Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Khí tượng hải dương học - Chương 3 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.58 KB, 16 trang )


100
Chương 3
DỰ BÁO THỜI TIẾT VÀ THEO DÕI
THỜI TIẾT TRÊN TÀU
3.1. Khái niệm về thời tiết và các phương pháp dự báo thời tiết
3.1.1. Thời tiết và khí hậu
a, Thời tiết
Thời tiết là trạng thái khí quyển biểu hiện ở một khu vực nhất định và
trong một khoảng thời gian nhất định, được đặc trưng bằng một số yếu tố khí
tượng và hiện tượng khí tượng điển hình.
Cần phân biệt khái niệm thời tiết và khí hậu.
Khí hậu là tổng hợp đánh giá về tình hình thời tiết và số liệ
u trung bình
các yếu tố khí tượng ở một khu vực địa lý nhất định trong một khoảng thời gian
dài nhiều năm.
b, Dự báo thời tiết
Dự báo thời tiết là thông báo trước tình hình thời tiết sẽ xảy ra sau một
khoảng thời gian và tại một khu vực địa lý xác định.
Nội dung một bản tin dự báo thời tiết bao gồm:
- Tình hình mây, mưa, giông;
- Gió (hướng và tốc độ tính theo cấp);
- Nhiệt độ thấp nhất và cao nhất trong ngày.
Đối với bản tin thời tiết biển có thể thêm tình hình sương mù, mưa và tầm
nhìn xa.
Như vậy, thời tiết mang tính chất cụ thể gắn với từng khu vực và trong
một thời gian ngắn (thường là trong 24 giờ).
Vì vậy, độ chính xác (xác suất đúng) của bản tin dự báo thời tiết được
kiểm chứng bởi thực tế có xảy ra đ
úng như dự báo hay không. Thông thường,
xét về định tính (nhận định, đánh giá) thì các bản tin thường có kết quả cao, còn


giá trị định lượng của các yếu tố so giữa dự báo và thực tế có thể có sự chênh
lệch nhất định. Tuy nhiên, một bản tin được coi là có độ chính xác cao với xác
suất trên 80% xảy ra đúng với thực tế.
Hạn dự báo thời tiết gồm có hạn ngắn (trong 1 tới 3 ngày), hạn vừ
a (10 ngày
đến 20 ngày), hạn dài (1 tháng hoặc hàng năm). Các bản tin dự báo thời tiết hạn
ngắn có nội dung cụ thể và chi tiết hơn so với các dự báo hạn vừa và hạn dài.
3.1.2. Các phương pháp dự báo thời tiết
Hiện nay, trong ngành khí tượng thường sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp dự báo thời tiết để so sánh và nâng cao độ chính xác.
a, Phương pháp dự báo thời tiết truyền thống – phương pháp Sy Nốp
Cơ sở của phương pháp này là dựa trên tình hình thời tiết đã xảy ra trong

101
thời gian qua để rút ra các qui luật, các thông số cần thiết về diễn biến tình hình
thời tiết ở những khu vực địa lý nhất định. Từ đó tìm ra diễn biến của tình hình
thời tiết trong thời gian tới.
Công cụ của phương pháp này là hệ thống các bản đồ thời tiết (bản đồ Sy
Nốp hay bản đồ Faximin) kết hợp với các số liệu quan trắc, từ
đó phân tích trên
bản đồ để rút ra các kết luận cần thiết cho công tác dự báo.
Ưu điểm của phương pháp này là nhận định thời tiết xảy ra trong tương
lai tương đối chính xác về mặt định tính, còn định lượng thì hạn chế. Hơn nữa,
phương pháp này đòi hỏi kinh nghiệm của các dự báo viên (yếu tố chủ quan của
người dự báo).
b, Phương pháp dự báo số trị
Là ph
ương pháp dự báo dựa trên các quá trình vật lý khí quyển được đặc
trưng bởi các phương trình thủy khí động lực học. Với các thông số quan trắc
được kết hợp với việc giải các phương trình này tìm ra các ẩn số về tình hình

thời tiết trong thời gian tới. Để giải các bài toán này phải sử dụng công cụ máy
tính điện tử và các chuyên gia lập trình xây dựng chương trình.
Ưu điểm của phương pháp này là thể
hiện độ chính xác về định lượng
cao, song cũng có nhược điểm là không bao quát toàn bộ các hiện tượng thời tiết
có thể xảy ra trong tương lai và nếu có sự sai sót về lập trình, về kỹ thuật thì sẽ
không cho kết quả hoặc kết quả ngược lại.
Phương pháp dự báo số trị hiện nay được sử dụng rộng rãi tại các nước kỹ
thuật phát triển như Mỹ
, Nhật, Cu Ba nhất là dùng để theo dõi và dự báo bão.
Ở nước ta hiện nay, cơ quan khí tượng thường kết hợp cả hai phương pháp dự
báo trên.
c, Phương pháp dự báo theo dấu hiệu địa phương
Phương pháp này dựa trên cơ sở quan sát và tích lũy kinh nghiệm về các
dấu hiệu thời tiết địa phương. Kết hợp với số liệu quan trắc và điều kiện địa lý,
địa hình của địa phương
đó. Đồng thời sử dụng các bản tin dự báo thời tiết qui
mô lớn của quốc gia, của khu vực.
Bản tin dự báo thời tiết địa phương thường có độ chính xác tương đối cao
và cụ thể để ứng dụng cho địa phương mình.
Đối với những trường hợp trên tàu không đủ điều kiện về phương tiện và
số liệu quan trắc, có thể vận d
ụng việc quan sát các hiện tượng và triệu chứng
thời tiết để dự đoán, nhận định tình hình thời tiết sẽ xẩy ra trong thời gian ngắn
để thành lập dự báo thời tiết trong vài ba ngày tới.
* Dấu hiệu thời tiết chuyển xấu
- Áp giảm liên tục trong nhiều giờ, dấu hiệu có áp thấp ảnh hưởng gây ra

102
gió và mưa lớn.

