Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Khí tượng hải dương học - Chương 6 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.28 KB, 18 trang )


222
Chương 6
ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU - HẢI VĂN VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Như các chương trước đã phân tích, khi hoạt động trên biển, lực lượng
Hải quân cần nắm được các yếu tố khí hậu, thời tiết và các đặc điểm về hải văn
ảnh hưởng đến nhiệm vụ công tác và chiến đấu. Các yếu tố đó vừa mang tính
chất cụ thể vừa mang tính chất đại diện, ứng với từng khoảng thời gian nhất định
khi chúng hình thành. Để có thể nắm được một cách khái quát về điều kiện thời
tiết biển nhằm hoạch định các kế hoạch hoạt động, tác chiến mang tính chất
chiến dịch, các kế hoạch kinh tế biển, cần phải hiểu các chế độ đặc trưng mang
tính đặc thù: chế độ khí hậu - hải văn trên vùng biển Việt Nam.
Vùng biển Việt Nam nằm trong khu vực địa lý Đông Nam châu Á,
ở trọn
trong vùng nội chí tuyến của Bắc bán cầu, tiếp giáp với hai đại dương lớn là
Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Về cơ bản, khí hậu vùng biển nước ta là khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, cũng có biểu hiện của khí hậu miền ôn đới khi
áp cao lạnh cận cực lấn xuống và do ở giữa hai đại dương nên vừa mang khí hậu
lục địa, vừa mang tính chất khí hậu
đại dương.
6.1. Đặc trưng khí tượng - hải văn biển Đông
6.1.1. Các hệ thống thời tiết

a, Hệ thống thời tiết phía Bắc
Tiêu biểu cho hệ thống này là cao áp lạnh hình thành vào mùa Đông, có
trung tâm ở vùng Xibia (Nga). Hoạt động của nó tạo nên chế độ gió mùa mùa
Đông (Gió mùa Đông Bắc) ở trên biển nước ta. Thời gian hoạt động từ khoảng
tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có thể chia làm hai thời kỳ:
- Từ tháng 11 đến tháng 1 là thời kỳ gió mùa Đông Bắc (ĐB) mang tính
chất lạnh khô do áp cao lục địa Xibia hoạt động mạnh m
ẽ tràn xuống phía Nam


(thời tiết điển hình của khu vực đồng bằng Bắc Bộ trong các tháng 11, 12).
- Từ tháng 2 đến tháng 4, áp cao Xibia suy thoái, hình thành một trung
tâm áp cao phụ ở biển Đông Trung Hoa. Vì vậy, không khí lạnh biến tính khi
tràn qua vùng biển tạo nên chế độ gió mùa ĐB lạnh ẩm gây ra mưa phùn ở đồng
bằng Bắc Bộ và mưa vừa ở các tỉnh Bắc Trung bộ (Nghệ An - Quảng Bình).
b, Hệ thống phía Nam
Hệ thống này liên quan
đến hoạt động của áp cao Ấn Độ Dương, không
khí nóng ẩm từ Nam bán cầu vượt qua xích đạo tạo thành chế độ gió mùa mùa
Hạ - gió mùa Tây Nam (TN), đồng thời trong thời gian này, do ảnh hưởng của
dải áp thấp xích đạo và sự tăng cường của tín phong Bắc bán cầu, hình thành
nên dải hội tụ nhiệt đới. Thời kỳ này cũng gắn liền với hoạt động của áp thấp
nóng phía Tây, nhưng ảnh h
ưởng trên biển không đáng kể. Thời gian hoạt động
của hệ thống phía Nam từ tháng 5 đến tháng 9, song có thể bị gián đoạn do các

223
nhiễu động thời tiết của hệ thống phía Đông.
c, Hệ thống phía Đông
Ở phía Đông vùng biển nước ta có hai hệ thống thời tiết tác động mạnh
mẽ là “lưỡi áp cao phó nhiệt đới” có trung tâm tại vùng biển giữa Thái Bình
Dương ở vùng biển có vĩ độ 30
0
N – 35
0
N và các “nhiễu động nhiệt đới” như áp
thấp nhiệt đới, bão.v.v.
Áp cao phó nhiệt đới ảnh hưởng đến thời tiết nước ta khi lưỡi áp cao lấn
về phía Tây trong khoảng tháng 8 đến tháng 9 vừa làm tăng cường hoạt động
của dải hội tụ nhiệt đới, vừa là quĩ đạo dẫn đường cho các cơn bão, đồng thời

gây ra mùa mưa chính trên biển nước ta.
Áp thấp nhiệt đới và Bão hoạt
động trên vùng biển nước ta chủ yếu từ
tháng 5 đến tháng 11 gây ra thời tiết rất nguy hiểm đối với hoạt động của Hải
quân. Tuy nhiên, xét trên toàn vùng biển (vùng quần đảo Trường Sa) cần phải đề
phòng hoạt động của các hiện tượng thời tiết này trong cả năm.
Bão và áp thấp nhiệt đới đã được trình bày chi tiết trong chương 2.
Ngoài các hệ thống thời tiết cơ bản nói trên, vào từng thờ
i gian và ở các
khu biển nhất định thường xảy ra các hiện tượng thời tiết qui mô nhỏ, song cũng
gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Hải quân.
Hiện tượng sương mù thường xảy ra ở trên biển và vùng biển ven bờ vào
mùa Đông Xuân ở khu vực vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, bình quân trong các
tháng mùa Đông có khoảng 3 đến 5 ngày có sương mù.
Khi có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc, dải h
ội tụ nhiệt đới hoặc
giông địa phương, trên biển thường hình thành các hiện tượng thời tiết nguy
hiểm như giông, tố, lốc, vòi rồng. Các hiện tượng này đều liên quan đến sự hình
thành và phát triển mạnh mẽ của các đám mây Vũ tích (Cb).
6.1.2. Khí hậu, thời tiết trong các mùa
a, Gió mùa
Mùa Đông là cơ chế gió mùa ĐB do sự chi phối của áp cao lạnh Xibia
được hình thành từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Thời kỳ hoạt động mạnh nhất và
ảnh hưởng đến nước ta từ tháng 11 đến tháng 4. Gió ĐB có tốc độ trung bình ở
ven bờ cấp 3, cấp 4, ngoài khơi cấp 5, cấp 6. Khi có hoạt động của front lạnh đi
trước gió mùa thì có thể xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: giông,
tố, vòi rồng và có thể gây ra gió ĐB giật mạnh tới cấp 8, thậm chí tới cấp 9. Gió
ĐB thường hoạt động trong thời gian từng đợt từ 3 đến 4 ngày, có lúc kéo dài
đến 1 tuần, sau đó gián đoạn. Về mùa Đông, bình quân một tháng có khoảng 4
đợt gió mùa.

