Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Luận văn: Mối quan hệ qua lại giữa hai nguồn vốn đầu tư docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.37 KB, 54 trang )

§Ò ¸n m«n häc
Luận văn: Mối quan hệ qua lại giữa
hai nguồn vốn đầu tư
§Ò ¸n m«n häc
MỤC LỤC
2
§Ò ¸n m«n häc
LỜI NÓI ĐẦU
Đầu tư là sử dụng mọi nguồn lực tài chính , nguồn lực vật chất , nguồn lực
lao động và trí tuệ ở hiện tại vào một họat động nào đó nhằm mục tiêu nào đó để
đem lại lợi ích cho người sử dụng nguồn lực như duy trì tiềm lực hoạt động của
các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội , tạo việc làm,
lợi nhuận, nguồn thu cho nhà nước….
Công việc thực hiện đầu tư là một phần không thể thiếu trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, liên quan đến nhiều yếu tố nguồn lực
trong xã hội, trong đó có yếu tố vốn. Vốn là nguồn lực quan trọng của nền kinh
tế, vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí đã chi ra để tạo ra năng lực
sản xuất. Xét trên góc độ vĩ mô, vốn được chia làm 2 loại : Vốn đầu tư trong
nước và vốn đầu tư nước ngoài . Hai nguồn vốn này có quan hệ mật thiết với
nhau cũng như tác động trực tiếp đến nền kinh tế của mỗi quốc gia , vùng lãnh
thổ. Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá , hiện đại hoá , tăng trưởng kinh tế
phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp thì
việc sử dụng vốn đầu tư để đạt được mục đích này là rất quan trọng.
Do vậy, nghiên cứu tác động của hai nguồn vốn này đến sự phát triển kinh tế
xã hội được xem là cấp thiết, nhằm đưa ra những định hướng đúng đắn, chủ
trương hợp lí của Đảng và nhà nước để không ngừng phát triển và đối phó với
những thách thức mới trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay của thế giới.
3
§Ò ¸n m«n häc
Chương I : LÍ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ VÀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ


I – Nguồn vốn đầu tư : Khái niệm , bản chất , phân loại.
1. Khái niệm.
- Nguồn vốn đầu tư là nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển
kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội.
- Đặc trưng của vốn:
+ Vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản
+ Vốn phải vận động sinh lời
+ Vốn cần được tích tụ và tập trung đến mức nhất định để phát huy tác dụng
+ Vốn gắn với chủ sở hữu
+Vốn có giá trị về mặt thời gian
2. Bản chất của nguồn vốn đầu tư
Nguồn hình thành vốn đầu tư là phần tiết kiệm hoặc tích lũy mà nền kinh tế có
thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội.
2.1/Quan điểm kinh tế học cổ điển:
Trong “của cải của các dân tộc”-Adam Smith khẳng định :
“Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn, lao động là tạo ra sản phẩm
để tích lũy cho quá trình tích kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng
nữa,nhưng không tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên”
2.2/ Quan điểm kinh tế chính trị Mác_lênin:
Trong nền kinh tế 2 khu vực, khu vực I sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực II
sản xuất tư liệu tiêu dùng.
-Cơ cấu giá trị của 2 khu vựcđều bao gồm c +v +m
(c: phần tiêu hao vật chất, v+m: phần mới tạo ra).
Khi đó điều kiện đề đảm bảo tái sản xuất không ngừng thì
(v+m)I > cII .Nói cách khác: (c+v+m)I > cII+ cI
4
§Ò ¸n m«n häc
Nghĩa là, TLSX được tạo ra ở khu vực I không chỉ bồi hoàn tiêu hao vật chất
của toàn bộ nền kinh tế mà còn phải dư thừa để đầu tư làm tăng quy mô TLSX
trong quá trình sản xuất tiếp theo.

Đối với khu vực II: (c+v+m)II< (v+m) + (v+m)II
Có nghĩa là toàn bộ giá trị mới phải lớn hơn giá trị sản xuất ra của cải vật chất.
Chỉ khi điều kiện này được thỏa mãn thì nền kinh tế mới có thể dành một phần
thu nhập để tái sản xuất và mở rộng. Từ đó qui mô vốn đầu tư sẽ tăng.
2.3/ Quan điểm của Kinh tế học hiện đại
Trong tác phẩm “Lí thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ”, Keynes
đã chứng minh: đầu tư bằng phần thu nhập mà không chuyển vào tiêu dùng,tiết
kiệm là phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng:
Thu nhập = Tiêu dùng+ Đầu tư
Tiết kiệm = Thu nhập – tiêu dùng
Như vậy Đầu tư = Tiết kiệm
I = S
Tuy nhiên, nếu xét trong nến kinh tế mở, đầu tư thường không bằng tiết
kiệm.Phần tích lũy của nền kinh tế có thể lớn hơn nhu cầu đầu tư trong nước ,
khi đó vốn có thể được luân chuyển ra nước ngoài thực hiện hoạt động đầu
tư.Hoặc nếu vốn tích lũy ít hơn nhu cầu đầu tư của nền kinh tế ,khi đó nền kinh
tế phải huy động tiết kiệm từ nước ngoài. Trong trường hợp này, mức chênh
lệch tiết kiệm- đẩu tư được thể hiện trên tài khoản vãng lai:
CA= S- I
CA : tài khỏan vãng lai
Như vậy, trong nền kinh tế mở, nếu nhu cầu vốn đầu tư lớn hơn tích lũy nội bộ
thì có thể huy động vốn từ nước ngoài. Khi đó, đầu tư nước ngoài hoặc vay nợ
có thể thành một trong những nguồn vốn đầu tư quan trọng. Ngược lại, nếu tích
lũy lớn, thặng dư tài khoản vãng lai thì quốc gia có thể đầu tư ra nước ngoài
hoặc cho vay nhằm nâng cao hiệu quả sử dụnd vốn của nền kinh tế.

5
§Ò ¸n m«n häc
3. Phân loại
3.1 Nguồn vốn đầu tư trong nước.

3.1.1 Ngân sách nhà nước
- NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước trong dự toán, đã được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm
để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước
- Đây là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển kinh tế xã
hội. Nguồn vốn này được sử dụng cho sự duy trì bộ máy nhà nước, công tác
quốc phòng an ninh, các dự án xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng xã
hội,qui hoạch xây dựng đô thị, nông thôn. Góp phần chuyển dịch cơ cầu kinh
tế,kích thích tăng trưởng kinh tế.
3.1.2 Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức chuyển từ
phương thức cấp phát vốn ngân sách ( phương thức “xin- cho”) sang phương
thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp (phương thức “
“vay- trả”).
- Với cơ chế này,các đơn vị sử dụng vốn phải đảm bảo nguyên tắc hòan trả vốn
vay. Chủ đầu tư phải tính toán kĩ lưỡng hiệu quả đầu tư, sử dụng tiết kiệm hơn
- Bên cạnh đó, vốn tín dụng còn phục vụ công tác quản lí và điều tiết vĩ mô,
thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, xã hội đến từng ngành,vùng, lĩnh
vực,góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HDH.
3.1.3 Nguồn vốn của các doang nghiệp nhà nước
- Nguồn vốn của doanh nghiệp được xác định là thành phần chủ đạo của nền
kinh tế. Hiện nay các danh nghiệp nhà nước vẫn giữ một khối lượng vốn khá
lớn.Mặc dù còn nhiều hạn chế, song các doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần,hiệu quả kinh tế của khu vực này
ngày càng cao, tích lũy cũng đang ngày một tăng.
- Nguồn vốn này chủ yếu từ khầu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại từ các
doanh nghiệp nhà nước thông thường chiếm từ 14-15% tổng vốn đầu tư toàn xã
6
§Ò ¸n m«n häc
hội, chủ yếu là đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới dây chuyền, thiết bị

