Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

những khiếm khuyết của hệ thống thị trường cạnh tranh và các giải pháp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 32 trang )

Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ_CÔNG NGHỆ TPHCM
Luận văn môn Kinh Tế Vĩ Mô
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Trần Thừa
NHỮNG KHIẾM KHUYẾT CỦA THỊ
TRƯỜNG CẠNH TRANH
Người thực hiện:
 Nguyễn Minh Luân Lớp C6QT02
 Võ Quốc Thông Lớp C6QT01
1
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
Mục lục
Những khiếm khuyết của thị trường cạnh tranh
Trang
Lời nói đầu 4
Những tác động ngoại vi
1.Khái niệm 5
2. Nguyên nhân 6
3.Biểu hiện 6
4. Tác động đến nền kinh tế 7
5. Giải pháp của chính phủ 8
Chu kỳ kinh doanh
1. Khái niệm 9
2. Nguyên nhân 10
3.Tác động đến nền kinh tế 12
4. Giải pháp của chính phủ 13
Sự phân biệt giàu_nghèo
1. Khái niệm 14
2. Nguyên nhân 14
3. Biểu hiện 14


4. Tác động đến nền kinh tế 16
5. Giải pháp của chính phủ 18
Thông tin thị trường lệch lạc
1. Khái niệm 20
2. Nguyên nhân 20
3. Biểu hiện 21
4. Tác động đến nền kinh tế
5.Giải pháp của chính phủ 22
Sự gia tăng quyền lực độc quyền
1.Khái niệm 24
2. Nguyên nhân 24
3.Biểu hiện
4.Tác động đến nền kinh tế 25
2
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
5.Giải pháp của chính phủ
Thiếu hang hóa công cộng
1.Khái niệm 27
2. Nguyên nhân 27
3.Biểu hiện 28
4.Tác động đến nền kinh tế 29
5.Giải pháp của chính phủ 30
3
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
LỜI NÓI ĐẦU
Kinh Tế Thị Trường là gì?
Nền kinh tế thị trường ra đời từ phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa, phần lớn nằm trong lĩnh vực tư bản. Trong nền kinh tế thị
trường, chính phủ và thị trường cùng giải quyết ba vấn đề trung tâm. Ở
đây, một mặt chính phủ tham gia vào việc giao dịch trên thị trường giống

như các chủ thể kinh tế khác, mặt khác chính phủ còn sử dụng các công
cụ của mình để điều chỉnh những lệch lạc vốn có của thị trường, bằng
biện pháp kinh tế hoặc hành chánh mệnh lệnh, thông qua những mối qua
hệ cung cầu trên thị trường.
Nền kinh tế thị trường được xem là nền kinh tế tối ưu nhất
trên toàn thế giới cho đến ngày nay. Được nhiều quốc gia áp dụng, dù là
những quốc gia Xã Hội Chủ Nghĩa như Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng
thực sự nền kinh tế này có hoàn hảo? Không, vẫn còn đó những khuyết
điểm trong việc giải quyết ba vấn đề trung tâm: Sản xuất cái gì? Sản
xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?
Các nhà kinh tế học đã thống kê được sáu khiếm khuyết của
nền kinh tế thị trường. Bài tiểu luận này sẽ cho biết những thông tin cụ thể
về từng khiếm khuyết cũng như ảnh hưởng của chúng tới nền kinh tế nói
chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng cùng với giải pháp của chính phủ
cho từng khiếm khuyết cụ thể
Với hiểu biết còn nhiều giới hạn, bài tiểu luận này không thể
tránh khỏi thiếu sót. Rất mong thầy phê bình và hướng dẫn thêm để bài
tiểu luận hoàn hảo hơn.
4
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
1.Khái niệm
_Tác động ngoại vi (Externalities) là những hành vi diễn ra ngoài
thị trường, không thông qua thanh toán bằng tiền.
_Tác động ngoại vi gồm có:
+ Tác động ngoại vi tích cực: là những tác động của thị
trường làm lợi cho xã hội nhưng không nhận được những lợi lộc bằng tiền. Ví
dụ: khi doanh nghiệp giúp đỡ cho các nạn nhân bị bão lụt, thì cái lợi là sự
quảng cáo về thương hiệu của họ là không thể tính bằng tiền.
+Tác động ngoại vi tiêu cực: là những tác động làm thiệt hại
cho xã hội nhưng lại không thanh toán nhũng chi phí cho xã hội. Ví dụ: khói

thải ra từ các cơ sở sản xuất sẽ làm thủng tần Ozon nhưng các doanh nghiệp
sản xuất sẽ không phải chi trả bất kỳ chi phí nào cho những người dân bị ảnh
hưởng của hiện tượng thủng tầng Ozon.

