Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Lượng nước cần của cây trồng ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.75 KB, 7 trang )

Lượng nước cần của cây trồng
Nhu cầu nước trong suốt quá trình sinh trưởng của
cây trồng từ lúc gieo trồng
đến lúc thu hoạch gọi là lượng nước cần của cây.
Mỗi loại cây trồng trong những
điều kiện ngoại cảnh nhất định đều có quy luật dùng
nước khác nhau. Tìm hiểu
được quy luật đó chúng ta mới có khả năng đáp ứng
được nhu cầu sinh lý nước bình
thường của chúng và mới có cơ sở lý luận, thực tiễn
đúng đắn để xây dựng chế độ
nước tưới thích hợp, đảm bảo cây trồng sinh trưởng,
phát triển tốt.
Lượng nước cần bao gồm hai thành phần: lượng nước
bốc hơi mặt lá và lượng
nước bốc hơi khoảng trống (bốc hơi từ mặt đất hay từ
mặt nước).
10
1.2.2.1. Lượng nước bốc hơi mặt lá
Lượng nước rễ cây hút từ đất rồi phát tán qua bề mặt
thân lá gọi là lượng bốc
hơi mặt lá. Cây trồng chỉ sử dụng 0,1 - 0,3 % tổng
lượng nước cây hút để xây dựng
các bộ phận của cây, phần còn lại đều bốc hơi qua bề
mặt thân lá.
Bốc hơi mặt lá là một quá trình rất cần thiết đối với
quá trình sinh trưởng của
cây trồng. Nó có quan hệ chặt chẽ với quá trình hút
nước, hút khoáng từ đất. Bốc
hơi mặt lá còn có tác dụng làm giảm nhiệt độ mặt lá,
tránh cho cây trồng không bị


hại khi nhiệt độ không khí cao. Vì vậy, giới hạn tối
đa chịu nóng của cây trồng chứa
nhiều nước có thể lên tới 50 - 52oC, nhưng sự sinh
trưởng của chúng bị ức chế khi
nhiệt độ gần 35oC.
Lượng bốc hơi mặt lá khác nhau tuỳ theo giống cây
trồng và tình trạng sinh
trưởng phát triển của nó.
Người ta dùng đại lượng hệ số bốc hơi mặt lá KI để
đánh giá, so sánh lượng
bốc hơi mặt lá của cây trồng. Hệ số bốc hơi mặt lá KI
là lượng nước cây trồng phát
tán qua thân lá (tính bằng m3) để có thể tích luỹ
được một tấn chất khô (toàn cây)
(bảng 3).
Bảng 3: Hệ số bốc hơi mặt lá KI của một số cây
trồng chính
Cây trồng KI(m3) Cây trồng KI(m3)
Lúa nước 395 - 811 Bắp cải 250 - 600
Ngô 339 - 495 Dưa chuột 713 - 820
Đậu 563 - 747 Cà chua 550 - 650
Bông 368 - 660 Lúa mỳ 271 - 639
Ngay cùng một giống cây trồng, qua các thời kỳ sinh
trưởng, tuổi cây và tính
trạng sinh trưởng khác nhau lượng bốc hơi mặt lá
cũng khác nhau. Qua nghiên cứu
của Viện nghiên cứu thuỷ lợi, lượng bốc hơi mặt lá
qua các thời kỳ sinh trưởng của
lúa chiêm như sau (bảng 4):
Bảng 4: Cường độ bốc hơi mặt lá qua các thời kỳ

sinh trưởng của lúa chiêm
Thời kỳ
sinh trưởng Bén rể Đẻ nhánh Đứng cái Làm
đồng Trổ bông Chín
sữa
KI
(mm/ngày)
0,42 0,61 1,3 1,44 3,12 3,15
Lượng bốc hơi mặt lá của cây trồng còn chịu ảnh
hưởng của điều kiện thời tiết
như: nhiệt độ, ẩm độ, gió. Khi nhiệt độ không khí
dưới 6oC, lượng bốc hơi mặt lá
hầu như không đáng kể. Nhưng khi nhiệt độ trên 6oC
lượng bốc hơi mặt lá tương
đương lượng bốc hơi mặt nước.
Lượng bốc hơi mặt lá còn chịu ảnh hưởng của độ ẩm
đất và khả năng cung cấp
chất dinh dưỡng của chúng trong một giới hạn thích
hợp, ẩm độ đất càng cao khả
năng cung cấp nước cho cây trồng càng dễ dàng,
lượng bốc hơi mặt lá càng tăng.
Điều kiện dinh dưỡng của cây trồng càng tốt thì hệ số
bốc hơi mặt lá càng giảm.
Như vậy, bốc hơi mặt lá vừa là quá trình sinh lý vừa
là một quá trình vật lý
chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện sống và quan hệ
chặt chẽ với sự sinh trưởng của
cây trồng. Cung cấp đầy đủ lượng nước bốc hơi mặt
lá trong những điều kiện ngoại
cảnh nhất định là một yêu cầu quan trọng để cây

trồng sinh trưởng bình thường và
cho năng suất cao.
Lượng nước bốc hơi mặt lá có thể xác định theo công
thức thực nghiệm của
U.Bitski:
1,5. ( ) 1 Y F f K   
Trong đó: E1: lượng bốc hơi mặt lá (mm)
YK: khối lượng chất khô cây tích luỹ được (g)
F - f: thiếu hụt bão hoà không khí (mmHg)
Từ công thức trên ta có thể xác định hệ số bốc hơi
mặt lá KI
YK

×