Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

. Một vài đặc điểm chính của thiên nhiên doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.22 KB, 5 trang )

. Một vài đặc điểm chính của thiên nhiên Miền
Trung và nhiệm vụ công tác
thủy nông trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp
hiện nay.
2.1. Một vài đặc điể m chính của thiên nhiên Miền
Trung
Khu vực Miền Trung địa hình rất phức tạp, bị chia
cắt bởi các đèo chắn ngang ra
biển. Là một khu vực có bề ngang hẹp và kéo dài
theo phương kinh tuyến. Khí hậu phân
hóa theo phương kinh tuyến rất rõ. Cộng với những
nhiễu động do cơ chế gió mùa nên vùng
duyên hải Miền Trung là nơi khí hậu phân hóa mạnh
mẽ
- Địa hình: Địa hình miền Trung hết sức phức tạp cho
nông nghiệp, thuỷ lợi, giao
thông Đồng bằng nhỏ hẹp, nhiều sông suối chia cắt.
Chạy dọc theo bờ biển là một dãy
cồn cát đang di động theo thời tiết.
Địa hình dốc từ Tây sang Đông. Tốc dộ dòng chảy
lớn, thường xảy ra lũ lớn. Vùng đồi
núi khá lớn, thảm thực vật thưa thớt. Rừng và thảm
thực vật hết sức quan trọng đối với khu
vực Miền Trung.
- Đất đai: được tạo nên nhờ sự bồi đắp bởi các dòng
sông: Mã, Chu, Gianh, Kiến
Giang
- Khí hậu thời tiết: Lượng mưa khá lớn, tập trung vào
tháng 9, 10, 11 chiếm 65 –
70 % tổng lượng mưa hàng năm. Lượng mưa tăng
dần và đạt đỉnh ở Thừa Thiên Huế. Bắc


Trung bộ 1200 – 1600 mm, Đông Hà 2274 mm, Huế
2800 – 3000 mm. Lượng mưa phân bố
không đều theo không gian và thời gian.
Nhiệt độ: chế độ nhiệt của khu vực này phụ thuộc rất
nhiều vào gió mùa. Mùa
lạnh gió mùa đông bắc nhiệt độ hạ xuống thấp có khi
xuống 50C ở Alưới. Mùa hạ có gió
mùa tây nam làm nhiệt độ tăng đáng kể. Nhiệt độ cao
nhất có khi trên 400C ở vùng đồng
bằng, ở Đông Hà, Đồng Hới có khi tới 42,10C.
- Thuỷ văn và sông ngòi: khu vực này có rất nhiều
sông suối nhưng lưu vực không
lớn. Nếu chỉ tính những sông có chiều dài dòng chính
trên 10 km thì ở khu vực Miền
Trung có 740 sông, trong đó có 93 % có diện tích lưu
vực nhỏ hơn 500 km2. Các cửa sông
chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, bán nhật triều, nhật
triều.
2.2. Nhiệm vụ công tác thuỷ nông trong giai đoạn
hiện nay.
Trong sản xuất nông nghiệp, công tác thuỷ nông là
công tác hàng đầu. Thuỷ nông
phải đảm bảo tưới và tiêu nước chủ động góp phần
tích cực vào việc tăng vụ, tăng năng
suất cây trồng và cải tạo đất. Để thực hiện các yêu
cầu nói trên, công tác thuỷ nông có
nhiệm vụ sau:
1. Tiếp tục hoàn chỉnh các công trình thuỷ nông, đảm
bảo dẫn nước thông suốt từ
công trình đầu mối đến mặt ruộng. Xây dựng công

trình mới trên cơ sở quy hoạch sản
xuất, thuỷ nông cho các vùng chuyên canh và khu
kinh tế mới. Kết hợp chặt chẽ việc thuỷ
lợi hoá và cơ giới hoá nông nghiệp, giao thông vận
tải, bảo vệ và cải tạo đất theo hướng
quy mô sản xuất lớn.
2. Nâng cao chất lượng công tác quản lý và khai thác
hệ thống thuỷ nông. Đưa
công tác sử dụng nước vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu
thâm canh, tăng vụ, cải tạo đất. Nâng
cao hệ số sử dụng nước hữu ích trong đơn vị sản xuất
và hệ thống tưới, giảm chi phí nước
tưới góp phần hạ giá thành sản phẩm.
3. Sử dụng nước cải tạo đất mặn, chua mặn, lầy thụt,
chống xói mòn bằng biện
pháp thuỷ nông để bảo vệ đất đồi núi.

×