Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cấu trúc và thành phần hóa học của tiêu thể T ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.14 KB, 4 trang )

Cấu trúc và thành phần hóa học của tiêu thể
Tiêu thể được mô tả chính là tiêu thể sơ cấp. Nó là
một túi cầu nhỏ chỉ bao bởi
một lớp màng sinh chất nội bào. Thành phần hóa học
gần giống với màng tế bào về tỉ lệ
P/L nói chung, nhưng thành phần cholesterol chỉ
bằng một nữa so với màng tế bào. Đặc
biệt màng tiêu thể có một loại protein màng chuyên
để bơm cation H+ vào lòng tiêu thể
để giữ cho độ pH trong tiêu thể luôn ở 4,8 hoặc thấp
hơn (pH bào tương là 7 đến 7,3).
Lòng tiêu thể chứa các
enzyme tiêu hóa gọi là enzyme thủy
phân axit. Gọi là axit và chúng làm
việc trong điều kiện pH axit (=5). Các
enzyme đó có thể quy về các nhóm
chính sau đây:
- Protease để thủy phân protein
- Lipase để thủy phân lipid
- glucozidase để thủy phân
glucid
- Nucleaza để thủy phân axit
nucleic
Và một số nhóm khác : phosphatase, phospholipase,
và sulphatase
Sự có mặt của các enzyme trên đây chứng tỏ tiêu thể
có khả năng tiêu hóa mọi
chất hữu cơ của tế bào. Sự tiêu hóa xong sẽ cho lại
các đường đơn, các axit amin và các
nucelotit và với khả năng này dường như các enzyme
tiêu hóa lúc nào cũng sẵn sàng để


tiêu hủy cả tế bào. Thực vậy các enzyme thủy phân
có ích cho quá trình tiêu hóa bao
nhiêu thì nguy hiểm cho tế bào bấy nhiêu nếu chúng
được tự do. Màng tiêu thể đã gói
chúng lại nhưng cũng chính màng tiêu thể cũng là
màng sinh chất nhưng lại trụ được
không bị thủy phân kể cả khi enzyme đã chuyển từ
trạng thái bất hoạt sang trạng thái
hoạt động.
Màng tiêu thể có khả năng đặc biệt như thế nào để trụ
được cơ chế còn chưa biết
rõ đầy đủ.
Tính chất chỉ hoạt động trong pH axit tự nó cũng đã
hạn chế khả năng thủy phân
không đúng chỗ của nó khi do một nguyên nhân nào
đó, màng tiêu thể rách, enzyme bị
rơi vãi ra bào tương, pH=7 của bào tương không cho
phép enzyme hoạt động. Người ta
đã tìm thấy trong bào tương nấm men và có lẽ của
các tế bào khác các protein có khả
năng liên kết và làm bất hoạt các protein thủy phân
khi bị thất thoát ra bào tương, tất
nhiên khi lượng đó không nhiều.
Tuy nhiên, khi bị tác nhân kích thích hàng loạt tiêu
thể bị vỡ cùng một lúc sẽ
gây nên sự tiêu bào.
Cũng có sự tiêu bào sinh

×