Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

MỨC ĐỘ TIỂU MÁU VỚI VỊ TRÍ, HÌNH THỂ VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA SỎI THẬN pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.81 KB, 17 trang )

MỨC ĐỘ TIỂU MÁU VỚI VỊ TRÍ, HÌNH THỂ VÀ THÀNH
PHẦN HÓA HỌC CỦA SỎI THẬN

TÓM TẮT
Đặt Vấn đề: Các nhà khoa học đã tìm thấy sỏi niệu cách nay 7.000
năm trên một người Ai cập cổ. Một trong những triệu chứng hay gặp của sỏi
thận là tiểu máu.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu.
Kết quả: Khảo sát 353 trường hợp sỏi thận sau khi tập thể dục, chúng
tôi ghi nhận mức độ tiểu máu liên quan đến vị trí (sỏi nằm ở bể thận cho kết
quả dương tính cao hơn sỏi nằm ở đài thận hoặc đài-bể thận), hình thể (sỏi
có hình dạng bên ngoài sần sùi, nham nhở và nằm ở bể thận thì cho kết quả
dương tính cao hơn sỏi có hình dạng tròn nhẵn hoặc kích thước quá lớn, nằm
khớp chặc với đài-bể thận).
Kết luận: Trong 4 nhóm sỏi thận, sỏi calci oxalat có kích thước nhỏ,
hình dạng bên ngoài sần sùi, nham nhở, đa số nằm ở bể thận, cho kết quả
dương tính cao nhất khi thực hiện NPCNĐ (90.74%). Ngược lại, sỏi acid
uric cho kết quả dương tính thấp nhất (47.36%).
ABSTRACT
Introduction: Scientists have found evidence of renal stones in a
7.000-year-old Egyptian mummy. One of the symptoms of renal stones is
hematuria.
Method: Rectrospective
Results: Observed 353 cases in renal stones after gymnastic exercises,
we noticed hematuria level related to position (stones appeared in renal
pelvis get higher positive result than in calyx or calyx and renal pelvis),
shape (rough stones in renal pelvis get higher positive result than plain or big
stones in calyx and renal pelvis).
Conclusion: In 4 groups of renal stones, calcium oxalate stones are
the small size, rough shape in renal pelvis get the highest positive result in
the test (90.74%), uric acid stones get the lowest positive result (47.36%).


Đại cương
- Một số nghiên cứu cho thấy sỏi thận nói riêng và sỏi niệu nói chung
chiếm tỉ lệ khá cao trong dân chúng, thay đổi từ 1-2%
(2,5,6)
.
- Triệu chứng hay gặp trên bệnh nhân sỏi thận là tiểu máu. Mức độ
tiểu máu ít hay nhiều, vi thể hay đại thể, xuất hiện sớm hay muộn một phần
phụ thuộc vào vị trí, hình dạng, kích thước và thành phần hóa học của sỏi
nằm ở thận
(2,5)
. Có người may mắn tiểu viên sỏi ra ngoài bằng đường tiểu tự
nhiên; Nhưng cũng có trường hợp sỏi bị kẹt lại và người bệnh tình cờ phát
hiện bệnh của mình qua triệu chứng tiểu máu sau một đợt lao động nặng hay
vận động gắng sức.
- Phát hiện sớm sỏi thận, nhất là các trường hợp sỏi còn nhỏ trên bệnh
nhân chưa gây các biến chứng ảnh hưởng đến chức năng thận sẽ giúp chúng
ta có thể chọn lựa phương pháp điều trị. Một trong các xét nghiệm dùng để
phát hiện sớm sỏi thận là nghiệm pháp cặn niệu động (NPCNĐ). Để đánh
giá độ nhạy của NPCNĐ chúng tôi khảo sát một số đặc tính của sỏi có thể
ảnh hưởng lên mức độ dương tinh của nghiệm pháp.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Là những người có sỏi thận, trước khi mổ tham gia thực hiện NPCNĐ
(tập 3 động tác thể dục), sau mổ, mẫu sỏi được phân tích định tính thành
phần hóa học cũng như khảo sát một số đặc tính của sỏi như vị trí, hình
dạng, kích thước của thận. Thời gian: từ năm 2002-2006. Số lương n = 353
trường hợp (TH).
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Các bước tiến hành

