Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Khía cạnh khoa học trong nghiên cứu kích thích tính kháng bệnh của cây trồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.13 KB, 27 trang )

Khía cạnh khoa học trong nghiên cứu kích thích
tính kháng bệnh của cây trồng
Phạm Văn Kim
Bộ môn bảo vệ thực vật
Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt
Các nghiên cứu về sự kích thích tính kháng bệnh của cây trồng được dựa trên các hiểu biết
về các cơ chế kháng bệnh của thực vật. các cơ chế kháng bệnh của thực vật được xếp vào hai
nhóm: nhóm cơ chế về sinh hoá và nhóm cơ chế về cấu trúc mô học. nhóm cơ chế về sinh hóa học
bao gồm sự tiết ra các protein có liên quan đến bệnh cây, trong đó có 12 chất được biết dưới các
tên là pr-1, pr-2, (β-1,3-glucanase), pr-3 (chitinase), pr-4, pr-5, pr-8, pr-11, protein bất hoạt ribosom
(ribosome inactivating protein), protein chuyển hoá chất béo nstps (lipid transfer protein), amps
(hevein-type), thionis và plant defensins, các enzim có liên quan đến kháng bệnh của thực vật như
pal (phenylalanine ammonia lyase), peroxidase và catalase. nhóm cơ chế về cấu trúc mô học bao
gồm các phản ứng lignin hoá vách tế bào bị xâm nhiễm, sự hình thành các papillae bên dưới đĩa áp
của nấm gây bệnh, các tế bào tích tụ polyphenol, h
2
o
2.
các nghiên cứu về kích thích tính kháng bệnh của thực vật được tiến hành theo 3 bước: tìm ra các
tác nhân kích thích tính kháng bệnh của cây, đánh giá hiệu quả kích thích tính kháng bệnh của các
tác nhân và tìm hiểu các cơ chế kháng bệnh và tác nhân đó đã gợi ra được trong giống cây nhiễm
bệnh khi bị mầm bệnh độc tấn công. bước tìm ra tác nhân và đánh giá hiệu quả kích thích tính
kháng bệnh được thực hiện trong nhà lưới và đánh giá theo định lượng với thang điểm được nghiên
cứu từ trước. bước nghiên cứu các cơ chế kháng bệnh do tác nhân kích kháng gợi ra trong mô của
giống nhiễm bệnh được kích thích tính kháng tạo ra khi bị mầm bệnh tấn công, được thực hiện
trong phòng thí nghiệm. có thể sử dụng kính hiển vi huỳnh quang để phát hiện các cơ chế kháng
bệnh về mặt cấu trúc mô học hoặc sử dụng máy đo quang phổ để phát hiện các cơ chế kháng bệnh
về cấu trúc mô học hoặc sử dụng máy đo quang phổ để phát hiện sự gia tăng hoạt tính các enzim β-
1,3-glucanase, chitinase, pal, peroxidase và catalase.
1. mở đầu


ở động vật cao cấp, sự miễn dịch trong cơ thể ở mức mô học cũng như ở mức tế bào đã
được hiểu biết khá tường tận và được ứng dụng một cách có hiệu quả trong phòng ngừa và trị các
bệnh quan trọng ở người và gia súc. qua ứng dụng các hiểu biết này chúng ta đã ngăn chặn sự phát
triển hoặc loại trừ một số các loại như dịch hạch, dịch bệnh đậu mùa…
trên thực vật, hệ miễn dịch thể hiện một cách khác hơn ở động vật và khó nhận ra hơn nên
việc ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. ở các loại cây trồng, chúng ta thường quan
tâm đến việc sử dụng giống cây kháng bệnh để đối phó với các dịch bệnh của loại cây này. chúng
ta thường nhắc đến các gen kháng bệnh như các công cụ quan trọng trong chọn lọc các giống để
đưa ra sản xuất, để đối phó với các dịch bệnh quan trọng. tuy nhiên có những trường hợp các giống
cây tuy bị nhiễm bệnh nhưng lại có các đặc tính khác rất ưu việt mà chúng ta không thể loại bỏ
được. vậy chúng ta có thể ứng dụng các kiến thức đã biết về hệ miễn dịch của thực vật để tìm ra
biện pháp cải thiện tính nhiễm bệnh của chúng để sử dụng các giống có những đặc tính ưu việt này
hay không? kiến thức của nhân loại cho thấy bên cạnh sự kháng bệnh tự nhiên của một số giống
cây, các giống nhiễm bệnh cũng có thể được kích thích để có được khả năng kháng với bệnh. sự
kiện này được gọi dưới tên là sự kích thích tính kháng bệnh (induced resistance) ở thực vật.
1
2. sự kháng bệnh ở thực vật và sự kích thích tính kháng bệnh ở cây trồng
đến nay kiến thức của nhân loại đã tiến khá sâu vào lĩnh vực miễn dịch của thực vật đối với
bệnh. bên cạnh việc tiến rất sâu vào khía cạnh phân tử của các gen khánh bệnh, các nhà khoa học
còn đi sâu dần vào các cơ chế của sự kháng bệnh. bài báo này sẽ đề cập đến một số cơ chế kháng
bệnh của thực vật có liên quan đến chuyên đề kích thích tính kháng bệnh.
các cơ chế của sự kháng bệnh ở thực vật có thể được phân ra hai nhóm: nhóm cơ chế thuộc
về sinh hoá học và nhóm cơ chế thuộc cấu trúc mô học.
2.1. cơ chế kháng bệnh thuộc về sinh hoá học
sau khi bị vi sinh vật tấn công để gây bệnh, nơi bị xâm nhiễm tiết ra một loạt các hợp chất
chống vi sinh vật (antimicrobial compounds), cac protein liên quan đến bệnh (pathogenesis related
protein), các enzim để làm giảm hoạt động của mầm bệnh và nhiều chất khác.
về hợp chất chống vi sinh vật có thể chia ra hai nhóm, nhóm phytoanticipins và nhóm
phytoaleuxins. phytoaleuxins do ký chủ tiếu ra để chống lại với mầm bệnh, trong khi đó
phytoanticipins không phải do ký chủ trực tiếp tiết ra mà do sự tương tác giữa các chất của ký sinh

và ký chủ tạo ra (mansfied, 2001). hai nhóm chất này có thể tìm thấy trong các giống có tính kháng
bệnh cao.
bên cạnh đó các tác giả lần lượt phát hiện ra một loạt các protein có liên quan đến bệnh cây
cũng được tế bào tiết ra. cac protein này có vai trò làm giảm sự phát triển của mầm bệnh bằng các
tác động lên vách tế bào, màng nguyên sinh chất hoặc lên ribosom của sinh vật. các protein này
được xếp vào 18 họ protein trong đó 12 họ được biết đến với tên là pr-1, pr-2, pr-3, pr-4, pr-5, pr-8,
pr-11, protein bất hoạt ribosom (ribosome inactivating protein), protein chuyển hoá chất béo nsltps
(lipis transfer proteins), amps (hevein – type), thionins, plant defensins… vai trò của các protein
này được tóm lược như sau: pr-2 (β-1,3-glucanase) có vai trò trong phân huỷ thành phần β-1,3-
glucan và β-1,6-glucan của vách tế bào vi sinh vật (van loon, 2001). hai nhóm ezim β-1,3-
glucanase và chitinase có tác động hỗ trợ nhau làm tăng hiệu quả trong sự phân huỷ vách tế bào
của mầm bệnh (broekaert và ctv., 2001; schlumbaum và ctv., 1986 và mauch và ctv., 1998). hình 1
cho thấy cách tác động của 12 họ protein chống vi sinh vật kể trên.
hình 1. sơ đồ tác động của các protein chống vi sinh vật lên nấm gây bệnh cây (broekaert và ctv.,
2001)
bên cạnh đó một loạt các enzim khác cũng được hình thành trong tế bào bị mầm bệnh xâm
nhiễm với vai trò chuyển hoá các chất độc do mầm bệnh tiết ra hoặc trung hoà độc tính của các
chất do tế bào cây tiết ra khi phản ứng lại mầm bệnh, các chất này khi ở nồng độ cao có thể gây hại
cho tế bào cây. trong phạm vi bài này, có thể kế hai enzim có liên quan đến bệnh cây như pal
(phenylalanine ammonia lyase), peroxidase, catalase…pal có vai trò thúc đẩy sự sinh tổng hợp các
hợp chất polyphenol, là chất quan trọng trong sự chống bệnh của cây trồng (lawton và ctv., 1980).
còn peroxidase có nhiều vai trò trong đó có vai trò khử h
2
o
2
và vai trò phối hợp với pal trong việc
giúp lignin hoá vách tế bào bị tấn công qua đó ngăn cản cơ học sự lan ra xa hơn của nấm gây bệnh
(legrand và ctv., 1976). h
2
o

2
được tích tụ trong tế bào với nhiệm vụ oxyd hoá các chất độc do nấm
tiết ra, oxyd hoá các polyphenol làm cho polyphenol không còn độc đối với tế bào, nhưng h
2
o
2
với
nồng độ độc cao lại gây hại cho tế bào. do đó peroxidaz làm giảm bớt tính độc của h
2
o
2
đối với tế
bào ký chủ.
bên cạnh phát hiện ra sự gia tăng hoạt tính của các enzim, các tác giả còn nghiên cứu sự
xuất hiện các tín hiệu do sự kích kháng gợi lên. các tín hiệu bao gồm: salicylic acid, jasmonic acid
và etylen.
2.2. cơ chế kháng bệnh về cấu trúc mô học
2
moerschbacher và mendgen (2001) tổng kết cho thấy có 4 cơ chế kháng bệnh về mặt mô
học, tuỳ thuộc vào 4 cách xâm nhập của nấm gây bệnh (hình 2)
hình 2. sơ đồ mô tả 4 cách chống lại sự xâm nhiễm của nấm gây bệnh của thực vật (vẽ theo
moerschbacher và mendgen, 2001)
1) sự tạo ra lớp vách tế bào mới chung quanh vết thương để bao vây và ngăn cản sự xâm
nhập tiếp theo của các nấm yếu, chỉ xâm nhập qua vết thương.
2) sự rắn chắc hoá vách tế bào bằng cách lignin hoá vách tế bào bị nấm xâm niễm.
3) sự hình thành papillae (vách dầy) bên dưới đĩa áp (appressorium) để ngăn cản sự xâm
nhập của nâm gây bệnh.
4) tích tụ hợp chất phenol đưa đến phản ứng tự chết của tế bào để cô lập nấm gây bệnh. là
phản ứng kháng bệnh ở mức cao của thực vật.
bốn phản ứng tự vệ này có thể quan sát được qua kính hiển vi quang học (moerschbacher

và mendgen, 2001).
phản ứng lignin hoá vách tế bào do tác động của pal và peroxidase, có thể được nhận thấy
qua kính hiển vi huỳnh quang dưới dạng các vách tế bào phát huỳnh quang. sự hình thành các
papillae cũng có thể quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang (trần thị thu thuỷ và ctv., 2004).
sự tích tụ h
2
o
2
và polyphenol trong tế bào ký chủ cúng có thể quan sát được qua kính hiển
vi quang học với các phương pháp nhuộm thích hợp (trần thị thu thuỷ và ctv., 2004).
phản ứng của cây đối với sự tấn công của mầm bệnh còn phức tạp hơn vì các phản ứng này
còn có mối tương tác hỗ trợ lẫn nhau để tạo ra hiệu quả chống bệnh cao hơn.
ở giống cây kháng bệnh, khi bị mầm bệnh tấn công, tế bào phản ứng tức thì với một hoặc
nhiều cơ chế, tuy nhiên khi bị mấm bệnh tấn công, các cơ chế này được hoạt hoá rất chem. nên
không đủ sức chống lại sự tấn công của mầm bệnh nên bị nhiễm bệnh. có thể do những sự ức chế ở
mức phân tử nên các cơ chế này không phát huy kịp thời. nếu chúng ta kích thích để giải thoát sự
cức chế này trước khi cây bị nhiễm bệnh, các cơ chế này sẽ được kích hoạt kịp thời và giúp cây
chống được với mầm bệnh và cây trở nên kháng với bệnh, ở mức độ nhất định, tuỳ thuộc vào cơ
chế kháng mà giống đó có. đây là sự kích thích tính kháng bệnh ở cây trồng.
tuỳ thuộc vào giống cây có sẵn những cơ chế kháng bệnh nào, hiệu quả của sự kích thích
tính kháng bệnh sẽ ở mức cao hoặc ở mức vừa. nếu cây có cơ chế hình thành papillae thì sự kích
thích tính kháng bệnh sẽ giúp cây giảm số vết bệnh (do papillae ngăn cản bớt sự xâm nhập của nấm
bệnh). nếu cây không có phản ứng hình thành papillae, thì kết quả là số vết bệnh ở cây được kích
kháng sẽ tương đương như ở cây không được kích kháng. tuy nhiên diện tích vết bệnh sẽ nhỏ hơn
vết bệnh ở cây không được kích kháng do phản ứng tự vệ bên trong tế bào bị xâm nhiễm được hình
thành, như sự lignin hoá vách tế bào giúp vách tế bào rắn chắc hơn làm cho mầm bệnh lan ra chung
quanh khó khăn hơn, hoặc sự gia tăng hoạt tính các enzim như β-1,3-glucanase, chitinase, pal,
peroxidase hoặc sự tích tụ polyphenol… làm ngăn trở sự phát triển của mầm bệnh, thậm chí giết
chết dần mòn mầm bệnh. trường hợp này cây có phản ứng kháng vừa.
phần sau đây xin gọi tắt cụm từ “kích thích tính kháng bệnh” là “kích kháng”.