- Nếu áp giảm nhanh, áp triều bị phá vỡ thì có áp thấp nhiệt đới, bão hoạt
động ở gần.
- Buổi sáng áp giảm chậm, nhiệt độ và độ ẩm tuyệt đối tăng nhanh thì sắp
tới có mưa rào và giông mùa hè.
- Ban đêm, gió không giảm mà tăng, có thể có áp thấp.
- Xuất hiện chỉ một loại mây Ti (Ci) dạng móc câu, dấu phảy xuất hiện ở
phía Đông Nam là dấu hiệu ch
ỉ ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão.
- Lượng mây tăng về chiều, thời tiết xấu đi.
- Mây Ti tầng (Cs) xuất hiện tạo thành từng màn trên bầu trời báo hiệu
thời tiết xấu trong vài ngày tới.
- Xuất hiện ráng đỏ, vàng vào bình minh, hoàng hôn báo hiệu có mưa.
- Sao nhấp nháy nhiều báo hiệu sắp tới có mưa:
“ Dày sao thì nắng, vắng sao thì mưa, sao nhấp nháy nhiều thì mưa”
- Xuất hiện tán mặt tr
ăng, dấu hiệu báo mưa:
“ Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”
- Âm thanh nghe rõ, dấu hiệu báo độ ẩm cao và có thể có mưa.
Ngoài ra còn vận dụng nhiều câu ca dao, tục ngữ về dự báo thời tiết theo
kinh nghiệm dân gian ở từng địa phương, đặc biệt là những dự đoán về thời tiết
bão đã được nêu trong chương 2.
* Dự báo giông, mưa rào lớn
- Áp giảm đột ngột,
độ ẩm tăng nhanh, mây Vũ tích (Cb) như những trái
núi lớn, chân mây tơi tả, bay thấp, đỉnh hình đe, hình nấm, sau đó lan tỏa nhanh
theo chiều ngang thì phải đề phòng giông và mưa rào lớn.
* Dấu hiệu báo gió mùa Đông Bắc và front lạnh
- Quan sát mây về phía Bắc, Đông Bắc thấy xuất hiện mây Trung tích
dạng thấu kính (Ac lent), sau đó xuất hiện mây Vũ tầng (Ns) và mưa dầm kèm
theo gió giật đổi hướng từ Tây Nam, Nam sang Đông Bắc, Tây Bắ

c. Khi đó,
front lạnh đang đi tới vị trí quan trắc. Áp tăng nhanh, nhiệt độ giảm xuống đột
ngột thì front đi qua và gió mùa Đông Bắc bắt đầu khống chế.
- Với front lạnh loại hai, các triệu chứng trên xuất hiện đột ngột hơn. Cách
vị trí quan trắc 300 – 400 km xuất hiện mây Ti (Ci) hoặc Ti tích (Cc), sau đó
cách khoảng 100 – 200 km xuất hiện mây T(rung tích Ac lent), kề đó là mây Vũ
tích phát triển mạnh, áp giảm đột ng
ột kèm mưa rào, mưa đá. Các dấu hiệu đó
báo hiệu front lạnh loại hai sắp di chuyển đến.
* Dấu hiệu báo gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới ( DHTNĐ)
Mây ti hình móc câu, dấu phảy và mây Ti tầng (Cs) xuất hiện ở phía Nam,

103
Đông Nam, khí áp giảm nhẹ. Sau khi mây Ti và Ti tầng đi qua xuất hiện mây
Trung tầng (As). Áp giảm nhanh hơn, gió hơi lệch trái và mạnh lên. Kế đó, mây
Vũ tầng xuất hiện kèm theo mưa dầm. Khi gió đột ngột đổi hướng sang phải và
giật mạnh, nhiệt độ tăng nhanh, áp giảm chậm thì báo hiệu DHTNĐ đi qua. Khi
DHTNĐ được tăng cường, có thể xuất hiện mưa rào hoặc giông mạnh do mây
Cb gây ra. Hướng gió tr
ước DHTNĐ thường là Đông Đông Nam, sau khi
DHTNĐ đi qua chuyển sang Tây Nam hoặc Nam Tây Nam.
* Dấu hiệu thời tiết chuyển tốt hay ổn định
- Khí áp tăng lên hay ổn định.
- Nhiệt độ giảm, độ ẩm giảm hay ổn định.
- Gió nhẹ, hướng ổn định, đêm gió yếu hoặc lặng gió.
- Bầu trời ít hay quang mây, xuất hiện mây Tích dạng bát úp (Cu hum)
trắng như bông, mây Ti xuất hiện rải rác, mây Trung tích dạ
ng luống cày, nhả
bừa xuất hiện về chiều và đêm.
- Xuất hiện quầng mặt trời, mặt trăng.