ô nhiễm khí thải (ảnh: thegioidienanh.vn)
2.Nguyên nhân
5
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
_Gần như toàn bộ nguyên nhân của các tác động ngoại vi là do
con con người gây ra. Chủ yếu là vì các thành phần kinh tế muốn tối thiểu
hoá chi phí sản xuất để tăng lợi nhuận.
_Ý thức bảo vệ môi trường và xã hội của các cá nhân và đoàn
thể còn kém.
3.Biểu hiện
_Bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường
Liên Hợp Quốc (UNEP) mới công bố cho thấy VN có hai TP nằm trong danh
sách 6 TP bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất trên thế giới. Theo tiến sĩ
Hoàng Dương Tùng _ Giám đốc Trung tâm Quan trắc và thông tin môi trường
thuộc Cục Bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), VN đối mặt với
tất cả các vấn đề được nêu trong báo cáo. Về nồng độ bụi, hai TP lớn nhất
VN chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi và Dhaka. Mối đe doạ
tiềm tàng này chắc chắn sẽ cản trở quá trình phát triển hơn nữa của các TP
này.
_Cụ thể hơn nữa ở TP.HCM là kênh Ba Bò: Kết quả phân tích
mẫu nước lấy dọc kênh Ba Bò đã đưa ra con số giật mình: vi sinh vượt tiêu
chuẩn cho phép cao nhất đến 11.000 lần (so với tiêu chuẩn nước mặt, loại
B). Còn so với tiêu chuẩn VN dành cho nước thủy lợi (cho vùng đất trồng rau
và các loại thực vật khác dùng ăn tươi, sống) thì loại vi sinh fecal coliform _
nguy cơ gây các bệnh đường tiêu hóa _ vượt tiêu chuẩn cho phép từ 450 lần
trở lên. Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM cảnh báo: “đây là vấn đề đáng

quan tâm nhất và cần thiết phải cảnh báo, vì diện tích đất nông nghiệp dọc
khu vực kênh Ba Bò sử dụng nguồn nước của kênh để tưới tiêu cho rau tươi
trồng trong khu vực ”.
Ô nhiễm tại kênh Ba Bò ( ảnh: vietnamtime.org)
6
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
_Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM đặc biệt lưu ý “hàm lượng
vi sinh tăng từ 40 _ 70 lần đã cho thấy nước ở đây nhiễm vi sinh ngày càng
cao”. Cụ thể, kết quả đo đạc năm 2006 cho thấy hàm lượng vi sinh vượt tiêu
chuẩn cho phép hàng triệu lần. Năm 2007, “sức khỏe” của kênh Ba Bò đang
được Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM tiếp tục theo dõi rất sát sao và liên
tục có những cảnh báo về môi trường tồi tệ ở khu vực này.
4.Tác động đến nền kinh tế
_Ô nhiễm môi trường làm cho sức khoẻ con người giảm sút,
qua đó năng suất lao động của họ cũng giảm theo. Nếu công nhân không thể
lao động tốt thì năng suất của doanh nghiệp cũng giảm theo.
_Hơn nữa, làm hại tới môi trường cũng chính là làm hại tới nền
kinh tế. Ví dụ như khi thải chất thải ra biển sẽ làm sinh vật biển chết hàng
loạt, các bãi biển bị ô nhiễm đến mức không thể khai thác được về du lịch
cũng như đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản. Một ví dụ điển hình là việc khai thác
hải sản thiếu khoa học đang là những tác nhân khiến biển Cát Bà mất đi vẻ
đẹp và môi trường trong xanh, hữu tình. Ngư dân ở khu vực vịnh Bến Bèo
cho biết, mùa sứa năm 2008, riêng xưởng chế biến trên đảo mỗi ngày có
hàng trăm tàu thuyền ra vào cung ứng sứa nguyên liệu. Trong quá trình sản
xuất, xưởng chế biến sứa này đã thải ra biển toàn bộ lượng nước thải, bao
gồm cả hóa chất, phèn chua muối sứa xuống biển. Nghiêm trọng hơn, trong
khi chế biến, sứa chỉ được cắt lấy đầu. Còn phần thân vứt xuống biển, khiến
một phần vùng biển Cát Bà nhất là khu vực Bến Bèo nước biển bị ô nhiễm
nặng chuyển sang màu đen đục, bốc mùi hôi rất khó chịu gây ảnh hưởng
xấu đến quần thể du lịch vùng biển Cát Bà. (theo Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam

22/10/2009)
Thân sứa bị bỏ, thải ra biển, trôi dạt
vào bờ biển Cát Bà gây ô nhiễm môi
trường (Ảnh: www.cand.com.vn)

7
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
5. Giải pháp của chính phủ
_Để đối phó và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường Việt
Nam, trong năm vừa qua,chính phủ đã ban hành nghị định chống vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường (Ban hành ngày 8/7/2010)
_Bên cạnh đó là chính sách giáo dục cho học sinh, sinh viên
ý thức bảo vệ môi trường, nhằm tạo cho thế hệ mai sau một ý thức tự giác
bảo vệ môi trường.
8
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
1. Định nghĩa
_Là sự biến động của tổng sản lượng trong ngắn hạn xung
quanh đường xu thế của nó.
_Đường xu thế của sản lượng là một tiến trình đều đặn của sản
lượng dài hạn khi mà những biến động ngắn hạn đã được tính bình quân.
_Chu kỳ kinh doanh bao gồm các giai đoạn: đình trệ, phục hồi,
bùng nổ. Được các định bằng cách so sánh mức tăng sản lượng thự tế đối
với tốc độ tăng của sản lượng xu thế (sản lượng dự kiến). Nếu mức tăng sản
9
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
lượng thực tế giảm thì nền kinh tế sẽ bước vào giai đoạn đình trệ. Khi mức
tăng sản lượng thực tế xấp xỉ mức tăng sản lượng dự kiến thì nền kinh tế
đang trong giai đoạn phục hồi. Còn nếu mức tăng sản lượng thực tế vượt cao
hơn mức tăng sản lượng dự kiến thì nền kinh tế bước vào gai đoạn bùng nổ.

