MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
* Mục tiêu, lý tưởng của Đoàn:
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của Thanh Niên Việt Nam do
Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn
bao gồm những thanh niên VN tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng và độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
* Ngày thành lập Đoàn:
26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối hội nghị TW Đảng lần thứ II (khóa I)
bàn về công tác thanh niên ).
* Chức năng của Đoàn:
Đoàn TNCS Hồ Chí minh là đội dự bị tin cây của Đảng CSVN, là lực lương xung
kích cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo bảo vệ
quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội TNTP HCM; là lực lượng
nòng cốt chính trị trong phong trào TN và trong các tổ chức TNVN.
Đoàn TNCS HCM là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt đọng trong khuôn khổ
Hiến pháp và pháp luật của nước CHXHCNVN. Đoàn phối hợp với các cơ quan nhà
nước; các đoàn thể và các tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo
dục đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham
gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội.
* Tên gọi của Đoàn và phong trào thanh niên qua các thời kỳ.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với mục tiêu, nhiệm vụ
cách mạng khác nhau. Đoàn đã mang những tên khác nhau nhằm thực hiện các nhiệm vụ
cách mạng của Đảng và dân tộc.
Từ 1931- 1936: Đoàn TN Cộng sản Đông Dương.
Từ 1936- 1939: Đoàn TN Dân chủ Đông dương.
Từ 1939- 1941: Đoàn TN Phản đế Đông dương.
Từ 1941- 1955: Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam.
Từ 1955- 1970: Đoàn TN Lao động Việt Nam.
Từ 1970- 1976: Đoàn TN Lao động Hồ chí Minh.
Từ 1976 đến nay: Đoàn TN CS HCM.
Những phong trào của Thanh niên thể hiện sự đóng góp tích cực hoạt động của
Đoàn cho sự nghiệp cách mạng qua các thời kỳ lịch sử.
- Từ năm 1956 – 1960: phong trào lao động kiến thiết tổ quốc.
- Từ năm 1960 – 1964: phong trào xung phong tình nguyện vượt mực kế hoạch
nhà nước 5 năm lần thứ nhất.
- Từ 1964 – 1975: Phong trào “Ba sẵn sàng” ở miền Bắc và “5 xung phong” ở
miền Nam trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
- Từ năm 1976 -1980: Các phong trào và chương trình như: Xây dựng các vùng
kinh tế mới, khôi phục kinh tế, cuộc vận động “3 mũi tiến công chống tiêu cực”…
Đại hội Đoàn Toàn quốc lần thứ IV chủ trương đẩy mạnh phong trào “3 xung kích làm
chủ tập thể” (đã có từ trước đó 1 thời gian).
- Tháng 5/1982, Hội nghị lần thứ IV BCH TW Đoàn đề ra 3 chương trình hành
động cách mạng về sản xuất lương thực, tiết kiệm, việc làm cho thanh niên.
1/1984 hội nghị lần thứ VII BCH TW Đoàn đề ra 5 chương trình hành động cách mạng
gồm: Xây dựng con người mới, xung kích đẩy mạnh sản xuất lương thực, tiết kiệm và
giải quyết việc làm, xung kích trên mặt trận quốc phòng- an ninh, xung kích trong cải tạo
xã hội chủ nghĩa và phân phối lưu thông.
- Năm 1987, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V chủ trương đẩy mạnh phong trào
“Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đồng thời thực hiện 4
chương trình hành động trên mặt trận kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và khoa học kĩ
thuật.
- Năm 1992 Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI chủ trương tiếp tục đẩy mạnh các
chương trình hành động. Đến hội nghị lần thứ II BCH TW Đoàn (khóa VI) đã phát động
trong toàn Đoàn phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước”.
- Năm 1997, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII chủ trương tiếp tục đẩy mạnh 2
phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” lên tầm cao mới.
- Năm 2002, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII phát động phong trào “Thi đua
tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
- Năm 2007, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX phát động phong trào “ 5 xung
kích phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “4 đồng hành với thanh niên lập
thân lập nghiệp”.
- Các phong trào thanh niên đều bắt đầu từ cuộc vận động của Đoàn hướng vào
việc thực hiện mục tiêu cách mạng và giải đáp các nhu cầu phát triển của thanh niên
trong mỗi thời kỳ lịch sử.
* Các kỳ đại hội toàn quốc của Đoàn:
- Đại hội I, khai mạc vào ngày 7/2/1950 tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên, có 400
đại biểu. Đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư BCH TW Đoàn.
- Đại hội II, khai mạc vào ngày 25/10/1956 tại Hà Nội, có 479 đại biểu. Đồng chí
Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH TW Đoàn.
- Đại hội III, khai mạc vào ngày 23/3/1961 tại Hà Nội, có 677 đại biểu. Đồng chí
Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH TW Đoàn.Sau đó đ/c Vũ Quang được
bầu làm bí thư thứ nhất thay đ/c Nguyễn Lam đã chuyển công tác.
- Đại hội IV, khai mạc vào ngày 20/11/1980 tại Hà Nội, có 623 đại biểu. Đồng chí
Đặng Quốc Bảo được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH TW Đoàn.Sau đó đ/c Vũ Mão được
bầu làm bí thư thứ nhất thay đ/c Đặng Quốc Bảo đã chuyển công tác.
- Đại hội V, khai mạc vào ngày 27/11/1987 tại Hà Nội, có 750 đại biểu. Đồng chí
Hà Quang Dự được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH TW Đoàn.
- Đại hội VI, khai mạc vào ngày 15/10/1992 tại Hà Nội, có 797 đại biểu. Đồng chí
Hồ Đức Việt được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH TW Đoàn.