Gió mùa Tây Nam hoạt động trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 8

224
(ở phía Nam có thể sớm hơn). Hướng gió thịnh hành ở Nam Trung Bộ và
ngoài khơi là hướng TN, vùng biển khu 4 và vịnh Bắc Bộ có thể có hướng
Nam do ảnh hưởng của địa hình. Vùng biển Trung Bộ có thể có hướng Tây.
Gió TN thường đạt cấp 4 - cấp 5, khi hoạt động mạnh ngoài khơi có thể
đạt tới cấp 7.
b, Mùa mưa và mùa khô
Mùa mưa và mùa khô khá trùng hợp với mùa gió mùa. Mùa mưa trên biển
nước ta được xem là thời kỳ mà l
ượng mưa trung bình tháng đạt trên 100 mm và
tần suất trên 10 ngày/tháng. Tuy nhiên, nhìn chung trong toàn vùng biển mùa
mưa tập trung trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 11, riêng ở phía Nam có thể
kết thúc muộn hơn. Đồng thời ở từng khu biển, thời gian bắt đầu và kết thúc
mùa mưa có thể khác nhau.
Mùa khô thường xảy ra trong thời gian hoạt động của gió mùa ĐB và ảnh
hưởng của gió Tây khô nóng. Vì vậy, trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 4,
lượng mưa trên biển không đáng kể. Ở
các tỉnh phía Nam, mùa khô có thể kéo
dài và muộn hơn, thường từ tháng 2 đến tháng 8.
c, Mùa Bão
Trong chương 2 đã phân tích giới thiệu kỹ về đặc điểm thời tiết và hoạt
động của nó trên vùng biển nước ta. Đây là hiện tượng thời tiết nguy hiểm nhất
ảnh hưởng trên một khu vực rộng lớn. Vì vậy, lực lượng Hải quân khi hoạt động
trên biển phải thường xuyên theo dõi sự xuất hiện c
ủa thời tiết bão để chủ động
phòng tránh nhằm bảo đảm an toàn cho tàu thuyền.
6.1.3. Đặc trưng các yếu tố hải văn
a,Thủy triều

Đặc điểm nổi bật của thủy triều ở biển Đông khác với các biển lớn trên
thế giới là hiện tượng bán nhật triều đều rất hiếm, trong khi đó tính chất nhật
triều và nhật triều không đều chiếm ưu thế. Tuy nhiên, xét toàn khu vực biển
Đông cũng có đủ 4 loại thủy triều song tính chất bán nhật triều chỉ ở mộ
t vài
vùng biển nhỏ như eo biển Đài Loan, cửa Thuận An của nước ta.
Độ lớn triều biến thiên trong một phạm vi lớn, từ 0,5 m đến 6,0 m. Biên
độ triều lớn nhất quan sát được ở eo biển Đài Loan, vịnh Bắc bộ, nhỏ nhất ở cửa
Thuận An, giữa vịnh Thái Lan.
b, Dòng chảy
Dòng chảy trên biển Đông chủ yếu có hai loại: dòng chảy gió và dòng triều.
* Dòng chảy gió trên bi
ển Đông phù hợp với hai mùa gió. Dòng hướng Tây
Nam hình thành vào mùa gió ĐB, với tốc độ trung bình khoảng 0,5 đến 1,0 hải
lý/ giờ. Dòng hướng ĐB trong mùa gió TN, với tốc độ trung bình khoảng 0,4

225
đến 0,8 hải lý/ giờ. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình nên ở các vịnh và vùng ven
biển chế độ dòng chảy phức tạp hơn. Vấn đề này sẽ trình bày cụ thể ở phần vùng
biển nước ta.
* Dòng triều ở ngoài khơi biển Đông là dòng triều xoay vòng, phần Bắc biển
Đông xoay theo chiều kim đồng hồ, phía Nam xoay ngược chiều kim đồng hồ,
tốc độ trung bình khoảng 0,3 – 0,6 hải lý/giờ. T
ương tự như dòng chảy gió, tại
các vịnh, vùng biển ven bờ dòng triều phức tạp hơn.
c, Sóng biển
Sóng trên biển Đông cũng phụ thuộc vào chế độ gió, hướng và độ cao
sóng trùng hợp với hướng và cường độ gió (tốc độ gió). Cụ thể, mùa gió TN,
sóng thịnh hành hướng TN, độ cao trung bình từ 0,6-1,0 m; những đợt gió mạnh
có thể lên tới 5,0-6,0 m. Mùa gió ĐB, sóng thịnh hành hướng ĐB, độ cao trung

bình từ 0,8-1,0 m; nhữ
ng đợt gió mạnh có thể lên tới 3,0-4,0 m.
Đặc biệt khi có bão, sóng có thể đạt độ cao trên 10,0 m. Thời kỳ biển
tương đối êm sóng giao thời trong khoảng tháng 4 đến đầu tháng 5.
d, Nhiệt độ nước biển
Nhiệt độ nước biển tầng mặt trên biển Đông trung bình năm vào khoảng
26-27
0
C, trong đó nhiệt độ cao nhất vào các tháng 6 đến tháng 9 vào khoảng từ
28,5-29,0
0
C, thấp nhất vào các tháng 1, 2 vào khoảng 24,0
0
C. Chênh lệch nhiệt
độ giữa các vùng chủ yếu theo hướng Bắc-Nam nhưng vào mùa Hè nhiệt độ chỉ
chênh lệch 1-2
0
, mùa Đông, do ảnh hưởng của không khí lạnh nên ở phía Bắc
biển Đông nhiệt độ thấp hơn phía Nam từ 5,0-8,0
0
C.
đ, Độ mặn nước biển
Độ mặn tầng mặt trên biển Đông dao động trong khoảng 33-35‰. Mùa
Đông cao hơn mùa Hè từ 1-2‰.
6.2. Đặc điểm khí hậu - hải văn các khu vực vùng biển Việt Nam
Do đặc điểm địa lý nên từng khu vực trên vùng biển nước ta có chế độ thời
tiết và khí hậu đặc trưng. Để có thể vận dụng tốt khi hoạt động trên biển, dưới đây
chúng tôi giới thiệu một số số liệu và nhận định chung mang tính khái quát để có
thể đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị khi hoạt động ở các khu vực biển.
6.2.1. Đặc điểm khí hậu - hải văn khu vực vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Ninh