Liên hệ với phẫu thuật viên (hoặc bệnh nhân) để nhận mẫu sỏi. Xác
định một số đặc tính của sỏi như vị trí sỏi, hình dạng, kích thước, thành phần
hóa học
Trong xác định thành phần hóa học. Do điều kiện phòng thí nghiệm
của bộ môn còn hạn chế về trang thiết bị nên trong nghiên cứu này chúng tôi
chỉ chọn phương pháp hóa học.
Kỹ thuật xét nghiệm: dựa vào quyển kỹ thuật Y Sinh
(8)
.
Kết quả nghiên cứu
Liên quan đến vị trí và số lượng sỏi thận
Bảng 3.1. Vị trí và số lượng sỏi thận
Số lượng vi
ên
sỏi trên th
ận bệnh
nhân
Vị trí sỏi thận
1
viên
Nhiề
u viên
Phải Trái 2 bên
Tái
phát
sau
mổ
22
8
125

(35.42%)
146
(41.35
134
(37.96
73
(20.67
24
(6.79
(64.58%
)
%) %) %) %)
Liên quan đến hình dạng, kích thước và thành phần hóa học
Sau đây là bảng tóm tắt thành phần hóa học của 4 nhóm sỏi:
Bảng 3.2. Tóm tắt tỉ lệ % và mật độ của 4 nhóm sỏi thận
N
hóm

a học
Số
TH

tỉ lệ %
A
.uric
O
xalat
C
alci
Pho

sphat
A
moni
Car
bonat
I
19

(5.
38%)
+
++



II

10
8
(30.59%)


+
++
+
+

II
I
11

9
(33.71%)


+
++
+
+
++
I
V
10
7
(30.31%)

+

+
+
+
+
+++

+
++
++

Nhận xét sỏi nhóm I: sỏi acid uric
Sỏi acid uric phần lớn có một viên trên bệnh nhân (11/19 TH = 57,89%)
nhưng cũng có thể gặp hai hay nhiều viên (8/19 TH = 42.11%). Hình dạng bên

ngoài của sỏi, đa số sỏi có hình tròn nhẵn như viên bi, quả trứng thằn lằn hoặc
trứng chim sẻ (15/19 TH = 78,94%) nhưng cũng có thể thấy sỏi có nhiều góc
cạnh như hình tam giác, lục giác (4/19 TH = 21,06%). Quan sát bên trong sỏi
qua mặt cắt ngang cho thấy sỏi cấu tạo rắn chắc, phát triển ly tâm, gồm nhiều
lớp, mỗi lớp màu sắc có thể giống nhau hoặc khác nhau nhưng thành phần hóa
học giữa các lớp thì không thay đổi. Sỏi thường có màu xám hoặc xám nâu. Sỏi
có kích thước nhỏ (3 x 4 x 4,5mm, gặp 14/19 TH = 73,68%), cân nặng từ 2 5
g. Sỏi thường nằm ở bể thận (12/19 TH = 63,16%), gặp ở mọi đối tượng và mọi
lứa tuổi của bệnh nhân. Vì sỏi nhẵn nên tỉ lệ dương tính trong NPCNĐ trên
nhóm bệnh nhân này thấp (9/19 TH = 47,36%).
Sỏi nhóm II: Calci Oxalat
Sỏi calci oxalat đa số chỉ gặp một viên trên bệnh nhân (82/108 TH =
75.93%) nhưng cũng có thể gặp hai hay nhiều viên (26/108 TH = 24.07%).
Hình dạng bên ngoài của sỏi sần sùi giống như quả dâu, quả ké đầu ngựa
hoặc quả chôm chôm đẹt (87/108 TH = 80.56%), có một số trường hợp sỏi
cấu tạo thành nhiều múi trông giống quả nhàu (11/108 TH = 10.19%) hoặc
hình tam giác của bể thận (10/108 TH = 9.26%); Quan sát viên sỏi qua mặt
cắt ngang có thể thấy cấu tạo gồm 2 lớp, lớp nhân và lớp ngoại vi, nhân sỏi
gồm một khối nhuyễn, mịn (86/108 TH = 79.62%), lớp ngoại vi rắn chắc
phủ bởi những tinh thể tương tự trứng cá hay hạt cát, mỗi lớp có độ dày
trung bình từ 1,0 2,5 mm. Màu sắc thường thấy nhất là màu vàng sáng hoặc
vàng nâu. Đa số sỏi có kích thước nhỏ (4 x 4 x 5 mm, 91/108 TH = 84.26%),
nằm ở bể thận (82/108 TH = 75.93%), vì nhỏ nên dễ chuyển động khi nằm ở
bể thận, trọng lượng của sỏi cân nặng từ 3 7g. Đối tượng hay gặp loại sỏi
này thường là cán bộ nhân viên làm việc ở văn phòng, bộ phận hành chánh
(48/108 TH = 44.44%). Tỉ lệ dương tính trong nhóm sỏi này rất cao (98/108
TH = 90.74%) khi bệnh nhân thực hiện NPCNĐ.
Sỏi nhóm III: Calci Oxalat và Phosphat
Sỏi hỗn hợp calci oxalat và phosphat đa số gặp một viên trên bệnh
nhân (86/119 TH = 72.26%), nhưng cũng có thể gặp hai viên hoặc nhiều

