Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phương pháp xử lý đột biến đối với cây bông pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.78 KB, 3 trang )

Phương pháp xử lý đột biến đối với cây bông
Các tác nhân đột biến có thể làm thay đổi nhiều đặc
tính quan trọng ở cây bông
như chiều cao cây, kích thước quả, độ lớn thân, cành,
tăng số quả/cây, tăng độ lông
phủ trên thân lá thay đổi tỉ lệ và chất lượng xơ…
Xử lí đột biến có thể với hạt khô, hạt ngậm no nước,
hạt đang nảy mầm, cây
đang ra hoa, phấn hoa, hợp tử. Nhưng tần số đột biến
cao nhất thu được khi xử lí
các giao tử chín và hợp tử.
Tác nhân gây đột biến sử dụng cho cây bông cũng
giống như với các cây trồng
khác. Về liều lượng xử lí phải tuỳ theo độ mẫn cảm
của từng loài, từng giống khác
nhau.
Với tia  Co60 liềul lượng xử lí trung bình là:
- Với hạt khô: 20 - 30 Krad
- Với hạt ngâm đủ no nước: 10 Krad
- Với hạt đang nảy mầm: 1 - 2 Krad
Với các tác nhân hoá học Viện nghiên cứu cây bông
Tashken đã xử lí có hiệu
quả như sau:
27
- Ethylenimin (El): 0,005% - 0,02%
- Nitrozomethyl urea (NMU): 0,05%
Ngâm hạt khô trong dung dịch đột biến 12 giờ, sau
đó rửa sạch trong dòng
nước chảy 10 - 12 giờ rồi đem gieo.
Hạt bông của các loài lưỡng bội ít mẫn cảm với các
tác nhân đột biến hơn so


với hạt tứ bội.
Những đột biến trội như chín sớm, độ lớn của quả,
hạt có thể bắt đầu từ M1,
còn nói chung quá trình chọn lọc đột biến bắt đầu từ
M2.
Vì đa số các tính trạng kinh tế của cây bông đều là
những tính trạng đa gen, do
đó các đột biến phải được đánh giá và chọn lọc kỹ
qua nhiều thế hệ cho đến khi có
kiểu hình thật ổn định. Chọn lọc đột biến với cây
bông thông thường được thực hiện
theo phương pháp phả hệ.

×