Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NHÂN GIỐNG CÀ CHUA potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.69 KB, 6 trang )

NHÂN GIỐNG CÀ CHUA
5.1. Nhân giống cà chua thuần
Khi triển khai nhân giống (để phát triển giống mới)
cần xác định số lượng hạt
giống cần thiết, mức độ thuần, độ sạch và các chỉ tiêu
chất lượng khác của hạt
giống.
Ở miền Bắc nước ta sản xuất hạt giống cà chua
thường được triển khai vào vụ
đông (vụ thuận lợi trong năm). Ruộng nhân giống cà
chua nên bố trí cách li khoảng
30 - 40cm trở lên và cần được đảm bảo tốt quy trình
kỹ thuật chăm sóc. Tiến hành
35
loại bỏ các cây không đạt tiêu chuẩn của giống vào
thời kì rộ hoa, rộ quả, gần thu
hoạch lứa quả đầu.
Một số quả đầu và lứa quả ngọn không dùng lấy hạt
làm giống. Khi quả đã
chuyển chín đỏ, hoặc chín một nửa là có thể thu
hoạch để lấy hạt. Ở kho tiếp tục để
quả chín. Tiến hành bổ quả, vắt hạt, cho lên men từ 2
– 5 ngày (tuỳ nhiệt độ), đãi
hạt, rửa thật sạch. Sau đó hạt được phơi ở nắng nhẹ,
gió nhẹ, hoặc sấy. Hạt khô
được bảo quản đúng kỹ thuật.
5.2. Sản xuất hạt giống cà chua ưu thế lai
Các giống ưu thế lai F1 hay còn gọi là các giống lai
có ưu điểm mà các giống
thuần khó có thể đạt được. Ngày nay việc nghiên cứu
tạo ra các giống lai và công


nghệ sản xuất hạt lai F1 được thế giới rất quan tâm.
Để tạo giống ưu thế lai cần xây dựng tập đoàn các
giống, dòng, chúng được
nghiên cứu tốt về các đặc trưng, đặc tính. Việc đánh
giá các khả năng kết hợp chung
(g.c.a), kết hợp riêng (s.c.a) của các giống, dòng là
vấn đề rất quan trọng và cần
thiết trong việc tạo giống ưu thế lai. Để đánh giá các
khả năng kết hợp, ta thường áp
dụng các phương thức lai như dialen, lai đỉnh với
việc sử dụng bộ giống thử tốt. Từ
đó ta thiết lập các chương trình để thu các F1 từ các
tổ hợp lai (tập đoàn giống lai
F1) đánh giá, chọn lọc ra các tổ hợp có triển vọng và
chúng được đưa vào các thử
nghiệm khác nhau, từ đó chọn ra giống lai phục vụ
sản xuất theo các mục tiêu đề ra.
Đối với các giống lai F1, hàng năm cần phải liên tục
sản xuất hạt giống trên cơ
sở lai giữa bố mẹ. Vì thế công nghệ sản xuất hạt
giống lai F1 là vấn đề hết sức quan
trọng, nó quyết định quy mô sử dụng và hiệu quả
kinh tế của giống lai.
Chi phí lớn cho sản xuất hạt giống lai F1 là việc khử
đực và thụ phấn. Để giảm
nhẹ chi phí cho khử đực, có thể sử dụng các dòng mẹ
có các dạng bất dục đực khác
nhau. Ở cà chua đã phát hiện ra nhiều gen (lặn) ở
nhân gây bất dục hạt phấn như ms
- 32, ms - 35, 446 ms… Ngoài ra, đã phát hiện ra các

dạng bất dục đực có chức
năng có ý nghĩa ứng dụng như gen ps – bao phấn
không mở, các dạng có vòi nhụy
cái vươn cao hơn bao phấn… Tuy nhiên, khi sử dụng
các dạng bất dục đực nêu trên
thường gặp nhiều trở ngại như tính bất dục thường có
hiệu quả đa hiệu bất lợi, ảnh
hưởng lớn tới năng suất và khả năng thích ứng của
các con lai.
Vấn đề khử đực bằng tay (thủ công) vẫn là phương
thức khử đực chủ yếu trong
sản xuất hạt lai. Đặc điểm cấu trúc hoa cà chua không
gây nhiều khó khăn cho việc
thực hiện thao tác này. Hơn nữa từ một quả cà chua
lai có thể thu được nhiều hạt.
Nếu hạch toán kinh tế, việc sản xuất hạt lai cà chua
F1 với khử đực thủ công vẫn
đem lại hiệu quả tốt, và có thể sản xuất ra khối lượng
hạt giống F1 đủ lớn đáp ứng
cho nhu cầu sản xuất.
Ruộng sản xuất hạt lai F1 thường bố trí tỉ lệ 1 bố - 6
mẹ. Cây bố có thể trồng
mau hơn và thường trồng trước cây mẹ 6 - 7 ngày.
Các cây mẹ trồng ở luống theo
hàng đôi, luống có rãnh rộng để tiện cho việc thao tác
đi lai. Ở miền Bắc Việt Nam
sản xuất hạt lai cà chua F1 thường tiến hành vào vụ
đông (vụ thuận lợi trong năm).
Sau khi thụ phấn 4 - 5 ngày, bầu nhụy cái bắt đầu nở
phình ra, báo hiệu hoa lai

đậu quả. Khi quả chuyển chín đỏ có thể thu hoạch để
lấy hạt theo quy trình kỹ thuật.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×