hiện đại.
3.1.4 Nguồn vốn từ khu vực tư nhân
- Nguồn vốn khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư và phần tích
lũy từ các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã.
- Đây là một nguồn vốn vô cùng quan trọng,có tác động mạnh đến sự phát triển
kinh tế. Với nguồn vốn từ các DNTN,cá thể, hộ gia đình đã mở mang sản xuất ở
khu nông nghiệp, nông thôn, phát triển các ngành nghề thủ công, tiểu thủ công
nghiệp truyền thống. Với các loại hình doanh nghiệp dân doanh đang ngày một
phát triển, phần tích lũy của các doanh nghiệp với sẽ đóng góp đáng kể vào tổng
qui mô vốn toàn xã hội
- Nguồn vốn của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình.
3.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Về thực chất các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu hiện cụ thể của quá trình
chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới”. Qua đó, theo
tính chất của dòng luân chuyển vốn có thể phân chia nguồn vốn đầu tư nước
ngoài gồm :
3.2.1 hỗ trợ và phát triển chính thức (ODA)
- ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế, chính phủ nước ngoài
cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các nguồn khác,
ODA mang tính ưu đãi hơn bất kì nguồn vốn nào khác .
- ODA thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời
gian dài. Các khoản đầu tư ODA thường là cho nhà nước vay nhằm phát triển
kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, giảm nghèo,xây dựng cơ sở hạ tầng đầu
tư nghiên cứu,tăng phúc lợi xã hội cho nước nhận đầu tư.
- ODA bao gồm các khoản viện trợ hoàn lại,viện trợ không hoàn lại, hỗ trợ
cán cân thanh toán, hỗ trợ tín dụng doanh nghiệp….Tuy nhiên, các khoản vay
ODA còn manh tính chất ràng buộc với nước nhận đầu tư và là nguồn vốn có
khả năng gây nợ. Do vậy chính phủ các nước nên có biện pháp nhằm sử dụng
vốn một cách có hiệu quả.
7

§Ò ¸n m«n häc
3.2.2 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI)
- FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ti nước này vào nước
khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất ,kinh doanh. Cá nhân hay công ti nước
ngoài đó sẽ nắm quyền quản lí cơ sở sản xuất kinh doanh này.
- Nguồn vốn FDI là một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển đối với
mọi quốc gia. Nguồn vốn này không phát sinh gây nợ cho nước nhận đầu tư,
thay ví nhận lãi trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ sẽ nhận được những khoản lợi
nhuận thích đáng khi đầu tư hiệu quả.
- Đầu tư trực tiếp mang toàn bộ tài sản kinh doanh vào nước nhận vốn nên có
thẻ thúc đẩy phát triển các lĩnh vực mới, nhất là nhũng ngành đòi hỏi kĩ thuật,
công nghệ hay nhiều vốn. Từ đó thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, đẩy nhanh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo đà tăng trưởng hanh ở những nước nhận đầu tư.
3.2.3 Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế
- Những điều kiện ưu đãi dành cho nguồn vốn này không dễ như ODA, do thủ
tục vay vốn là tương đối khắt khe thời gian hoan trả nghiêm ngặt, mức lãi suất
cao đã gây trở ngại không nhỏ với những nước nghèo. Song nguồn vốn này lại
có ưu điểm là không có rang buộc chính trị, xã hội như vốn ODA.
- Được đánh giá là mức lãi suất tương đối cao cũng như sự thận trọng trong
kinh doanh ngân hàng( rủi ro,xu hướng lãi suất quốc tế) nguồn tín dụng của các
ngân hàng thương mại chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu, thường là
ngắn hạn. Một bộ phận là dùng để đầu tư phát triển.Đối với Việt Nam việc tiếp
nhận với nguồn vốn này vẫn còn là hạn chế.
3.2.4 Thị trường quốc tế.
- Thị trường vốn quốc tế được biểu hiện bằng sự phát triển của thị trường
chứng khoán.
- Với xu hướng toàn cầu hóa, các thị trường vốn quốc gia tạo tạo sự liên kết với
nhau vào hệ thống tài chính quốc tế làm gia tăng lượng vốn luân chuyển trên
phạm vi toàn cầu, tạo sự đa dạng về nguồn vốn.
- Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có thị trường chứng khoán để

huy động vốn đầu tư từ nước ngoài hay thông qua thị trường này Chính phủ các
8
§Ò ¸n m«n häc
nước đang phát triển có thể phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế để
huy đông lượng vốn lớn tập trung cho phát triển kinh tế.
II- Mối quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.
1. Vai trò của nguồn vốn đầu tư trong nước.
“Nguồn vốn đầu tư trong nước đóng vai trò quyết định đến phát triển kinh tế
Việt Nam”.
1.1Vốn trong nước đóng vai trò quyết định đền phát triển kinh tế, luôn
chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn.
Vốn được coi là nội lực của quốc gia. Dù xu hướng toàn cầu hóa là tất yếu
của thời đại nhưng không vì thế mà nguồn vốn nước ngoài có thể thay thế vai trò
của nguồn vốn trong nước. Khi nội lực tốt thì mới có thể phát huy tốt vai trò của
ngoại lực.
Nguồn vốn trong nước luôn mang tính ổn định và bền vững vì nó do các
yếu tố trong nước quyết định, có thể chủ động huy động và sử dụng mà không
chịu ảnh hưởng từ các nhân tố nước ngoài hay chịu sự chi phối nào từ các tổ
chức, quốc gia nào cũng như những ràng buộc về chính trị. Với những nước
đang phát triển thì khu vực Nhà nước luôn đóng vai trò quan trọng chiếm một tỉ
trọng tương đối lớn trong cơ cấu kinh tế, nó thường chi phối trong những ngành
nghề quan trọng.Đặc biêt là những ngành cần Nhà nước đứng ra đảm nhiệm như
ngành cần thiết nhung thu hồi vốn lâu, lãi thấp, mà thị trường bỏ qua, những lĩnh
vực tiềm ẩn rủi ro hay có liên quan đến quốc phòng, an ninh…. Nhà nước cũng
đầu tư như một doanh nghiệp, lợi nhuận thu được trở thành nguồn thu của ngân
sách.
Ngân sách nhà nước cũng là một công cụ tài chính vĩ mô hiệu quả bù đắp
cho những khiếm khuyết của thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi
trường. Các doanh nghiệp nhà nước luôn đi đầu trong việc ứng dụng khoa học-
công nghệ, chấp hành luật pháp, nâng cao hiệu quả xã hội, tăng năng suất, chất