viên trên một thận hay cả hai thận (33/119 TH = 27.74%). Hình dạng bên
ngoài của sỏi phần lớn là dạng hình tam giác (78/119 TH = 65.55%) nhưng
cũng có thể gặp hình bầu dục (20/119 TH = 16.80%) hoặc bán cành san hô
(21/119 TH = 17.65%). Quan sát cấu trúc bên trong qua mặt cắt ngang cho
thấy nhân sỏi có hai lớp, lớp trong mịn, nhuyễn (102/119 TH = 85.71%).
Nhưng cũng có thể gặp một số trường hợp nhân sỏi xốp, nhiều ngóc ngách
như tổ ong (17/119 TH = 14.29%). Lớp ngoài rắn chắc, cấu tạo thành nhiều
múi (như múi vỏ mít) (98/119 TH = 82.35%), đôi khi sỏi có khuynh hướng
phát triển ly tâm, hướng ra các cực của đài thận (21/119 TH = 17.65%). Màu
sắc của viên sỏi thường là xám nâu hoặc vàng nâu. Loại sỏi này đa số có
kích thước trung bình (8 x 10 x 12 mm) (95/119 TH = 79.83%), nằm ở bể
thận (88/119 TH = 73.95%), cân nặng thay đổi từ 5 20g. Đối tượng hay gặp
loại sỏi này là công nhân viên chức làm việc ở văn phòng (40/119 TH =
33.61%). Tuy nhiên những người làm các ngành nghề khác cũng có thể gặp.
Tỉ lệ dương tính trong nhóm sỏi này khá cao (106/119 TH = 89.07%)
Sỏi nhóm IV: Struvit
Sỏi struvit có thể gặp một viên trên bệnh nhân (49/107 TH = 45.79%)
hay nhiều viên (58/107 TH = 54.21%), có thể một thận (61/107 TH =
57.01%) hay hai thận cùng một lúc (46/107 TH = 42.99%). Sỏi thường có
hình dạng bán cành san hô (58/107 = 54.20%) hay cành san hô (49/107 =
45.80%), thường sỏi nằm ở bể thận rồi phát triển ra dần và có thể lấp đầy cả
bể thận và sau đó cho ra các nhánh, lấp đầy các đài thận lớn và nhỏ để tạo
thành cành san hô. Sỏi nằm ở bể thận chiếm 54.20% (58/107 TH). Vì sỏi gắn
khớp với đài-bể thận, tạo nên một khối rắn chắc, không di động nên tỉ lệ
dương tính thấp so với sỏi loại calci oxalat, calci oxalat và phosphat khi thực
hiện NPCNĐ (76/107 TH = 71.03).
Quan sát cấu trúc của sỏi qua mặt cắt ngang có thể thấy nhân sỏi xốp,
nhiều ngóc ngách giống như tổ ong (24/107 TH = 22.42%), đôi khi nhân sỏi
là một ổ rỗng, bên trong có chứa dịch nhầy lẫn tổ chức hoại tử (6/107 TH =
5.61%), cũng có thể gặp nhân sỏi là một điểm (57/107 TH = 53.27%) hoặc