- Đại hội VII, khai mạc vào ngày 26/11/1997 tại Hà Nội, có 899 đại biểu. Đồng
chí Vũ Trọng Kim được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH TW Đoàn.
- Đại hội VIII, khai mạc vào ngày 8/12/2002 tại Hà Nội, có 898 đại biểu. Đồng chí
Hoàng Bình Quân được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH TW Đoàn.Sau đó đ/c Đào Ngọc
Dung được bầu làm bí thư thứ nhất thay đ/c Hoàng bình quân đã chuyển công tác.
+ Tại hội nghị BCH TW Đoàn lần thứ XI (khóa VIII), đ/c Võ Văn Thưởng- bí thư
thường trực được bầu làm bí thư thứ nhất BCH TW đoàn thay đ/c Đào Ngọc Dung
chuyển công tác.
- Đại hội IX, khai mạc vào ngày 17/12/2007 tại Hà Nội, có 1033 đại biểu. Đồng
chí Võ Văn Thưởng được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH TW Đoàn.
* Những truyền thống của Đoàn:
- Truyền thống yêu nước nồng nàn, trung thành tuyệt đối với Đảng, với nhân dân,
kiên quyết phấn đấu vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Truyền thống của một đội quân xung kích cách mạng, dám đón lấy những nhiệm
uvj nặng nề, dám đi đến những nơi khó khăn gian khổ. suy nghĩ sáng tạo, thực hiện lời
khuyên của Bác Hồ “ Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm”.
- Truyền thống đoàn kết, gắn bó trong thanh niên, trong nhân dân, thương yêu giúp
đỡ nhau trong hoạn nạn. Đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
- Truyền thống ham học hỏi, ham hiểu biết, tự mình nâng cao trình độ học vấn,
chính trị và năng lực chuyên môn. Say mê sáng tạo trong hoạt động thực tiễn và phong
trào thanh niên, để cống hiến nhiều cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
NHỮNG LỜI BÁC DẠY THANH NIÊN
* Vị trí của thanh niên:
“Một năm khởi đầu từ xuân
một đời khởi đầu từ tuổi trẻ
Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”
(Thư gửi thanh niên tháng 1/1946)
* Lời khuyên thanh niên:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”.
(tháng 9/1950).
Nội dung này đặt ra yêu cầu đối với thanh niên là bất cứ công việc gì, dù khó khăn
đến đâu, nếu có quyết tâm cao, có ý chí vượt qua thử thách thì đều có thể làm được. Đã
là thanh niên thì phải bền lòng gắng sức trong mọi nhiệm vụ được giao. Bốn câu thơ của
Bác vừa là phương châm tu dưỡng, rèn luyện, vừa là định hướng tư tưởng cho hành động
đối với tuổi trẻ nước ta trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh.
*Sứ mệnh lịch sử của thanh niên:
Trong mọi công việc, thanh niên phải thi đua thực hiện khẩu hiệu: “ Đâu Đảng cần
thanh niên có, việc gì khó, thanh niên làm”.
“ Vì thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là
người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai - tức là các cháu nhi đồng”.
“ Vì thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn
hóa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
“ Vì thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ, đang
hăng hái giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ Tổ quốc”.
* Xứng đáng với huy hiệu Đoàn:
Huy hiệu của thanh niên là “ Tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên”.
Ý nghĩa của nó: Thanh niên phải xung phong gương mẫu trong công tác, trong học
hỏi, trong tiến bộ, trong đạo đức cách mạng. Thanh niên phải trở thành một lực lượng to
lớn và vững chắc trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Đồng thời phải vui vẻ và
hoạt bát. Bác mong rằng mỗi một cháu và toàn thể các cháu nam, nữ thanh niên cố gắng
làm tròn nhiệm vụ, để cho xứng đáng với cái huy hiệu tươi đẹp và vẻ vang ấy”.
(tháng 4/1951).
* Năm điều Bác dạy thanh niên:
“ Một là, phải luôn luôn nâng cao chí khí cach mạng”, “Trung với nước, hiếu với
dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh
thắng”.Không sợ gian khổ, hi sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến
đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
Hai là, phải tin tưởng sâu sắc ở lực lượng và trí tuệ của tập thể, của nhân dân.
Tăng cường đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật. Kiên quyết
chống chủ nghĩa tự do.
Ba là, luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị. chống kiêu
căng tự mãn. Chống lãng phí xa hoa. Thực hiện tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh,
để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ mãi.
Bốn là, Ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa khao học, kỹ thuật và
quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân.
Năm là, luôn luôn chú ý dìu dắt giáo dục thanh niên và nhi đồng làm gương tốt về
mọi mặt cho đàn em noi theo.
(Thư gửi thanh niên 2/9/1965)
* Nhiệm vụ của đoàn viên:
1. Luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập lao động rèn
luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Gương mẫu chấp hành và vận động thanh niên, thiếu nhi thực hiện đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ
Đảng và chính quyền. Chấp hành điều lệ Đoàn và các nghị quyết của Đoàn; tích cực
tuyền truyền về tổ chức Đoàn trong thanh niên; sinh hoạt Đoàn và đóng Đoàn phí đúng
quy định.
3. Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội liên hiệp thanh niên
Việt Nam, hội Sinh viên Việt Nam, Đội TNTP Hồ Chí Minh; giúp đớ thanh niên và đội
viên trở thành Đoàn viên.
* Quyền của Đoàn viên:
1. Yêu cầu tổ chức Đoàn đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. được giúp
đỡ và tạo điều kiện để phấn đấu trưởng thành.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo cao cấp của Đoàn.
3. Được thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, biểu quyết, đề nghị và bảo lưu ý
liên của mình về công việc của Đoàn.