Cuối cùng, khi mức tăng sản lượng thực tế tăng chậm hơn mức tăng sản
lượng dự kiến thì nền kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái.
2.Nguyên nhân
_ Về chính trị: chu kỳ kinh doanh xảy ra khi các chính trị gia thao
túng nền kinh tế để có lợi cho bầu cử. Cụ thể là các chính sách tiền tệ và tài
khoá sẽ mở ra trước các kỳ bầu cử (có người cho rằng đó là lý do chu kỳ kinh
doanh thường kéo dài khoảng 5 năm) nhằm kích thích tổng cầu và làm cho
GDP tăng nhanh để tạo ra sự tăng trưởng nhanh không bền lâu hòng làm
các cử tin rằng chính phủ lâm thời đang có những bước tiến dài trong việc
phát triển nền kinh tế, nên họ sẽ bỏ phiếu cho chính phủ trên.
10
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
Tình hình kinh tế khi chính phủ thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ (Ảnh: minh hoạ)
Nguồn:www.vinacorp.vn
_Nhập khẩu và xuất khẩu: vì xuất khẩu của nước này là nhập
khẩu của nước khác nên khi tình trạng kinh tế, cụ thể là thu nhập hay tổng
cầu của nước ngoài thay đổi sẽ làm cho các doanh nghiệp trong nước thay
đổi quyết định về đầu tư, sản xuất, xuất khẩu… làm nên một chu kỳ kinh
doanh. Ví dụ: về ngành xuất khẩu gạo, trong quý I/2011 vừa qua, khi Việt
Nam đã có các đơn đặt hàng lớn từ phía Indonesia và Bangladesh, tình hình
xuất khẩu cao,giá sàn về gạo của Việt Nam cao so với thế giớ do các doanh
nghiệp tin rằng mình “chỉ sợ không có gạo chứ không sợ không có người
mua” nên để giá gạo cao. Nhưng với việc Philipphines trì hoãn việc nhập
khẩu gạo Việt Nam và việc Indonesia thoả thuận mua 820.000 tấn gạo của
Thái Lan đã làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam điêu đứng,
xuất khẩu gạo giảm mạnh và có thể là làm cho đầu tư trồng lúa giảm.
11
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam quý I/2011 (Nguồn:www.thesaigontimes.vn)
_Sản lượng và đầu tư: khi các doanh nghiệp thấy trong tương

lai thị trường sẽ có nhu cầu cao về các mặt hàng của họ thì họ sẽ tăng cường
đầu tư về trang thiết bị và cả đầu cơ về sản lượng, điều này làm cho tổng sản
lượng tăng vọt. Ngược lại, nếu họ nhận thấy thị trường không cầu nhiều về
sản phẩm thì họ sẽ giảm đầu tư hoặc thậm chí là không đầu tư, sản lượng sẽ
giảm xuống. Sự thay đổi về sản lượng và đầu tư làm nên một chu kỳ kinh
doanh. Cụ thể như tình hình xuất khẩu gạo vừa rồi. Cầu xuất khẩu không
mấy khả quan sẽ làm cho nông dân lo lắng, có thể bỏ trồng lúa để trồng các
loại nông sản khác.
Cầu xuất khẩu giảm làm người nông dân quan ngại về việc đầu tư cho vụ mùa kế tiếp
(Ảnh:www.glotransvn.com.vn).
12
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
_Sản lượng cung và sản lượng cầu: cả tổng cung và tổng cầu
đều có mức sản lượng tối đa (trần) và mức sản lượng tối thiểu (sàn). Điều
này dẫn tới xu thế làm chậm lại mức tăng trưởng khi nền kinh tế đạt đỉnh tăng
trưởng, tạo thành một chu kỳ kinh doanh.
3. tác động đến nền kinh tế
_Theo trường phái Keynes, chu kỳ kinh doanh gây ra tình trạng
thất nghiệp cao, tồn kho tư bản ít.
_ Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với Tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) thấp – các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội
sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ. Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít
hơn. Giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô. Thất nghiệp dẫn đến nhu
cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh
doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất
nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó
mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn.
Bản đồ tỷ lệ thất nghiệp toàn
cầu_ CIA
2005(Nguồn:www.wikipedia.org)

13
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
_Chu kỳ kinh doanh còn gây ra lạm phát. Là sự gia tăng liên tục
về mức giá cả nói chung trong nền kinh tế, lạm phát trở nên một trong những
vấn đề gây hại nhiều nhất cho các thành phần kinh tế.
Đối với khu vực doanh nghiệp, lạm phát sẽ làm tăng chi phí sản
xuất kinh doanh do chi phí đầu vào tăng cao, gây khó khăn cho các doanh
nghiệp trong việc cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh xuất khẩu. Hoạt động đầu
tư cũng bị ảnh hưởng, khi xảy ra lạm phát cao sẽ khuyến khích các hoạt động
đầu cơ mang tính trục lợi hơn là các hoạt động đầu tư sản xuất. Ví dụ: khi có
thông tin rằng xăng sẽ tăng giá, nhiều cây xăng đã kìm hãm số lượng xăng
bán ra để chờ sau khi xăng lên giá mới bán. Đó là một động thái tiêu cực đối
với nền kinh tế.
Thanh Hóa:Cây
xăng găm hàng chờ
tăng giá. Trung biển
mất điện, nghỉ bán
hàng
(Ảnh: soixam.com)
4.Giải pháp của chính phủ
_Đối với vấn đề lạm phát, chính phủ thường cố định tỷ giá hối
đoái để tránh cho đồng nội tệ bị mất giá, bên cạnh đó là việc giảm thuế nhập
khẩu và áp dụng mức giá trần đối với một số mặt hàng mang tính chiến lược.
Cụ thể như việc cấm mua bán USD ở thị trường tự do nhằm giữ giá USD vừa
phải, tránh để các doanh nghiệp gặp thiệt thòi trong việc mua USD để thanh
toán nhập khẩu, hay việc chính phủ kiểm soát gía xăng bán ra nhằm làm nhẹ
chi phí vận chuyển hàng hoá của doanh nghiệp.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Hồ Hữu Hạnh, Giám đốc Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh TP HCM cho biết, các tiệm vàng đều không được cấp phép hoạt
động mua bán ngoại tệ. Vì thế, những trường hợp người giao dịch với các điểm mua