- Sao sáng rõ, dày đặc, không nhấp nháy.
* Dự báo sương mù
Trên cơ sở nguyên nhân hình thành sương mù, có thể dự đoán khả năng
xuất hiện sương mù với yếu tố cơ bản là nhiệt độ không khí giảm xuống dưới
điểm sương. Chẳng hạn, đối v
ới mù bức xạ cần theo dõi các điều kiện của đêm
trước như gió lặng, quang mây. Hoặc mù bình lưu liên quan đến các luồng gió
thổi qua vùng biển lạnh, hoặc do không khí lạnh tràn về làm hạ nền nhiệt độ trên
biển. Dĩ nhiên, yếu tố quan trọng đầu tiên là độ ẩm tại vùng biển phải có giá trị
cao, trên dưới 90%.
* Thành lập dự báo trên tàu
Trong điều kiện trang thiết bị có hạn và trình độ
chuyên môn hạn chế, sỹ
quan ngành I và cán bộ chỉ huy tàu thực hiện việc thành lập dự báo thời tiết trên
cơ sở các số liệu quan trắc, thu thập bản tin và kinh nghiệm tích lũy.
Nội dung của việc thành lập dự báo thời tiết trên tàu bao gồm:
- Thu các bản tin dự báo thời tiết của cơ quan khí tượng, của phòng Bảo
đảm hàng hải.
- Thu các bản tin dự báo thời tiết của các đài nước ngoài.
- Quan tr
ắc các yếu tố khí tượng theo chế độ qui định: hàng ngày ít nhất 4
lần vào các thời điểm 01, 07, 13, 19 giờ và đăng ký vào sổ quan trắc khí tượng.
- Trên cơ sở các bản tin, số liệu quan trắc và vận dụng kinh nghiệm theo
dấu hiệu thời tiết địa phương, lập các bản tin dự báo cho khu vực tàu hoạt động.



104
3.2. Bản đồ thời tiết
Như trên đã nói, bản đồ thời tiết là một tài liệu không thể thiếu được để

phục vụ cho công tác theo dõi và dự báo thời tiết.
Bản đồ thời tiết thật ra là các bản đồ địa lý, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng
ở khu vực lớn hay nhỏ mà bản đồ có những tỉ lệ lớn hay nhỏ khác nhau. Thông
thường, bản đồ thời tiết ở khu vực lớn thườ
ng có tỉ lệ 1:10.000.000 hoặc
1:15.000.000, bản đồ ở khu vực nhỏ thường có tỉ lệ 1:1.000.000 hoặc 1:500.000.
Các bản đồ địa lý này sử dụng trong khí tượng thay vì mô tả địa hình, địa giới
hành chính thì trên đó biểu thị vị trí và số hiệu các đài khí tượng trên toàn khu
vực được tổ chức khí tượng thế giới đăng ký.
3.2.1. Bản đồ Sy Nốp
Là các bản đồ thời tiết mà trên đó tại các đài trạm khí tượng ghi trị số các
yếu tố khí tượng quan trắc được tại các kỳ quan trắc chính và phụ theo qui định
của tổ chức khí tượng thế giới (các kỳ quan trắc chính theo giờ quốc tế là 0 giờ, 6
giờ, 12 giờ, 18 giờ) và xen kẽ giữa hai kỳ quan trắc chính là các kỳ quan trắc phụ.
Như vậy, tại mỗi kỳ quan tr
ắc sẽ thiết lập được một bộ bản đồ thời tiết:
bản đồ mặt đất và các bản đồ trên cao. Các nhà chuyên môn căn cứ vào số liệu ở
các đài trạm trên toàn khu vực, tiến hành các công việc hoàn thiện và phân tích
bản đồ như: vẽ các đường đẳng áp, xác định các trung tâm khí áp (xoáy thuận,
xoáy nghịch), các đường đẳng biến áp và các khu biến áp, vị trí các front, các
khu nóng, khu lạnh, vùng mưa, vùng gió mạnh. Từ đó, trên bản
đồ sẽ giúp cho
chúng ta nhận biết được tình hình thời tiết trong cả một khu vực rộng lớn vào kỳ
quan trắc. Các ký hiệu và cách biểu thị các số liệu quan trắc khí tượng trên bản
đồ thời tiết được mô tả ở hình 3.1.
3.2.2. Bản đồ Faximin
Bản đồ Faximin thực ra là một bản đồ thời tiết được truyền từ trung tâm
dự báo qua hệ thống Fax và thường được trung chuyển qua vệ tinh khí tượng tới
các trạm thu (bản đồ sao chép lại).
Bản đồ Faximin sử dụng để theo dõi và dự báo thời tiết biển, có nhiều

loại, trong đó có hai loại cơ bản là bản đồ về hiện trạng thời tiết tại kỳ quan tr
ắc
và bản đồ dự báo tình hình thời tiết trong 1 đến 3 ngày tới. Sau đây là ký hiệu
của một số loại bản đồ Faximin:
- Bản đồ phân tích trạng thái thời tiết bề mặt
Ví dụ: ASAS JMH
290000Z JUN 1999
SURFACE ANALYSIS
( Phân tích trạng thái thời tiết bề mặt lúc 00h00 GMT 29/6/1999)
- Bản đồ dự báo thời tiết trong 24 giờ tới:

105
Ví dụ: FWPN JMH
250000Z AUG 1999
FOST FOR 26 0000Z.
( Dự báo thời tiết phát lúc 00h00 GMT ngày 25/8/1999, dự báo tới 00h00
ngày 26/8/1999).
Ngoài ra còn một số loại bản đồ phân tích và dự báo tình hình sóng biển
trong bão, thể hiện qua các đường đẳng độ cao sóng và hướng lan truyền chủ
yếu của sóng.
Đối với các bản đồ phân tích các cơn bão trên biển, bên phải cơn bão
thường được thông báo các thông tin về cơn bão đó như sau:
Ví dụ: T 8720 LYNN (8720)
970MB
20.6N , 119.3E PSN GOOD
ALMOST STATIONARY
WINDS MAX 65KT
50KT WITHIN 125 NM
30KT WITHIN 350 NM
Giải thích:

- T 8720 LYNN (8720)
T ( Typhoon) Cơn bão số 20, năm 1987, tên quốc tế LYNN.
- 970MB: Khí áp thấp nhất tại tâm bão = 970 mb
- 20.6N, 119.3E PSN GOOD: Vị trí tâm bão chính xác
ϕ =20,6
0
N ; λ = 119,3
0
E
- ALMOST STATIONARY: Bão hầu như không di chuyển
- WINDS MAX 65KT: Sức gió mạnh nhất = 65 M/h.
- 50KT WITHIN 125 NM Phạm vi gió mạnh 50 M/h là 125 hải lý
- 30KT WITHIN 350 NM Phạm vi gió mạnh 30 M/h là 350 hải lý.
Ví dụ: STS 8720 LYNN (8720)
DOWN GRADED FORM T
975MB
21.2N, 118.9E PSN FAIR
ALMOST STATIONARY
WINDS MAX 60KT
50KT WITHIN 125 NM
30KT WITHIN 200 NM
Giải thích:
- STS 8720 LYNN (8720)

106
STS ( Severe Tropical Storm) Cơn bão số 20, năm 1987, tên quốc tế
LYNN suy yếu từ Typhoon.
- Các nội dung còn lại giải thích tương tự như trên.
3.2.3. Điền đồ các số liệu tại các trạm trên bản đồ thời tiết
Căn cứ vào các bản tin quan trắc khí tượng thu được từ các đài, trạm

chuyển đến dưới dạng thoại hoặc mã luật, sau khi tiếp nhận được nội dung bản
tin, các điền đồ viên tiến hành đưa các số liệu vào các đài, trạm tương ứng (hiện
nay ở trung tâm khí tượng quốc gia, việc điền đồ này được thực hiện tự động
bằng máy). Việc đưa các s
ố liệu lên vị trí các đài, trạm khí tượng được qui ước
thống nhất trong ngành khí tượng theo một sơ đồ vị trí và các số liệu như sau
(hình 3.1).
TsTs C
H
ff

21 105

≡ +1,2
4 3
16 100


TT C
M
PPP
ww N
±PPa
VV C
L
N
h
W
T
d

T
d
h RR

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí điền các số liệu trên bản đồ thời tiết
(Chú thích các trị số quan trắc tại đài khí tượngtheo số liệu ở hình 3.1)
T
0
= 21
0
C, T
d
= 16
0
C, P = 1010,5mb, biến áp 3 giờ tăng đến gần kỳ quan trắc giảm,
Δ P = +1,2mb, tầm nhìn xa: 4km, mây cao: mây Ti, mây trung: mây Trung tầng, mây
thấp: mây Tầng, độ cao mây thấp: 100m, tổng lượng mây 5/10, lượng mây thấp: 3/10,
thời tiết trong kỳ quan trắc có sương mù, trước kỳ quan trắc 3giờ có sương mù gần
trạm. Gió ĐĐB, 7m/s

Các ký hiệu điền đồ trên bản đồ thời tiết được quy ước thống nhất (ký
hiệu Sy Nốp) và ý nghĩa của các ký hiệu đó được thể hiện trong phần phụ lục
của giáo trình này.
3.3. Mã luật khí tượng
Thông tin khí tượng đòi hỏi phải bảo đảm độ chính xác và kịp thời, trên
phạm vi rộng có thể bao gồm nhiều quốc gia. Vì vậy, muốn truyền các thông tin
này đòi hỏi phải thống nhất các qui ước quốc tế và ngôn ngữ thông dụng. Ngành
khí tượng đã thống nhất sử dụng cách mã hóa các bản tin quan trắc khí tượng và
thời tiết dưới dạng các mã luật. Tùy theo yêu cầu sử dụng sẽ có các mã luật
tươ

ng ứng (Mã luật khí tượng bề mặt mặt đất – Mã luật khí tượng biển – Các mã
luật thông báo các hiện tượng thời tiết đặc biệt). Dưới đây sẽ giới thiệu một số
mã luật điển hình.

107
3.3.1. Mã luật khí tượng biển đầy đủ dạng tổng quát FM 13-VII -SHIP
(KOD-01C-SHIP)
a, Dạng tổng quát:
BB.XX D…D YYGGI
w
99L
a
L
a
L
a
QcL
o
L
o
L
o
L
o
I
R
I
X
hVV
Nddff 1S

n
TTT 2S
n
T
d
T
d
T
d
4PPPP 5aPPP 7wwW
1
W
2

8N
h
C
L
C
M
C
H
222D
S
V
S
OS
n
T
W

T
W
T
W
1P
W0
P
W0
H
W0
H
W0
2P
W
P
W
H
W
H
W

3d
W1
d
W1
d
W2
d
W2
4P

W1
P
W1
H
W1
H
W1
5P
W2
P
W2
H
W2
H
W2

b, Giải thích các nhóm của mã luật:
* BB.XX: khu vực thông báo bản tin.
* D … D: tần số thu bản tin cho từng tàu.
* YYGGI
w
:
- YY: ngày trong tháng, theo số thứ tự từ ngày 01 trở đi.
- GG: giờ quan trắc theo giờ quốc tế (GMT).
- I
w
: phương pháp quan trắc tốc độ gió; nếu dùng thiết bị (mã số: 1), nếu
ước lượng (mã số: 0).
* 99L
a