đến Ninh Bình
a, Chế độ gió
Ở vịnh Bắc Bộ và vùng ven biển, gió mùa ĐB được hình thành vào cuối
tháng 9, đầu tháng 10 và kết thúc vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 năm sau. Thời
kỳ gió mùa ĐB hoạt động mạnh nhất từ tháng 11 đến đầu tháng 3 năm sau.
Trung bình mỗi tháng có 3 đến 4 đợt gió mùa ĐB tràn về. Tốc độ gió trung bình
cấp 4 - cấp 5, mạnh nhất cấp 6 - cấp 7, có những đợt có thể tới cấp 8, biển động

226
mạnh. Thường thì mỗi đợt gió mạnh kéo dài khoảng 3 - 4 ngày, sau đó suy yếu
chuyển dần sang gió Đông, kèm theo sương mù xảy ra vào nửa đêm về sáng và
sáng sớm, sau đó lại có một đợt gió mùa khác. Nhiều khi những đợt trước kéo
dài, không khí lạnh tiếp tục tràn về nên hình thành gió mùa ĐB bổ sung, có thể
kéo dài hàng tuần lễ.
Gió mùa TN trên vùng biển này thường được thiết lập vào nửa cuối tháng
5 đến nửa đầu tháng 9. Ở vịnh B
ắc Bộ, do ảnh hưởng của địa hình nên gió TN
khi thổi qua đây thường lệch hướng thành gió Nam. Thời kỳ thịnh hành của gió
Nam ở vịnh Bắc Bộ và vùng ven bờ từ tháng 6 đến tháng 8. Tốc độ gió trung
bình cấp 4 - cấp 5 và mạnh nhất có thể đạt cấp 6 - cấp 7 và có thể kéo dài trong
khoảng thời gian từ 3 - 5 ngày. Thời kỳ này khi TN hoạt động mạnh thường có
giông, mỗi tháng có từ 5-7 ngày có giông.
b, Mùa bão
Mùa bão ở khu vực này thường b
ắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10,
tập trung nhất là từ tháng 7đến tháng 9. Trung bình hàng năm có khoảng 2 cơn bão
và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến vùng này và chiếm tần
suất cao nhất chiếm 78,0% tổng số các cơn bão đổ bộ vào nước ta. Trong đó thời
kỳ hay có bão nhất ở phía Bắc từ tháng 7 đến tháng 9 và phía Nam từ tháng 8 đến
tháng 10. Cường độ gió mạnh nhất ở khu vực này th

ường là cấp 10 - cấp 11, cá biệt
có những cơn bão có thể đạt tới cấp 11 - 12 và trên cấp 12.
c, Hiện tượng sương mù, mưa và mưa phùn
Ở vùng biển này sương mù rất phổ biến, nhất là trong quý 1, trung bình
mỗi tháng trong quý 1 có 3-6 ngày có sương mù, cá biệt có năm trong quý này
mỗi tháng có 12-17 ngày có sương mù. Trong khoảng từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau thường có sương mù xảy ra vào đêm và sáng sớm (sương mù bức xạ và
sương mù bốc hơi). Đặc biệt, trong tháng 3, tháng 4 hiện t
ượng sương mù bình
lưu rất phổ biến.
Mưa phùn và mưa nhỏ thường xảy ra trong thời gian từ tháng 2 đến tháng
4 khi thời tiết bị ảnh hưởng bởi lưỡi áp cao lạnh đông Trung Hoa. Thời gian này
mưa phùn, mưa nhỏ có thể kéo dài suốt ngày, đêm và kết hợp với sương mù làm
tầm nhìn xa giảm xuống dưới 1 km, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động trên biển.
Mùa m
ưa tại vùng biển này bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Trung bình
mỗi tháng có 10-15 ngày mưa. Lượng mưa trung bình tháng từ 150-300 mm,
mưa nhiều nhất vào tháng 8 với lượng mưa trên 350 mm. Tổng lượng mưa toàn
vùng từ 1400 đến 1600 mm.
d, Nhiệt độ và độ ẩm không khí
Nhiệt độ thay đổi theo chế độ gió mùa: thời kỳ gió ĐB từ tháng 10 đến

227
tháng 3 năm sau nhiệt độ có giá trị thấp nhất trong năm, dao động trong khoảng
16,0-19,0
0
C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất 16,3
0
C vào tháng 1. Cao nhất vào các
tháng10, tháng 3 với trị số cao nhất tuyệt đối 30,0

0
C.
Độ ẩm không khí trung bình năm xấp xỉ 84%. Trong đó thời kỳ đầu mùa
Đông do không khí lạnh kho nên độ ẩm thấp, chỉ đạt 77-80%. Tháng có độ ẩm
cao nhất là tháng 3, 4 đạt 89-90%.
đ, Các đặc trưng về hải văn
* Thủy triều: thủy triều ở vùng biển này mang tính chất nhật triều tương đối
thuần nhất, hầu hết số ngày trong tháng có chế độ nhật triều. Tính chất nh
ật triều
kém thuần nhất hơn khi xuống phía Nam. Tại Ninh Bình, hàng tháng có khoảng
18-22 ngày nhật triều, còn các ngày còn lại là bán nhật triều.
Độ lớn triều tại ở đây lớn nhất toàn quốc, vào kỳ nước cường dao động từ
2,6-3,6 m. Độ lớn triều giảm từ Quảng Ninh tới Ninh Bình, lớn nhất tại các vịnh
của Quảng Ninh, có những ngày vào kỳ nước cường có thể đạt trên 4,5 m.
* Sóng biển:
sóng biển tại vùng này cũng phụ thuộc vào chế độ gió mùa. Vào mùa
Đông, gió ĐB thịnh hành hướng Đông Bắc đến Đông, độ cao trung bình 0,7-1,0 m,
cao nhất khoảng 2,5-3,0 m. Cá biệt tại vùng biển Cô Tô khi gió ĐB mạnh có thể
đạt độ cao 4,0 m. Về mùa Hè (tháng 5-tháng 9) sóng thịnh hành hướng Đông
Nam, Nam. Độ cao trung bình 0,7-1,0 m, cao nhất khoảng 3,5-4,5 m. Đây là thời
kỳ hoạt động của Bão nên khi có bão, sóng bão có thể đạt cực đại từ 6,0-8,0 m.
Thời kỳ giao thời của hai mùa gió trong tháng 4, sóng
ở mức thấp, hướng giao
động từ ĐB tới Đông Nam (ĐN) hoặc ngược lại.
* Dòng chảy, dòng tầng mặt ở đây có thể xét theo các thời kỳ:
- Ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, vào mùa Xuân (từ tháng 3 đến tháng 5), dòng chảy
không ổn định và chia thành hai vùng riêng biệt:
+ Ở phần phía Bắc vịnh (trên vĩ độ 19,5
0
N), dòng chảy xoáy theo chiều