lượng cuộc sống.
Nguồn vốn đầu tư trong nước là nguồn vốn cơ bản đảm cho sự tăng trưởng
một cách liên tục, lâu bền. Đây là nguồn vốn có vai trò quyết định, chi phối mọi
9
§Ò ¸n m«n häc
hoạt động đầu tư phát triển trong nước,bất kì đất nước nào cũng sử dụng vốn
trong nước là chính. Mọi sự viện trợ, bổ sung bên ngoài chỉ mang yếu tố tạm
thời, chỉ có sử dụng vốn trong nước có hiệu quả với nâng cao vai trò của nó và
thực hiện được các mục tiêu quan trọng đề ra.
Hịên nay, trong xu thế hội nhập tòan cầu,mỗi một quốc gia không chỉ phát
triển đơn lẻ mà còn có sự tác động qua lại với các nền kinh tế khác. Do vậy,
kinh tế các nước sẽ chịu ảnh hưởng ít nhiều của nền kinh tế thế giới. Trong bối
cảnh đó, nếu phát huy được nội lực vốn trong nước thì sẽ có được thế chủ động
trong việc điều hành nền kinh tế và ổn định các chính sách kinh tế.
Để phát triển kinh tế đất nước, nhiều nước đã chọn cách đi vay và xin viện trợ
nước ngòai. Thực tế cho thấy, các nước chỉ đạt được mức tăng trưởng cao nhưng
là tăng trưởng nóng, lệ thuộc vào các nước cho vay. Vì vậy việc tận dụng nguồn
vốn trong nước cũng giúp chúng ta có được sự phát triển bền vững.
Nguồn vốn trong nước chiếm một tỉ trọng lớn (>50%) trong tổng vốn đầu tư
tòan xã hội. Nếu tỉ trọng này quá thấp so với vốn nước ngòai thì sẽ dẫn đến nguy
hiểm khó lường đối với nền kinh tế trong nước như giảm khả năng thanh tóan,
không kiểm soát được sự thâm nhập của các công ty đa quốc gia, xuyên quốc
gia, gây lũng đọan thị trường, thu hẹp thị trường của các doanh nghiệp trong
nước. Các doanh nghiệp nước ta chủ yếu là vừa và nhỏ. Khả năng cạnh tranh
còn hạn chế, sự hỗ trợ từ nhà nước là rất cần thiết. Vì vậy ta phải giữ cho nguồn
vốn trong nước ở mức có thể kiểm sóat được họat động của nền kinh tế. Như
vậy chúng ta có thể chủ động ứng phó kịp thời cho các biến động trong nền kinh
tế, cũng như với việc hỗ trợ các doanh nghiệp VN cạnh tranh trên thị trường,
nhất là bối cảnh nước đã gia nhập WTO
1.2 Nguồn vốn trong nước là nguồn vốn đối ứng nhằm tạo cơ sở cho

nguồn vốn nước ngòai vào họat động có hiệu quả.
Để vốn đầu tư nước ngoài phát huy tác dụng thì cần một tỉ lệ vốn đối ứng
trong nước thích hợp. Tức là nhà nước cũng cần chuẩn bị sẵn một cơ sở nhất
định tạo điều kiện cho vốn nước ngòai hoạt động có hiệu quả nếu muốn tiếp
nhận được vốn đầu tư nước ngoài. Như với các dự án sử dụng vốn ODA, thì các
10
§Ò ¸n m«n häc
tổ chức cho vay đều yêu cầu nước đi vay phải có vốn đối ứng để chủ động trong
việc lập dự án. Nước đi vay phải chi trước để trả cho đội ngũ thực hiện dự án
hoặc chi phí cho họat động đi lại.
1.3 Nguồn vốn trong nước sẽ định hướng cho dòng đầu tư nước ngoài
chảy vào các ngành, các lĩnh vực cần thiết.
Nguồn vốn trong nước giữ vai trò then chốt trong việc định hướng hoạt động
đầu tư. Nguồn vốn đầu tư trong nước được sử dụng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, mạng lưới thông tin liên lạc…. nhằm xây dựng, phát triển các ngành kinh
tế phù hợp với một cơ cấu hợp lí. Từ đó tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút
các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển ngành nghề. Vì vậy muốn xây dựng
một đất nước phát triển về mọi mặt thì vần đề sử dụng vốn cho các ngành, các
vùng cần có một qui hoạch cụ thể theo định hướng đúng đắn của nhà nước. Vốn
nhà nước sẽ giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường đầu tư thuận
lợi, đẩy mạnh đầu tư mọi thành phần kinh tế theo định hướng chung, pháp luật
và các chính sách của nhà nước đồng thời trực tiếp tạo ra năng lực sản xuất của
một số nganh mũi nhọn đảm bảo theo đúng chiến lược và qui hoạch phát triển
kinh tế xã hội.
1.4 Đầu tư cơ sở hạ tầng căn bản chủ động cho việc tiếp nhận nguồn vốn
nước ngoài
Nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định tới việc thu hút vốn đầu tư
nước ngoài và tăng trưởng của nền kinh tế
Vốn trong nước được sử dụng để đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm thu hút vốn nước
ngoài. Các nhà đầu tư trước khi đưa ra quyết định luôn quan tâm đến vấn đề lợi

nhuận đạt được, nên họ thường chọn những nơi có môi trường kinh doanh thuận
lợi để đảm bảo lợi nhuận đạt được và tránh các rủi ro cho kinh doanh.
Vì vậy, khi các nhà đầu tư còn đang ngần ngại vào thị trường mà hệ thống cơ sở
hạ tầng chưa tốt, thì vốn trong nước phải đứng ra đầu tư trong lĩnh vực này, để
tạo cơ hội trước là phát triển kinh tế vùng, tạo môi trương kinh doanh cho nhà
đầu tư trong nước, sau là thu hút đầu tư nước ngoài.
11
§Ò ¸n m«n häc
Mặt khác, vốn trong nước là cơ sở để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Với nguồn vốn ODA, tuy có nhiều ưu đãi nhung vẫn là khoản vay nên ta vẫn
phải trả nợ. khi đó nguồn vốn trong nước ( ngân sách nhà nước) sẽ sử dụng để
chi trả cho những khoản vay này, nếu ngân sách không đủ khả năng trả nợ thì sẽ
gây ra tình trạng nợ cho nền kinh tế và mục đích tăng trưởng sẽ không đạt được.
Với vốn FDI, trong thực tế vốn FDI chủ yếu luôn chuyển giữa các nước đang
phát triển với nhau chiếm một tỉ lệ lớn, còn lại được chuyển đến các nước đang
phát triển. Vì thề không phải tài nguyên giàu có hay lao động dồi dào là yếu tố
hàng đầu, mà chính môi trường đầu tư hấp dẫn,hạ tầng hiện đại mới thu hút nhà
đầu tư đổ vốn kinh doanh. Do đó, chúng ta cần xây dựng nền kinh tế- chính trị-
xã hội vững chắc, ổn định,hệ thống hạ tầng, thông tin liên lạc, đội ngũ nhân
công có tay nghề, giao thông, trình độ quản lí tốt…. Đó sẽ tạo ra một môi trường
hấp dẫn, là nhân tố chính thu hút vốn nước ngoài. Đảm nhiệm vai trò này chính
là nguồn ngân sách nhà nước
2. Vai trò của nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Nguồn vốn nước ngoài đóng vai trò quan trọng đến phát triển kinh tế Việt
Nam, đối với nguồn vốn trong nước nguồn vốn đầu tư nước ngoài có những tác
động tích cực
2.1 Vốn ngòai nước hỗ trợ cho những thiếu hụt vốn ở trong nước.
Vốn luôn là những mối quan tâm hàng đầu của nền kinh tế. Với các nước
đang phát triển, do thu nhập thấp nên tích lũy và tiết kiệm vẫn còn nhiều hạn
chế, thứ hai là do nền Công Nghiệp vẫn còn lạc hậu nên các mặt hàng xuất khẩu