khối nhuyễn mịn (20/107 TH = 18.69%), các lớp ngoài của sỏi san hô
thường phát triển ly tâm. Trong 6 TH có nhân sỏi là dịch nhầy, chúng tôi gởi
tất cả mẫu đến khoa Giải phẫu bệnh và khoa Vi sinh, bệnh viện Chợ Rẫy
nhờ phân tích kết quả, phiếu trả lời cho thấy dịch nhầy của các sỏi trên chứa
nhiều tế bào hoại tử và xác vi khuẩn. Màu sắc của sỏi thường là trắng ngà
hay xám nâu; Nếu sỏi to thì màu sắc rất đa dạng. Sỏi loại này có kích thước
trung bình hoặc to, có trường hợp kích thước lớn tới 30 x 70 x 90 mm, cân
nặng 100g. Đây là loại sỏi hay gặp ở nhóm bệnh nhân lao động bằng chân
tay, nhất là làm nông (37/107 TH = 34.58%). Nữ chiếm tỉ lệ khá cao (71/107
TH = 66.36%), nhất là phụ nữ lớn tuổi (³ 50) (49/71 TH = 69.01%).
Bàn luận
Vị trí và số lượng viên sỏi ảnh hưởng lên mức độ dương tính của
NPCNĐ
Tại thận có sỏi, thống kê cho thấy sỏi nằm gọn trong bể thận chiếm
68% (240/353 TH), trong đó sỏi loại calci oxalat chiếm 75.93% (82/108
TH), sỏi calci oxalat và phosphat chiếm 73.95% (88/119 TH), sỏi acid uric
chiếm 63.16% (12/19 TH), sỏi san hô và bán san hô chiếm 54.21% (58/107
TH).
Về số lượng, sỏi 1 viên chiếm 64.58%, nhiều viên chiếm 35.42%,
chúng tôi đã nhiều lần gặp và phân chất thành phần hóa học trên 30 viên sỏi
nằm rải rác khắp cả thận của một bệnh nhân. Sỏi thường chỉ khu trú ở một
bên thận (thận phải: 41.35%, thận trái: 37.96%) nhưng sỏi cả 2 bên thận
không phải là hiếm (20.67%).
Trong các trường hợp sỏi một viên trên bệnh nhân, chúng tôi nhận
thấy sỏi loại calci oxalat cho kết quả dương tính cao nhất khi thực hiện
NPCNĐ (89/108 TH = 90.74%), kế đến là sỏi calci oxalat và phosphat
(106/119 TH = 89.07%).
Sở dĩ sỏi một viên loại calci oxalat cho kết quả dương tính cao hơn bất
kỳ loại sỏi nào khác, nhất là khi sỏi nằm ở bể thận là vì sỏi calci oxalat có
hình dạng bên ngoài sần sùi, nham nhở, hơn nữa sỏi có kích thước nhỏ nên

rất dễ di chuyển và cọ sát lên niêm mạc tế bào thận khi vận động mạnh hay
lao động gắng sức. Trong khi đó sỏi acid uric cũng chỉ có một viên, có kích
thước nhỏ tương tự sỏi calci oxalat nhưng vì hình dạng tròn nhẵn, trơn láng
nên khả năng gây cọ sát lên niêm mạc tế bào thận kém khi vận động mạnh.
Điều này có thể giải thích tại sao sỏi acid uric cho kết quả dương tính thấp
(47.36%) so với sỏi calci oxalat khi thực hiện NPCNĐ.
Tương tự như sỏi acid uric, sỏi một viên loại bán san hô hay san hô,
tuy nằm ở bể thận nhưng nhóm sỏi này cho kết quả dương tính thấp hơn sỏi
calci oxalat khi thực hiện NPCNĐ (71.03%). Đây là loại sỏi có kích thước
quá lớn, thường nằm khớp chặc với đài bể thận nên ít có khả năng di chuyển
khi vận động mạnh ngoại trừ trường hợp sỏi xâm lấn vào tổ chức thận, gây
tổn thương tổ chức thận làm tiểu máu đại thể và liên tục.
Theo nghiên cứu của một số tác giả:
Braach
(2)
: sỏi nhiều viên trên bệnh nhân chiếm 40%
Sỏi cả 2 thận: Higgins (14,9%); Young (17%); Braach (10%)
(2)
; Lê
Văn Cường
(4)
: tỉ lệ sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo
theo thứ tự là 60,5%; 25%; 9,9% và 4,6%.
Trần Ngọc Sinh
(7)
: tỉ lệ sỏi thận: 51.16%; sỏi niệu quản: 25.29%; sỏi
bàng quang: 17.88%, và cũng theo Trần Ngọc Sinh: trong 71 TH sỏi san hô,
thận phải chiếm 52.1% (37/71 TH), thận trái chiếm 32.4% (23/71 TH), 2
thận chiếm 15.5% (11/71 TH).
Ngô Gia Hy