để tìm ra giải pháp kích kháng cho một giống cây nhiễm với bệnh, quá trình nghiên cứu cần
qua các bước sau:
- tìm ra các tác nhân gây kích kháng thích hợp.
- đánh giá khả năng kích kháng của tác nhân này.
nghiên cứu xác nhận sự kích kháng của tác nhân này thông qua các cơ chế kháng bệnh thể
hiện sau khi được kích kháng và bị mầm bệnh tấn công. quá trình nghiên cứu cơ chế của sự kích
kháng được thực hiện theo hai cách: quan sát cơ chế kháng bệnh qua kính hiển vi (cơ chế kháng
3
trong cấu trúc mô học) và phân tích sự gia tăng hoạt tính của các enzim có liên quan đến sự kháng
bệnh (cơ chế kháng về sinh hoá học).
3. tìm và đánh giá khả năng kích kháng của tác nhân gây kích kháng
trong thiên nhiên có rất nhiều tác nhân có thể gây kích kháng cho một giống nhiễm bệnh
của một loại cây trồng. thông thường, mầm bệnh thuộc chủng yếu đối với giống ấy, thường tạo
được phản ứng kích kháng (fink và ctv., 1990) và được rất nhiều tác giả sử dụng trong nghiên cứu
sự kích kháng. tuy nhiên tác nhân này chỉ dùng để nghiên cứu, không thể áp dụng được, vì chủng
mầm bệnh này có thể trở nên độc đối với giống khác có ngoài sản xuất. do đó trong thực tế, việc
tìm tác nhân kích khángthường đặt mục tiêu trên các vi sinh vật không gây hại cho các laọi cây
trồng và không độc hại cho môi trường. thí dụ, trong nghiên cứu tìm tác nhân kích kháng chống
bệnh đạo ôn (pyricularia grisea) trên lúa, trần vũ phến và ctv (2003) đã tìm được chủng nấm
colletotrichum sp. (đến nay chủng nấm này được xác định là sporothrix sp.) gây kích kháng tốt.
đây là chủng nấm gây bệnh cho cỏ lồng vực trên trong ruộng lúa, không ký sinh trên lúa và các loại
cây trồng khác. lăng cảnh phú và phạm văn kim (2002) tìm ra chủng vi khuẩn flavimonas
oryzihabitans, là tác nhân gây kích kháng giúp cây lúa kháng vừa với bệnh đạo ôn. bên cạnh các vi
sinh vật, các chất trích từ một số loài thực vật cũng có thể gây kích kháng cho cây trồng. phạm văn
kim và ctv. (2003) báo cáo chất trích từ năm loại thực vậtcó khả năng kích kháng đối với bệnh đạo
ôn trên lúa. các hoá chất không phải là thuốc bảo vệ thực vật cũng là nguồn cung cấp tác nhân kích
kháng quan trọng cho các nhà nghiên cứu. phạm văn kim và ctv (2004) đã phát hiện ra 10 hoá chất
có khả năng kích kháng giúp giống lúa nhiễm bệnh kháng với bệnh đạo ôn ở các mức độ khác
nhau.
về mặt thể hiện hiệu quả kích kháng trên cây có thể phân ra kích kháng tại chỗ (localized

induced resistance) và kích kháng lưu dẫn (systemic acquired resistance). kích kháng tại chỗ là khi
sự kích kháng chỉ gợi được tính kháng bệnh tại nơi được kích thích, còn các phần khác của cây
không có được hiệu quả này. kích kháng lưư dẫn là sự kích thích được tác động lên một lá hoặc
một bộ phận của cây nhưng các bộ phận khác của cây cũng nhận được hiệu quả kháng bệnh. trên
thực tế, kích kháng lưu dẫn hữu ích hơn kích kháng tại chỗ và được quan tâm nghiên cứu nhiều
hơn.
để phát hiện một tác nhân có khả năng gây kích kháng, các nghiên cứu cần chọn giống cây
và chủng của mầm bệnh thích hợp (giống cây nhiễm với chủng của mầm bệnh sử dụng trong thí
nghiệm) và bố trí trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ hoàn toàn thích hợp với sự phát triển của mầm
bệnh, cây thí nghiệm được bón phân đạm với mức thích hợp nhất cho sự lây bệnh nhân tạo. cây
trồng được kích kháng trên một vài lá đã phát triển đầy đủ. sau đó vài ngày, cây được tiêm chủng
nhân tạo vơí mầm bệnh tương ứng trên tất cả các lá của cây và được đưa vào điều kiện tối hảo để ủ
bệnh. bệnh được đánh giá trên các lá không được kích kháng một cách cẩn thận theo thang đánh
giá đã được nghiên cứu trước để có số liệu chính xác. thí nghiệm cần có ít nhất 3 nghiệm thức là:
giống kháng không kích kháng, giống nhiễm không kích kháng và giống nhiễm có kích kháng. số
liệu sau khi phân tích và thống kê sẽ cho biết hiệu quả của sự kích kháng và của tác nhân kích
kháng tương ứng.
4. nghiên cứu tìm hiểu cơ chế kích kháng
có hai hướng nghiên cứu tìm hiểu các cơ chế của sự kích kháng:
- quan sát sự thay đổi của mô ở nơi bị mầm bệnh xâm nhiễm.
- tìm hiểu sự tăng hoạt tính của các enzim có liên quan đến sự kháng bệnh trong mô cây được kích
kháng.
4.1. quan sát sự thay đổi của mô để đánh giá hiệu quả của kích kháng
4
thí nghiệm được bố trí như trên với ít nhất 4 lần lặp lại và 3 nghiệm thức: đối chứng kháng
(giống kháng bệnh không kích kháng), đối chứng nhiễm (giống nhiễm bệnh không kích kháng) và
giống nhiễm bệnh có kích kháng. sau khi kích kháng và lây bệnh nhan tạo lấy mẫu lá để quan sát
vào rất nhiều thời điểm tuỳ laọi cây và loại bệnh. mẫu lá được định hình và tẩy diệp lục tố, sau đó
có hoặc không nhuộm màu theo nhu cầu và được quan sát trực tiếp qua kính hiển vi quang học
thích hợp cho từng mục đích.

để khảo sát sự tăng cường lignin hoá vách tế bào, nơi bị mầm bệnh xâm nhiễm, số tế bào có
vách phát sáng được đém dưới kính hiển vi huỳnh quang. sự so sánh số liệu giữa 3 nghiệm thức
giống nhiễm có kích kháng, giống nhiễm không kích kháng và giống kháng không kích kháng giúp
chúng ta thấy được cơ chế tăng cường lignin hoá do kích kháng gợi ra.
qua kính hiển vi huỳnh quang, các papillae được hình thành nơi bị đĩa áp của nấm xâm
nhiễm cúng phát sáng và được phát hiện.
để khảo sat sự tích tụ polyphenol trong tế bào bị xâm nhiễm, mẫu lá được nhuộm màu với
toluidine blue o và quan sát dưới kính hiển vi quang học. các tế bào có tích tụ polyphenol có màu
xanh lá, từ nhạt đến sậm.
để khảo sát sự tích tụ h
2
o
2
, mẫu lá được nhuộm với dab (3,3’ – diaminobenzidine) trước khi
tẩy diệp lục tố và quan sát dưới kính hiển vi quang học. các tế bào có tích tụ h
2
o
2
ngả màu nâu đỏ,
từ nhật đến sậm.
sự gia tăng các tế bào có các cơ chế trên so với đối chứng nhiễm không kích kháng chứng
tỏ tác nhân nghiên cứu có tạo ra các cơ chế kháng bệnh trong cây được kích kháng.
4.2. nghiên cứu sự gia tăng hoạt tính của các enzym có liên quan đến sự kích kháng
một loạt các enzym, do tế bào đã được kích kháng tiết ra trong tế bào đã bị mầm bệnh xâm
nhiễm, có thể phân tích và phát hiện. thí nghiệm cũng được bố trí như trên với các nghiệm thức đối
chứng kháng (giống kháng không kích kháng), đối chứng nhiễm (giống nhiễm không kích kháng)
và giống nhiễm có kích kháng. sau khi tấn công cây bệnh bằng cách lây bệnh nhân tạo, lá cây thí
nghiệm được thu thập mỗi giờ 1 lần từ 0 giờ cho đến 72 giờ sau lây bệnh nhân tạo. thời gian thu
mẫu có thể dàu hơn tuỳ thuộc vào loại mầm bệnh, loại cây thí nghiệm và loại enzym cần phân tích.
dịch trích của mẫu lá thí nghiệm được đo độ quang truyền trong dịch trích so sánh với enzym tinh

dòng chuẩn, với máy đo quang phổ (spectrophotometer).
các loại enzym thường được quan tâm là pal (phenylalanine ammonia lyase), β-1,3-
glucanase, chitinase, peroxidase và catalase. đây là loại enzym có vai trò quan trọng trong sự kháng
bệnh của cây trồng.
hiệu số độ quang truyền so với enzym chuẩn, của nghiệm thức có kích kháng ở từng thời
điểm, được so sánh với hệ số quang truyền ở thời điểm tương ưng của các đối chứng kháng và đối
chứng nhiễm. sự gia tăng hoạt tính của enzym, cao hơn đối chứng nhiễm (không kích kháng) sẽ
được phát hiện vào một hoặc vài thời điểm giúp xác nhận hiệu quả của sự kích kháng.
một tác nhận có tạo ra sự hiệu quả gia tăng hoạt tính của một hoặc nhiều laọi enzym kể trên
so với đối chứng nhiễm không kích kháng được xem là có hiệu quả kích thích cây trồng tương ứng
kháng với bệnh đang nghiên cứu. kết quả cũng chứng minh được là tác nhân được nghiên cứu có
tạo ra các cơ chế kháng bệnh trong giống cây nhiễm bệnh, tức đích thực là tác nhân gây kích
kháng.
5. kết luận
việc tìm ra một tác nhân kích thích tính kháng bệnh lưu dẫn trên cây trồng đối phó với một
loại bệnh là quá trình nghiên cứu lâu dài, nghiêm túc và có cơ sở khoa học. trên thế giới việc
nghiên cứu kích thích tính kháng bệnh của cây trồng được tiến hành từ rất lâu, nhưng việt nam
5
chúng ta mới bắt đầu gần đây nên còn thiếu kinh nghiệm và cần tiếp tục học hỏi thêm. dù vậy
chúng ta cũng đang rất nghiêm túc trong việc nghiên cứu để các kết quả đạt được có giá trị khoa
học và ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp.
6
kích thích tính kháng bệnh đạo ôn hại lúa trên khía cạnh mô học
trần thị thu thuỷ
huỳnh minh châu, phạm văn kim,
h. j. lyngs jorgensen and e. de neergaard
1. đặt vấn đề
bệnh đạo ôn do nấm pyricularia grisea (cooke) sacc. gây ra (giai đoạn hữu tính
magnaporth grisea), là một trong những bệnh quan trọng trên lúa ở đồng bằng sông củu long
(đbscl). hai trong những biện pháp để đối phó với bệnh là sử dụng giống kháng và thuốc hoá học.