kim đồng hồ theo dạng gần tròn, tốc độ trung bình 0,3-0,5 hải lý/giờ.
+ Phần phía Nam, nước từ ngoài khơi biển Đông dồn vào, chảy dọc theo
bờ Tây đảo Hải Nam tới vĩ tuyến 19,0
0
N quặt sang phía Tây chảy vào bờ biển
nước ta, nhập vào dòng ven bờ, tời gần cửa vịnh, một bộ phận của dòng tách ra
chảy về hướng Đông nhập vào dòng chảy biển Đông. Như vậy, xét toàn quá
trình, dòng ở đây có dạng xoáy ngược chiều kim đồng hồ nhưng quỹ đạo không
tròn trịa và không khép kín như vùng phía Bắc
Vào mùa Hè (tháng 6 đến tháng 8), dòng trong vịnh đơn thuần chảy theo
chiều kim đồng hồ. Từ c
ửa vịnh, dòng chảy theo hướng Tây Bắc (TB), đến trên
vĩ tuyến 19,0
0
N chuyển dần theo hướng Bắc rồi ĐB, đến phía Bắc vịnh vòng
theo hướng Đông sau đó theo bờ Tây đảo Hải Nam chảy xuống phía Nam và

228
ĐN qua bờ Tây cửa vịnh và chảy ra biển Đông.
Thời kỳ mùa Thu, dòng tương tự như mùa Xuân. Riêng phần phía Bắc
vịnh, dòng xoáy gần tròn ngược với hướng dòng mùa Xuân, dòng chảy xoáy
thuận chiều kim đồng hồ.
Thời kỳ mùa Đông, về cơ bản có dạng giống dòng mùa Hè, tuy nhiên
hướng chuyển động của dòng ở hai bờ vịnh ngược với dòng mùa Hè.
- Vùng ven bờ Tây của vịnh:
+ Từ tháng 1
đến tháng 5, dòng chảy có hướng TN theo hướng của đường
bờ từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Ninh Bình. Tốc độ trung bình khoảng 0,5-0,8
hải lý/giờ.
+Từ tháng 6 đến tháng 8, thịnh hành hướng ĐB, chảy ven bờ Ninh Bình

lên Móng Cái. Tốc độ trung bình 0,3-0,6 hải lý/giờ.
+ Từ tháng 9 đến tháng 12, dòng chảy có hướng và tốc độ tương đương
thời kỳ từ tháng 1 đến tháng 5.
* Nhiệt độ nước biển
Nhiệt độ nước biển t
ầng mặt phân bố tương tự như nhiệt độ không khí.
Nhiệt độ trung bình quý 1 khoảng từ 17,5-20,0
0
C, quý 2: 24,0-28,0
0
C. Quý 3 là
thời kỳ nhiệt độ nước biển cao nhất, trung bình khoảng từ 29,0-30,0
0
C, trong
quý 4, nhiệt độ giảm và có giá trị trung bình 23,0
0
C.
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối có thể lên tới 34,5-35,0
0
C (tháng 8/1958 tại
vùng biển Hòn Dấu đo được nhiệt độ 34,5
0
C), thấp nhất tuyệt đối có thể xuống
dưới 10,0
0
C (tại vùng biển Cô Tô, tháng 2/1974 đo được nhiệt độ 9,2
0
C).
* Độ mặn: độ mặn ở vùng biển này thay đổi theo theo từng mùa rõ rệt, mùa
Đông cao hơn mùa Hè. Vào mùa Đông độ mặn dao động ít và có giá trị trung

bình khoảng 29,0-30,0‰, giá trị cực đại vào tháng 3 đạt 30,7‰, cực tiểu vào
tháng 8, đạt 24,0‰. Độ mặn cao nhất tuyệt đối có thể đạt 31-33,0‰, thấp nhất
tuyệt đối là 19,0-22,0‰.
6.2.2. Đặc điểm khí hậu - hải văn vùng biển từ Thanh Hóa đến Quảng Bình
a, Chế độ gió
Chế độ gió ở vùng biển này tương tự như vùng biển trên đây. Từ cuối
tháng 9 đến đầu tháng 4 năm sau, thịnh hành hướng Bắc và ĐB. Tốc độ trung
bình từ 3,4-5m/s (cấp 3). Tốc độ gió cực đại trung bình từ 12-20 m/s (cấp 6-cấp
8), những đợt gió ĐB mạnh có thể đạt 24-28 m/s (cấp 9). Vùng ven bờ từ nam
Thanh Hóa đến Quảng Bình do địa hình che chắn nên gió yếu hơn, dao động từ

2,0-3,0 m/s và hướng thịnh hành là Bắc hoặc TB.
Từ nửa cuối tháng 4 đến đầu tháng 9, hướng gió thịnh hành là Nam hoặc
TN. Tốc độ trung bình dao động từ 3,0-4,0 m/s, tốc độ gió lớn nhất khi gió TN