bán ngoại tệ không có giấy phép sẽ bị xử lý. Tiệm vàng không có giấy phép nhưng vẫn
14
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
bán USD cho người dân, nếu bị phát hiện sẽ lập biên bản vi phạm và tịch thu toàn bộ
số ngoại tệ đang giao dịch. Trường hợp người dân bán ngoại tệ cho tiệm vàng cũng sẽ
bị tịch thu số USD đang bán.
1.Định nghĩa
_Phân hoá nghĩa là chia một phần thành nhiều bộ phận có
những đặc điểm khác nhau.
_Một người được xem là nghèo khi thu nhập của họ, ngay cả
khi thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ rệt đưới mức thu nhập cộng
đồng. Khi đó họ không thể có những gì mà đa số trong cộng đồng coi như cái
tối cần thiết để sống một cách đúng mực”_Gralbraith, nhà kinh tế học người
Mỹ.
2. Nguyên nhân phát sinh
_ Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế diễn ra không đồng đều
giữa các quốc gia, các khu vực, giữa các nhóm nước và giữa các thời kì.
_ Do sự gia tăng thương mại không đều giữa các nước và nhóm
nước đưa đến tình trạng thặng dư thương mại của một số nước này và sự
thâm hụt của một số nước khác, dẫn đến việc các nước nghèo phải đi xin
viện trợ, vay vốn… của các nước giàu, nước phát triển.
_ Do quá trình toàn cầu hóa, đô thị hóa.
_ Những chính sách của chính phủ khác nhau giữa các nước:
luật pháp, sự cưỡng chế, tòa án, cơ sở hạ tầng cơ bản, một chính phủ đủ khả
năng thu thuế và sự tôn trọng của người dân đối với những hình thức này.
_ Do sự biến đổi khí hậu(hạn hán, bão, lũ lụt….).
_ Ảnh hưởng của chiến tranh.
_ Khác nhau về thu nhập, mức sống.
Do điều kiện tự nhiên:người dân sống ở nhũng vùng lãnh thổ có
điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ có thu nhập và mức sống cao hơn những

người ở khu vực có điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
3. Biểu hiện
Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, càng ngày khoảng cách giữa
các nước phát triển và kém phát triển ngày cáng tăng. Nếu năm 1980,
15
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
khoảng cách này được xác định theo tỉ lệ 3:1, thì tới năm 1913, nó đã tới
11:1, năm 2002 là 75:1.

Người nghèo đang cố gắng làm mọi cách để trang trải cuộc sống(nguồn:wikipedia.org).
_ Hiện nay các nước phát triển đang nắm 3/4 sức sản xuất của
toàn thế giới.
_ Theo số liệu của ngân hàng thế giới (WB) ở thời điểm đầu
năm 2008 tổng GDP của 41 quốc gia trong bảng xếp hạng phồn vinh quốc tế
và đang phải è cổ nhất với gánh nặng nợ nước ngoài, còn ít hơn tổng gia sản
của 7 người giàu nhất thế giới.
_ Tại các nước giàu nhất thế giới hiện đang cư trú 1 tỉ người và
ở đó có tổng thu nhập kinh tế quốc dân chiếm 76% GDP toàn cầu, những
quốc gia có mức thu nhập trung bình (3 tỉ dân) chiếm 20,7% GDP toàn cầu
còn các nước nghèo (2.4 tỉ dân) chỉ giữ 3.3% GDP toàn cầu. Từ những con
số này có thể hình dung ra khoảng cách trong mức sống giữa các nước giàu
nhất và các nước nghèo nhất thế giới.
16
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
Đây là hình ảnh của một người dân nghèo dang cố gắng thử vận may để tìm kiếm hay lượm lặt
được chút gì đó từ những bãi thải sinh hoạt và một góc của một khu nhà ổ chuột tại
MumBay_Ấn Độ . (nguồn:wikipedia.org).
3. Tác động đến nền kinh tế
Tác động của sự phân biệt giàu_nghèo có 2 mặt: tích cực và
tiêu cực

