Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nguy cơ và nguyên nhân làm mất chất lượng nông sản ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.75 KB, 7 trang )

Nguy cơ và nguyên nhân làm mất chất lượng nông
sản Mất chất lượng trong quá trình sản xuất
Các thực hành sản xuất quyết định chất lượng vốn có
của sản phẩm. Sau khi
thu hoạch sản phẩm thì khó có thể cải tiến chất
lượng.
Thực hành sản xuất ảnh hưởng đến tất các các dạng
đặc trưng chất lượng:
- Đặc điểm bên ngoài như màu sắc, kích cở, hình
dạng bị ảnh hưởng do các thực
hành sản xuất tác động đến sinh trưởng, phát triển
của cây trồng như quản lý dinh
dưỡng, xén ngọn, tỉa cành… Biểu hiện bên ngoài
cũng có thể bị giảm do sâu bệnh,
bị xây xát cơ giới.
40
- Biểu hiện bên trong, chất lượng ăn, giá trị dinh
dưỡng của sản phẩm bị giảm do
khủng hoảng nước, dinh dưỡng cho cây trồng không
phù hợp và cây lốp đổ.
Mất chất lượng khi thu hoạch
Độ thành thục của sản phẩm không chỉ ảnh hưởng
đến chất lượng khi thu
hoạch mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ (seft life) của
sản phẩm. Độ thành thục
thường nơi đến một giai đoạn trong quá trình sinh
trưởng của cây rau và quả. Sự
thành thục của sản phẩm tiếp tục cho đến khi băt đầu
già cỗi và chết.
Có thể là rất khó để quyết định nông sản phẩm lúc
nào thành thục để thu


hoạch. Một số loại cây trồng, biểu hiện độ chín được
thể hiện bằng quá trình phát
triển. Một số cây trồng khác, thời gian thu hoạch
được quyết định theo chủ quan
của con người (không có biểu hiện chín của nông
sản). Độ thành thục phù hợp
nhất để tiến hành thu hoạch là khi cây trồng hoàn
thành sinh trưởng và phát triển
để đảm bảo chất lượng sản phẩm thu hoạch được
khách hàng chấp nhận.
Hầu hết sản phẩm trở nên già cỗi và dẫn đến chết sau
khi thu hoạch. Nếu thu
hoạch các sản phẩm đó quá chín thì sự già cỗi có thể
xuất hiện trước khi giao sản
phẩm cho khách hàng. Nếu thu hoạch các sản phẩm
quá non thì các đặc trưng như
màu sắc, kích thước, hình dáng, mùi vị, độ xơ… sẽ bị
giảm.
Một phần của độ thành thục của các loại quả thường
phải trải qua một quá
trình chín. Sự chín liên quan đến thay đổi các đặc
trưng của quả dẫn đến tăng tính
có thể ăn được. Ví dụ thay đổi độ mềm, giảm a xít,
tanin, tăng đường, tăng mùi
thơm và thay đổi màu sắc da. Một số loại quả như
xoài, chuối, cà chua sự thay đổ
đó có thể tiếp diễn sau khi thu hoạch sản phẩm.
+ Mất chất lượng trong quá trình xử lý sau thu
hoạch
Có rất nhiều nguyên nhân gây mất chất lượng sản

phẩm sau thu hoạch. Chất lượng
sản phẩm có thể mất do quá trình sinh học thông
thường, tuy xẩy ra chậm nhưng
liên tục, không ngừng và có thể do thực hành xử lý
không tốt.
Một số nguyên nhân chính làm giảm chất lượng sản
phẩm sau thu hoạch:
• Làm tăng sự già cỗi
• Mất nước
• Vết thương cơ giới
• Rối loạn sinh lý
• Nhiễm bệnh
• Sinh trưởng và phát triển

Rủi ro về chất lượng là tất cả các đặc điểm của một
sản phẩm mà không đáp
ứng được yêu cầu của khách hàng hoặc quy định của
chính phủ. Ví dụ chất lượng
sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của khách
hàng về kích thước, màu sắc, độ
chín, biểu hiện bên ngoài, mùi vị… Sản phẩm có thể
không đáp ứng quy định
kiểm dịch của nước nhập khẩu bởi vì có một loài dịch
hại hoặc ghi sai nhãn mác.
Có 3 loại đặc trưng chất lượng: biểu hiện bên ngoài,
chất lượng bên trong và
chất lượng tiềm ẩn.
- Biểu hiện bên ngoài: bao gồm các đặc điểm có thể
thấy, ví dụ như màu sắc, kích
thước, độ nhăn, bệnh hại, sâu hại, vết uế, và bao bì.

- Chất lượng bên trong: bao gồm các đặc điểm
không thấy từ bên ngoài mà sản
phẩm cần phải cắt ra hoặc ăn để xác định phẩm chất.
Ví dụ: màu sắc, độ chắc, xơ,
mùi vị, mùi thơm, bệnh hại, sâu hại…
- Chất lượng tiềm ẩn: bao gồm các đặc điểm không
thể thấy, ngữi hoặc nếm. Ví
dụ: giá trị dinh dưỡng, thay đổi gene…
Một số đặc tính chất lượng cơ bản khách hàng
thường quan tâm khi mua các
sản phẩm tươi sống:
• Không có các tổn thương, hư hỏng, vết uế
• Không chín nẫu, mềm quá hoặc héo
• Không có đồ dơ bẩn, dư lượng hóa chất không cho
phép và các vật lạ.
• Không có mùi và vị lạ
• Không có dịch hại thuộc đối tượng kiểm dịch
Chất lượng sản phẩm có thể bị mất ở tất cả các khâu
trong sản xuất, thu
hoạch, xử lý sau thu hoạch

×