229
hoạt động mạnh đạt 12-20 m/s. Khi có bão, tốc độ gió cực đại có thể lên tới 30-
40 m/s hoặc cao hơn.
Một số ngày giao thời trong tháng 4 và tháng 9 có thể quan trắc thấy gió
Đông và Đông Nam.
b, Nhiệt độ và độ ẩm không khí
* Nhiệt độ không khí: nhìn chung, nhiệt độ không khí ở vùng này cao hơn vùng
biển trên khoảng 0,5-1,0
0
C. Biểu hiện rõ nhất là vào mùa Đông. Nhiệt độ cao
nhất xảy ra vào quý 3, dao động trong khoảng 33
0
C ở đầu quý xuống 30
0
C vào

cuối quý. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối vào tháng 7 có thể lên đến trên 41,0
0
C (ở
ven biển Thanh Hóa có lúc đo được 42,0
0
C).
Nhiệt độ thấp nhất tại vùng này xảy ra vào quý 1, dao động trung bình từ
15,5-17,5
0
C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có thể xuống dưới 6,0
0
C. Các quý 2,4
nhiệt độ dao động trong khoảng 24,0-29,0
0
C.
* Độ ẩm không khí: độ ẩm ở vùng này tương đối cao, hầu hết các tháng trong
năm có độ ẩm tương đối trên 80%. Thời kỳ độ ẩm cao nhất vào các tháng cuối
mùa Đông (từ tháng 2 đến tháng 4) độ ẩm trung bình đạt 90-91%. Độ ẩm trung
bình thấp nhất vào các tháng 7,8 , dao động trung bình từ 53-64%.
c, Sương mù, giông và mưa
* Sương mù: hiện tượng sương mù ở đây tương đối phổ biến. Hàng năm có khoảng
34-35 ngày có s
ương mù. Sương mù nhiều nhất ở vùng biển Hòn Ngư, tới 45 ngày
trong năm. Sương mù thường xảy ra từ tháng 12 đến tháng 4, tập trung nhiều nhất
từ tháng 2 đến tháng 4, mỗi tháng có thể có 8-10 ngày có sương mù.
* Giông: mùa giông ở đây thường bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 10.
Trung bình hàng tháng có 7-8 ngày có giông. Giông xảy ra nhiều nhất vào các
tháng từ tháng 5 đến tháng 9, mỗi tháng trung bình có 10-12 ngày có giông.
* Mưa: mùa mưa ở đây thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11.
trung bình các tháng trong mùa mưa có 10-14 ngày có m

ưa với lượng mưa trung
bình tháng dao động từ 125,0-460,0 mm. Cá biệt có tháng như tháng 9, 10 lượng
mưa vượt quá 1000 mm (tại Hòn Ngư vào tháng 9, năm 1978 đo được lượng
mưa 1594,0 mm và tháng 10, năm 1991 có lượng mưa 1469,6 mm).
Hiện tượng mưa phùn ở đây xảy ra ít hơn nhiều so với vùng biển trên, vào
các tháng chính Đông, có 3-4 ngày có mưa phùn.
d, Hoạt động của bão
Mùa bão ở đây chủ yếu hoạt động trong ba tháng 7, 8, 9. Trung bình năm
có 1-2 cơn bão đổ bộ
vào vùng biển này, chiếm 37,85 số bão đổ bộ vào bờ biển
nước ta. Cường độ bão khoảng cấp 9-11 chiếm 67,8%. Cá biệt có những cơn bão
mạnh và cực mạnh (cấp 12 và trên cấp 12) với sức gió lên tới 56 m/s đổ bộ vào

230
khu vực này. Do đặc điểm địa hình nên khi bão đổ bộ vào gây ra lượng mưa rất
lớn, trong một ngày đêm lượng mưa đạt trên 1000 mm, gây ra lũ, lụt cục bộ rất
nguy hiểm.
đ, Các đặc trưng về hải văn
* Thủy triều: chế độ thủy triều ở vùng biển này mang tính chất nhật triều không đều,
với thời gian chiếm hơn nửa tháng. Thời gian triề
u dâng nhỏ hơn thời gian triều rút
rõ rệt. Độ lớn triều giảm từ Bắc xuống phía Nam, từ 2,5 mét xuống 1,2 mét.
* Sóng biển: chế độ sóng ở đây cũng tương đối phù hợp với chế độ gió. Từ
tháng 9 đến tháng 3 năm sau, sóng thịnh hành hướng ĐB, độ cao trung bình 0,8-
1,0 m. Độ cao lớn nhất đạt 3,0-4,0 m. Độ cao sóng cực đại khi có bão hoạt động
có thể đạt 6,0-7,0 m, cá biệt có thể lên tới 8,0-10,0 m.
* Dòng chảy: dòng chảy tầng mặt ở vùng biển này phụ thuộc vào hai mùa gió.
Từ tháng 1 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12, hướng dòng chảy theo
đường bờ từ TB xuống ĐN, tốc độ trung bình 0,5-1,0 hải ly/giờ. Mùa gió TN, từ
tháng 6 đến tháng 8, dòng có hướng ngược lại, chảy từ hướng ĐN lên TB, tốc độ

trung bình 0,4-0,6 hải lý/giờ.
* Nhiệt độ nước biển: nhiệt độ nước biển tầng mặt tươ
ng tự như dao động của
nhiệt độ không khí. Trong đó quý 3 có nhiệt độ nước cao nhất trong năm, trung
bình dao động trong khoảng 29,0-30,0
0
C, cao nhất tuyệt đối đạt 35,0-36,0
0
C.
Nhiệt độ thấp nhất xảy ra vào quý 1, dao động trong khoảng 18,5-20,5
0
C.
Nhiệt độ thấp nhất trong cả năm xảy ra vào tháng 2, dao động trong khoảng
22,0-24,0
0
C, thấp nhất tuyệt đối có thể xuống dưới 15,0
0
C.
Các quý 2, 4 nhiệt độ dao động trong khoảng 24,0 đến 28,0
0
C. Trong đó
quý 2 nhiệt độ tăng từ đầu đến cuối quý có thể đạt cao nhất 33,0-34,0
0
C, quý 4
nhiệt độ giảm dần đến cuối quý có thể xuống dưới 18,0
0
C.
* Độ mặn nước biển: độ mặn trong năm biến đổi theo mùa, từ tháng 1 đến tháng
7, độ mặn trung bình từ 28,0-29,0‰, cao nhất 32,0-34,0‰, thấp nhất 13,0-
17,0‰.