chủ yếu vẫn là các sản phẩm thô có giá trị thấp. Trong khi nhu cầu phát triển
kinh tế lại cần những khỏan vốn rất lớn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, công trình
công cộng, mua các KH-CN tiên tiến hiện đại ở nước ngòai, dẫn đến tình trạng
thiếu vốn trầm trọng, thâm thụt cán cân thanh tóan. Vì vậy,để giải quyết vấn đề
khó khăn này các nước đã tìm đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài để tài trợ cho
những thiếu hụt đó.
Thực trạng chung của các nước đang phát triển trong đó có VN là: Kết cấu hạ
tầng thiếu, sân bay, cảng biển, viễn thông, vận tải… còn yếu kém, chưa phát
12
§Ò ¸n m«n häc
triển. Để duy trì tăng trưởng VN cần có sự đầu tư đứng đắn và đồng bộ, tuy
nhiên NSNN lại vô cùng eo hẹp trong khi các dự án CSHT thường cần vốn lớn,
thời gian dài, thu hồi vốn chậm, khả năng sinh lời thấp nên thường không có nhà
đầu tư tư nhân trong và ngoài nước tham gia nên vấn đề huy động vốn lại cáng
gặp khó khăn. Vì thế nguồn vốn nước ngoài, đặc biệt là ODA, đóng một vai trò
vô cùng quan trọng với đặc điểm là lượng vốn vay lớn, thời gian trả nợ dài, lãi
suất cực thấp, ODA là lựa chọn tốt nhất để phát triển hệ thống hạ tầng các ngành
lĩnh vực khác nhau. Từ đó tạo ra tính đồng bộ của kết cấu hạ tầng, nhờ đó, tạo
được năng suất tổng hợp phục vụ hiệu quả các họat động sản xuất kinh doanh và
phát triển chung của xã hội.
Không chỉ thế, ODA cũng gián tiếp tăng cường khả năng tăng FDI và tạo
điều kiện mở rộng đầu tư phát triển trong nước. Như đã biết, các nhà đầu tư FDI
luôn chọn địa điểm có môi trường đầu tư hấp dẫn để bỏ vốn, trong đó đảm bảo
các cơ sở, máy móc, thiết bị hiện đại, chính sách thông thóang, CT-XH ổn định,
phí tổn đầu thấp, hiệu quả đầu tư cao…. Vì vậy, nhà nước phải tập trung và đầu
tư phát triển, nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống tài chính, ngân hàng, chứng
khóan….Để giải quyết được những khỏan mục đầu tư này, chủ yếu phải dựa vào
vốn nước ngòai (ODA) bổ sung cho NSNN eo hẹp. Mặt khác, nguồn vốn này
còn được sử dụng để cải thiện CSHT, tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong nước
tập trung đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh có lợi nhuận cao.

2.2 Là nguồn cung ứng ngọai tệ cho các hoạt động mua sắm trang thiết
bị , chuyển giao công nghê, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động,
tăng sản lượng cho nền kinh tế
Muốn phát triển kinh tế thì cần áp dụng KH-KT hiện đại, nhằm gia tăng năng
suất lao động, tạo tích lũy cho nền kinh tế nhưng lại không thể trông mong sử
dụng nguồn vốn trong nước, nhưng nếu không thực hịên nhanh thì sẽ mãi rơi
vào tình trạng tụt hậu kém phát triển. Mặt khác, kĩ thuật trong nước lại quá lạc
hậu nên việc nhập khẩu CN nước ngòai là tất yếu song chuyển giao CN lại cần
một lượng ngoại tệ vô cùng lớn, trong khi cán cân thương mại luôn trong tình
trạng thâm hụt do nhập siêu ngày một gia tăng. Vì vậy, vốn đầu tư nước ngòai
13
§Ò ¸n m«n häc
chính là nguồn cung ứng ngoại tệ để tiếp nhận CN nước ngòai. Trong CGCN
bên nhận, nhận được những kiến thức, kĩ thuật mà không tốn kém chi phí nghiên
cứu, triển khai, do đó làm tăng khả năng sản xuất của sản phẩm công nghiệp
hoặc áp dụng những qui trình CN để sản xuất một cách thành công. Chính sự
giúp đỡ thêm về tài chính, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm của bên cung cấp đã
mở ra một khả năng thương mại cho bên nhận. Khi CN được chuyển giao, thì
năng suất lao động được tăng lên nhờ tiến bộ của khoa học ki thuật, chất lượng
sản phẩm tốt hơn, đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
2.3 Góp phẩn làm tăng ngân sách nhà nước, hay rộng hơn là tích lũy
nguồn vốn đầu tư trong nước thông qua vốn đầu tư nước ngòai.
Nguồn vốn nước ngòai vào VN sẽ họat động theo luật pháp của VN, và cũng
như doanh nghiệp trong nước phải có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước. Thực tế
cho thấy, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngòai thường cao hơn
doanh nghiệp trong nước, vì vậy, số thuế thu được cũng sẽ nhiều hơn, đó là
nguồn bù đắp lớn cho NSNN đang bị thâm hụt, và là nguồn cung ứng vốn không
nhỏ trong nước.
Đầu tư nước ngòai nhất là FDI, ban đầu khi vào họat động thường hình thành
dưới hình thức hợp tác liên doanh với doanh nghiệp trong nước. Việc liên doanh