(5)
: các tỷ lệ tương ứng là 40%; 28.27%; 26.31% và 5.43%
và ở bất cứ vị trí nào nam cũng bị nhiều hơn nữ.
Như vậy khi cùng một kích cỡ, nếu sỏi nằm ở bể thận cho kết quả
NPCNĐ (+) cao hơn sỏi nằm ở đài thận hoặc đài-bể thận. Sỏi một viên và
nhỏ ít gây tiểu máu đại thể hơn sỏi nhiều viên trong điều kiện sinh hoạt
bình thường nhưng sẽ dương tính cao khi thực hiện NPCNĐ so với các
loại sỏi lớn gắn chặc với đài-bể thận hoặc nằm sâu trong nhu mô thận, đài
thận. Điều này thấy rõ nhất ở sỏi calci oxalat, khi nó nằm ở bể thận.
Hình dạng, kích thước và thành phần hóa học của sỏi ảnh hưởng
lên mức độ dương tính của NPCNĐ
Về hình dạng, đa số sỏi calci oxalat có dạng hình quả dâu, quả ké đầu
ngựa hay quả chôm chôm đẹt (87/108 TH = 80.56%). Kích thước loại sỏi
này rất nhỏ (4´4´5mm; 91/108 TH = 84.26%). Lớp ngoài của sỏi sần sùi,
nham nhở do phủ bỡi một lớp tinh thể như hạt cát, các tinh thể này rất nhọn
và sắc bén nên khi va chạm vào bờ mặt niêm mạc của tế bào thận dễ gây trầy
sướt và tiểu máu khi bệnh nhân di chuyển nhiều hoặc vận động mạnh. Mặc
khác vì sỏi có kích thước nhỏ khi nằm ở bể thận thì dễ di động nên kết quả
dương tính rất cao khi thực hiện NPCNĐ, chiếm 90.74% (98/108 TH). Đây
là nhóm sỏi có tỉ lệ dương tính cao nhất trong 4 nhóm sỏi thận. Đối tượng
hay gặp ở loại sỏi này thường là cán bộ công chức làm việc trong văn phòng,
chiếm 44.44% (48/108 TH).
Sỏi hỗn hợp calci oxalat và phosphat thường có dạng hình tam giác
của bể thận, so với sỏi calci oxalat thì loại sỏi này có hình dạng bên ngoài ít
sần sùi và sắc bén hơn, có kích thước lớn hơn so với sỏi calci oxalat
(8x10x12mm so với 4´4´5mm) nên mức độ gây tiểu máu ít hơn so với nhóm
sỏi trên khi bệnh nhân vận động mạnh hay di chuyển nhiều. Tỉ lệ dương tính
trong NPCNĐ của nhóm sỏi này là 89.07%. Đối tượng hay gặp loại sỏi này
thường là công nhân viên chức làm việc ở văn phòng (40/119 TH = 33.61%)
nhưng các đối tượng khác cũng có thể thấy.