_Về mặt tích cực:
Phân hóa giàu nghèo đã góp phần khơi dậy tính năng
động sáng tạo trong xã hội con người ở nhiều nhóm xã hội, kích thích
chính bản thân họ tìm kiếm cơ hội và vận may để vượt lên thoát khỏi cảnh
“đói nghèo”. Tạo nên một môi trường cạnh tranh quyết liệt, qua đó góp
phần sàng lọc và tuyển chọn những người có tài, những thành viên vượt
trội. Tạo động lực cho sự phát triển của mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực
trong địa phương , trong đời sống – xã hội và thông qua đó kích thích quá
trình vận động và phát triển của xã hội.
Một ví dụ nhỏ cho việc phấn đấu vượt khó này là anh Phạm Mai
Hùng _ đội trưởng đội bốc xếp 18 Công ty xếp dỡ Khánh Hội (Cảng Sài Gòn).
Đi thanh niên xung phong về, anh vào cảng làm việc với trình độ chưa hết lớp
11. Năm 1998, lớp học phổ cập trung học được mở ngay tại cảng, anh là một
trong những học viên đầu tiên của lớp học ấy.
Thấm thoát là đến ngày anh tốt nghiệp THPT. Làm bốc xếp như
anh ai cũng bảo vậy là “đủ xài”, nhưng “đường học còn dài chẳng lẽ mình
dừng”_ anh nhủ thầm. Thế rồi anh quyết định đăng ký thi đại học tại chức vào
Trường ĐH Hàng hải (cũ), nay là Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM. Và
hiện giờ ngoài chức đội trưởng đội bốc xếp anh còn là sinh viên năm 3 khoa
Kinh tế biển Trường ĐH Giao thông vận tải. Giờ làm việc ca kíp, tàu về vô
chừng, không có giờ giấc nhưng tối nào anh Hùng cũng đến lớp. Nhiều khi
vội anh mặc luôn bộ bảo hộ vào lớp học, buông cuốn vở ra anh lại chạy
nhanh về cảng tiếp tục vác những bao hàng to kềnh. Anh bảo: “Cả đội có
mình tôi theo học, nhờ anh em trong đội choàng gánh cho nhau, tôi mới có cơ
hội đến lớp đều đặn”.
Trong kho làm việc anh dành một góc để sách vở, và giờ nghỉ
mọi người có thể chợp mắt lấy sức, riêng anh tranh thủ đọc sách chuẩn bị
17
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
cho buổi tối đến giảng đường nghe mới “lọt”. Lật quyển sách bài toán đầy

những dấu hỏi khoanh vào, anh nói: “Chuẩn bị chạy lên nhà thầy ở tận Thanh
Đa để hỏi bài. Lâu lâu mới tranh thủ được nên phải hỏi thật nhiều”.
Các giảng viên của trường gần như “nhẵn mặt” với anh SV tên
Hùng bởi lẽ anh là người hay thắc mắc và thường “làm phiền” họ vào những
giờ trưa, “vì mình không còn thời gian nào được nghỉ”_ anh nói. Khi hiểu
được hoàn cảnh của anh, các giảng viên đã luôn giúp đỡ và vận động anh
theo đuổi việc học.
Nhiều đêm vật lộn bên những bài toán khó, ngẩng nhìn đồng hồ
đã gần 3 giờ ngày hôm sau. Vợ anh tỉnh dậy càu nhàu đòi “dẹp” chuyện học,
anh lại phải năn nỉ “hậu phương” ủng hộ. “Bà xã chỉ lo tôi kiệt sức thôi. Cô ấy
bảo tôi học ĐH rồi để làm bốc xếp có cần chăng. Tôi nghĩ mình học để lấy
kiến thức chứ bốc vác chỉ cần có sức khỏe là tốt rồi”_ anh nói vui.
Anh Phạm Mai Hùng _ đội bốc xếp Công ty xếp dỡ
Khánh Hội (Cảng Sài Gòn) _ Ảnh: K.A.
_Về mặt tiêu cực
+Thứ nhất, phân hoá giàu - nghèo gây ra tình trạng bất bình
đẳng trong xã hội, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng
lớn, như đã nói ở trên, người giàu càng lúc càng có cơ hội phát triển do có
vốn và kỹ thuật. Trong khi đó người nghèo rất ít có cơ hội tiếp cận và được
đảm bảo về các điều kiện sống cơ bản, tối thiểu, họ gần như không có khả
năng trang bị vốn và tư liệu sản xuất nên ngày càng lạc hậu về phương thức
sản xuất so với xã hội, họ càng ngày càng trượt sâu xuống đáy xã hội.
+Thứ hai, trong đạo đức và hành vi lối sống, ai cũng biết “Phi
thương bất phú, phi phú bất nhân”, muốn làm giàu là phải bất nhân. Một số
người để làm giàu đã thực hiện những hành vi bất pháp như hối lộ, làm hàng
nhái, hàng giả, kể cả buôn bán hàng cấm như ma tuý, vũ khí… chỉ để có tiền.
18
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
. Còn hững người nghèo thì họ cảm thấy không còn gì để mất vì vậy họ hành
động không như xã hội mong đợi là ăn cắp, trung gian trong những con