này sẽ giảm bớt gánh nặng về vốn, có thể đầu tư, đổi mới CN do san sẻ giữa các
bên. Ngòai ra còn tạo điều khiện cho bên trong nước học hỏi kinh nghiệm, kĩ
năng, quản lý doanh nghiệp, tác phong làm việc từ nước ngòai, nâng cao tay
nghề công nhân. Thêm đó là sản phẩm tạo ra có thương hiệu tạo khả năng cạnh
tranh, gia tăng lợi nhuận đối với khi không liên doanh. Và như thế nó đã ra tăng
tích lũy cho nền kinh tế.
2.4 Nâng cao hiệu quả kinh tế văn hóa xã hội
a. Tạo công ăn việc làm, giảm quyết thất nghiệp, tăng thu nhập cho người
dân:
Sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và tiếp nhận vốn đầu tư nước
ngòai, số lượng doanh nghiệp trong nước tăng lên đáng kể. Bằng cách tuyển
dụng lao động địa phương vào trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
14
§Ò ¸n m«n häc
ngoài, đã tạo ra một lượng lớn việc làm cho người dân. Ngòai ra, phúc lợi xã hội
và chế độ đãi ngộ ở các doanh nghiệp này cũng tốt hơn. Thu nhập cao hơn,
người tiêu dùng nhiều hơn làm gia tăng nhu cầu cho nền kinh tế, thúc đẩy sản
xuất hàng hóa phát triển để đáp ứng nhu cầu và giảm nỗi lo đầu ra cho sản
phẩm. Từ đó khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục sản xuất, đổi mới công nghệ,
tạo thêm nhiều việc làm, làm giảm tỉ lệ thất nghiệp, tạo thu nhập ổn định cho
người lao động.
b. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Một nền kinh tế phát triển, cần một cơ cấu kinh tế hợp lý . Đối với các nước
đang phát triển thì cơ cấu kinh tế còn thiên về CN nặng, CN nhẹ và chế biến
hàng tiêu dùng bị xem nhẹ, nên hàng hóa vẫn phải nhập khẩu. Muốn chuyển
dịch cơ cấu thì cần rất nhiều yếu tố nguồn lực, đặc biệt là vốn. Song,nếu chỉ
dùng nguồn nội lực trong nước thì không thể đáp ứng được, vì vậy, cần thiết có
thêm nguồn vốn nước ngòai, tạo điều kiện thuận lợi, bổ sung nhu cầu vốn cho
nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Vốn nước ngòai thường đầu tư chủ yếu vào các ngành sản xuất CN nhẹ, chế

biến, hàng tiêu dùng, dịch vụ, từ đó sẽ thay đổi cơ cấu ngành, từ sản xuất NN lên
CN-DV và cuối cùng là sản xuất DV. Thay đổi cơ cấu kinh tế từ sản xuất thủ
công, năng suất thấp, kĩ thuật lạc hậu, sử dụng nhiều lao động sang sản xuất cho
năng suất cao, KT tiên tiến, ít lao động. Từ ngành sử dụng hàm lượng CN thấp
sang sử dụng hàm lượng CN cao, đưa nền kinh tế tiến gần hơn tới nền kinh tế
các nước đang phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng tiến
gần hơn so với thế giới, sẽ tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển.
c. Nâng cao đời sống nhân dân, ổn định kinh tế xã hội.
Người dân có thu nhập ổn định, sẽ có nhu cầu về các hàng hóa dịch vụ y tế
,gíao dục ,giải trí… cao hơn. Thu nhập cao nâng trình độ văn hóa, dân trí của
người dân cao hơn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, ổn định đời sống vật chất. Các lễ
hội làng có điều kiện tổ chức quy mô hơn, làm giàu văn hóa tinh thần của con
người, nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Thu nhập tăng cao người dân
15
§Ò ¸n m«n häc
tiêu dùng nhiều hơn, tích lũy cũng nhiều hơn, tạo nguồn lực cho nền kinh tế góp
phần làm tăng hiệu quả kinh tế xã hội.
2.5 Nguồn vốn nước ngòai thúc đẩy nguồn vốn trong nước sử dụng linh
họat, hiệu quả.
- Thông qua cạnh tranh: Các nhà đầu tư nước ngoài thường chọn các địa
điểm đầu tư hấp dẫn, tiềm năng, cơ sở hạ tầng tốt, giao thông liên lạc thuận lợi,
để đầu tư tối đa công suất, của chúng và kích thích nguồn vốn, họat động có
hiệu quả. Với các doanh nghiệp trong nước, sự đầu tư của các doanh nghiệp
nước ngòai đã tạo ra một sức ép cạnh tranh buộc họ phải có sự đổi mới, để nâng
cao khả năng cạnh tranh của mình trong việc chiếm lĩnh thị phần.
-Thông qua học hỏi sao chép: Các doanh nghiệp nước ngòai thường mang theo
CN-KT, phương thức tổ chức kinh doanh tiên tiến, thông qua các chương trình
giao lưu hợp tác, các doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi, sao chép các kinh
nghiệm của nước ngòai về tổ chức sản xuất, quản lý công nhân, trình độ CN để
có thể họat động hiệu quả.

-Thông qua liên kết sản xuất: Các doanh nghiệp nước ngòai có thể liên
doanh liên kết với các doanh nghiệp trong nước. Song để làm được điều này, các
doanh nghiệp trong nước cần đảm bảo về uy tín, chất lượng sản phẩm, tốc độ
giao hàng. Sự năng động sáng tạo của doanh nghiệp nước ngòai, kéo theo các
doanh nghiệp nhà nước họat động mạnh hơn, để đáp ứng nhu cầu của các doanh
nghiệp nước ngòai. Không chỉ thế, doanh nghiệp nước ngòai còn là cầu nối để
doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thị trường thế giới giúp nước sở tại mở
rộng thị trường hàng hóa, và các doanh nghiệp xuất-nhập khẩu ra bên ngòai.
-Thông qua nguồn nhân lực: bằng cách tuyển dụng lao động địa phương và
đào tạo họ để đáp ứng công việc, từ công nhân đến cán bộ quản lý, sẽ giúp lao
động có thêm kĩ năng trong công việc, khi những kĩ năng hữu ích này luân
chuyển lan rộng khắp nền kinh tế, sẽ làm tăng năng lực của người lao động ở
nước sở tại.

16
§Ò ¸n m«n häc
2.6 Hòan thiện thị trường tài chính và tăng khả năng cạnh tranh hiệu quả
của thị trường tài chính.
Thị trường tài chính là kênh huy động vốn của nền kinh tế, bao gồm có tổ
chức trung gian tài chính và TTCK. Khi vốn nước ngòai chảy vào VN thì tác
động mạnh mẽ nhất là TTCK “sẽ giảm chi phí vốn ở nước sở tại và đa dạng hóa
rủi ro tín dụng. Sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài còn tạo áp lực cải thiện
thể chế và chính sách trong nước”. Ngòai ra còn có các công ty đánh giá mức độ
tín nhiệm chất lượng thông tin, làm tính hiệu quả của TTCK. Tính minh bạch
của thông tin tăng lên tạo điều kiện phát triển các dịch vụ kế tóan, kiểm tóan…
từng bước phát triển CK trong nước tiến gần hơn với CK thế giới, cũng như thị
trường vốn trong nước hội nhập với thị trường vốn tòan cầu.