Thời gian từ tháng 8 đến tháng 12, độ mặn trung bình 24,0-27,0‰, cao
nhất 32,0-33,0‰, thấp nhất 18,0-20,0‰.
6.2.3. Đặc điểm khí hậu - hải văn vùng biển từ Quảng Trị đến Ninh Thuận
Trong vùng biển này, có thể thấy các đặc điểm khác biệt giữa khu vực
phía bắc, từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và vùng phía Nam từ Bình Định đến
Ninh Thuận. Tuy nhiên xét theo quan điểm khí hậu, ta có thể đưa ra các đặc
điểm chung nhất cho toàn vùng.
a, Chế độ gió
Gió mùa ĐB hoạt động ở vùng biển này có sự thay đổi hướng do ảnh

231
hưởng của địa hình. Phần phía bắc từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, từ tháng 9 đến
tháng 3 năm sau, gió thịnh hành hướng Bắc, ĐB xen kẽ TB. Tốc độ trung bình
4,0-6,0 m/s, khi có gió ĐB mạnh có thể đạt18-24 m/s.
Phần phía Nam, từ Bình Định đến Ninh Thuận thời gian ảnh hưởng gió
ĐB muộn hơn, từ tháng 10-tháng 3 năm sau. Gió thịnh hàng hướng Bắc, ĐB, tốc
độ trung bình tương tự như vùng phía Bắc như
ng thời kỳ này hay có bão hoạt
động ở đây nên gió bão có thể đạt cấp 9-cấp 10.
Thời kỳ gió TN từ nửa đầu tháng 5 đến nửa đầu tháng 9, gió TN hoạt
động mạnh trên vùng biển này, thời kỳ hoạt động mạnh có thể kéo dài hàng tuần
lễ với tốc độ cực đại 14-16 m/s (cấp 6-7). Đặc biệt thời gian này là mùa giông
mạnh, trong cơn giông có gió giật trên 28 m/s (cấp 9).
b, Nhiệt độ và độ ẩm không khí
* Nhiệ
t độ không khí: nhiệt độ ở vùng này cao hơn các vùng biển phía Bắc từ
1,0-2,0
0
C, biểu hiện rõ nhất vào mùa Đông. Cũng như ở các vùng biển khác
nhiệt độ cao nhất vào quý 3, dao động từ 28,2-29,5

0
C. Tháng 7 là thời gian có
nhiệt độ cao nhất cả năm, trung bình 34,0
0
C tại vùng biển Quảng Trị đến Quảng
Ngãi và khoảng 33,3
0
C ở vùng biển phía Nam. Nhiệt độ thấp nhất vào quý 1,
trong đó nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối vào tháng 1 tại khu vực phía Bắc vào
khoảng 10,7
0
C và 14,4
0
C ở phần phía Nam của vùng biển. Các quý 2, 4 nhiệt độ
dao động trong khoảng từ 27,5-29,5
0
C. Cá biệt có ngày trong tháng 5 ở ven biển
Quảng Trị nhiệt độ lên tới 38,6
0
C và vào tháng 5, 6 ven biển Ninh Thuận nhiệt
độ lên tới 39,0-41,0
0
C.
* Độ ẩm không khí: độ ẩm ở vùng biển này thuộc loại trung bình so với vùng
biển cả nước . Từ tháng 5 đến tháng 8, độ ẩm tương đối thấp, trung bình dưới
80%. Trong đó vùng phía Bắc thấp nhất vào các tháng 6,7, 8 đạt xấp xỉ 53-54%.
Khu vực phía Nam vào tháng 1 khoảng 55% và giá trị độ ẩm trung bình ở đây
cũng cao hơn vùng biển Quảng Trị đến Quảng Ngãi 5,0-6,0%.
c, Sương mù, giông và chế độ mưa
* Sươ

ng mù: hiện tượng sương mù ở vùng biển này rất ít, cả năm có khoảng 7-8
ngày có sương mù ở khu vực phía Bắc và 3-4 ngày ở phía Nam.
* Hiện tượng giông: giông ở vùng biển này khá phổ biến, thời gian có giông
thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11. khu vực phía Bắc trung bình năm có
khoảng 48-50 ngày có giông, vùng phía Nam 38 ngày có giông.
* Chế độ mưa: mùa mưa ở đây có sự khác biệt lớn giữa vùng phía Bắc và Nam.
Trong đó, vùng từ Quảng Tr
ị đến Quảng Ngãi tập trung chủ yếu từ tháng 9 đến
tháng 1 năm sau, tổng lượng mưa toàn mùa mưa khoảng 1661,0 mm, bằng 3/4
lượng mưa cả năm. Vùng phía Nam từ Bình Định đến Ninh Thuận mùa mưa từ

232
tháng 9 đến tháng 12, tập trung vào tháng 11. Cả năm ở vùng biển này có tới 118
ngày có mưa và tổng lượng mưa trung bình năm khoảng 1432,0 mm. Năm có
lượng mưa lớn nhất đạt 3071 mm.
d, Hoạt động của bão
Bão hoạt động trên vùng biển này thường tập trung trong các tháng 10, 11,
tuy nhiên cũng có nhiều năm bão đổ bộ sớm hơn, thậm chí vào các tháng 6, 7.
Cường độ bão phổ biến cấp 9,10. Đặc biệt do ảnh hưởng của
địa hình nên
khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, khi bão đổ bộ thường gây mưa to và lũ
lụt lớn.
e, Đặc điểm về hải văn
* Thủy triều: thủy triều trong vùng biển này rất phức tạp. Từ Bắc xuống Nam
chế độ thủy triều biến đổi rất đa dạng. Từ Quảng Trị đến cửa Thuận An chế độ

bán nhật triều chiếm ưu thế. Độ lớn thủy triều giảm từ 1,1 mét tại vùng biển
Quảng Trị xuống Thuận An chỉ còn 0,4 – 0,5 m và là nơi có biên độ thủy triều
nhỏ nhất toàn vùng biển nước ta. Chế độ bán nhật triều không đều tiếp tục duy
trì dến Đà Nẵng với biên độ tăng dần tới 1,1m.