biện pháp hoá học cho kết quả nhanh nhưng ảnh hưởng đến môi trường, còn sử dụng giống kháng
an toàn nhưng đôi khi không thành công vì sự thay đổi nhanh của nòi nấm gây bệnh (noda và ctv,
1998). do đó, để hạn chế việc sử dụng thuốc cần phải kết hợp với kỹ thuật “kích thích tính kháng
lưu dẫn trong cây”. đây là kỹ thuật sử dụng một loại vi sinh vật nào đó không gây hại cho môi
trường hoặc là một loại hoá chất nào đó không có tác dụng diệt vi sinh vật gây bệnh cũng như
không gây ô nhiễm môi trường nhưng có tác dụng kích thích cây trồng tạo ra tính kháng bệnh. kỹ
thuật đã được ngiên cứu và ứng dụng thành công trên thế giới và trên một số loại cây trồng như
dưa leo, cà chua, lúa mạch và lúa (hammerschmidt at al., 1995; ozeretskovskaya, 1995; jorgensen
et al., 1998; manandhar et al., 1998). kích thích tính kháng bệnh trên cây trồng (gọi tắt là kích
kháng) đã được bộ môn bảo vệ thực vật, trường đại học cần thơ hợp tác với bộ môn sinh học thực
vật, trường đại học nông nghiệp và thú y hoàng gia, đan mạch nghiên cứu từ năm 1998 đến 2006
để quản lý bệnh đạo ôn hại lúa ở đbscl (phạm văn kim và ctv., 2003). kết quả nghên cứu đã tìm
được 2 loài vi sinh vật có khả năng kích thích tính kháng bệnh đạo ôn hại lúa như vi khuẩn
flavimonas oryzihabitans (lăng cảnh phú, 2000), nấm colletotrichum sp. (trần vũ phến và ctv.,
2003) và nhiều loại hoá chất không độc hại môi trường như salicylic acid, benzoic acid, clorua
đồng,… (diệp đông tùng, 2000; trịnh ngọc thuý, 2000, phạm văn dư và ctv., 2003, phạm văn kim
và ctv., 2003). để có thể hiểu sâu hơn về cơ chế kích kháng của một số hoá chất, nhiều thống số đã
được các tác giả sử dụng để đánh giá hiệu quả của các chất kích kháng trên khía cạnh mô học bao
gồm sự phát sáng tế bào khi quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang, sự tổng hợp các chất
polyphenol và h
2
o
2
trong tế bào. phương pháp quan sát và phát hiện phản ứng rtế bào khi có sự xâm
nhiễm của mầm bệnh là sự phát sáng tế bào dưới kính hiển vi huỳnh quang. có nhiều dang phát
sáng như một cấu trúc phát sáng được thành lập ngay dưới đĩa áp (appressorium) được gọi là
fluorescent papillae (fp), vị trí và thời điểm xuất hiện của fp được dùng để xác định vị trí xâm
nhiễm (penetration site) và thời điểm xâm nhiễm của nấm. fp là một trong các hợp chất bao gồm
lignin, callose hoặc phenol được tạo ra để chống lại sự xâm nhiễm của nấm bệnh. cờu trúc fp đã
được tìm thấy trên lúa khi bị xâm nhiễm bởi nấm piricularia grisea nhưng với tần suất rất thấp

(<7%) (peng & shishiyama, 1998; heath et al., 1990) và bipolaris oryzae (1,5 – 2%) (thuy, 2002).
ngoài ra sự phát sáng đơn tế bào (single fluorescent epidermal cell) có thể do phản ứng siêu nhạy
cảm hoặc do các hợp chất được tạo ra như phenol. sự phát sáng vách tế bào (fluorescent cell wall =
fcw) có thể do các hợp chất được tạo ra như lignin, callose,…phản ứng của tế bào nhằm tiêu diệt
mầm bệnh hoặc làm hàng rào ngăn cản việc xâm nhiễm hoặc lấy chất dinh dưỡng của mầm bệnh.
một trong những phương pháp để chứng minh được tế bào phát sáng có liên quan đến phản ứng
siêu nhạy cảm phải chứng minh được ở tế bào đó có sự tổng hợp h
2
o
2
. báo cáo sau đây nhằm tổng
kết các công trình nghiên cứu về khả năng kích kháng của các hoá chất trên khía cạnh mô học đã
được quan sát từ năm 2000 – 2005.
2. phương pháp nghiên cứu
7
các hoá chất đã được khảo sát khả năng kích thích tính kháng bệnh đạo ôn trên khía cạnh
mô học bao gồm acibenzolar-s-methyl, benzoic acid, chitosan và clorua đồng (cucl
2
). thí nghiệm
được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm bệnh cây và nhà lưới của bộ môn bảo vệ thực vật
khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng, trường đại học cần thơ, bao gồm nội dung nghiên cứu như
sau:
2.1. xác định thời gian thu mẫu để khảo sát mô học
thí nghiệm được thực hiện nhằm tìm hiểu thời gian thích hợp nhất khi thu mẫu để khảo sát
phản ứng của tế bào. thí nghiệm được thực hiện trên giống lúa mtl119 (nhiễm bệnh) và chất kích
kháng k
2
hpo
4
(30mm) được xử lý bằng cách ngâm hạt trong 24 giờ. phun nấm gây bệnh bằng

chủng nấm thu thập trên ruộng sản xuất tại cần thơ trong vụ đông xuân 2000 – 2001. các lá lúa
cùng tuổi và nở hoàn toàn (15 ngày sau khi gieo) được cố định trên bảng nhựa trong banừg 2 sợi
dây bông vải. mẫu được thu vào các thời điểm 6, 8, 12, 18, 22, 24 và 48 giờ sau khi phun nấm gây
bệnh (gps) bằng cách cắt từng đoạn dài 4 – 5 cm, sau đó tẩy diệp lục tố bằng dung dịch ethanol –
acid acetic (3:1) và tồn trữ trong lactoglyceron (lactic acid:1; glyceron:1, nước cất:1). mộu được
quan sát bằng dung dịch evans blue 0,01% và quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang.
2.2. khảo sát phản ứng phát sáng của tế bào dưới kính hiển vi huỳnh quang
thí nghiệm nhằm đánh giá khả năng kích kháng của từng loại hoá chất thông qua phản ứng
của tế bào. lúa được xử lý kích kháng bằng cách ngâm hạt trong hoá chất kích kháng 24 giờ trước
khi ủ và gieo. khi cây lúa được 17 ngày tuổi, cố định lá lúa trên bảng nhựa trong bằng 2 sợi dây
cotton và phun nấm pyricularia grisea gây bệnh với mật số 50.000 bào tử/ml. mẫu lá lúa được thu
thập ở thời điểm 24 và 48 gps bằng cách cắt từng đoạn dài 4 – 5 cm, sau đó tẩy diệp lục tố và tồn
trữ tương tự như mô tả ở trên. mộu được quan sát ở 24 – 48 giờ sau khi phun nấm tấn công dưới
kính hiển vi huỳnh quang (bước sóng 400 – 440 nm) bằng dung dịch evans blue 0,01%. dưới kính
hiển vi huỳnh quang, những tế bào có phản ứng phát sáng sẽ có màu vàng sáng. các chỉ tiêu được
quan sát bao gồm phần trăm đĩa áp tạo phát sáng đơn và đa tế bào, diện tích và số vách tế bào phát
sáng trung bình trên mỗi đĩa áp và các mức độ phát sáng của tế bào (+, ++, +++).
2.3. khảo sát sự tổng hợp hợp chất phenol
thí nghiệm nhằm khảo sát phản ứng của tế bào thông qua sự tổng hợp polyphenol. thí
nghiệm được bố trí tương tự như khảo sát phản ứng phát sáng của tế bào được mô tả ở phần trên.
mộu lá được quan sát ở các thời điểm 24, 48, 72 và 96 gps. hợp chất phenol được chỉ thị bằng màu
xanh lá cây sau khi được nhuộm với toluidine blue o (0,05% ph 6,8) ở nhịêt độ 40
0
c trong 4 giờ
quan sát dưới kính hiển vi thường. chỉ tiêu ghi nhận gồm số lượng đĩa áp có tạo sự tích tụ
polyphenol, mức độ tích tụ polyphenol +, ++ và +++ và diện tích vùng tế bào có sự tích tụ
polyphenol. tư đó suy ra phần trăm đĩa áp tạo sự tích tụ polyphenol ở tế bào và phần trăm đĩa áp
tạo sự tích tụ polyphenol ở mức +, ++ và +++. diện tích vùng tế bào có sự tích tụ polyphenol được
đo và tính theo cong thức diện tích hình chữ nhật.
2.4. khảo sát sự tổng hợp h

2
o
2
thí nghiệm nhằm tìm hiểu phản ứng của tế bào thông qua sự tổng hợp h
2
o
2
. thí nghiệm được
bố trí tương tự như các thí nghiệm ở trên. mộu được thu thập ở các thời điểm 4 giờ trước khi phun
nấm và các thưòi điểm 0, 4, 8, 12, 16, 20, 24, 36 và 48 gps, sau đó nhuộm với dung dịch 0,05% dab
(3,3’ – diaminobenzidine, d – 8001, sigma) theo phương pháp của thordal – christensen et al.
(1997). ghi nhận phần trăm đĩa áp tích tụ h
2
o
2
, diện tích vùng tế bào có sự tích tụ h
2
o
2
trên đĩa áp và
mức độ tích tụ h
2
o
2
.
3. kết quả nghiên cứu
3.1. xác định thời gian thu mẫu để khảo sát mô học
8
huỳnh minh châu và ctv. (2002) ghi nhận tỷ lệ bào tử nẩy mầm và hình thành đĩa áp của
nấm p. grisea trên giống mtl 119 không khác biệt giữa có và không xử lý kích kháng. điều này cho

thấy xử lý kích kháng không có hiệu quả ức chế sự hình thành đĩa áp của nấm gây bệnh trên giống
lúa nhiễm. trong khi đó, giống lúa kháng bệnh có khả năng ức chế sự hình thành đĩa áp. sự khác
biệt này có thể do cơ chế kích kháng trên giống nhiễm thể hiện muộn hơn so với cơ chế kháng của
giống kháng. vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểucơ chế kích kháng thể bên trong tế bào là rất cần thiết
như sự phát sáng tế bào, sự tổng hợp của chất phenol và sự tổng hợp h
2
o
2
.
khảo sát về phản ứng phát sáng của tế bào khi xử lý với k
2
hpo
4
qua các thời điểm khác
nhau, huỳnh minh châu và ctv. (2002) ghi nhận thời điểm bắt đầu có phản ứng tế bào là 24 giờ, tuy
nhiên vào thời điểm này tỷ lệ tế bào phát sáng rất thấp so với thời điểm 48 giờ. ngoài ra khi xử lý
hạt bằng benzoic acid (0,5 mm), clorua đồng (cucl
2
, 0,05 mm) trên giống lúa mtl 119, các tác giả
cũng ghi nhận thời gian bắt đầu có tế bào phát sáng vẫn là 24 gps và nhiều nhất là ở 48 giờ. như
vậy thời điểm thích hợp nhất để khảo sát phản ứng phát sáng của tế bào bắt đầu từ 24 – 48 giờ.
3.2. phản ứng phát sáng của tế bào dưới kính hiển vi huỳnh quang
kết quả nghiên cứu của huỳnh minh châu và ctv. (2002) ghi nhân benzoic acid và clorua
đồng có khả năng kích kháng trên giống lúa nhiễm mtl 119 thể hiện qua sự gia tăng số vách đa tế
bào phát sáng được ghi nhận ở các thời điểm 24, 48 và 54 gps (bảng 1).
ngoài ra, huỳnh minh châu và ctv. (2004) còn nghiên cứu khả năng kích kháng của clorua
đồng và acibenzolar-s-methyl băàng phuơng pháp xử lý hạt trên giống lúa omcs 2000 (nhiễm) và
nòi nấm pyricularia grisea có mã số 2,5 (theo bộ giống định dòng của nhật). kết quả ghi nhận thời
điểm 24 gps trên cây lúa không xử lý kích kháng chưa có phản ứng phát sáng của tế bào, trong khi
đó trên cây lúa được kích kháng bởi clorua đồng đã xuất hiện phản ứng phát sáng của tế bào, phần