Tóm lại nhìn nhận mối quan hệ hữu cơ giữa hai nguồn vốn trong nước và
ngoài nước đến sụ phát triển kinh tế của nước ta là vô cùng cần thiết.Quan

trọng là chúng ta phải có chiến lược kết hợp, phân bổ sử dụng hai nguồn vốn
này như thế nào cho hợp lý nhất để đạt được hiệu quả toàn diện. Muồn vậy,
ta cần nghiên cứu thực trạng của từng nguồn vốn này trên thực tế hiện nay
ra sao ?

17
§Ò ¸n m«n häc
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG
NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
I- Thực trạng về huy động vốn đầu tư trong nước
1.Ngân sách nhà nước.
Nguồn thu chi của Ngân sách nhà nước
Nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước là nguồn vốn vô cùng quan trọng và không
thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.Trong những năm
trở lại đây,tổng thu ngân sách nhà nước không ngừng được gia tăng.Chủ yếu là
các nguồn thu từ các loại thuế, bênh cạnh các khoản phí và lệ phí.Trong vòng 5
năm từ 2006-2010, tổng thu NSNN ước tính đạt 1547 nghìn tỉ đồng vượt 16,2 %
( 216 nghìn tỉ đồng ) so với dự toán và gấp 2,8 lần tổng thu NSNN giai đoạn
trước đó ( 2001-2005).Trong đó, thu từ nội địa đạt 1162 nghìn tỉ vượt 16,1%
( 162 nghìn tỉ ) so với dự toánh Pháp lệnh, đạt mức tăng trưởng bình quân 22%,
tổng chi của ngân sách nhà nước tăng trên 17%
Trong các năm 2004-2006 nền kinh tế tương đối ổn định và phát triển.
Nguồn vốn nhà nước chi nhiều hơn cho các hoạt động xã hội và giảm chi cho
các hoạt động kinh tế. Năm 2008 do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
toàn cầu Chính phủ đã quyết định tăng chi giảm thu để điều tiết nền kinh tế.
Năm 2009, gói kích cầu 9 tỉ $ được đưa nhằm khôi phục đà tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh những mặt tích cực thì NSNN cũng còn nhiều hạn chế như công tác
triển khai dự tóan còn chậm chễ trong việc ngân vốn ngân sách, tỉ lệ giải ngân
thấp, công tác quản lý, thực hịên giám sát ở các cấp còn nhiều hạn chế. Công
tác thẩm định phê duyệt chậm chễ, chưa đảm bảo yếu tố chất lượng, năng lực.

Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng còn hạn chế, do hệ thống pháp luật chưa
hòan chỉnh và đồng bộ. Tính trượt giá chưa có quy định thông nhất, là nguyên
nhân kéo dài thời gian lập, thẩm định, phê duyệt dự án. Công tác giải phóng mặt
bằng chậm, chi phí đền bù lớn, quản lý và sự dụng đất đai chậm được khác phục
ảnh hưởng đến tiến bộ và giải ngân nguồn vốn.
18
§Ò ¸n m«n häc
2. Tín dụng đầu tư phát triển:
Chính sách tín dụng là sự khẳng định tính đứng đắn trong công cuộc đổi mới
của Đảng và nhà nước trong lĩnh vực đầu từ. Tín dụng đầu tư phát triển của nhà
nước đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất, kĩ thuật, nâng cao năng lực của nền
kinh tế. Trong thời kì đầu của cuộc đổi mới, nguồn vốn này đóng một vai trò
quan trọng, từng bước xóa bỏ chênh lệch về trình độ phát triển và đời sống nhân
dân giữa các vùng miền, tạo đà cho các vùng kinh tế phát triển.
Hỗ trợ một số lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế, như xây dựng hàng trăm
km đường dây 500KV, 220KV, và hàng trăm trạm biến áp, tăng công suất điện
lên 2 nghìn MW, hàng trăm ngàn km cầu đường, hình thành và nâng cấp, mở
rộng, các khu KCN, KCX, đáp ứng nhu cầu XNK hàng hóa dịch vụ.
Phát triển các ngành CN trọng điểm như giao thông vận tải biển, giao thông
đường sắt, đóng tàu, gia tăng năng sản xuất cho các ngành khác.
Tạo sự chuyển biến lớn trong việc khai thác các nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy
thị trường tài chính phát triển.
Giải quyết các vấn đề xã hội: đã xây dựng và đưa và sử dụng hàng trăm
trường học, bệnh viện, trạm xá… tạo việc làm cho, ổn định cuộc sống, bảo vệ
môi trường sức khỏe, nâng cao mức sống cho người dân ở các vùng miền núi,
vùng sâu, vùng xa, những nơi còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thôn cơ sở vật chất.
3. Vốn doanh nghiệp nhà nước.
Nguồn vốn ở DNNN luôn chiếm tỉ trọng lớn trong đầu tư tòan xã hội, hiện
được xác định là đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế, trong quá
trình CNH-HĐH ở nước ta. Theo tính tóan, tổng vốn đầu tư của DNNN cho xây

dựng cơ bản giai đọan 2001-2005 huy động và sử dụng trên 85,600 tỉ đồng,
riêng năm 2006 đạt trên 30,000 tỉ, bằng 137,8% so với năm 2005, lượng vốn cho
phát triển tài sản vô hình chiếm 18-20% tổng lượng vốn đầu tư của doanh
nghiệp. Từ năm 2000, các tổng công ty lập theo qui định TCT90-TCT91, đã lên
thành lập tập đòan nhà nước và các công ty từ NSNN được cổ phần hóa, nhằm
tăng vốn điều lệ và tạo điều kiện thuận lợi để huy động vốn trên TTCK. Năm
2007 tổng vốn chủ sở hữu của 70 tập đòan tổng công ty lên đến 323 ngàn tỉ, vốn
19
§Ò ¸n m«n häc
lưu động lên đến 448 ngàn tỉ đồng. 28/70 tập đòan tổng công ty đầu tư vốn ra
nước ngòai chủ yếu trong các lĩnh vực CK, ngân hàng bảo hiểm với giá trị lên
đến 20ngàn tỉ, gấp 8,7 lần vốn chủ sở hữu. Đầu tư dàn trải không tập trung vào
chuyên môn chính của mình, họat động không hiệu quả so với khu vực tư nhân
và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai. Do được hưởng nhiều ưu đãi nên
không bắt buộc có tài sản đảm bảo, dễ dẫn đến đổ vớ dây chuyền và làm mất
khả năng thanh tóan, cơ chế lao động còn bất hợp lý, nhất là các cán bộ hành
chính, thiếu kinh nghiệm làm việc và năng lực. Việc thực hiện tổ chức các họat
động kinh doanh chưa đảm bảo tính đồng bộ thống nhất, gây khó khăn, lúc túng
trong họat động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi nền kinh tế hiện nay,
vẫn còn gặp không ít khó khăn, lạm phát, lãi suất vay tăng, doanh nghiệp không
đủ lợi nhuận, thậm chí là thu lỗ, dẫn đến thiếu khả năng thanh tóan, trả nợ ngân
hàng, và bù đắp thâm hụt.
4. Nguồn vốn từ dân cư và tư nhân
a. nguồn vốn từ dân cư: nhìn tổng thể,vốn huy động từ dân cư là không hề
nhỏ, theo thống kê, lượng vàng dự trữ trong khu vực dân cư xấp xỉ 10tỉ $, tiền
mặt và các ngoại tệ khác chiếm xấp xỉ 80% tổng vốn huy động của toàn bộ hệ
thống ngân hàng. Thực tế khi phát hành trái phiếu chính phủ tư khu vực dân cư
có thể huy động hàng ngàn tỉ đồng. Nhiều hộ kinh doanh đã trở thành đơn vị
kinh tế năng động trong lĩnh vực kinh doanh ở địa phương. Ở một mức độ nhất
định thì các hộ gia đình sẽ là một số các nguồn tập trung và phân phối vốn quan

