Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Trị tiêu chảy bằng chế phẩm vi sinh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.73 KB, 3 trang )

Trị tiêu chảy bằng chế
phẩm vi sinh

Tiêu chảy là bệnh lý rất phổ biến. Bệnh có thể cấp tính hoặc mạn tính
và do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân do nhiễm
khuẩn, virut, ký sinh trùng là hay gặp nhất. Vì vậy, bên cạnh điều trị
triệu chứng (mất nước, đau bụng, nôn…) việc điều trị nguyên nhân là
rất quan trọng.
Vào những ngày hè, bệnh nhân ngộ độc thức ăn dẫn đến tiêu chảy
phải nhập viện tăng đáng kể. Nguyên nhân thường là do thức ăn bị
nhiễm khuẩn. Các triệu chứng rất phong phú nhưng chủ yếu là
những triệu chứng của đường tiêu hóa, sớm nhất sau ăn là đau
bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng toàn nước, có khi phân
nhày lẫn máu.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp bệnh nhân ít có biểu hiện ở
đường tiêu hóa nhưng thể hiện ở mức độ nặng hơn như loạn nhịp
tim, co giật, liệt cơ khi nguyên nhân không phải là nhiễm khuẩn mà là
nhiễm các độc tố.
Dùng thuốc trị tiêu chảy thế nào?
Kháng sinh kháng vi khuẩn, kháng ký sinh trùng là những thuốc cơ
bản đã được biết đến từ lâu như trong các trường hợp điều trị lỵ
amip, lỵ trực trùng. Tuy nhiên không phải nhiễm khuẩn tiêu hóa do vi
sinh vật nào cũng có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh.
Khi bị tiêu chảy cấp chưa xác định được nguyên nhân, nên sử dụng
ngay thuốc có hoạt chất diosmectite có khả năng cố định các tác
nhân gây bệnh trong đường ruột nhờ sự hiện diện các điện tích trong
cấu trúc, có tác dụng gắn kết các tác nhân gây bệnh như vi trùng,
virut, độc tố, muối mật. Ngoài ra, thuốc còn có khả năng bao phủ hạn
chế xâm lấn của tác nhân gây bệnh. Dùng loại này có độ dung nạp
tốt, không hấp thu vào máu, không tác dụng phụ, không chống chỉ
định.


Khi đã xác định được nguyên nhân nếu do vi khuẩn, lỵ amip, lỵ trực
trùng dùng các loại kháng sinh đặc trị. Nếu tiêu chảy cấp do virut,
một số trường hợp tiêu chảy kéo dài do nấm hay một số vi khuẩn đặc
biệt có thể dùng một số chế phẩm sinh học (nguồn gốc vi sinh).

Vi khuẩn Lactobacillus acidophilus.
Thuốc trị tiêu chảy nguồn gốc vi sinh
Các vi khuẩn ái toan sống đông khô: Các vi khuẩn loại này tồn
tại trong đường ruột khoảng 15 ngày. Đây là các vi khuẩn không
gây bệnh thường có trong ruột. Các sản phẩm chuyển hóa của
các vi khuẩn này bao gồm các acid amin, acid lactic và các
enzym có tác dụng tăng cường sinh học (probiotics) giúp cho
các vi khuẩn lành thông thường của ruột phát triển nhanh
chóng để lập lại cân bằng sinh thái vi khuẩn tại ruột (intestinal fl
ora). Các sản phẩm này còn kích thích các vi khuẩn tại ruột tổng
hợp các vitamin nhóm B, vitamin K kích thích tăng cường sự tái
sinh của niêm mạc ruột đang bị tổn thương. Các sản phẩm này
thường có antibiophilus, antibio (chứa vi khuẩn lactobacillus,
acidophilus), bactisubtil (chứa vi khuẩn bacillus cerens),
lyobiphydus (chứa vi khuẩn bacillus biphidus).
Các vi khuẩn ái toan chết đông khô: gồm lacteol, lacteol fort
(chứa vi khuẩn lactobaccillus acidophilus) có tác dụng kìm
khuẩn nhờ các sản phẩm chuyển hóa của chúng như acid lactic
và các sản phẩm khác có hoạt tính tương tự kháng sinh kích
thích miễn dịch không đặc hiệu tại dịch niêm mạc ruột để tăng
cường sản xuất kháng thể bài tiết IgA tại chỗ. Kích thích tăng
sinh các vi khuẩn lành tại ruột làm tăng sức đề kháng của niêm
mạc ruột và sản xuất các vitamin nhóm B. Bám dính vào các tế
bào niêm mạc ruột nên ức chế được tác dụng sinh bệnh của các
tác nhân gây tiêu chảy như các vi khuẩn gây bệnh, các virut

đường ruột và ngăn chặn sự xâm nhập của một số vi khuẩn
khác gây tổn thương tại niêm mạc ruột.
Sản phẩm đông khô từ nấm: Đại diện cho nhóm này có ultra –
levure (chứa nấm Saccharomyces boulardii) một loại nấm không
gây bệnh, sản xuất ra các sản phẩm có tính kháng khuẩn như
acid lactic, các enzym khác, các acid amin và các vitamin nhóm
B là những chất kìm hãm sự tăng sinh của nấm Candida
albicans và nhiều tác nhân gây tiêu chảy khác, đặc biệt là vi
khuẩn yếm khí clostridium difi cile và các vi khuẩn gây tiêu chảy
sau khi dùng kháng sinh liều cao kéo dài.

×