trăm đĩa áp tạo phát sáng tế bào ở nghiệm thức được kích kháng bởi clorua đồng là 3,0% và tương
đương với giống kháng (5,1%). phần trăm đĩa áp tạo phát sáng vách đa tế bào không khác nhau
giữa 2 nghiệm thức kích kháng và so với không kích kháng (đối chứng nhiễm). tuy nhiên số lượng
vách tế bào phát sáng trung bình của mỗi đĩa áp ở mỗi nghiệm thức xử lý clorua đồng cao hơn (4,7
tế bào) và khác biệt so với không kích kháng (0,0 tế bào). ngoài ra, ở thời điểm này, sự phát sáng ở
nghiệm thức được kích kháng bởi clorua đồng và acibenzolar-s-methyl chỉ thể hiện ở mức +, trong
khi đó trên giống kháng sự phát sáng thể hiện ở mức ++ và không có phản ứng phát sáng trên
giống nhiễm. phần trăm đĩa áp tạo tế bào phát sáng ở mức + trên nghiệm thức clorua đồng cao hơn
so với không kích kháng và tương đương đối chứng kháng (bảng 2). tuy nhiên, đến thời điểm 48
gps phản ứng phát sáng tế bào hiện diện trên cả 2 loại tế bào (biểu bì và thịt lá), phần trăm đĩa áp
tạo hiện tượng phát sáng trên nghiệm thức clorua đồng cao nhất là 21,3%, khác biệt so với không
kích kháng là 7,5%. mức độ phát sáng tế bào tăng lên (+++) nhưng không khác biệt trên tất cả các
nghiệm thức (bảng 3). như vậy qua kết quả khảo sát về sự khảo sát của tế bào khi được kích kháng
bởi clorua đồng và acibenzolar-s-methyl cho thấy clorua đồng có khả năng kích thích tính kháng
trong cây lúa, làm cho tế bào lá lúa phản ứng sớm hơn.
nguyễn hồng tín (2005) khảo sát khả năng kích thích tính kháng bệnh của acid benzoic
(0,5mm) clorua đồng (0,05m) và chitosan (200 ppm) bằng cách xử lý hạt trên giống lúa omcs 2000
và phun nấm gây bệnh pyricularia grisea có mã số nòi 103,4. kết quả ghi nhận ở thời điểm 24 gps,
phản ứng phát sáng xuất hiện trên tất cả các nghiệm thức. trên nghiệm thức kích kháng bằng clorua
đồng có phần trăm đĩa áp tạo phát sáng cao hơn không kích kháng. điều này chứng tỏ clorua đồng
có biểu hiện khả năng kích thích tính kháng trong cây lúa. đến thời điểm 48 gps, phần trăm đĩa áp
tạo phát sáng xuất hiện cao hơn với thời điểm 24 giờ và mức độ phát sáng cũng tăng lên đến mức +
++. tren các nghiệm thức xử lý kích kháng đều có phần trăm đĩa áp tạo phản ứng phát sáng tế bào,
9
số vách tế bào phát sáng trung bình trên mỗi đĩa áp cao hơn so với không kích kháng và tương
đươngvới trên giống kháng. như vậy, qua két quả khảo sát khả năng kích kháng của 3 hoá chất
clorua đồng, acid benzoic và chitosan cho thấy cả 3 hoá chất đều có khả năng kích thích tính kháng
thể hiện qua phản ứng phát sáng của tế bào. riêng clorua đồng có khả năng kích thích tạo phản ứng
phát sáng sớm hơn acid benzoic và chitosan.
tóm lại, trong các hoá chất được khảo sát về khả năng kích kháng qua phản ứng phát sáng

của tế bào là clorua đồng, acid benzoic, acibenzolar-s-methyl không tạo phản ứng phát sáng tế bào.
các hoá chất còn lại đều có phần trăm đĩa áp cho phản ứng phát sáng tế bào cao. đặc biệt, clorua
đồng khi được thử nghiệm trên cùng một giống lúa nhưng với 2 nòi nấm khác nhau dều cho phản
ứng phát sáng thể hiện sớm và phần trăm đĩa áp tạo phát sáng cao hơn so với không kcíh kháng.
bên cạnh đó, hiệu quả kích kháng của clorua đồng và benzoic acid trên giống lúa và nòi nấm khác
nhau vẫn có phản ứng phát sáng tế bào cao. điều này cho thấy khả năng kích kháng của hoá chất
biểu hiện qua phản ứng phát sáng tế bào se không thay đổi theo giống lúa và dòng nấm. riêng
acibenzolar-s-methyl không biểu hiện kích kháng qua phát sáng tế bào có thể biểu hiện qua cơ chế
khác. các tác giả không tìm thấy có sự hình thành cấu trúc giống papillae (papillae like structure).
bảng 1. sự phát sáng tế bào khi xử lý benzoic acid và cucl
2

(huỳnh minh châu và ctv., 2002)
nghiệm thức tỷ lệ đĩa áp cho phản ứng phát sáng vách tế bào (%)
24 giờ sau khi phun 48 giờ sau khi phun 54 giờ sau khi phun
đối chứng 1,9b 1,1b 4,4b
benzoic acid 5,8a 15,7a 21,6a
cucl
2
4,9a 9,3a 20,2a
mức ý nghĩa * * *
cv (%) 15,19 17,32 14,43
trong cùng một cột các trung bình có cùng mẫu tự theo sau khac biệt không ý nghĩa qua phép thử
dulcan ở mức ý nghĩa 5%.
bảng 2. sự phát sáng tế bào khi xử lý clorua đồng và acibenzolar-s-methyl ở
24 giờ sau khi phun nấm gây bệnh (huỳnh minh châu và ctv, 2004)
nghiệm thức phàn trăm đĩa áp tạo sự phát sáng số lượng tế bào phát
sáng/đĩa áp
tế bào vách đa tế bào
clorua đồng (cucl

2
) 3,0ab 2,7ab 4,7a
acibenzolar-s-methyl 0,6bc 0,6ab 2,0ab
đối chứng nhiễm 0,0c 0,0b 0,0b
đối chứng kháng 5,1a 3,4a 1,5ab
mức ý nghĩa * * *
cv(%) 35,7 37,7 29,7
trong cùng một cột các trung bình có cùng mẫu tự theo sau khác biệt không ý nghĩa qua phép thử.
bảng 3. sự phát sáng tế bào khi xử lý kích kháng bằng clorua đồng và acibenzolar-s-methyl ở
48 giờ sau khi phun nấm tấn công (huỳnh minh châu và ctv, 2004).
nghiệm thức phần trăm đĩa áp tạo sự phát sáng số lượng tế
bào phát
phần trăm đĩa
áp tạo sự phát
tế bào vách đa tế bào
clorua đống (cucl
2
) 21,4a 68,9 4,5ab 90,2
acibenzolar-s-methyl 15,9ab 61,3 3,8ab 83,9
đối chứng nhiễm 7,5b 83,3 3,0b 72,7
10
đối chứng kháng 16,1ab 97,3 8,4a 83,0
mức ý nghĩa * ns * ns
cv(%) 12,9 16,8 14,9 12,5
trong cùng một cột các trung bình có cùng mãu tự theo sau khác bịêt không ý nghĩa qua phép thử
duncan ở mức ý nghĩa 5%.
bảng 4. phản ứng phát sáng tế bào ở thời điểm 48 giờ sau khi phun nấm tấn công (nguyễn
hồng tín và ctv, 2005)
nghiệm thức % đĩa áp tạo
phát sáng

số vách tế bào thịt
lá phát sáng/đĩa
áp
diện tích tế bào
thịt lá phát
sáng/đĩa áp
% đĩa áp tạo phát sáng
ở các mức độ
++ +++
acid benzoic 32,6 a 161,4 a 1353,8 10,8 89,2
copper chloride 34,5 a 117,1 a 1264,8 19,3 80,7
chitosan 34,2 a 148,5 a 1494,4 22,9 77,2
đối chứng
nhiễm
8,2 b 17,6 b 683,4 26,8 60,7
đối chứng
kháng
29,7 a 98,9 a 1338,4 32,4 69,1
mức ý nghĩa * * ns ns ns
cv (%) 21,18 9,2 15,56 35,2 16,41
trong cùng một cột các trung bình có cùng mẫu tự theo sau khác biệt không ý nghĩa qua phép thử
duncan ở mức ý nghĩa 5%.
3.3. khảo sát sự tổng hợp chất phenol
huỳnh minh châu và ctv. (2004) khảo sát sự tổng hợp polyphenol khi xử lý kích kháng bằng
clorua đồng (0,05mm) và acibenzolar-s-methyl (200 ppm) và phun nấm gaya bệnhcó mã số nòi 2,5
ở giai đoạn lúa 17 ngày tuổi. kừt quả ghi nhận ở thời điểm 24 giờ sau khi phun nấm (gps), chưa có
sự xuất hiện của hợp chất phenol. đến 48 gps, polyphenol đã được tổng hợp ở vùng tế bào dưới đĩa
áp trên tất cả các nghiệm thức. nghiệm thức kích kháng bằng clorua đồng có phần trăm đĩa áp tạo
sự tích tụ phenol trong tế bào cao hơn không xử lý kích kháng ở 72 và 96 gps (bảng 5). ngoài ra, ở
thời điểm này cũng ghi nhận trên nghiệm thức xử lý clorua đồng có một số vùng tế bào quanh đĩa

áp có màu xanh dương,c ó thể đay là những hợp chất cacbohydrate hoặc tinh bột đã được tổng hợp
(de neergaard, 1997). điều này chứng tỏ khi được kích kháng bởi clorua đồng đã giúp giống nhiễm
tạo ra polyphenol và cac hợp chất khác.
kết quả còn ghi nhận diện tích vùng tế bào quanh đĩa áp có sự tích tụ polyphenol trên
nghiệm thức clorua đồng rộng hơn so với không kích kháng ở 96 gsp (bảng 6). điều này chứng tỏ
khi xử lý kích kháng bằng clorua đồng đã giúp cây lúa tổng hợp polyphenol nhiều hơn so với
không xử lý kích kháng. bên cạnh đó, phần trăm đĩa áp tạo sự tích tụ polyphenol ở mức +++ trên
nghiệm thức có xử lý clorua đồng và acibenzolar-s-methyl cao hơn không kích kháng và tương
đươngvới giống kháng ở 72 gps (bảng 7). điều này cho thấy clorua đồng và acibenzolar-s-methyl
đều có khả năng kích kháng qua sự gia tưng mức độ tích tụ polyphenol. tuy nhiên, đến thời điểm
96gsp mức độ tích tụ polyphenol không khác nhau giữa nghiệm thức cso kích kháng và không kích
kháng trên giống nhiễm omcs 2000 khi được xử lý bởi clorua đồng và acibenzolar-s-methyl có khả
năng giúp cây lúa tổng hợp sớm hơn so với không xử lý (bảng 7).
bảng 5. phần trăm đĩa áp tạo sự tích tụ polyphenol trong tế bào khi được xử lý kích kháng
qua các thời điểm
11
nghiệm thức phần trăm đĩa áp tạo sự tích tụ polyphenol trong tế bào ở các thưòi điểm
48 giờ sau khi phun
nấm
72 giờ sau khi phun
nấm
96 giờ sau khi phun
nấm
clorua đồng 17,3 31,0a 37,4ê
acibenzolar-s-methyl 10,5 19,3ab 21,0b
đối chứng nhiễm 11,7 16,6b 19,9b
đối chứng kháng 32,1 22,8ab 0,0c
mức ý nghĩa ns * *
cv(%) 31,2 8,9 11,1
trong cùng một cột các trung bình có cùng mẫu tự theo sau khác biệt không ý nghĩa qua phép thử

duncan ở mức ý nghĩa 5%.
bảng 6. diện tích phenol tích tụ ở vùng tế bào bên dưới đĩa áp
khi được xử lý kích kháng qua 2 thời điểm
nghiệm thức diện tích vùng tế bào tích tụ polyphenol/đĩa áp (mm
2
)
72 giờ sau khi phun nấm 96 giờ sau khi phun nấm
clorua đồng 61,4 109,8ê
acibenzolar-s-methyl 51,9 52,4ab
đối chứng nhiễm 14,8 27,3b
đối chứng kháng 20,4 0,0c
mức ý nghĩa ns *
cv(%) 6,7 5,9
trong cùng một cột các trung bình có cùng mẫu tự theo sau khác biệt không ý nghĩa qua phép thử
duncan ở mức ý nghĩa 5%.
bảng 7. tỷ lệ đĩa áp có sự tích tụ phenol ở mức +++ qua 2 thời điểm
nghiệm thức tỷ lệ đĩa áp có sự tích tụ phenol ở mức +++
72 giờ sau khi phun nấm 96 giờ sau khi phun nấm
clorua đồng 84,9a 64,7a
acibenzolar-s-methyl 88,8a 95,0a
đối chứng nhiễm 33,3b 92,8ê
đối chứng kháng 95,0a 0,0b
mức ý nghĩa * *
cv(%) 18,3 17,2
trong cùng một cột các trung bình có cùng mẫu tự theo sau khác biệt không ý nghĩa qua phép thử
duncan ở mức ý nghĩa 5%.
tóm lại clorua đồng có khả năng kích kháng thể hiện qua phần trăm đĩa áp có sự tích tụ
polyphenol xuất hiện sớm và nhiều. trong khi đó acibenzolar-s-methyl chỉ thể hiện kích kháng qua
mức tích tụ polyphenol.
3.4. sự tổng hợp h

2
o
2
huỳnh minh châu và ctv. (2004) khảo sát sự tích tụ h
2
o
2
khi xử lý kích kháng bằng clorua
đồng (0,05mm) và acibenzolar-s-methyl (200 ppm) trên giống omcs 2000 và phun nấm tấn công có
mã số nòi 2,5 ở giai đoạn lúa 17 ngày tuổi. kết quả ghi nhanạ mức độ tích tụ h
2
o
2
không khác nhau
12
giữa các nghiệm thức xử lý kích kháng bằng clorua đồng và acibenzolar-s-methyl và không xử lý
kích kháng qua các thời điểm quan sát.
tuy nhiên, nguyễn hồng tín (2005) cũng thực hiện trên giống lúa omcs 2000 nhưng với nòi
nấm mã số 103,4,lúa được kích kháng bởi clorua đồng (0,05mm), benzoic acid (0,5 mm) hoặc
chitosan (200 ppm). kết quả cho thấy có sự gia tăng h
2
o
2
ở thời điểm 20 và 36 gsp (bảng 8). sự
khác biệt vè kết quẩ thí nghiệm của các tác giả trên có thể do sự tương tác khác nhau giữa giống
lúa và nòi nấm gây bệnh.
bảng 8. tỷ lệ đĩa áp tạo sự tích tụ h
2
o
2

trong tế bào lá lú khi được kích kháng bởi các hoá chất
ở thời điểm 20 & 36 giờ sau khi phun nấm
nghiệm
thức
tỷ lệ đĩa áp có sự tích tụ hợp chất h
2
o
2
(%) diện tích
tb tích tụ
h
2
o
2
tế
bào
tb thịt lá đơn tb đa tế
bào
mức độ
+
mức độ
++
mức độ
+++
thời điểm 20 giờ sau khi phun nấm
acid
benzoic
41,2ab 12,2b 4,3b 24,7ab 13,6a 22,9a 4,6bc 8,6b
clorua
đồng