trọng trong nền kinh tế.
b. các công ty, doanh nghiệp tư nhân: từ khi đất nước hoàn toàn chuyển đổi
từ cơ chế kề hoạch hóa tập trung sng kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp tư
nhân mới có cơ hội phát triển. Sâu hơn 20 năm, doanh nghiệp tư nhân ngày càng
mở rộng,phát triển dưới nhiều hình thức:công ti TNHH, công ty hợp danh… Xét
về mặt hiệu quả và chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp tư
nhân tương đối cao. Với tính chất phong phú, đa dạng, năng động, linh hoạt,có
nhiều sáng kiến, sáng tạo mới, trênlí thuyết, đây là khu vực có cơ sở và trách
nhiệm phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình. Tuy nhiên,khu vực này
20
§Ò ¸n m«n häc
cũng chứa đựng rất nhiều hạn chế: trốn thuế, nhiều cơ sở làm ăm kém hiệu quả,
thua lỗ gây tổn thất cho nền kinh tế;do chính sách thông thoáng, quản lí hành
chính lỏng lẻo đã tạo điều kiện cho các công ty ma ra đời lừa đảo và chiếm dụng
tài sản nhân dân gây bức xúc trong xã hội. Nhung không thể phủ nhận vai trò
cùa các doanh nghiệp tư nhân đến nền kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam.
5. Nguồn vốn trên thị trường vốn: thị trường vốn Việt Nam phải kể đến 3
thị trường : ngân hàng, chứng khoán và bất động sản
- Nếu trước năm 1986, các ngân hàng của nhà nước hoạt đông theo kiểu
”vừa đã bóng vừa thổi còi” thì hiện nay dưới sự quản lí của NHNN Việt Nam,
hàng loạt các NHTM thành lập và phát triển sánh cùng với các ngân hàng của
khu vực nhà nước, là một kênh huy động vốn lớn của nền kinh tế. Tuy nhiên,
hiện nay, rủi ro ngân hàng lại khá lớn, do cách thức cho vay và tính lãi suất của
ngân hàng còn nhiều bất hợp lí gây dư luận xã hội.
- 1/3 thị trường cảu thị trường vốn là thị trường chứng khoán,thành
lập năm 2000, TTCK Việt Nam đã có bước nhảy vọt trong vài năm trở lại đây.
Thời điểm thống đốc NHNN quyết định thành lập UBCKNN (28/6/2000).
TTCK Việt Nam hoạt động vẫn còn rất yếu ớt, chưa tạo sự ảnh hưởng để được
phổ biến,tính đến năm 2002 mới có 21 mã chứng khoán niêm yết với tổng vốn
lá 1086 tỉ đồng thì hiện nay, nhất là năm 2006, TTCK Việt Nam đã có sự phát

triển vượt bậc, nhiều mã CK được niêm yết trên 2 thị trường Hà Nội và tp HCM.
Xét trên phương diện vốn , TTCK đã huy động đươc jmột lượng vốn lớn từ trái
phiếu, cổ phiếu, 2 lọai trái phiếu công ty có số vốn157tỉ, hơn 50 cổ phiếucông
nghiệp có giá trị tới hàng ngàn tỉ và các lọai cổ phiếu khác trên thị trường với
tổng vốn lên đến hơn 6000tỉ chiếm 1.6% GDP. Cuối 2008, do chịu ảnh hưởng
của khủng hoảng tài chính thế giới, TTCK Việt Nam đã có một giai đoạn khó
khăn, hàng ngàn cổ phiếu sụt giá mạnh, thị trường bấp bênh. Đến nay đã đi vào
ổn định và ngày một hiệu quả.
- Cuối cùng là thị trường bất động sản, trong thời gian qua, bất động
sản đã có nhiều biến động. Luật đất đảia đời năm 1993, xuất hiên nhiều giao
dịch bất động song mới chỉ mang tính tự phát. Cuối năm 1999 đầu 2000, nhà
21
Đề án môn học
nc chớnh thc tha nhn th trng ny, tuy nhiờn, th trng vn cha thc
s phỏt trin, cũn tn ti nhng giao dch ngm vi mc ớch trn thu.n cui
nm 2006, th trng ri vo tỡnh trng úng bng lm gim ngun thu NS, cũn
lm cỏc doanh nghip kinh doanh bt ng sn gp nhiu khú khn thm chớ l
i n b phỏ sn, kộo theo cỏc ngõn hng cho vay bt ng sn cng ri vo
tỡnh trng khú khn.Sang n u nm 2007, lng vn chy vo trong nc di
do hn cng vi th trng chng khoỏn ag n r ó khin th trng m lờn.
Cỏc nh u t chng khon mt u t bt ng sn nhiu hn. Thờm vo
ú, l chớnh sỏch nh nc cho phộp Vit kiu cú th mua nh v thc hin cỏc
hot ụng mua bn, giao dch bt ng sn nhn nhp hn.
II- Thc trng v huy ng vn u t nc ngoi.
1. Tỡnh hỡnh thu hỳt vn FDI.
Hin nay, xu hng hi nhp-hp tỏc ton cu khu vc nn kinh t ang din
ra trờn ton th gii. V Vit Nam cng khụng nm ngoi qu o phỏt trin
chung ú.Vi li th v tr a lớ, iu kin t nhiờn con ngi Vit Nam tr
thnh mt mnh t lớ tng cho nhiu cụng ty, t chc quc t u t vo Vit
Nam v i vi Vit Nam, ngun vn u t trc tip nc ngoi FDI ó tr

thnh b phn khụng th thiu ca nn kinh t. úng vai trũ quan trng n
tng trng v phỏt trin kinh t Vit nam. Sau õy l bc tranh tng th v FDI
1.1. Mt s d ỏn v s vn u t qua cỏc giai on :
Giai on t nm 1989 2000 :
õy l giai on Vit Nam tớch cc i mi , m ca hi nhp vi nn kinh t
th gii. C th trong vũng hn 10 nm , cú 3260 d ỏn u t trc tip nc
ngoi FDI c cp phộp ng ký u t vo Vit Nam vi tng s vn ng ký
44 t USD. c th hin c th qua bng sau :