Sỏi struvit có hình dạng bán san hô hay san hô, đây là loại sỏi có kích
thước lớn nhất, có trường hợp kích thước sỏi lớn tới 30´70´90 mm. Tỉ lệ
dương tính trong NPCNĐ của nhóm sỏi này là 71.03% (76/107 TH), thấp
hơn nhóm sỏi calci. Điều này cũng được chứng minh trên thực tế là nhiều
bệnh nhân mang một viên sỏi khá lớn mà không hề hay biết, cho đến ngày
viên sỏi gây ra các biến chứng thì đã muộn. Đối tượng hay gặp loại sỏi này
thường là những người lao động bằng chân tay, trong đó nông dân chiếm
nhiều nhất (37/107 TH = 34.58%), nữ gặp nhiều hơn nam (71/107 TH =
66.36%), nhất là phụ nữ lớn tuổi (tuổi ³ 50, 49/71 TH = 69.01%). Sở dĩ đối
tượng trên bị sỏi san hô nhiều là vì họ ít có cơ hội tiếp cận với cơ sở y tế
ngay từ đầu để khám và điều trị bệnh. Mặc khác vì đời sống kinh tế khó
khăn nên họ thường bỏ mặc khi bệnh mới khởi phát, khi bệnh trở nên nặng,
sức khỏe không còn đủ khả năng chống đỡ được với bệnh tật nữa thì đã
muộn.
Sỏi acid uric có hình dạng tròn nhẵn, đại đa số sỏi có kích thước nhỏ
(3´4´4.5 mm, 14/19 TH = 73.68%), vì sỏi có hình dạng tròn nhẵn và nhỏ nên
dù nằm ở đâu trong thận (đài thận hay bể thận) đều hiếm khi gây đau và tiểu
máu khi vận động mạnh hay lao động nặng. Loại sỏi này thường phát hiện
khi bệnh nhân đột ngột vô niệu hay đến khám với một bệnh cảnh khác như
bệnh gout. Tỉ lệ dương tính trong NPCNĐ của nhóm sỏi này là 47.36%
(9/19 TH). Đây là nhóm sỏi gặp ở mọi đối tượng, đa số gặp ở người lớn tuổi.
So sánh với một số tác giả
Loại
sỏi
Tác
giả
Calc
i oxalat
Calc
i oxalat và

phosphat
Stru
vit
Aci
d uric
Cys
tin

Xuân
Trường
30.5
9%
33.7
1%
30.3
1%
5.3
8%
0%
Dươ
ng Mỹ
Trinh
(1)

89.3% 10.7%
Tho
mas
Lothar
(6)


35%
30 -
35%
20%
5 –
10%
2 –
3%
Drac
h George
W.
(2)

33% 34% 15% 8% 3%
Prien 30 - 30 – 15- 5 –
2%
(2)
35% 35% 20% 10%

Về thành phần hóa học, sỏi 1 viên thường thấy nhất là loại calci oxalat
(82/228 TH = 35.96%). Ngược lại sỏi nhiều viên trên bệnh nhân hay gặp là
nhóm sỏi bán san hô và san hô, đối tượng hay gặp là những người làm nông
(37/107 TH = 34.58%), đa số là phụ nữ (71/107 TH = 66.36%), nhất là phụ
nữ ở lứa tuổi ³ 50 (49/71 TH = 69.01%). Những người này ít có cơ hội tiếp
cận với các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe định kỳ, không ít trường hợp có
người biết mình bị sỏi nhưng vẫn để trong người đến 10, 20 năm. Đây là
khoảng thời gian khá dài, thích hợp để sỏi phát triển nhiều về số lượng và
lớn về kích thước. Loại sỏi này có kích thước trung bình và lớn, thường nằm
ở bể thận phát triển vào các đài thận, nhu mô thận tạo nên hình dạng bán san
hô (chiếm 54.20%) hay cành san hô (45.80%). Sỏi bám chặt với tổ chức

thận, khó hoặc không di chuyển khi vận động mạnh, khó gây tiểu máu khi
làm NPCNĐ (ngoại trừ thương tổn quá lớn gây tiểu máu đại thể). Thành
phần hóa học loại sỏi này đa số là hỗn hợp struvit và carbonat apatit.
Kết luận
Hình dạng, kích thước, và vị trí của viên sỏi nằm ở thận có ảnh hưởng
nhiều, ít khác nhau đến mức độ dương tính của NPCNĐ. Trên những người
có sỏi thận, nếu sỏi có kích thước nhỏ, hình dạng bên ngoài sần sùi, nham
nhở và nằm ở bể thận thì dễ cho kết quả dương tính cao hơn các sỏi có cùng
cỡ nhưng có hình dạng tròn nhẵn hay kích thước quá lớn, nằm khớp chặc với
đài bể thận khi thực hiện NPCNĐ. Điển hình là sỏi calci oxalat, đây là sỏi có
kích thước nhỏ, hình dạng bên ngoài sần sùi, nham nhở, đại đa số nằm ở bể
thận, cho kết quả dương tính cao nhất khi thực hiện NPCNĐ (90.74%), đây
là loại sỏi mà NPCNĐ dễ phát hiện nhất, phát hiện sớm nhất trong các loại
sỏi.

×