đường buôn lậu, vận chuyển ma tuý, bán dâm nhằm mục đích giàu lên
nhanh chóng, còn người khá giả, trung lưu dựa trên cơ sở sẵn có của mình
( của cải, vốn, mối quan hệ ) cùng nhau làm ăn phi pháp.
+Thứ ba: Ảnh hưởng của phân hóa giàu nghèo còn lệch lạc các
định hướng giá trị và chuẩn mực đạo đức, lối sống của xã hội nhất là đối với
thế hệ trẻ: gây tình trạng thiếu hụt văn hoá trong phát triển
4. Giải pháp
_ Cần giảm mức độ cách biệt của người dân, tăng phạm vi lựa
chọn và khả năng tiếp cận với các nguồn lực hiện có, kiểm soát tốt hơn các
rủi ro, đảm bảo môi trường bền vững cũng như bảo đảm sự tham gia rộng rãi
hơn của dân chúng trong quá trình lập kế hoạch và ra quyết định.
_ Tập trung cao độ cho phát triển cơ sở hạ tầng_kĩ thuật, chủ
yếu làm dịu căng căng thẳng, bức xúc xã hội.
_ Nâng cao năng lực cho các nước kém phát triển để có thể
cạnh tranh thắng lợi, hoặc chí ít, giúp người lao động không bị thua thiệt trong
quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa.
_ Tăng cường điều kiện tiếp cận cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội
cho người, phát triển giáo dục cho những quốc gia có nguy cơ đói nghèo cao.
_ Chủ động, tích cực vận động nhiều nguồn vốn, nhất là các
nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ để hổ trợ giải quyết sự phân hóa
giàu_nghèo như hiện nay.
_ Giải quyết vấn đề chính sách thuế: Có vai trò quan trọng trong
việc điều tiết, phân phôi thu nhập giữa các tầng lớp nhân dân trong xã hội.
_ Các tổ chức quốc tế, các quốc gia cần giải quyết tốt vấn đề an
ninh xã hội và thực hiện tốt chính sách phúc lợi xã hội: Bởi lẽ đây là 2 chiến
lược quan trọng, là cái lưới an toàn để đảm bảo cuộc sống, cho những quốc
gia nói chung và người có hoàn cảnh không mai nói riêng.
_ Một phần quan trọng trong cuộc đấu tranh chống nghèo đói là
tạo cơ hội cho phụ nữ có nhiều vị trí trong xã hội, vì đói nghèo tác động tới
phụ nữ và trẻ em nhiều hơn nam giới. Phụ nữ có ít cơ hội lựa chọn hơn vì bị

hạn chế bởi bổn phận đối với xã hội và gia đình, bởi các giá trị và quan niệm
truyền thống về giới tính.
19
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
_Khuyến khích sự vượt trội làm giàu chính đáng, góp phần tạo
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, và đặc biệc là phải chống tham nhũng.
Bên cạnh đó phải hoàn thiện hệ thống pháp lí và thể chế, nghiêm khắc trừng
trị nhũng hành vi làm giàu phi pháp, nhất là nạn tham nhũng.
_Tuy nhiên hiện nay do việc phân hóa giàu nghèo và sự tác
động của nó, đã làm cho nhiều quốc gia phải lâm vào cảnh nợ nặng to lớn
không có khả năng chi trả. Vì vậy hạn chế rất nhiều đến việc phát triển kinh
tế_xã hội ở các quốc gia này, nên yêu cầu đặt ra là đòi hỏi các tổ chức quốc
tế, các siêu cường quốc chủ nợ xóa bỏ nợ vay các quốc gia trên và tăng
cuờng viện trợ vốn hỗ trợ không hoàn lại thông qua các mối quan hệ.
Riêng đối với chính phủ Việt Nam có các giải pháp sau:
_Về vấn đề hộ nghèo, người nghèo, chính phủ đã thực hiện các
chính sách hỗ trợ việc làm, cho vay vốn và đã đạt được những bước tiến
đáng kể của việc giảm các hộ nghèo trong nước. Năm 2010, giảm tỷ lệ hộ
nghèo xuống dưới 30% và tăng thu nhập lên 3,5 triệu đồng/hộ/năm góp phần
tạo nên diện mạo mới về kinh tế _ xã hội vùng dân tộc thiểu số.
_Bên cạnh đó là các chính sách xuất khẩu lao động, tạo điều
kiện cho người lao động tăng thu nhập, vừa bảo đảm cho việc tăng tổng sản
lượng quốc gia.
20
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
1.khái niệm
_Thông tin thị trường lệch lạc là một trong những tồn tại lớn
nhất của thị trường cạnh tranh. Người tung tin đồn sẽ khiến cho thị trường
suy chuyển và có những hoạt động giao dịch mang tính thao túng thị trường
sau đó. Các tin đồn chủ yếu xuất phát từ các cá nhân, cơ quan báo chí…

Đánh vào yếu tố tâm lý và việc tiếp cận thông tin của người dân không đúng
đắn tạo ra những quan điểm sai lầm về thị trường. Từ việc ai cũng muốn có
lợi nên xảy ra những hành động tuy nhỏ nhưng xâu chuỗi lại thì sẽ có tác
động ảnh hưởng đến nguồn cung hoặc cầu tạo nên những cơn sốt ảo trong
thị trường. Hiện tượng đầu cơ là một trong những biến tướng phát triển sau
thông tin sai lạch nhằm trục lợi cho cá nhân, doanh nghiệp.
_Như bài học sốt gạo năm 2008 là một ví dụ điển hình cho việc
thông tin sai lệch gây ra biến động lớn cho xã hội: trong khi Chính phủ chỉ chủ
trương là tạm dừng xuất khẩu gạo thì một số báo lại đưa tin là “cấm” xuất
khẩu gạo, thậm chí còn có thông tin là thiếu gạo nên đã gây hiểu nhầm không
chỉ cho người dân trong nước (lo thiếu gạo) mà cả nước ngoài (họ quy Việt
Nam thiếu trách nhiệm vì trong khi thế giới đang thiếu gạo thì Việt Nam lại
cấm xuất khẩu gạo). Dân ùn ùn đổ nhau tìm mua gạo, các tiểu thương thì
găm hàng khiến cho tình trạng thêm hỗn loạn. Tình trạng trên chỉ chấm dứt
khi có 2 tổng công ty lương thực lớn tham gia vào việc ngăn chặn, tung gạo
ra thị trường nhằm bình ổn lòng tin của người dân.
2.nguyên nhân:
_ Do suy thoái đạo đức: nếu doanh nghiệp công bố đúng mức
độ nguy hiểm của công việc hay công bố cho người tiêu dùng có được đầy
đủ về độ nguy hai của sản phẩm thì mức lợi nhuận của danh nghiệp sẽ giảm
nên đa phần doanh nghệp thường ít cung cấp thông tin đầy đủ cho khách
hàng.
_Hơn nũa chi phí cho việc kiểm tra thu thập thông tin là rất lớn
và vì doanh nghiệp cũng cố tình che giấu khuyết điểm của chính sản phẩm
của họ nên việc thu thập thông tin về sản phẩm là rất khó khăn.
21
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
_Khi kinh doanh thì mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là tối
đa hóa lợi nhuận, nhiều cá nhân tổ chức trong xã hội bất chấp mọi hành vi,
mọi thủ đoạn, kể cả những hành vi bất hợp pháp.