Năm Số dự án Tổng vốn đầu t Tổng số thực
22
Đề án môn học
(Triệu USD) hiện (Triệu
USD)
1989 70 539 130
1990 111 596 220
1991 155 1388 221
1992 193 2271 398
1993 272 2987 1106
1994 362 4071 1952
1995 404 6616 2652
1996 501 9212 2371
1997 479 5548 3250
1998 260 4827 1900
1999 280 2000 1500
2000 2500 36000 18000
(theo Thụng tin ti chớnh s 1 /1 /2000)
Bng 1 Quỏ trỡnh thu hỳt v s d ỏn õug t FDI ti
Vit Nam qua cỏc nm ( 1989-2000)
Qua số liệu ta thấy,t nm 1989- 1997 , vi chớnh sỏch khuyn khớch u t

nc ngoi ca Nh nc , to iu kin thun li cho cỏc nh u t m giai
on ny tổng số d án cũng nh tổng số vốn FDT tăng lên với tốc độ nhanh .
Năm 1989 số lợng vốn thu hút mới chỉ đạt 539 triệu USD nhng năm 1995 đã
tăng lên 6616 triệu USD và năm 1996 đạt 9212 triệu USD . Mức tăng bình
quân năm trong giai đoan này là 50% quy mô trung từ 3,5 triệu USD năm
1988 -1990 . Lên 7,5 triệu USD năm 1991, 7,6 triệu USD năm 1992 và 23,7
triệu USD năm 1996 . õy l giai on vic thu hỳt ngun vn FDI t hiu qu
cao.
Chớnh t nhng khon u t FDI ln vo Vit nam m trong giai on
ny nn kỡnh t nc ta cú nhiu khi sc. Gúp phn ỏng k vo tng s vn
u t ton xó hi, gúp phn gii quyt hng lot cỏc vn xoay quanh chuyn
dch c cu kinh t , kim ngch xut khu v gii quyt cụng n vic lm.
Tip n giai on 1997-2000, õy l giai on u t trc tip nc ngoi
vo Vit nam gim mnh do nh hng ca cuc khng hong ti chớnh chõu ,
23
§Ò ¸n m«n häc
và tụt xuống mức thấp nhất vào năm 1999 với tổng số vốn đăng ký chỉ là 2 tỷ
USD
• Giai đoạn từ năm 2000-2007:
Đây là giai đoạn nền kinh tế thế giới và khu vực dần dần khôi phục trở lại. Và
kèm theo đó , nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI bắt đầu phục hồi và
tăng tốc.Tổng vốn FDI ( gồm cả vốn đăng ký và vốn tăng thêm ) đạt 4,2 tỷ USD
vào năm 2004, và 6,34 tỷ USD vào năm 2005. FDI đăng ký tăng bình quân một
năm trong giai đoạn 2001-2005 là 18,8 % /năm. FDI thực hiện tăng bình quân
6,4 %/năm.
Nói riêng năm 2006, đầu tư FDI vào Việt nam tiếp tục có sự phát triển vượt
bậc. Nếu như theo thông tin dự báo thì lượng vốn đầu tư chỉ là 6,5 tỷ USD cả
năm. Nhưng thực tế lượng vốn đầu tư đã vượt xa mức dự báo với mức kỷ lục
10,2 tỷ USD.
Tuy nhiên những bước tiến trong việc thu hút đầu tư FDI vào Việt nam chưa

dừng lại ở đó.Điểm nhấn quan trọng trong việc thu hút FDI vào Việt Nam nói
riêng và toàn nền kinh tế nói chung là sự kiện Việt nam đàm phán thành công
( 11/2006 ) và chính thức trở thành thành viên thứ 160 của tổ chức thương mại
thế giới WTO ( 11/1/2007). Chính phủ với hành lang pháp luật, chính sách đầu
tư được bổ sung sửa đổi dẫn đến năm 2007, FDI đầu tư vào Việt Nam chạm
mức 21 tỷ USD. Ghi nhận thành công của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
vào Việt nam trong năm đầu tiên gia nhập WTO.
• Giai đoạn tù 2008 đến nay :
Năm 2008, Với nhiều dự án quy mô vốn đặc biệt lớn, FDI đăng ký cấp mới và
tăng thêm tại Việt Nam năm 2008, tính đến 19/12, đã đạt 64,011 tỷ USD, tăng
gấp 3 lần so với năm 2007, và gấp hơn hai lần so với con số của hai năm 2006
và 2007 cộng lại. Và một con số quan trọng hơn – vốn giải ngân, thì năm 2008
cũng ghi nhân kỉ lục, các doanh nghiệp tại Việt nam đã giải ngân số vốn lên tới
11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007 Phân tích kĩ hơn , nếu trong giai đoạn
20 năm trước ( 1989-2007), tổng số vốn FDI thực hiện là 43 tỷ USD , tức là
24
§Ò ¸n m«n häc
tính trung bình chỉ giải ngân được 2,15 tỷ USD /năm, thì giải ngân trong năm
2008 đã 26,7% tổng số vốn giải ngân của 20 năm trước đó
Sang năm 2009, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt nam
giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Từ mức kỉ lục
64 tỷ USD trong năm 2008 giảm xuống chỉ còn 21,48 tỷ USD số vốn đăng ký
năm 2009. Bằng 30% so với năm 2008. Với 839 dự án vốn đầu tư nước ngoài
FDI được cấp phép đầu tư. Tuy nhiên, mặc dù vốn đăng ký giảm mạnh nhưng
vốn thực hiện trong năm 2009 vẫn đạt ở mức khá với số vốn giải ngân 10 tỷ
USD làm cho khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện được giảm bớt.Và
có thể khẳng định năm 2009 , tuy FDI đạt thấp nhưng vẫn là con số cao trong
bối cảnh khủng hoảng , suy giảm nguồn FDI thế giới và cạnh tranh gay gắt.
Giai đoạn 2010 đến nay là giai đoạn nền kình tế thế giới và khu vực đang
trong quá trình hồi phục chậm và đứng trước không ít những khó khăn nhưng

với những nỗ lực vận động xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, thủ tục
hành chính của các ngành các cấp thì tổng số vốn FDI năm 2010 đạt 18,6 tỷ
USD, bằng 82% so với năm 2009 và giải ngân vốn trực tiếp nước ngoài FDI đạt
11 tỷ USD.
1.2.Về cơ cấu vốn đầu tư
Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong hoạt động thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Bởi vì nó có tác động to lớn đến quá trình
dịch chuyển cơ cấu kinh tế của nước ta.
• Về cơ cấu ngành nghề :
Giai đoạn 1989-2000 là giai đoạn đất nước bắt tay vào công cuộc đổi mới nên
đồi với đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, nhà nước đã xác định rõ mục tiêu ban
đầu tập trung chủ yếu vào công nghiệp và xây dựng với 1421 dự án và vốn đăng
ký là 18,2 tỷ USD. Các ngành dịch vụ chỉ có 613 dự án với 15,632 tỷ USD và
lĩnh vực Nông – lâm ngư nghiệp thu hút 313 dự án với 2,08 tỷ USD. Với tổng số
vốn đầu tư FDI qua 10 năm, thì với từng lĩnh vực thể hiện rõ qua bảng sau
N¨m 1988-1990 1991-1995 1996-1999
25

×