42,0ab 18,4ab 9,9a 13,7b 9,0a 14,7ab 18,2ab 20,7ab
chitosan 27,8b 9,3b 6,0ab 12,5b 9,9a 13,2b 4,6bc 6,7b
đối chứng
nhiễm
1,4c 1,0c 0,5c 0,0c 0,5b 1,0c 0,0c 0,2c
đối chứng
kháng
66,5a 25,7a 5,4ab 35,4a 5,4a 20,9ab 30,2a 46,1a
mức ý
nghĩa
* * * * * * * *
cv (%) 26,3 20,0 19,1 30,0 26,0 14,5 49,6 19,6
thời điểm 36 giờ sau khi phun nấm
acid
benzoic
46,8bc 21,3ab 14,8a 10,7c 13,7ab 22,2b 10,9ab 8,2ab
copper
chloride
39,8bc 13,8ab 7,8ab 18,2bc 8,2c 24,9b 6,7ab 4,6b
chitosan 60,8ab 12,7b 11,3ab 36,8ab 14,5ab 25,1b 21,1a 6,6b
đối chứng
nhiễm
17,7c 3,3c 5,3b 9,1c 10,1bc 7,7c 0,0b 0,7c
đối chứng
kháng
79,3a 24,8a 8,8ab 45,7a 15,4a 37,6a 36,3a 20,4a
mức ý
nghĩa
* * * * * * * *
cv (%) 22,9 18,2 19,7 26,2 9,8 13,0 52,6 19,6

trong cùng một cột các trung bình có cùng mẫu tự theo sau khác biệt không ý nghĩa qua phép thử
duncan ở mức ý nghĩa 5%.
4. kết luận
13
qua kết quả khảo sát về khả năng kích kháng của các hoá chất acibenzolar-s-methyl, acid
benzoic, clorua đồng và chitosan qua phản ứng phát sáng của tế bào, sự tích tụ polyphenol và h
2
o
2

cho thấy:
- các hoá chất có khả năng làm gia tăng phản ứng phát sáng của tế bào, sự tích tụ polyphenol và h
2-
o
2
trên giống lúa nhiễm bệnh đạo ôn omcs 2000. sự gia tăng này có thể bằng hoặc cao hơn so với
trên giống kháng. riêng acibenzolar-s-methyl không biểu hiện kích kháng qua phát sáng tế bào.
- khả năng của các hoá chất làm gia tăng phản ứng phát sáng của tế bào không thay đổi theo giống
lúa và nòi nấm gây bệnh. clorua đồng có khả năng cho phản ứng phát sáng sớm hơn các hoá chất
thử nghiệm khác.
- trên giống lúa nhiễm bệnh đạo ôn omcs 2000 khi được xử lý bằng acibenzolar-s-methyl hoặc
clorua đồng sẽ giúp cây tích tụ polyphenol nhiều và sớm; acibenzolar-s-methyl chỉ giúp cây lúa
tích tụ polyphenol nhiều.
- khả năng của các hoá chất làm gia tăng sự tích tụ h
2
o
2
thay đổi tuỳ theo sự tương tác giữa giống
lua svà nòi nấm gây bệnh. clorua đồng, benzoic acid và chitosan đề có khả năng làm tăng sự tích tụ
h

2
o
2
trong tế bào. trong đó clorua đồng và acid benzoic thể hiện sớm hơn chitosan.
14
cơ chế sinh hoá học của tích kích kháng lưu dẫn trong cây lúa chống lại bệnh đạo ôn
(pyricularia grisea (cooke) sacc.) do xử lý clorua đồng, acibenzolar-s-methyl và nấm
sporothrix sp.
ngô thành trí, phạm văn kim và trần vũ phến
tóm tắt
bệnh cháy lá pyricularia grisea là một trong số bệnh quan trọng của cây lúa. kích thích tính
kháng lưu dẫn (sar) là một hiện tượng mà cây trồng có cơ chế bảo vệ khi được kích thích bởi xử lý
trước bởi những tác nhân sinh học hoặc hoá chất. thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhà
lưới nhằm mục đích khảo sát khả năng kích thích tính kháng của clorua đồng 0,05 mm (biosar 3),
acibenzolar-s-methyl 200 ppm và nấm sporothrix sp. (colletotrichum sp.) 10
6
– 10
7
bào tử/ml.
giống lúa nhiễm bệnh omcs 2000 được kích thích tính kháng bằng cách ngâm hạt trong dung dịch
kích kháng trong 24 giờ. đối chứng giống nhiễm omcs 2000 và giống kháng ir 64 được ngâm trong
nước cất. hoạt tính các enzym catalase, peroxidase, phenylalanine ammonia-lyase, β-1,3-glucanase
và chitinase được ước lượng bằng spectrophotometer với dịch trích từ cây lúa sau khi chủng tán
công với nấm pyriculara grisea từ nòi 103,4. kừt quả cho thấy clorua đồng, acibenzolar-s-methyl và
nấm colletotrichum sp. kích thích tính kháng lưu dẫn làm giảm tỷ lệ bệnh đạo ôn một cách có ý
nghĩa khi được áp dụng bằng cách ngâm hạt lúa. hiệu quả giảm tỷ lệ bệnh bởi clorua đồng (biosar
3), acibenzolar-s-methyl và nấm colletotrichum sp. (sporothrix) là 68,7%; 68,4%,;60,2% theo thứ
tự tương ứng. diễn biến hoạt tính của enzym catalase, peroxidase, phenylalanine ammonia-lyase, β-
1,3-glucanase và chitinase trong cây lúa được xử lý trước với chất kích kháng gia tăng cao hơn so
với cây lúa đối chứng sau khi chủng nấm pyricularia grisea. kết quả thí nghiệm này chứng minh

rằng sự gia tăng hoạt tính của enzym catalase, peroxidase, β-1,3-glucanase và chitinase có tương
quan thuận với sar chống lại bệnh đạo ôn do xử lý với clorua đồng (biosar 3), acibenzolar-s-methyl
và nấm colletotrichum sp. (sporothrix) và 3 chất kích kháng sar đã khảo sát có triển vọng trong
thực tế để phòng, trị bệnhđạo ôn.
1. mở đầu
bệnh đạo ôn do nấm pyricularia grisea gây ra, là một trong những bệnh quan trọng trên lúa
ở đồng bằng sông cửu long (đbscl). hai trong những biện pháp thường được áp dụng để đối phó với
bệnh là sử dụng giống kháng và thuốc hoá học. biện pháp hoá học nhanh cho kết quả nhưng có ảnh
hưởng đến môi trường và có thể thúc đẩy nòi nấm gây bệnh kháng với thuốc, còn sử dụng giống
kháng tuy an toàn nhưng đôi khi không thành công vì sự thay đổi nhanh chóng của nòi nấm gây
bệnh (noda và ctv., 1998). việc sử dụng giống kháng bệnh đạo ôn đơn thuần rất dễ đưa đến sự phá
vỡ tính kháng bệnh của giống. do đó bên cạnh việc cố gắng lai tạo ra giống lúa kháng bệnh, cần
nghiên cứu tìm thêm giải pháp giúp sử dụng các giống lúa nhiễm bệnh một cách hiệu quả nhưng ít
dùng đến thuốc trừ nấm đặc hiệu, đó là kỹ thuật kích thích tính kháng bệnh lưu dẫn.
kích thích tính kháng bệnh lưu dẫn (gọi tắt là kích kháng) trong cây đã được nghiên cứu từ
những năm 1933 (chester, 1933) và ngày nay các nhà khoa học đã hiểu khá nhiều về các cơ chế của
sự kích kháng (phạm văn kim, 2006). kích kháng là sử dụng một tác nhân,c ó thể là một vi sinh vật
hoặc một hoá chất không gây ô nhiễm môi trường, tác động lên một bộ phận của cây thuộc giống
nhiễm (có thể là hạt lúa nảy mầm hoặc là lá cây), qua đó kích thích sự hoạt động của các cơ chế
kháng bệnh có trong cây kịp thời giúp cây kháng lại bệnh khi bị mầm bệnh tấn công.
trên cây lúa, các nghiên cứu sự kích kháng giúp cây lúa kháng với bệnhđạo ôn đã được
nghiên cứu và báo cáo vào ác năm 2000 (lang canh phu and pham văn kim, 2000; tran vu phen and
pham van kim, 2000), năm 2001 (phạm văn dư và ctv., 2001) và được tổng kết vào năm 2003
(phạm văn kim và ctv., 2003a; phạm văn kim và ctv., 2003b). các nghiên cứu này tập trung vào 3
15
lĩnh vực: (i) tìm ra các tác nhân gây kích kháng, (ii) nghiên cứu cơ chế kích kháng của các tác nhân
có triển vọng trên khía cạnh mô học và (iii) nghiên cứu các cơ chế kích kháng của các tác nhâncó
triển vọng trên khía cạnh sinh hoá học.
bài báo này tổng kết lại các kết quả nghiên cứu về cơ chế kích kháng về khía cạnh sinh hoá
học giúp cây lúa kháng bệnh đạo ôn (p. grisea) của 3 tác nhân có triển vọng: clorua đồng,

acibenzolar-s-methyl và nấm colletotrichum sp. (nay đã được xác định lại nấm sporothrix sp., do
commonweath agriculture bureau international, anh quốc xác định).
2. vật liệu và phương pháp
2.1. tác nhân kích kháng: 3 tác nhân kích kháng được đưa vào thí nghiệm là clorua đồng (sản
phẩm biosar – 3) 0,05mm, acibenzolar-s-methyl 200 ppm a.i. và bào tử nấm hoại sinh sporothrix
sp. (colletotrichum sp.) trong huyền phù chứa 10
6
– 10
7
bào tử/ml.
2.2. bố trí thí nghiệm: các thí nghiệm được thực hiện trong nhà lưới, bố trí theo thể thức hoàn toàn
ngẫu nhiên, giống lúa thí nghiệm có phản ứng tương hợp (giống nhiễm bệnh) là omcs 2000 và
giống bất tương hợp (giống kháng bệnh) là ir 64 và chủng nấm p. grisea dùng tấn công (lây bệnh
nhân tạo) thuộc nòi 103,4. phân bón theo công thức 120 – 40 – 10 và chia làm 3 lần bón.
2.3. xử lý kích kháng và chủng nấm tấn công: các nghiệm thức kích kháng được xử lý bằng cách
ngâm hạt giống lúa omcs 2000 trong dịch kích kháng trong 24 giờ trứoc khi đem ủ. hai giống đối
chứng là giống nhiễm không kích kháng và giống kháng không kích kháng, được ngâm và ủ với
nước cất. xử lý tấn công với bào tử cảu nấm p. grisea thuộc nòi 103,4 với 50.000 bào tử/ml, bằng
cách phun trên toàn cây vào 16 ngày sau khi gieo.
2.4. đánh giá diện tích vết bệnh: hiệu quả kích kháng được đánh giá thông qua so sánh tỷ lệ diện
tích vết bệnh trên lá vào 7 ngày sau khi tấn công, theo thang đánh giá của pinnschmidt và ctv.
(1993).
2.5. thu thập mẫu và ly trích enzym: mộu được thu vào nhiều thời điểm khác nhau sau khi xử lý
nấm tấn công bằng cách dùng kéo cắt ngang thân cây lúa, gói trong giấy nhôm, sau đó nhúng
nhanh vào nitơ lỏng và trữ ở -20
0
c.
dịch trích enzym: nghiền một gram mẫu thành dạng bột min với nitơ lỏng. sau đó, enzym từ
mẫu bột mịn này được trích với các buffer thích hợp: catalase trích với sodium phosphate (ph 6,0);
peroxidase với potassium phosphate (ph 7,2); phenylalanine amonia – lyase với sodium borate (ph

