo hướng khách hàng không thể rút tiền ra trước kỳ hạn,
hoặc không được hưởng lãi. Còn nếu khách hàng muốn rút tiền ra trước, phải có thoả
thuận trước với ngân hàng. Những thay đổi này làm cho các ngân hàng vốn đã tốn rất
nhiều công sức nhằm định nghĩa các nghiệp vụ ngân hàng trước khi xây dựng hệ thống
thì nay lại tiêu tốn không ít công sức và thời gian để điều chỉnh lại cho phù hợp.
- Trình độ công nghệ thông tin cũng là vấn đề lớn của các ngân hàng Việt Nam, vậy khi
triển khai giai đoạn đầu kéo dài từ 1-2 năm nhân viên nghiệp vụ còn bỡ ngỡ chưa thuần
thục các thao tác nghiệp vụ, chưa khai thác hết tất cả các tiện ích của dự án nên dẫn đến
dự án thường không đạt hiệu quả ở một số khâu và một số hệ thống trong giai đoạn đầu
áp dụng.
Hiện đại hoá ngân hàng: Thách thức lớn nhất là niềm tin

×