L
a
L
a
:
- 99: số không đổi.
- L
a
L
a
L
a
: vĩ độ địa lý vị trí tàu (vị trí quan trắc) tính đến phần mười độ.
Ví dụ: 25
0
30’00” = 255
* QcL
o
L
o
L
o
L
o
:
- Q
C
: diện tích một phần của bề mặt trái đất nơi tàu quan trắc. Được xác
định bằng hệ tọa độ địa lý theo các mã số sau đây:
Mã số 1: vĩ độ Bắc (0 – 90

0
); kinh độ Đông (0 – 180
0
);
Mã số 3: vĩ độ Nam (0 – 90
0
); kinh độ Đông (0 – 180
0
);
Mã số 5: vĩ độ Nam (0 – 90
0
); kinh độ Tây (0 – 180
0
);
Mã số 7: vĩ độ Bắc (0 – 90
0
); kinh độ Tây (0 – 180
0
).
- L
o
L
o
L
o
L
o
: vị trí tàu theo kinh độ địa lý. Biểu thị bằng 4 chữ số tính đến
phần mười độ.
Ví dụ: kinh độ 117

0
18’00” = 1173
* I
R
I
X
hVV:
- I
R
I
X
: nhóm này không thay đổi, thường sử dụng bằng hằng số 41;
- h: độ cao mây dưới so với mực nước biển trung bình được tính bằng mã
số từ 0-9 theo bảng ký hiệu của bản đồ Sy Nốp (phụ lục 1);
- VV: tầm nhìn xa khí tượng có mã số từ 90-99, theo thông số ở Phụ lục 1
và bảng phân cấp tầm nhìn (bảng 1.3) trong chương 1.
* Nddff :
- N: tổng lượng mây, theo phân cấp mây 10 cấp có mã số từ 0-9 theo bảng

108
ký hiệu của bản đồ Sy Nốp (Phụ lục 1);
- dd: hướng gió, mã số gồm 2 chữ số tính đến hàng chục của độ đã làm tròn.
Ví dụ: hướng gió 05
0
– 14
0
; mã số 01
hướng gió 110
0
; mã số 11

hay hướng gió từ 106
0
– 114
0
; mã số 11
hướng gió 116
0
– Mã số 12. v.v.
mã số 36: 356
0
- 04
0

mã số 00: lặng gió;
- ff: vận tốc gió tính bằng m/s, tính đến đơn vị của m/s, mã số gồm hai chữ số.
Ví dụ: Vg = 8 m/s – mã số 08
Vg = 12m/s – mã số 12
* 1S
n
TTT: nhóm báo nhiệt độ không khí
- 1: số không đổi;
- S
n
: dấu hiệu chỉ nhiệt độ không khí; nếu nhiệt độ dương, S
n
= 0, ngược
lại nếu nhiệt độ âm S
n
= 1;
- TTT: nhiệt độ không khí tính đến phần mười độ.

Ví dụ: 28,8
0
C – mã số 288.
* 2S
n
T
d
T
d
T
d
: nhóm điểm sương T
d
, cách mã như nhóm nhiệt độ T.
* 4PPPP: nhóm báo trị số khí áp:
- 4: số không đổi;
- PPPP: trị số khí áp tính từ hàng trăm đến phần mười mb (trên bản đồ
thời tiết thường điền đồ PPP – từ hàng chục đến phần mười mb).
Ví dụ: khí áp 998,5mb – mã số 9985;
khí áp 1015,3mb – mã số 0153.
* 5aPPP: nhóm báo về khuynh hướng khí áp (biến áp 3 giờ).
- 5: số không đổi;
- a: đặc điểm của khuynh hướng khí áp (theo kí hiệu trong bảng Bảng 1
phần Ph
ụ lục);
- PPP: lượng biến áp tính đến phần mười của mb (lượng biến áp
dương (+), lượng biến áp âm (-).
Ví dụ: trong 3 giờ qua, áp giảm liên tục, đều ( ); lượng giảm áp: -1,2 mb
mã số: 57012.
* 7wwW

1
W
2
: nhóm thông báo thời tiết hiện tại và thời tiết trước kỳ quan trắc 3 giờ
- 7: số không đổi;
- ww: các hiện tượng thời tiết được mô tả theo ký hiệu Sy nốp;
- W
1
W
2
: Các hiện tượng thời tiết điển hình xảy ra trước 3 giờ so với kỳ
quan trắc, được biểu thị theo ký hiệu Synốp.

109
Ví dụ: - ww: trong kỳ quan trắc có khói mù (=); mã số 10.
- W
1
W
2
: trước kỳ quan trắc 3 giờ tại trạm quan trắc có sương mù (≡) và
lượng mây lớn hơn 5/10.
Mã số: W
1
: 4; W
2
: 2 (nếu chỉ có một hiện tượng thì báo đúp- nhắc lại mã)
* 8N
h
C
L

C
M
C
H
: mã số chỉ lượng mây dưới và các dạng mây;
- 8: số không đổi;
- N
h
: lượng mây thấp;
- C
L
: dạng mây thấp;
- C
M
: dạng mây trung;
- C
H
: dạng mây cao.
Các mã số về lượng mây thấp và dạng mây được mô tả theo ký hiệu Sy
nốp mô tả ở phần Phụ lục.
Ví dụ: N
h
cấp 4 - Mã số: 3
Mây thấp – mây Vũ tích dạng đầu hói - mã số 9.
Mây trung – mây Trung tích - mã số 3.
Mây cao – mây Ti phát triển - mã số 2.
* 222D
S
V
S