8,8) và β-1,3-glucanase và chitinase với sodium acetate buffer (ph 5,2). dung dịch mẫu được ly
tâmvới tốc độ 10000 vòng/phút, trong 30 phút, ở 4
0
c. hầm lượng protein được ước lượng theo
bradford (1976) với protein chuẩn là bovine serum albumin.
2.6. phân tích hoạt tính của các enzym
2.6.1. hoạt tính của enzym catalase
hoạt tính của catalase xác định theo adam và ctv. (1995), phản ứng bao gồm 50 àg protein
mẫu, 0,015 àm h
2
o
2
trong dung dịch đệm potassium phosphate (50mm, ph 7,2). hoạt tính catalase
được biểu hiện bằng Δodabs
240
/mg protein/phút, giưũa thời điểm 0 và 1 phút sau khi phản ứng.
2.6.2. hoạt tính của enzym peroxidase
hoạt tính của peroxidase được xác địnhtheo dalisay và kook (1995), phản ứng gồm 50 àg
protein dịch trích, 0,25% guaiacol trong dung dịch sodium phosophate 10mm (ph 6,0) và 0,035 àm
h
2
o
2
. đơn vị hoạt tính của peroxidase là Δodabs
470nm
/mg protein/phút).
2.6.3. hoạt tính của enzym phenilalanine ammonia lyase
ước lượng hoạt tính của enzym phenilalanine ammonia lyase theo sadasivam và manickam
(1996), hỗn hợp phản ứng gồm 100àl protein dịch trích, 500àl sodium borate (200mm, ph 8,7),
1300 àl nước cất và 1ml l – phenilalanine (100mm). ủ trong 30 phút, ở 37

0
c, dừng phản ứng với
16
0,2ml 5n hcl. đọc phản ứng tại 292 nm. hoạt itnhs của phenilalanine ammonia lyase được biểu hiện
bằng àm trans – cinnamic acid/mg protein/phút.
2.6.4. hoạt tính của enzym β-1,3-glucanase
hoạt tính của enzym β-1,3-glucanase được xác định theo phương pháp của isaac và gokhale
(1982), phản ứng gồm 50àl protein mẫu, 0,45 ml laminarin 0,05% trong 50 mm na – acetate ph
5,2. ủ ở 37
0
c trong 30 phút, dừng phản ứng với 0,5 ml dns. đun sôi 10 phút và làm lạnh ở nhiệt độ
phòng. thêm 20 ml nước cất và đọc phản ứng tại 540 nm. hoạt tính của β-1,3-glucanase đựoc biểu
hiện theo đương lượng àm glucose/mg protein/phút.
2.6.5. hoạt tính của enzym chitinase
hoạt tính của chitinase được xác định dựa theo imoto, t. and k. yagishita (1971) với chất nền là
glycol chitosan (sigma). phản ứng xảy ra ở 37
0
c trong 30 phút. xác định od abs 420 nm của sản
phẩm tạo ra là n – acetyl – glucosamine. hoạt tính của chitinase thể hiện bằng od
abs 240nm
/mg
protein/giờ.
3. kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. hiệu quả kích kháng qua đánh giá trên tỷ lệ diện tích vết bệnh
việc đánh giá hiệu quả kích kháng thông qua diện tích nhiễm bệnh trên lá nhằm tìm ra mối
liên quan giữa biểu hiện kích kháng lưu dẫn của các chất kích kháng thử nghiệm với biểu hiện hoạt
tính của các enzym và pr protein có liên quan đến phản ứng bảo vệ cảu cây trồng. kừt quả của các
thí nghiệm trên giống lúa omcs 2000 với nòi nấm 103,4 năm 2004 cho thấy các chất kích kháng là
nấm sporothrix sp. (colletotrichum sp.), clorua đồng (biosar 3) và acibenzolar-s-methyl, đều có khả
năng kích kháng và giúp giảm tỷ lệ diện tích vết bệnh và gia tăng hiệu quả giảm bệnh một cách ý

nghĩa về mặt thống kê.
hình 1. (a) hiệu quả giảm bệnh của clorua đồng, acibenzolar-s-methyl và nấm sporothrix sp. lên
bệnhđạo ôn lá. giống lúa omcs 2000 và nòi nấm tấn công là 104,3 (ngô thành trí và ctv., 2004).
(b) ảnh các lá lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn trên các nghiệm thức cso kích kháng vơi clorua đồng,
acibenzolar-s-methyl và nấm sporothrix sp. (colletotrichum sp.).
thí nghiệm của các tác giả khác như nguyễn chí cương và ctv. (2004) một loạt các hoá chất sau đây
đều có khả năng kích kháng giúp cây lúa giảm bệnh đạo ôn la, trên giống lúa omcs 2000 và nòi
nấm tấn công 103,4 bao gômg k
2
hpo
4
(5 mm), kh
2
po
4
(5mm), saccharin (0,5 mm), cinnamic acid
(0,001 mm), salicylic acid (0,4 mm), natri tetraborat (1 mm), oxalic aicd (1mm) (bảng 1).
bảng 1. hiệu quả kích kháng của một số hoá chất giúp cây lúa chống bệnh đạo ôn lá (trích từ
nguyễn chí cương và ctv., 2004)
hoá chất tỷ lệ diệntích vết bênh (%) hiệu quả giảm bệnh (%)
k
2
hpo
4
(5 mm) 1,00e 84,02a
kh
2
po
4
(5 mm) 4,45bc 28,88cde

saccharin (0,5 mm) 2,93cde 57,48abc
cinnamic acid (0,001 mm) 1,17e 82,34a
salicylic acid (0,4 mm) 3,57cd 43,55abc
na
2
b
4
o
7
(1 mm) 5,77ab 10,41de
cucl
2
(0,05 mm) 2,96cde 52,93abc
oxalic aicd (1mm) 1,80de 72,17ab
đối chứng 6,55ê 0,00e
mức ý nghĩa ** **
cv (%) 36,44% 16,71%
17
ghi chú: giống lúa omcs 2000; nòi nấm tấn công: 103,4
một số tác nhân kích kháng kể trên được nghiên cứu sâu hơn về cơ chế kích thích tính
kháng thông qua việc sự gia tăng hoạt tính của một số enzym và pr protein khi bị nấm p. grisea nòi
độc tấn công.
3.2. nghiên cứu cơ chế kích kháng về mặt sinh hoá học của các tác nhân kích kháng
3.2.1. diễn biến hoạt tính của catalase
trong phản ứng phòng vệ của cây, tính kháng bệnh có thể hình thành khi mức h
2
o
2
tăng cao
để oxid hoá các độc tố do nấm tiết ra nhằm bảo vệ tế bào ký chủ không bị hại vì độc tố này. tuy

nhiên khi h
2
o
2
tăng cao, lại đến lượt h
2
o
2
có thể làm hại cho tế bào. do đó sau khi h
2
o
2
làm xong
nhiệm vụ, tế bào ký chủ gia tăng hoạt tính enzym catalase để khử h
2
o
2
thừa thành h
2
o làm mất độc
tính của h
2
o
2
đối với tế bào (mc clung, 1997). sự gia tăng hoạt tính của catalase sau khi bị mầm
bệnh tấn công, chứng minh trước đó đã có sự gia tăng h
2
o
2
để chống lại với độc tố của màm bệnh.

điều này cho thấy catalase là một enzym có liên quan đến tính kháng bệnh của cây trồng. do đó,
trong điều kiện nghiên cứu về kích thích tính kháng bệnh của cây trồng catalase cũng là một trong
các chỉ tiêu được quan tâm.
hình 2. diễn biến hoạt tính của catalase ở các thời điểm sau khi lá lúa bị nấm p. grisea tấn công
(ngô thanh trí và ctv., 2004)
kết quả về diễn biến hoạt tính catalase ghi nhận từ hình 2 cho thấy, có sựu biểu hiện gia
tăng hoạt tính catalase rất sớm ở các nghiệm thức được xử lý với chất kích kháng. tại thời điểm 2,
9, 18 giờ sktc (gstc), ở nghiệm thức xử lý với clorua đồng, hoạt tính catalase tăng cao hơn và khác
biệt so với đối chứng. tương tự tại thời điểm 2, 9, 13 gstc, hoạt tính catalase tăng cao ở nghiệm
thức acibenzolar-s-methyl và tại 9, 18 gstc, hoạt tính catalase gia tăng cao hơn khác biệt so với đối
chứng cũng được ghi nhận ở nghiệm thức nấm colletotrichum sp. (sporothrix sp.).
để tháy rõ hơn hiệu quả kích thích sự gia tăng hoạt tính catalase của từng chất kcíh kháng, kết quả
được so sánh với nghiệm thức đôí chứng (giống nhiễm không kcíh kháng) được biểu diễn trong
hình 3.
như vậy, cả 3 tác nhân kích kháng clorua đồng, acibenzolar-s-methyl và nấm sporothrix sp.
có cơ chế kích kháng thông qua sự gia tăng hoạt tính của enzym catalase.
hình 3. sự gia tăng hoạt tính của catalase do các chất kích kháng tạo ra (ngô thành trí và ctv., 2004).
ghi chú: ▼ khác biệt không có ý nghĩa thống kê 0,5% so với đối chứng
3.2.2. diễn biến hoạt tính peroxidase
peroxidase tham gia trong quá trình giải độc tố cho cây khi lượng h
2
o
2
sinh ra do bị kích
thích bởi ,mầm bệnh và còn là enzym tham gia vào cơ chế bảo vệ của cây như sự tổng hợp lignin,
giúp vách tế bào trở nên vững chắc hơn, ngăn chặn sự tiến xa của mầm bệnh (hammerschmidt và
kuc, 1995; georgieva và ctv., 2000). do đó, hammerschmidt et al. (1982) cho rằng tính kháng bệnh
của cây có sự tương quan với gia tăng hoạt tính của peroxidase. nừu chất kích kháng có giúp gia
tăng hoạt tính của peroxidase cũng có nghĩa là có khả năng kích kháng thật sự.
trong khi các nghiên cứu cơ chế kích kháng, các tác giả có sự quan tâm đến cơ chế kháng

bệnh của peroxidase như một trong các tiêu chí cần nghiên cứu.
ngô thành trí và ctv. (2004) đã báo các có sự gia tăng hoạt tính của peroxidase ở lá cây lúa
được kích kháng với sporothrix sp. (colletotrichum sp.), clorua đồng và acibenzolar-s-methyl (hình
4 và hình 5).
ở nghiệm thức xử lý vưói clorua đồng, tại thời điểm 7 giờ sau tấn công, hoạt tính của
peroxidase gia tăng rất cao, cao hơn so với đối chứng giống nhiễm không kcíh kháng đến 205,1%,
cao nhất trong 3 chất kích kháng (hình 4 và hình 5). nghiệm thức sporothrix sp. cũng làm gia tăng
18
hoạt tính của peroxidase ở thời điểm chậm hơn, 18 giờ sau khi bị mầm bệnh tấn công và cũng chỉ
có một đỉnh này mà thôi. trong khi đó sự gia tăng hoạt tính của peroxidase do acibenzolar-s-methyl
tỏ ra có ưu thế hơn clorua đồng và sporothrix sp., tuy nhiên kết quả trên cũng cho thấy là cả 3 tác
nhân nghiên cứu trên đều là tác nhân gây kcíh thích tính kháng lưu dẫn giúp cây lúa chống lại bệnh
đạo ôn.
3.2.3. diễn biến hoạt tính của phnilalanine ammonia-lyase (pal)
phnilalanine ammonia-lyase (pal) là enzym mở đầu của con đường phenylpropanoid gợi lên
sự sinh tổng hợp lignin ở vách tế bào và sự chuyển hoá giúp hình thành các hợp chất phenol trong
tế bào ký chủ để phản ứng đối với sự xâm nhiẽm của mầm bệnh (klessid and malamy, 1994).
ghi chú: ▼sự gia tăng có khác biệt về thống kê
hình 4. diễn biến của hoạt tính peroxidase của các nghiệm thức clorua đồng, acibenzolar-s-methyl
và sporothrix sp. (colletotrichum sp.) qua các thời điểm sau khi bị mầm bệnh tấn công
hình 5. sự gia tăng hoạt tính của peroxidase do các tác nhân kích kháng clorua đồng, acibenzolar-s-
methyl và sporothrix sp. (colletotrichum sp.) tạo ra. (ngô thành trí và ctv., 2004).
pal góp phần với peroxidase trong vai trò tăng cường tính vững chắc của vách tế bào. sự
tích tụ lignin giúp tăng cường sự rắn chắc cho vách tế bào qua đó vách tế bào hoạt động như một
hàng rào vật lý chống lại sự lan rộng ra chung quanh của nấm bệnh (ride, 1986; mitchell và ctv.,
1999). pal còn thể tham gia vào sự chuyển hoá các chất kháng sinh, sự tổng hợp phytoalexin và
hoạt hoá các enzyme chalcone synthase (chs) gây ra cơ chế bảo vệ của cây trồng theo con đường
phenylpropanoid (lawton và ctv., 1980; way và ctv., 2002). do pal có các vai trò này trong cơ chế
kháng bệnh của cây trồng nên trong khi nghiên cứu về cơ chế kích thích tính kháng bệnh trên khía
cạnh sinh hoá học, pal cũng là chỉ tiêu được quan tâm khảo sát.