_Do người tiêu dùng thiếu thông tin trầm trọng về sản phẩm.
hầu hết người tiêu dùng không biết phân biệt hàn thật hàng giả nên góp phần
tạo điều kiện cho các hành vi này phát triển.
3.Biểu hiện
Trong tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội tiêu biểu thị
trường vốn, chứng khoán, bất động sản,… hoạt động chủ yếu qua những tay
trung gian, môi giới là mảnh đất béo bở để trục lợi cá nhân qua những tin
đồn. Khối lượng giao dịch của thị trường này là rất lớn nên diễn biến của nó
đc theo dõi sát sao. Nhũng nhiễu thông tin nhằm đánh lạc hướng dư luận
phát sinh rất nhiều, từ việc lớn đến nhỏ của côg ty hay chính sách của chính
phủ. Rất khó để giải quyết những thôg tin này vì không tìm ra được xuất phát
của thông tin đó, nó đến từ cá nhân, tổ chức hay chính nội bộ công ty. Ngoài
ra, một mặt tồn tại khác là những hiện tượng lường gạt, lừa đảo, sản xuất
hàng giả … trong thị trường cạnh tranh có tác động tiêu cực đến kinh tế xã
hội. Lừa đảo là hành vi làm ăn bất chính, vi phạm luật pháp, gây ảnh hưởng
cho nạn nhân. Nhỏ thì là bán sản phẩm không đúng chất lượng như giới
thiệu, bán giá cắt cổ. Lớn thì chiếm đoạt tài sản, chiếm đoạt có chủ ý, kế
hoạch từ trước gây tác hại cho người khác. Hành vi này chủ yếu đánh vào
lòng tham của đối tượng, muốn kiếm được nhiều lợi nhuận nhanh chóng, nên
không kiểm soát nổi nhận thức lý trí để rồi bị lừa. Ở đây chúng ta nên đề cập
đến vấn đề phổ biến trong giới sinh viên hiện nay, đó là việc tham gia vào các
mạng lưới bán hàng đa cấp. Hình thức kinh doanh đa cấp hiện nay đã bị biến
tướng để trở thành một mạng lưới lừa đảo có tổ chức lớn ở Việt Nam. Hàng
đa cấp bất chính được coi là một hình thức lừa đảo trong đó lợi nhuận không
thực sự được xuất phát từ giới thiêu sản phẩm mà từ việc tuyển mộ các
thành viên mới. Thuật ngữ "đa cấp" ám chỉ việc những người khởi xướng và
phát động hệ thống (nằm ở đỉnh tam giác_kim tự tháp) lợi dụng và bóc lột
những thành viên bên dưới (đáy tam giác). Bán hàng đa cấp là phương pháp
bán sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, người tiêu
dùng ở đây chính là những nhà phân phối & người thân của họ. Bán hàng đa

cấp có thể gây mất lòg tin của người thân xung quanh. Các sản phẩm được
22
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
phân phối theo mạng Kinh Doanh Đa Cấp đều được phù phép, “thần bí hóa”
hoặc “đa năng hóa” các tác dụng và tiện ích khác thường mà sản phẩm đem
lại cho người tiêu dùng, theo kiểu “có 1 nói 10”, nói quá lên các tác dụng “3
trong 1”, thậm chí rất khác nhau của sản phẩm. Đặc biệt nguy hiểm là hình
thức kinh doanh này dạy cho những người trong hệ thống một hình thức gỉa
tạo, xa hoa về bề ngoài để dễ dàng chiếm đc lòng tin của người khác. Đa
phần những người này là các sinh viên, những người chủ tương lai của đất
nước, kể cả sinh viên các trường đại học lớn nhưng không có kinh nghiệm,
cả tin nên bị các đối tượng này lợi dụng. Sau đó họ lại tiếp tay cho các đối
tượng này lôi kéo người khác vào công ty. Nếu tỉnh táo chúng ta sẽ dễ dàng
nhận ra đó là các màn kịch được tổ chức chi li nhằm chiêu dụ khác hàng. Các
hình thức này cần nhanh chóng được dẹp bỏ, chúng ta phải mất rất nhiều
con người, thời gian và công sức cho những màn kịch vô nghĩa và trái phái
luật như vậy.
Sản xuất tiền giả, hàng nhái cũng là một thực trạng hết sức
phức tạp trong xã hội hiện nay. Nó làm giảm giá trị của đồng tiền trog nước,
là một trong những nguyên nhân khiến cho ta mất uy tín nặng nề với các
nước khác. Hàng giả về thực phẩm, thuốc chữa bệnh gây tác động về sức
khỏe cho con người chính là suy thoái về đạo đức. Nó là 1 điểm khuyết lớn
trog thị trường cạnh tranh tồn tại qua nhiều thời kì.
4.Giải pháp cho thông tin thị trường lệch lạc
_Cần phải thống nhất về quá trình truyền tin, thông tin từ người
phát và người nghe phải đảm bảo 5W + H: What? (cái gì, vấn đề gì), Why?
(yêu cầu, quyền lợi, động cơ thúc đẩy), When? (khi nào, mức độ khẩn cấp và
quan trọng), Who? (đối tượng phát, đối tượng nhận, vị trí…), Where? (xuất
phát ở đâu, nói ở đâu), How? (phát như thế nào) và sử dụng nhiều phương
tiện truyền tin cùng một lúc.