: nhóm báo hướng đi trung bình (hướng đi tổng) và vận tốc trung
bình của tàu trong 3 giờ qua.
- 222: số không đổi.
- D
S
: hướng đi tổng của tàu.
Ví dụ : HT
1
= 315
0
0 HT
2
= 00
0
0 HT
3
= 350
0
0 - mã số: 8
- V
S
: trong 3 giờ tàu đi với vận tốc 12 M/h - mã số 3
* OS
n
T
W
T
W
T
W

: nhóm báo nhiệt độ nước biển.
- O: số không đổi
- S
n
: 0, 1 tương tự như nhóm nhiệt độ không khí.
- T
W
T
W
T
W
: nhiệt độ nước biển, tính đến phần mười độ.
Ví dụ: nhiệt độ nước biển 26,7
0
C - mã số 00267
* 1P
W0
P
W0
H
W0
H
W0
: nhóm báo chu kỳ và độ cao sóng được xác định bằng đo
đạc. Trong đó P
W0
P
W0
báo hai chữ số tính đến giây; H
W0

H
W0
xác định bằng mã
số cứ 0,5 mét được xác định bằng 01.
Ví dụ: sóng gió quan trắc được chu kỳ 8 giây, độ cao 2,5 mét:
- Mã số: 10805.
* 2P
W
P
W
H
W
H
W
: nhóm báo chu kỳ và độ cao sóng ước lượng, được báo tương tự
như nhóm trên.
* 3d
W1
d
W1
d
W2
d
W2
:
- 3: số không đổi
- d
W1
d
W1

d
W2
d
W2
: hướng truyền của sóng lừng hệ thống 1và hệ thống 2,

110
báo bằng hai chữ số tương tự như hướng gió.
* 4P
W1
P
W1
H
W1
H
W1
:
- 4: số không đổi.
- P
W1
P
W1
: chu kỳ sóng lừng hệ thống 1.
- H
W1
H
W1
: độ cao sóng lừng hệ thống 1.
* 5P
W2

P
W2
H
W2
H
W2
: chu kỳ và độ cao sóng lừng hệ thống 2:
- 5: số không đổi.
- P
W2
P
W2
: chu kỳ sóng lừng hệ thống 2.
- H
W2
H
W2
: độ cao sóng lừng hệ thống 2.
Nếu chỉ có một hệ thống sóng lừng thì báo lặp lại hoặc chỉ báo 1 hệ thống,
sau đó báo XX.
3.3.2. Các mã luật khí tượng biển thu gọn
a, Mã luật khí tượng biển ( FM21A - SHIP)
* Dạng tổng quát:
YQL
a
L
a
L
a
L

0
L
0
L
0
GG Nddff VVwwW PPPTT N
h
C
L
hC
M
C
H

D
S
V
S
aPP (99ppp) 1d
W
d
W
P
W
H
W
(các nhóm báo về băng biển không sử dụng)
* Giải thích:
* YQL
a

L
a
L
a

- Y: Thứ tự ngày trong tuần.
Mã số: 1 – Chủ nhật;
Mã số: 2 – Thứ hai;
Mã số: 3 – Thứ ba;
Mã số: 4 – Thứ tư;
Mã số: 5 – Thứ năm;
Mã số: 6 – Thứ sáu;
Mã số: 7 – Thứ bảy.
- Q: Vị trí các phần của địa cầu:
Mã số: 0 Kinh độ địa lý 0 – 90
0
W Vĩ độ Bắc (N);
Mã số: 1 Kinh độ địa lý 90 – 180
0
W Vĩ độ Bắc (N);
Mã số: 2 Kinh độ địa lý 90 – 180
0
E Vĩ độ Bắc (N);
Mã số: 3 Kinh độ địa lý 0 – 90
0
E Vĩ độ Bắc (N);
Mã số: 5 Kinh độ địa lý 0 – 90
0
W Vĩ độ Nam (S);
Mã số: 6 Kinh độ địa lý 90 – 180

0
W Vĩ độ Nam (S);
Mã số: 7 Kinh độ địa lý 90 – 180
0
E Vĩ độ Nam (S);
Mã số: 8 Kinh độ địa lý 0 – 90
0
E Vĩ độ Nam (S).
- L
a
L
a
L
a
: vĩ độ địa lý (ϕ); tính đến số thập phân.
Ví dụ: ϕ = 20
0
30,0’- mã số 205; ϕ = 15
0
18,0’ - mã số 153.

111
* L
0
L
0
L
0
GG: nhóm báo kinh độ địa lý và thời điểm quan trắc.
- L

0
L
0
L
0
: kinh độ địa lý tính đến phần mười độ.
Nếu kinh độ từ 100
0
đến 180
0
thì bỏ số hàng trăm.
Ví dụ: λ = 115
0
30,0’ - mã số 155.
- GG: thời điểm tiến hành quan trắc tính theo giờ GMT làm tròn
đến giờ, gồm hai chữ số.
Ví dụ: 18h00 - mã số 18;
22h15 - mã số 22;
03h45 - mã số 04.
* Nddff: nhóm báo tổng lượng mây, hướng và vận tốc gió.
- N: tổng lượng mây bao phủ bầu trời theo ký hiệu các mã số
như mã KOD-01C;
- dd: hướng gió được tính theo các mã số như mã KOD-01C;
- ff: vận tốc gió được tính theo các mã số như mã KOD-01C.
* VVwwW: nhóm báo tầm nhìn xa, thời tiết hiện tại và thời tiết tr
ước kỳ quan
trắc 3 giờ.
-VV: tầm nhìn xa khí tượng được tính theo các mã số như mã
KOD-01C;
- ww: các hiện tượng thời tiết trong kỳ quan trắc hoặc 1h trước đó,

