Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÂY BÔNG pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.26 KB, 7 trang )

NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÂY BÔNG
Cây bông thuộc bộ Gossypyeae, họ Malvaceae, chi
Gossypium (Hutchinson,
1947; Ximongulian, 1987;…).
Tổ tiên của bông là cây lâu năm, do quá trình phân li
tính trạng trong tự nhiên,
do sự thuần hoá của con người khi gieo trồng, một số
loài bông, đặc biệt các loài
bông trồng trọt, đã biến đổi thành cây hàng năm.
Gossypium có 5 loài bông trồng trọt, và trên 50 loài
bông dại. Trong 5 loài
trồng trọt có 4 loài phổ biến khắp các vùng trồng
bông là:
- Bông cỏ Châu Á (Gossypium arboreum L.) có xuất
xứ từ Châu Á. Một số
giống thuộc loài này hiện nay vẫn còn trồng ở các
vùng núi phía bắc nước ta.
- Bông cỏ Châu Phi (Gossypium herbaceum L.) có
nguồn gốc từ Châu Phi,
phân bố chủ yếu trên một số vùng khí hậu khắc
nghiệt của Châu Phi và một số vùng
Châu Á.
- Bông luồi (Gossypium hirsutum L.) có nguồn gốc
từ Trung Mỹ, chiếm
khoảng 90% diện tích trồng bông trên Thế giới.
- Bông Hải Đảo (Gossypium barbadense L.) có
nguồn gốc từ Nam Mỹ. Phân
bố chủ yếu ở một số nước Bắc Phi như Ai Cập,
Marôc…
Hai loài bông cỏ thích ứng tốt với các điều kiện khắc
nghiệt, đất nghèo dinh


dưỡng, chống chịu khá với các loài sâu bệnh, nhưng
năng suất thấp và phẩm chất xơ
xấu. Bông Hải Đảo năng suất cao hơn bông cỏ nhưng
vẫn vào loại thấp, chất lượng
xơ bông Hải Đảo rất tốt. Còn loài bông luồi năng suất
cao đồng thời chất lượng xơ
tốt, cũng chính vì vậy bông luồi phát triển rất nhanh,
chiếm phần lớn diện tích các
vùng trồng bông trên Thế giới. Di cư đến các vùng
địa lí và khí hậu khác nhau loài
bông luồi liên tục biến đổi trở nên rất đa dạng: bao
gồm các dạng hoang dại, bán
hoang dại, dạng trồng trọt, dạng thân gỗ cao lớn,
dạng thân bụi thấp cây, dạng lâu
năm và dạng hàng năm…
Hai loài bông cỏ có nguồn gốc từ Châu Á và Châu
Phi nên còn được gọi là
bông cực lục địa, còn 2 loài bông luồi và bông Hải
Đảo có nguồn gốc từ Châu Mỹ
nên được gọi là bông Tân lục địa.
Rất nhiều người đã nghiên cứu tìm xuất xứ của cây
bông và cũng có những ý
kiến khác nhau về vấn đề này. Tổ tiên cây bông
(dạng bông lâu năm) có thể tìm
thấy ở khắp nơi trên thế giới nhưng tập trung nhất là
ở Châu Mỹ, Châu Phi và Châu
Á.
Sơ đồ vị trí của bông luồi trong sơ đồ đơn giản về
phân loại cây bông
(Theo Mayer, 1954)

Gossypium
G.herbaceum L.
G.arboreum L.
G.hirsutum L.
G.barbadeuse L.
G.Tricussbidatum L.
Các loài hoang dại
ssp.mexicanum
(dạng dại)
ssp.punetatum
(cây lâu năm)
ssp.panicum
(dạng trồng, cây cao, vùng nhiệt đới)
ssp.euhirsutum
(dạng bông luồi trồng trọt hàng năm)
var.nervosum
var.microcarpum
var.taitense
23
F.M.Mayer cho rằng do diễn biến của các quá trình
địa chất, khí hậu thay đổi
dẫn đến hình thành 3 nhóm các loài bông theo nguồn
gốc địa lí: nhóm Á – Phi,
nhóm Châu Mỹ và nhóm Châu Úc. Về sau từ nhóm Á
– Phi hình thành nên nhóm
Châu Á (gồm vùng Nam Á và Đông Nam Á) và
nhóm Châu Phi (gồm vùng Châu
Phi và các nước Tây Nam Á). Nhóm Châu Mỹ phân
thành 2 nhóm các loài vùng
Trung Mỹ và Nam Mỹ. Con người đã sử dụng 1 số

loài Á – Phi và 1 số loài Châu
Mỹ vào sản xuất và phát triển lên vùng cận nhiệt đới
và ôn đới.
Sau khi phát hiện Châu Mỹ, cây bông được trao đổi
và di thực giữa các châu
lục. Sự thay đổi điều kiện đất đai khí hậu là nguyên
nhân tạo ra hàng loạt biến dị di
truyền làm vật liệu cho các quá trình chọn lọc tự
nhiên và chọn lọc nhân tạo. Ngoài
ra trong khi phát triển, giữa các loài bông cũng có thể
xảy ra lai tự nhiên và cả lai
nhân tạo, đã làm xuất hiện vô số tổ hợp lai có kiểu
gen khác nhau. Đấy là những
nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng di truyền của cây
bông như ngày nay.

×