_Mô tả công việc của mỗi người phải cụ thể, phải làm nổi bật lên
mối quan hệ trong công việc.
_Doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống thông tin liên lạc mở:
các phòng, các ban liên quan cần nói chuyện với nhau, cần điều chỉnh lợi –
hại, xem xét sự đối lập trong sự nhìn nhận các hoạt động cho phù hợp với
phương châm đã định; hướng đến việc vừa giữ sự hoà hợp, vừa triển khai
23
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
hoàn thành nhiệm vụ. Mọi thông tin phải được thông suốt, mọi ý kiến sáng tạo
phải đến được tai lãnh đạo.
_Cách tổ chức doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho dòng chảy
thông tin trong nội bộ doanh nghiệp, phải làm sao giảm bỏ bớt tầng lớp trung
gian. Bên cạnh sơ đồ tổ chức chính thức, doanh nghiệp cần phải xây dựng
một sơ đồ tổ chức phi chính thức. Nghĩa là ngoài mối quan hệ chính thức
được ghi trong điều lệ, doanh nghiệp cần phải xây dựng mối quan hệ hàng
ngày của những con người trong tổ chức đó.
_ Cần phải có hệ thống phân cấp và kiểm soát thông tin để đảm
bảo tính hiện thực và tránh việc quá tải thông tin.
_ Nâng cao sự hiểu biết và vốn kiến thức cho sinh viên hiện để
tránh được những thủ đoạn của các doanh nghiệp và công ty đang nhắm vào
những sinh viên “nhẹ dạ cả tin” để trục lợi cho chính họ.
_Thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng và phổ biến rộng rãi đến
người dân để người dân có thể tự kiểm tra so sánh.
_Áp dụng thật chặc chẽ những thể chế luật pháp nói về tính
chính xác trong quảng cáo và chê tài đối với những cá nhân tổ chức vi phạm.
_Xây dựng hệ thống cơ quan, tổ chức để làm nhiệm vụ kiểm tra
chất lượng sản phẩm và xử lí những cá nhân, tổ chức quy phạm.
_Tăng cường các biện pháp giáo dục ý thức, đạo đức cho tất cả
các tầng lớp trong xã hội. Cũng như tăng cường các biện pháp tuyên truyền
các luật. bộ luật mà nhà nước ban hành.

24
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công nghệ Tp.HCM
1.Khái niệm:
Thị trường độc quyền là cấu trúc thị trường của một ngành kinh
doanh mà trong đó chỉ có một người bán ( Doanh ngiệp, Cá nhân) duy nhất.
Độc quyền cung cấp một loại sản phẩm độc nhất (không có sản phẩm thay
thế gần gũi. Công ty duy nhất đó gọi là công ty độc quyền & sản lượng sản
phẩm nó chiếm toàn bộ sản phẩm của ngành kinh doanh. Ví dụ như những
ngành công nghiệp điện lực, cấp nước, thông tin liên lạc, giao thông công
cộng,… thường có cấu trúc thị trường độc quyền.
2.Nguyên nhân:
_Các qui định của chính phủ: khi chính phủ trao quyền sản xuất
và phân phối cho sản phẩm cho một doanh nghiệp duy nhất trên thị trường
và rơi vào những ngành không có sản phẩm thay thế như ngành điện của
Việt Nam hiện nay…
_Sỡ hữu nguồn nguyên liệu chủ yếu: ví dụ như các Quốc gia
xuất khẩu dầu mỏ OPEC, các quốc gia này chiếm 2/3 trữ lượng dầu của thế
giới nên các quốc gia này gần như có vị trí đứng đầu trên thị trường xuất
khẩu dầu mỏ.
_Quy mô và lịch sử phát triển của doanh nghiệp: khi một doanh
nghiệp sở hữu được nguồn vốn, doanh nghiệp có quá trình phát triển lâu dài
và đã chiếm được một thị phần tương đối lớn trong thị trường. thì những
doanh nghiệp này có sức cạnh tranh cao hơn những doanh nghiệp nhỏ,
những doanh nghiệp mới “bước chân” tham gia vào thị trường vì doanh
nghiệp lớn này đã chiếm được một thị phần lớn trong thị trường hơn nữa có
thể tung ra những chương trình khuyến mãi, các hình thức giảm gía sản
phẩm đến mức thấp nhất có thể khiến các doanh nghiệp nhỏ không thể cạnh
tranh đươc và buộc phải rời khỏi ngành. Ví dụ như 2 “Ông lớn” trong lĩnh vực
Viễn Thông là Viettel và Mobile Fone luôn tung ra nhiều chương trình khuyến
mãi lớn nhằm loại bỏ các nhà mạng nhỏ khác như: Vietnammobile, Sfone,

Beline,….
25

×