được tính theo các mã số như mã KOD-01C;
- W: thời tiết trước kỳ quan trắc 3 giờ, được tính theo các mã số
như mã KOD-01C.
* PPPTT: nhóm báo áp suất khí quyển và nhiệt độ không khí
- PPP: khí áp tính đến phần mười mb.
Chú ý: căn cứ vào trị số khí áp tối thiểu và tối đa được quan trắ
c trên bề
mặt, ta có thể mã hóa phù hợp.
Ví dụ: P = 982,5 mb - mã số 825;
P = 1018,2 mb - mã số 182.
- TT: nhiệt độ không khí làm tròn đến đơn vị độ C.
Ví dụ: T = 28,8
0
C - mã số 29;
T = 20,2
0
C - mã số 20.
* N
h
C
L
hC
m
C
H
: nhóm báo lượng mây thấp các dạng mây và độ cao mây thấp.
Các mã số của nhóm này sử dụng như trong mã KOD-01 C
- N
h
: lượng mây thấp;

- C
L
: các dạng mây thấp;
- h: độ cao mây thấp;
- C
M
: các dạng mây trung;

112
- C
H :
các dạng mây cao.
* D
S
V
S
aPP: nhóm báo hướng đi tổng và vận tốc trung bình của tàu trong 3 giờ
qua, đặc điểm biến áp và trị số biến áp trong 3 giờ qua (khuynh áp).
- D
S
V
S
: biểu thị theo các mã số và ký hiệu của mã luật KOD-01C.
- aPP: đặc điểm của biến áp theo các mã số và ký hiệu của mã luật KOD-
01C nhưng chú ý cách mã nhóm PP.
Lượng biến áp PP được tính đến phần mười của mb, báo bằng mã số có
hai chữ số. (ΔP= 3,2mb - mã số 32). Nếu như mã số lớn hơn 99 thì sử dụng
nhóm 99PPP, trong đó PPP biểu thị giá trị khí áp của biến áp tính đến phần
mười của mb (ΔP = 12,4mb - mã s
ố 99124).

* 0T
S
T
S
T
d
T
d
: chênh lệch giữa nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển, điểm
sương.
- 0: số không đổi;
- T
S
T
S
: chênh lệch giữa nhiệt độ không khí với nhiệt độ nước biển, nếu t
0

không khí lớn hơn t
0
nước thì T
S
T
S
lấy bằng độ chênh lệch nhân với hai. Báo
bằng hai chữ số làm tròn đến phần nguyên.
Ví dụ: t
0
không khí = 30,5
0

C; t
0
nước = 28,3
0
C→T
S
T
S
= 2,2
0
C - mã số 04.
Nếu t
0
không khí nhỏ hơn t
0
nước thì T
S
T
S
lấy bằng độ chênh lệch nhân với
hai; nhưng giá trị này cần cộng thêm 50.
Ví dụ: t
0
không khí = 20
0
C; t
0
nước = 23,3
0
C→T

S
T
S
= 3,3
0
C - mã số 3x2 + 50
= 06 +50 = 56.
- T
d
T
d
: điểm sương, báo như nhiệt độ không khí gồm hai chữ số làm tròn
đến đơn vị. Nếu nhiệt độ âm thì cộng thêm 50.
Ví dụ: T
d
T
d
= 21,4
0
C - mã số 21
T
d
T
d
= - 2,1
0
C - mã số 02 + 50 = 52
* 1d
W
d

W
P
W
H
W
: chỉ số báo hướng, chu kỳ, độ cao của sóng gió.
Phát lần thứ nhất: áp dụng cho sóng gió.
Phát lần thứ hai: áp dụng cho sóng lừng.
-d
w
d
w
: hướng truyền sóng, áp dụng giống như mã số của hướng gió;
- P
W
: chu kỳ sóng tính bằng giây, báo trực tiếp;
- H
W
: độ cao sóng tính bằng mét, báo trực tiếp.
b, Mã luật khí tượng biển dạng đơn giản (SHIP- FM22A)
* Dạng tổng quát:
YQL
a
L
a
L
a
L
0
L

0
L
0
GG Nddff VVwwW PPPTT
N
h
C
L
hC
M
C
H
D
S
V
S
XXX (99ppp) 1d
W
d
W
P
W
H
W
.
(Các nhóm báo về băng biển không sử dụng)
* Giải thích: ý nghĩa các nhóm trên tượng tự như nhóm FM-21A.

113
c, Mã luật khí tượng biển dạng đơn giản nhất (SHIP- FM23A)

* Dạng tổng quát:
YQL
a
L
a
L
a
L
0
L
0
L
0
GG Nddff VVwwW PPPTT N
h
C
L
hC
M
C
H

D
S
V
S
XXX
(Một số nhóm báo về băng biển không sử dụng)
* Giải thích: ý nghĩa các nhóm trên tượng tự như nhóm FM-21A








114

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 3
I. Câu hỏi ôn tập:
1. Nêu khái niệm và công dụng của bản đồ thời tiết (BĐTT)? Cơ sở để xác định
các thông số trên BĐTT? Cho ví dụ?
2. Nêu khái niệm và công dụng của Mã luật khí tượng biển?
3. Trình bày những dấu hiệu địa phương dự đoán thời tiết chuyển xấu, ổn định
và chuyển tốt?
4. Trình bày những dấu hiệu địa phương dự đoán front lạnh, gió mùa Đông Bắc
và dải h
ội tụ nhiệt đới, gió mùa Tây Nam?
5. Những yêu cầu và nội dung quan trắc khí tượng-hải văn và thành lập dự báo
trên tàu?
II. Bài tập:
1. Lập mã theo mã luật FM 13-SHIP (KOD- 01C) bản tin quan trắc khí tượng
hải văn trên tàu sau đây:
Tàu đang hoạt động trên vùng biển tại φ = 12
0
17,0