Vùng biển từ Quảng Nam đến Ninh Thuận, thủy triề
u chuyển sang chế độ
nhật triều không đều chiếm ưu thế, biên độ triều tăng dần đến xấp xỉ 2,0 m.
* Sóng biển: sóng biển trong khu vực này tương đối phù hợp với chế độ gió.
Trong mùa Đông, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, sóng thịnh hành hướng Bắc,
ĐB. Độ cao sóng trung bình 0,9-1,2 m. Độ cao sóng lớn nhất khoảng 3,0-4,0 m.
Thời kỳ này trùng với mùa bão hoạt động, khi có bão độ cao cực đại thường từ

6,0-8,0 m, cá biệt với những cơn bão mạnh, độ cao sóng lên tới 9,0-10,0 m.
Vào mùa Hè (tháng 5 đến tháng 9) hướng sóng thịnh hành là TN, độ cao
trung bình xấp xỉ 0,9-1,0 m. Khi có gió TN mạnh sóng có thể cao tới 4,0 m.
* Dòng chảy: dòng chảy tầng mặt vùng biển này cũng phụ thuộc vào hai mùa gió.
Trong mùa gió ĐB, dòng có hướng ĐN (dọc theo bờ theo hướng TB-ĐN), tốc độ
trung bình 1,0-2,0 hải lý/giờ. Đây là thời kỳ dòng có tốc độ lớn nhất
Trong gió mùa Tây Nam, dòng có hướng ngược lại, chảy t
ừ bờ phía ĐN
lên TB, tốc độ trung bình 0,6-1,5 hải lý/giờ.
Đặc biệt, thời kỳ gió TN mạnh, vùng biển ngoài khơi Ninh Thuận, Bình
Thuận xảy ra dòng xáo trộn thẳng đứng tạo thành vùng nước trồi điển hình trên
vùng biển nước ta.
* Nhiệt độ nước biển: nhiệt độ nước biển có giá trị cực đại vào tháng 9, với giá trị
cao nhất tuyệt đối từ 32,0-33,0
0
C, riêng phần phía Nam có thêm một cực đại phụ
vào tháng 5, với nhiệt độ 29,0
0
C. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 với giá trị trung
bình 20,2-21,5
0
C, thấp nhất tuyệt đối có trị số 19,1

0
C tại vùng biển Quảng Trị.

233
* Độ mặn: độ mặn có giá trị lớn nhất vào mùa khô, từ tháng 1 đến tháng 5. Giá trị
trung bình xấp xỉ 32,6‰, cao nhất tuyệt đối 33,4‰. Riêng vùng ven biển Ninh
Thuận độ mặn có thể lên tới giá trị xấp xỉ 35‰.
6.2.4. Đặc điểm khí hậu - hải văn vùng ven biển từ Bình Thuận đến Cà Mau
a, Chế độ gió
Trong khu vực này, gió mùa ĐB khi vào đến đây có phần bị lệch hướng,
mặt khác gió ĐB ở đây không chỉ đơn thuần do áp cao lạnh cực đới chi phối mà
còn do tác động của tín phong Đông – Đông Bắc do áp cao phó nhiệt đới Thái
Bình Dương chi phối (nhân dân địa phương gọi là gió chướng). Vì vậy, từ cuối
tháng 10 đến đầu tháng 4 năm sau, hướng gió thịnh hành là ĐB và Đông. Tốc độ
gió trung bình 3,0-6,0 m/s (c
ấp 3 - cấp 4), cực đại đạt 12,0-20,0 m/s (cấp 6 - cấp
8), khi có bão tốc độ gió có thể lên tới 25,0-30,0 m/s, cá biệt có thể lớn hơn 30,0
m/s (trong cơn bão Lin đa, tháng 11 năm 1997 đo được tại Cà Mau có tốc độ 34
m/s, tương đương cấp 12)
Gió mùa TN hoạt động ở khu vực này thường đến sớm hơn và kết thúc
muộn hơn so với các vùng biển phía Bắc. Từ đầu tháng 5 đến tháng 9, gió thịnh
hành hướng Tây và TN. Tốc độ gió trung bình 2,5-5,0 m/s (cấ
p 2 - cấp3), khi có
gió TN bột phát tràn về có thể đạt cấp 6 - cấp 7, trong cơn giông gió giật tới
22,0-30,0 m/s.
b, Nhiệt độ và độ ẩm không khí
* Nhiệt độ không khí: vùng biển này hầu như không còn ảnh hưởng của không
khí lạnh nên nhiệt độ ôn hòa hơn, trong tất cả các tháng, nhiệt độ đều ở mức trên
25,0
0

C.
Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5, với giá trị trung bình từ 32,5-
33,1
0
C, cao nhất tuyệt đối đạt 35,5
0
C.
Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, giá trị trung bình 23,0-24,0
0
C.
Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 2, có trị số 17,7
0
C.
* Độ ẩm không khí: độ ẩm tương đối đồng nhất, thời kỳ có độ ẩm lớn là từ tháng
2 đến tháng 10, độ ẩm dao động trong khoảng 84,0-86,0%, độ ẩm thấp từ tháng
11 đến tháng 1 năm sau, giá trị trung bình 79,0-82,0%.
c, Sương mù, giông và chế độ mưa
* Sương mù: hiện tượng sương mù ở khu vực này rất hiếm khi xảy ra. Trung
bình hàng năm chỉ có 7 – 8 ngày có sương mù, chủ yếu tập trung vào tháng 12
đến tháng 5 nă
m sau.
* Mùa giông: mùa giông ở vùng biển này thường bắt đầu từ tháng 4 đến cuối
tháng 10 và đầu tháng 11. Trung bình mỗi tháng có từ 4-6 ngày có giông. Tháng
5 là tháng có nhiều giông nhất, có thể tới 10-12 ngày. Trung bình năm có