nghiên cứu về diễn biến của hoạt tính pal được thực hiện tương tự như khi khảo sát hoạt
tính của enzyme phenylalanine ammonia-lyase (pal) được khảo sát qua các thưòi điểm sktc nấm
gây bệnh đạo ôn được ghi nhận trong hình 6 và 7.
hình 6. diễn biến hoạt tính của pal trong lá lúa được kích kháng vói nấm sporothrix sp.
(colletotrichum sp.) và acibenzolar-s-methyl theo thời gian sau khi bị nấm p. grisea tấn công (trần
vũ phến và phạm văn kim, 2004).
hình 7. sự gia tăng hoạt tính của pal so với đối chứng (giống nhiễm không kích kháng) của 2
nghiệm thức kích kháng với nấm sporothrix sp. (colletotrichum sp.) và acibenzolar-s-methyl (trần
vũ phến và phạm văn kim, 2004).
kết quả thí nghiệm cho thấy ở 2 nghiệm thức giống nhiễm có kích kháng với nấm
sporothrix sp. (colletotrichum sp.) hoặc với acibenzolar-s-methyl, hoạt tính của enzyme pal bắt đầu
gia tăng khác biệt so với đối chứng tại các thưòi điểm 16 gsktc và sau đó tại 2 thời điểm muộn hơn,
120 giờ và 168 giờ. kết quả này cho thấy sự kích kháng của 2 tác nhân kích kháng này có hiệu quả
giúp một chuỗi các phản ứng hoá học với nhiệm vụ tăng cường chất lignin cho vách tế bào giúp
làm giảm sự lan xa hơn của nấm gây bệnh. hiệu quả của sự taưng cường chất lignin của 2 chất kích
kháng clorua đồng và acibenzolar-s-methyl được huỳnh minh châu và ctv. (2004) xác nhận qua
khảo sát mô học của lá lúa được kích kháng dưới kính hiển vi huỳnh quang.
như vậy sự gia tăng hoạt tính của pal trong các thí nghiệm này góp phần chứng minh các
tác nhân kích kháng trên đây là có tác động kích kháng thật sự.
3.2.4. diễn biến hoạt tính của β-1,3-glucanase
enzym β-1,3-glucanase còn là một trong các protein có liên quan đến sự kháng bệnh của
cây trồng được đặt tên là pr – 2. pr – 2 có vai trò phân huỷ các chất β-1,3-glucan và β-1,6-glucan,
thành phần quan trọng cấu tạo nên vách tế bào của vi sinh vật (van loon, 2001). trong tế bào các
19
giống cây kháng bệnh, khi bị mầm bệnh tấn công, tế bào ký chủ tiết ra nhiều chất trong đó có β-
1,3-glucanase để ức chế sự phát triển của mầm bệnhbằng các tác động lên và làm phân huỷ vách té
bào mầm bệnh. với cách này phối hợp với nhiều tác động khác, tế bào giống kháng chặn đứng sự
phát triển của mầm bênh. do giữ vai trò quan trọng này, enzyme β-1,3-glucanase còn được đưa vào
nhóm antimicrobial proteine hay protein có liên quan đến bệnh cây và được đặt tên là pr – 2
(broekaert và ctv., 2001). trong sự kích thích tính kháng bệnh, tế bào cây đựoc kích kháng có thể

gia tăng hoạt tính của β-1,3-glucanase. nếu phát hiện có sự gia tăng hoạt tính của β-1,3-glucanase
cao hơn so với đối chứng giống nhiễm không kích kháng, thì đây là một trong các chứng cứ chứng
tỏ cây đã được kích thích để phát huy tính kháng bệnh.
loạt thí nghiệm này cũng quan tâm nhiều đến β-1,3-glucanase và xem đây là một trong
những chỉ tiêu quan trọng.
kết quả thí nghiệm được trình bày trong hình 8 (clorua đồng hay biosar – 3) và hình 9 và
hình 10 (sporothrix sp. và acibenzolar-s-methyl). qua kết quả cho thấy nghiệm thức kích kháng với
nấm sporothrix sp. và với acibenzolar-s-methyl có gia tăng hoạt tính của β-1,3-glucanase sớm hơn,
vào 48 giờ sau khi bị tấn công và chỉ có một đỉnh này. trong khi đó nghiệm thức kích kháng với
clorua đồng bắt đầu gia tăng hoạt tính của β-1,3-glucanase vào thời điểm 96 giờ sau khi bị tấn công
và chỉ có một đỉnh này. trong khi đó nghiệm thức kích kháng với clorua đồng bắt đầu gia tăng hoạt
tính của β-1,3-glucanase sớm hơn, vào 48 giờ sau khi bị tấn công và kéo dài sự gia tăng hoạt tính
cho đến 168 giờ sktc (hình 8).
hình 8. diễn biến hoạt tính của β-1,3-glucanase trong lá lúa được kích kháng với clorua đồng theo
thời gian sau khi bị nấm p. grisea tấn công.
hình 9. diễn biến hoạt tính của β-1,3-glucanase trong lá lúa được kích kháng với nấm sporothrix sp.
(colletotrichum sp.) và acibenzolar-s-methyl theo thời gian sau khi bị nấm p. grisea tấn công.
hình 10. sự gia tăng hoạt tính của β-1,3-glucanase so với đối chứng (giống nhiễm không kích
kháng) của 2 nghiệm thức kích kháng với nấm sporothrix sp. (colletotrichum sp.) và acibenzolar-s-
methyl
qua kết quả trên, clorua đồng có khả năng kích thích cây lúa gia tăng hoạt tính của β-1,3-
glucanase nhanh và kéo dài hơn 2 tác nhân kia. có thể nhờ đặc tính này mà khi cây lúa được kích
kháng với clorua đồng, các vết bệnhcấp 3 sinh ra ít bào tử hơn so với trên vết bệnh cùng cấp của
nghiệm thức đối chứng không kích kháng. trong khi đó tác nhân kích kháng acibenzolar-s-methyl
không có đặ tính tốt này (huỳnh minh châu và ctv., 2003).
kết quả trên đây chứng minh 3 tác nhân clorua đồng, acibenzolar-s-methyl, và nấm
sporothrix sp. có cơ chế kcíh kháng thông qua việc gia tăng hoạt tính của β-1,3-glucanase sau khi
bị mầm bệnh tấn công. β-1,3-glucanase là enzyme có tác động trực tiếp lên vách tế bào của nấm p.
grisea đã xâm nhập vào bên trong tế bào ký chủ.
3.2.5. diễn biến hoạt tính của chitinase

chitinase là một enzyme có vai trò trong phân huỷ phần chitin trong cấu trúc vách tế bào
cảu nấm gây bệnh thực vật (van loon, 2001). chitinase và β-1,3-glucanase là 2 enzym có tác động
hỗ tương với nhau trong sự kháng sinh mạnh thông qua việc phân huỷ vách tế bào của chap sợi
nấm làm ức chế sự phát triển của nấm bên trong tế bào ký chủ (broekaert và ctv., 2001;
schlumbaum và ctv., 1986 và mauch và ctv., 1988). vách của nấm thuộc lớp oomycetes được cấu
tạo chủ yếu bởi thành phần β-1,3-glucan, trong khi đó vách của các nấm thuộc các lớp khác được
cấu tạo chủ yếu bởi thành phần chitin. hai enzym β-1,3-glucanase và chitinase phối hợp với nhau
có thể tác động lên tất cả các loại nấm xâm nhiễm vào tế bào ký chủ. ở các giống cây kháng với
bệnh, khi bị mầm bệnh xâm nhiễm, một trong các cơ chế kháng bệnh của cây là gia tăng hoạt tính
20
của chitinase (tức tiết thểma nhiều hơn so với khi chưa bị xâm nhiễm) trong tế bào để chống với
mầm bệnh. chitinase cũng được xếp vào nhóm các protein kháng vi sinh vật hay protein có liên
quan đến bệnh cây và được đặt tên là pr – 3, pr – 4, pr – 8 và pr – 11 tuỳ chủng loại chitinase, trong
đó pr – 3 có bản chất là endochitinase (broekaert và ctv., 2001).
trong sự kích kháng ở cây trồng, bên cạnh sự gia tăng hoạt tính cuae enzym β-1,3-
glucanase, tế bào cây còn có thể gia tăng hoạt tính của chitinase để chống lại mầm bệnh. do đó
trong khi nghiên cứu các cơ chế kích kháng của cây trồng việc khảo sát sự gia tăng hoạt tính của
chitinase là cần thiết.
kết quả nghiên cứu trên sự gia tăng hoạt tính của chitinase trong giống lúa nhiễm được kích
kháng với clorua đồng, acibenzolar-s-methyl và sporothrix sp. được trình bầy trong các hình 11,
12, 13 và 14.
kết quả của 2 thí nghiệm riêng biệt trên đều cho chung một kết quả là nấm sporothrix sp.
kích thích cây lúa tạo sự gia tăng hoạt tính của enzym chitinase vào các thời điểm 24 giờ và 120
giờ sktc (hình 12 và hình 14). ở thí nghiẹm của ngô thành trí (2006), sporothrix sp. còn tạo thêm 1
đỉnh gia tăng ở thời điểm 96 giờ sktc. trong khi đó đặc điểm của acibenzolar-s-methyl là kích thích
cây lúa gia tăng hoạt tính của chitinase sớm nhất, bắt đầu từ lúc 12 giờ sktc.
hình 11. diễn biến hoạt tính của chitinase trong lá lúa được kích kháng với nấm sporothrix sp.
(colletotrichum sp.) và acibenzolar-s-methyl theo thời gian sau khi bị nấm p. grisea tấn công.
hình 12. sự gia tăng hoạt tính của chitinase so với đối chứng của 2 nghiệm thức kích kháng với
acibenzolar-s-methyl và nấm sporothrix sp. (colletotrichum sp.)

hình 13. diễn biến hoạt tính của chitinase trong lá lúa được kích kháng với clorua đồng và nấm
sporothrix sp. (colletotrichum sp.) theo thời gian sau khi bị nấm p. grisea tấn công.
hình 14. sự gia tăng hoạt tính của chitinase so với đối chứng của 2 nghiệm thức kích kháng với
clorua đồng và nấm sporothrix sp.
kết quả thí nghiệm của ngô thành trí cho thấy hạot tính của chitinase trong nghiệm thức
kích kháng với clorua đồng diễn biến chậm hơn 2 nghiệm thức trên, phải đến 96 giờ sau khi bị tấn
công mới có sự gia tăng khác biệt so với đối chứng và đạt 2 đỉnh ở 96 và 120 giờ sktc (hình 11 và
hình 12).
nhìn chung, kết quả của 2 thí nghiệm này cho thấy cả 3 tác nhân kích kháng trên đều có tác
động kích thích tính kháng bệnh trên cây lúa thuộc giống nhiễm bệnh giúp cây lúa chống bệnh
thông qua việc kích thích tế bào ký chủ gia tăng hoạt tính của chitinase để chống lại với mầm bệnh.
3.3. thảo luận chung
qua các kết quả cảu nhiều nghiên cứu trên, tập trung để tìm hiểu cơ chê skcíh kháng trên
khía cạnh sinh hoá học, nhóm tác giả đã thực hiện việc khám phá ra 5 cơ chế kích kháng cảu 3 tác
nhân kích kháng là clorua đồng, acibenzolar-s-methyl và sporothrix sp 5 cơ chế đó bao gồm sự
gia tăng hoạt tính của các enzym catalase, peroxidase, pal, β-1,3-glucanase và chitinase. mỗi cơ chế
đều góp phần vào việc giúp cây lúa chống bệnh tốt hơn.
sauk hi bị nấm gây bệnh xâm nhiễmvà lan rộng ra, tế bào ký chủ phản ứng lại với nhiều
cách như tích tụ h
2
o
2
để oxid hoá các chất độc do nấm bệnh tiết ra, tích tụ polyphenol, là chất diệt
vi sinh vật để tấn công nấm gây bệnhvà tăng cường chất lignin cho vách đựoc cứng hơn hầu ngăn
cản sự lan ra chung quanh của nấm gây bệnh. các phản ứng này được páht hiện bởi các khảo sát
mô học qua kính hiển vi quang học và kính hiển vi huỳnh quang (trần thị thu thuỷ và ctv., 2006).
các phản ứng này được sự hỗ trợ của các hoạt chất sinh học được tế bào ký chủ tiết ra, trong đó
peroxidase, β-1,3-glucanase và chitinase có vai trò trong gợi ra mộtloạt phản ứng hoá học để hình
21
thành thêm chất lignin, đóng góp cho việc rắn chắc hoá vách tế bào. bên cạnh đó enzym catalase và