N; λ = 113
0
24,0


E,
tiến hành quan trắc khí tượng-hải văn , lúc 13h00 (giờ Hà Nội), ngày 15 được
các số liệu sau:
Tổng lượng mây 7-8/10, lượng mây dưới (mây thấp) 4/10, độ cao mây
dưới khoảng 400m, dạng mây cao có mây Ti tầng không che kín bầu trời, dạng
mây trung có mây Trung tích hình hạt đậu, thấu kính, mây thấp có mây Tầng
tích dạng tháp, thành lũy.
Dùng máy đo gió được hướng gió BĐB: 20
0
0, vận tốc gió 8 m/s. Nhiệt độ
không khí: 28,5
0
C, điểm sương: 19,3
0
C. Khí áp 1014,6 mb, khí áp từ lúc 10h00
đến kỳ quan trắc tăng nhẹ rồi giảm liên tục; lượng biến áp: - 1,2 mb.
Thời tiết trong kỳ quan trắc có mưa rào nhẹ, trước kỳ quan trắc có mưa và
lượng mây lớn hơn 5/10. Tầm nhìn xa 8-10 km.
Nhiệt độ nước biển 26,4
0
C. Sóng gió ước lượng có chu kỳ 6 giây, độ cao 1,1 m.
Trong 3 giờ qua tàu hành trình theo hướng trung bình 270,0
0
; vận tốc
trung bình 8 hl/giờ.
2. Lập mã theo mã luật FM 13-SHIP (KOD- 01C) bản tin quan trắc khí tượng
hải văn trên tàu sau đây:
Tàu đang hoạt động trên vùng biển tại φ = 10
0

07,0

N; λ = 115
0
37,0

E,
tiến hành quan trắc khí tượng-hải văn , lúc 07h00 (giờ Hà Nội), ngày 04 được
các số liệu sau:
Tổng lượng mây 5/10, lượng mây dưới (mây thấp) 3/10, độ cao mây dưới
khoảng 250m, dạng mây cao có mây Ti thành tầng lớp dày đặc, dạng mây trung
có mây Trung tầng thành màn lan tỏa, mây thấp có mây Tích phát triển mạnh.

115
Dùng máy đo gió được hướng gió NTN: 200
0
0, vận tốc gió 12 m/s. Nhiệt độ
không khí: 30,3
0
C, điểm sương: 22,5
0
C. Khí áp 1007,4 mb, khí áp từ lúc 04h00 đến
kỳ quan trắc giảm nhẹ rồi tăng liên tục; lượng biến áp: +0,4 mb.
Thời tiết trong kỳ quan trắc có mưa nhỏ không liên tục, trước kỳ quan
trắc có sương mù. Tầm nhìn xa 10 km.
Nhiệt độ nước biển 29,2
0
C. Sóng gió đo bằng máy có chu kỳ 8 giây, độ
cao 1,6 m. Sóng lừng có hướng 80,0
0

, chu kỳ 12 s, độ cao 0,9m.
Trong 3 giờ qua tàu hành trình theo hướng trung bình 120,0
0
; vận tốc
trung bình 12 hl/giờ.
3. Lập mã theo mã luật FM - 21A - SHIP bản tin quan trắc khí tượng hải văn
trên tàu sau đây:
Vào ngày thứ tư trong tuần, lúc 15h10mn tiến hành quan trắc khí tượng-
hải văn tại vị trí φ = 12
0
17,0

N; λ = 113
0
24,0

E được các số liệu sau:
Tổng lượng mây 6/10, lượng mây dưới (mây thấp) 4/10, độ cao mây dưới
khoảng 500m, dạng mây cao có mây Ti tích, dạng mây trung có mây Trung tích
từ mây Tích , mây thấp có mây Tích đang phát triển.
Dùng máy đo gió được hướng gió TTN: 240
0
0, vận tốc gió 9 m/s. Nhiệt độ
không khí: 31,7
0
C, điểm sương: 25,2
0
C. Khí áp 1006,7 mb, khí áp từ lúc 12h00 đến
kỳ quan trắc ổn định rồi giảm liên tục; lượng biến áp: -0,6 mb.
Thời tiết trong kỳ quan trắc có giông, trước kỳ quan trắc có mưa rào. Tầm

nhìn xa 10 km.
Nhiệt độ nước biển 30,2
0
C. Sóng gió đo bằng máy có chu kỳ 7 giây, độ
cao 1,4 m.
Trong 3 giờ qua tàu hành trình theo hướng trung bình 350,0
0
; vận tốc
trung bình 15 hl/giờ.
4. Giải mã bản tin quan trắc theo mã luật FM-13-SHIP:
25001 99183 11105 41497 60412 10289
20224 40087 53006 75152 84475 22223
00285 10703 30909 40901
5. Giải mã bản tin quan trắc theo mã luật FM-13-SHIP và nêu nhận xét về nội
dung bản tin:
07061 99136 11153 41698 71310 10300
20208 40097 52015 78289 85551 22214
00285 20804
6. Giải mã bản tin quan trắc theo mã luật FM-21A-SHIP:
62202 08406 52112 96646 12422 38397
63708 00431 10902.

×