peroxidase giúp khử oxy của h
2
o
2
thừa sau khi chất này hoàn thành nhiệm vụ, để h
2
o
2
thừa không
làm hại tế bào chất của ký chủ. pal giữ vai trò khơi ra chuỗi phản ứng hình thành chất polyphenol,
tích tụ trong tế bào góp phần hạn chế hoạt động của nâm gây bệnh.
hậu quả của các hoạt đông trên đây giúp giảm sự lan ra của vết bệnh, làm giảm diện tích
của vết bệnh trên lá, qua đó được đánh giá chung là cây lúa mắc bệnh nhẹ hơn. định lượng bệnh
năng hay nhẹ dựa vào cách đánh giá vết bệnh một cách khoa học, định lượng được và có thể đưa
vào thống kê so sánh.
qua kết quả của các thí nghiệm phân tích hoạt tính của các enzym trên đây chỉ giúp chứng
minh được là các tác nhân trên có tạo ra các cơ chế kích kháng về mặt sinh hoá hay nói cách khác
hơn đã chứng minh được đó là các tác nhân kích kháng thật sự giúp cây lúa chống lại bệnh đạo ôn.
các kết quả này chưa nói lên đựoc tác nhân nào có hiệu quả kích kháng cao hơn. để tìm hiểu điều
này cần có các thí nghiệm trong nhà lưới và ngaòi đồng ruộng, dựa trên đánh giá diện tích vết bệnh
cũng như đánh giá ảnh hưởng lên năng suất.
4. kết luận
loạt thí nghiệm này đã chứng minh đuợc 3 tác nhân clorua đồng, acibenzolar-s-methyl và
sporothrix sp. thật sự là các tác nhân kích kháng giúp cây lúa chống bệnh đạo ôn. sự kích kháng do
mỗi tác nhântạo ra là kích thích làm cho tế bào cây lúa, thuộc giống nhiễm bệnh, tạo ra sự gia tăng
hoạt tính của 2 loại enzym catalase và phenilalanine ammonia – lyase (pal) và 3 loại protein có liên
quan đến bệnh cây là β-1,3-glucanase (pr - 2), chitinase (pr – 3) và peroxidase (pr – 9). các enzym
và các protein này được sinh ra để đóng góp vào các hoạt động chống bệnh cảu cây lúa làm giảm
tỷ lệ diện tích vết bệnh so với đối chứng.
22

sự thay đổi tính kháng bệnh đạo ôn (pyricularia grisea) trên lua stheo thời gian và không gian
phạm văn dư và lê cẩm loan
bộ môn bệnh cây
viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông cửu long
1. mở đầu
bệnh đạo ôn do nấm pyricularia grisea sacc. gây ra và là một trong những bệnh làm thiệt
hại đáng kể đến sản lượng lúa ở đbscl. bên cạnh việc sử dụng thuốc hoá học trong phòng trừ bệnh
đạo ôn, giống kháng luôn được qua tâm trong sản xuất. tuy nhiên khả năng của chúng ta trong chọn
lọc những dòng giống triển vọng có tính kháng ổn định vẫn còn giới hạn do sự biến động cảu quần
thể gây bệnh và sự tương tác giữa ký sinh và ký chủ theo thời gian, ngoài ra vật liệu được sử dụng
trong chương trình cải tiến giống lúa không đa dạng về mặt di truyền đã góp một phần không nhỏ
trong bùng phát dịch bệnh đạo ôn hiện nay. theo ahn (1994), theo dõi tính kháng bệnh đạo ôn theo
không gian và thời gian sẽ chọn lọc đựoc các dòng giống có triển vọng, tiên đoán đựoc tính thích
nghi và ổn định của giống.
do đó nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá diễn biến của tính kháng bệnh đạo ôn
trên lúa theo thời gian và không gian nhằm gia tăng mức độ hữu hiệu trong công tác khuyến nông
phòng chống dịch bệnh.
2. vật liệu và phương pháp
giống được trắc nghiệm trên nương mạ nhiễm bệnh đạo ôn ở 10 tỉnh vung đbscl. bộ giống
chỉ thị của nhật, một số giống triển vọng và chủ lực ở đbscl. bộ giống chỉ thị của nhật, một số
giống triển vọng và chủ lực đựơc đánh giá 3 – 10 vụ từ năm 2002 – 2005. nương mạ được bố trí
theo ou (1985), giống chuẩn kháng tẻ tép và giống chuẩn nhiễm om 1490. khi giống chuẩn nhiễm
đạt cấp 9, cấp bệnh của các giống trắc nghiệm cũng được đánh giá theo thang điểm từ 0 – 9 (irri,
1996). giống có cấp bệnh từ 0 -3 được xem là kháng, 4 – 5 là hơi nhiễm và 6 -9 là nhiễm.
3. kết quả và thảo luận
phản ứng của một số giống được xem là kháng bền vững đối với bệnh dạo ôn trong thời
gian qua
kết quả được dánh giá trong nhiều năm qua cho thấy, tính kháng của giống ir 48 kéo dài 17
năm và ir 64 (18 năm). riêng giống tẻ tếp, tính kháng rất cao không những ở cần thơ (bảng 1) mà
hiện nay tính kháng vẫn còn đứng vững ở các tỉnh đbscl.

theo dõi diễn biến của bệnh, chúng ta có thể phòng tránh được dịch bệnh ảnh hưởng đến
sản lượng lúa trong những năm sắp tới. quan sát cho thấy khi giống đang có phản ứng rất kháng
trong một thời gian dài lại chuyển lại chuyển đổi sang hơi kháng hoặc hơi nhiễm và phản ứng bệnh
tiếp tục có chiêud hướng gia tăng rất nhanh, chỉ sau 1 -2 vụ giống đã trở nên nhiễm nặng (bảng 1).
do đó trong sản xuất cần theo dõi kết quả đánh giá trên nương mạ để kịp thời khuyến cáo chuyển
đổi cơ cấu giống hoặc có biện pháp canh tác thích hợp, nếu có thể, để tránh tổn thất nặng nề do
dịch bệnh gây ra.
riêng om 576 – 18 phóng thích ra sản xuất từ những năm 1981 có phản ứng hơi nhiễm đã
kéo dài trong nhiều năm qua trên nương mạ cũng như trong sản xuất (báo cáo của cục trồng trọt,
bộ nn & ptnt, 2005). tuy nhiên, hiệnnay trên nương mạ ở long an và vĩnh long giống này bị nhiễm
nặng.
bảng 1. phản ứng của các giống được xem là kháng bền vững từ năm 1981 – 2000
giống cấp bệnh đạo ôn trên nương mạ tại ô môn, cần thơ từ năm 1981 - 2000
81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 00
23
ir48 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 5 7 9
ir64 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 3 5 9
om576-
18
4 4 4 5 5 5 - - - - - - - - -
tẻ tép 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
* cấp 1 – 3: kháng, 5: hơi nhiễm, 7 – 9: nhiễm
phản ứng của bộ giống chỉ thị cảu nhật đối với bệnh đạo ôn
kết quả đánh giá trên nương mạ đạo ôn cho thấy hai giống aichi asahi và k59 mang gen pi –
a và pi – t đều bị nhiễm ở hầu hết các tỉnh vùng đbscl. bốn giống tsuyake (pi – k
m
), fucunishi ki (pi
– z), toride 1 (pi – z
t
), k 60 (pi – k

p
) kháng rất tốt ở 10 tỉnh và các giống này đã có tính kháng ổn
định qua 20 vụ đánh giá từ năm 1995 – 2005. kết quả này cũng cho thấy một số giống lúa có tính
kháng bền vững khi có đủ 2 thông số, một là chỉ số bệnh < 5 và ngược lại những giống nhiễm có
chỉ số bệnh ≥ 6, hai là tần số phản ứng kháng của các giống này trong tổng số tỉnh khoảng 60%, vì
vậy tần số phản ứng nhiễm (cấp 6 – 9) của các giống này trong tổng số tỉnh phải rất thấp (bảng 2).
theo ghi nhận trên, các thông số này có thể sử dụng để đánh giá các dòng giống triển vọng trên
nương mạ đạo ôn. tuy nhiên, giống đạt được những tiêu chuẩn trên không chắc chắn rằng sẽ kháng
bền vững khi trồng trên diện rộng trong thời gian dài.
đối với bộ giống quốc gia, các giống triển vọng và các giống đã được phóng thích:
tất cả các giống chủ lực ở vùng đbscl đều nhiễm nặng bệnh đạo ôn như om 1490, omcs
2000, jasmine 85, om 2718, om 2717 (bảng 3). theo báo cáo của cục trồng trọt, bộ nn & ptnt
(2006), một số giống nhiễm nhẹ ngòai sản xuất as 996, om 3536, om 576, om 2517, ir 50404; tuy
nhiên kết quả trên nương mạ cho thấy om 3536 và om 2517 bị nhiễm nặng, om 2517 bị nhiễm ở
tỉnh sóc trăng, trà vinh và long an, om 3536 bị nhiễm ở sóc trăng, trà vinh, an giang và tiền giang; 2
giống này nếu đựơc canh tác ở những vùng có áp lực bệnhđạo ôn ít hơn, nhất là vùng có biện pháp
quản lý dịch hại theo 3 giảm, 3 tăng để tránh thiệt hại do bệnh gây ra.
bảng 2. chỉ số bệnhvà tần số phản ứng kháng của các giống trong bộ chỉ thị của nhật trên
nương mạ đạo ôn qua 10 vụ (2001 – 2005) ở 10 tỉnh vùng đbscl.
tên giống gen kháng % tỉnh có phản ứng của giống đối vơi bệnh
đạo ôn
chỉ số bệnh
cấp 0 – 3
*
cấp 4 - 5 cấp 6 - 9
shin 2 pi - k
s
, pi – sh 10 60 30 4,6
aichi asahi pi – a, pi – 19(t) 00 30 70 6,0
ishikari shiroke pi – i, pi - k

s
40 40 20 3,9
kanto 51 pi – k 60 30 10 2,7
tsuyake pi - k
m
100 00 00 1,2
fukunishiki pi – z 100 00 00 1,2
yashiromochi pi – ta 60 20 20 3,1
pi – no4 pi – ta
2
70 30 00 2,5
toride 1 pi - z
t
100 00 00 1,7
k 60 pi - k
p
100 00 00 1,4
bl 1 pi – b, pi – sh 40 50 10 3,5
k 59 pi - t 10 10 80 6,0
* cấp 1 – 3: kháng, 4 – 5: hơi nhiễm, 6 – 9: nhiễm
bảng 3. phản ứng của một số giống chủ lực đối với bệnh đạo ôn qua 8 vụ (2002 – 2005)
24
giống chỉ số bệnh cấp bệnh (trên
nương mạ)
số tỉnh cấp bệnh * (trong
sản xuất)
om 2717 6,0 0 – 3 3 7 – 9
4 – 5 1
6 – 9 6
om 2718 5,6 0 – 3 2 7 – 9

4 – 5 1
6 – 9 7
om 2514 6,8 0 – 3 0 7 – 9
4 – 5 2
6 – 9 8
om 3536 5,8 0 – 3 2 5
4 – 5 2
6 – 9 6
ir 64 8,1 0 – 3 0 5 – 7
4 – 5 0
6 – 9 10
omcs 2000 7,8 0 – 3 0 7
4 – 5 0
6 – 9 10
om 1490 8,3 0 – 3 0 7 - 9
4 – 5 0
6 – 9 10
qua đánh giá các giống trên nương mạ đạo ôn, giống ir 72870, om 3968 – 9 – 2 có tính
kháng tốt nhưng ir 72870 bị nhiễm ở sóc trăng, trà vinh và om 3968 – 9 – 2 bị nhiễm ở sóc trăng,
om 3428 và om 3419 9bảng 4). phối hợp giữa kết quả điều tra về cơ cấu và diện tích trồng các
giống lúa ở các tỉnh đbscl năm 2005 của trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (viện lúa đbscl),
báo cáo của trung tâm bvtv phía nam về mức độ nhiễm bệnhđạo ôn vụ đông xuân 2005 – 2006 và
kết quả nghiên cứu của đè tài này, chúng tôi có những nhận xét sau: - tờt cả các tỉnh đều có diện
tích giống chủ lực chiếm hơn 50%, ngoại trừ bến tre 19% (bảng 5). các tỉnh có bệnh xuất hiện
nhiều ngaọi trừ bến tre và trà vinh (bảng 6).
bảng 4. chỉ số bệnhvà tần số phản ứng của các giống triển vọng trên nương mạ dạo ôn qua 2
– 4 vụ (2004 – 2005) ở 10 tỉnh đbscl
giống/tỉnh ct st tv ag tg đt la bt kg vl tb số tỉnh có
phản ứng cảu
giống đối với

bệnhđạo ôn
0-3 4-
5
6-
9
ir 72870 2,0 5,5 1,0 3,0 5,5 3,0 1,0 1,0 3,0 3,0 2,8 8 0 2
om 3968 – 9
– 2
3,0 9,0 5,0 1,0 1,0 1,0 0,0 5,0 0,0 3,0 2,8 7 2 1
om 3428 1,0 2,5 5,0 6,0 2,5 5,0 0,0 9,0 - 3,5 3,5 4 3 2
25

×