234
khoảng 33-35 ngày có giông.
* Mùa mưa: mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, thời
gian mưa dao động từ 10-17 ngày trong một tháng. Tổng lượng mưa trung bình
trên 100,0 mm/tháng. Mưa nhiều nhất vào tháng 9,10, tổng lượng mưa mỗi

tháng khoảng 200,0 mm.
Các tháng mùa khô hầu như không mưa, tổng lượng mưa dưới 10,0
mm/tháng.
d, Hoạt động của bão
Mùa bão ở đây xảy ra muộn, ở vùng biển này thường từ tháng 11 đến
tháng 12. So v
ới các vùng khác, ở khu vực này tần suất bão ít hơn và cường độ
bão yếu hơn. Khoảng 15-20 năm mới có một cơn bão. Tuy nhiên, do những biến
động về chế độ khí hậu toàn cầu (hiện tượng EL NINO, LA NINA) nên một số
năm gần đây, tần suất bão và cường độ bão ở khu vực này tăng lên, điển hình
như cơn bão LINDA (bão số 5 - 1997) đổ bộ vào các tỉnh Đông Nam Bộ gây
thiệt hạ
i rất lớn về người và của.
đ, Đặc điểm hải văn
* Thủy triều: chế độ thủy triều ở vùng biển này phổ biến là bán nhật triều không
đều, biên độ triều khá lớn. vào kỳ nước cường, biên độ triều có thể đạt 2,0-3,5 m,
tại cảng Vũng Tàu có ngày biên độ đạt cực đại 3,8 m. Độ cao nước lớn có thể trên
4,0 m, độ cao nước ròng xuống th
ấp hơn 0,2 m so với mực “số 0 hải đồ”.
* Sóng biển: sóng biển phụ thuộc vào chế độ gió.
Thời kỳ tín phong Đông Bắc (tháng 10-tháng 4 năm sau), sóng thịnh hành
hướng Đông, Đông Bắc; độ cao trung bình 0,9-1,0 m; cực đại 2,5-3,0 m. Khi có
bão, độ cao sóng có thể lên tới 4,0-5,0 m.
Thời kỳ gió Tây Nam (từ tháng 5-tháng 9), sóng thịnh hành hướng Tây
đến Tây Nam, độ cao trung bình 1,0-1,1 m; cực đại 2,5-3,0 m.
* Dòng chảy: dòng chảy tầng mặt cũng thể hiện rõ sự phụ
thuộc vào chế độ gió.
Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, dòng có hướng thịnh hành là Tây Nam,
tốc độ trung bình 0,8-1,0 hải lý/giờ.
Từ tháng 5 đến tháng 9, dòng chuyển hướng ngược lại, thịnh hành hướng

Đông Bắc; tốc độ trung bình 0,6-1,0 hải lý/giờ.
* Nhiệt độ nước biển: nhiệt độ nước biển tầng mặt tương tự như nhiệt độ không
khí. Nhiệt độ cao nhất xảy ra vào tháng 5 và tháng 10, với trị
số trung bình 32,3-
32,7
0
C. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1, với giá trị trung bình 25,0
0
C.
* Độ mặn: độ mặn ở vùng biển này dao động trong năm không đáng kể, vào
khoảng 2,0‰. Tháng có độ mặn cao nhất là tháng 1, với giá trị trung bình là
34,0‰; cao nhất tuyệt đối đạt 35,0‰.

235
6.2.5. Đặc điểm khí hậu - hải văn vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và phía
Đông vịnh Thái Lan
a, Chế độ gió
Ở vùng biển này, tuy không chịu ảnh hưởng của gió mùa cực đới nhưng chế
độ gió cũng biểu hiện thành hai mùa rõ rệt. Gió thịnh hành hướng ĐB (tín phong
ĐB) đến Đông trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Vận tốc
gió trung bình dao động từ 3,0-3,6 m/s (cấp 2 - cấp 3), cực đại có thể đạt 20-25 m/s
trong các cơn giông. Khi có bão cá biệt có thể có tốc độ vượt quá 40 m/s.
Trong các tháng giao thời, tháng 3, 4 gió thịnh hành hướng Đông,
ĐN,
vận tốc gió yếu cỡ trên dưới cấp 2. Tuy nhiên trong cơn giông gió có thể giật
trên cấp 8 (18-20 m/s).
Gió mùa TN hoạt động ở khu vực này thường kéo dài từ đầu tháng 5 đến
nửa đầu tháng 10, gió thịnh hành hướng Tây và TN. Vận tốc gió trung bình cấp
3, cực đại có thể đạt cấp 6 - cấp 8, khi có giông hoặc bão hoạt động có thể có gió
giật tới 30-40 m/s.

b, Nhiệt độ và độ ẩm không khí
* Nhiệt độ không khí: ở vùng biển này nhiệ
t độ rất đồng nhất, chênh lệch nhiệt
độ giữa tháng này qua tháng khác không vượt quá 2,0
0
C.
Nhiệt độ cao nhất rơi vào tháng 5, dao động từ 32,0-33,8
0
C; cao nhất
tuyệt đối đạt 38,2
0
C.
Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1, dao dộng trung bình từ 22,0-23,6
0
C, thấp
nhất tuyệt đối 14,8
0
C.
* Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí cao vào thời kỳ gió TN thịnh hành, với giá
trị trung bình 82-87%. Vào thời kỳ tín phong hoạt động, độ ẩm thấp hơn, giá trị
trung bình vào khoảng 78-80%.
c, Sương mù, giông và chế độ mưa
* Sương mù: hiện tượng sương mù ở khu vực này rất ít khi xảy ra. Trung bình
hàng năm chỉ có 3 - 4 ngày có sương mù và không tập trung vào thời kỳ nào
nhất định trong năm.
* Giông:
Hiện tượng giông ở khu vực này tươ
ng đối phổ biến, trung bình năm có
khoảng 100 ngày có giông và hầu như tháng nào cũng có giông. Mùa giông tập
trung nhất từ tháng 3 đến tháng 11, trung bình mỗi tháng trong thời kỳ này có từ

9 - 11 ngày có giông, đặt biệt tháng 5 có tới 17 ngày có giông.
* Chế độ mưa: mùa mưa ở đây bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11.
Trung bình hàng tháng của mùa mưa có khoảng 15 -22 ngày mưa, tổng lượng
mưa trung bình hàng tháng khoảng 200,0 mm/tháng. Tính chung trong cả năm
vùng biển này có khoảng 166 ngày có mưa, lượng mưa trung bình hàng năm

236
2499,4 mm; năm có lượng mưa cực đại 3579,6 mm ở Cà Mau và 3870,8 mm tại
Phú Quốc vào năm 1999.
d, Hoạt động của bão
Mùa bão ở khu vực này rất ít khi hoạt động, nếu có thì thường từ tháng 11
đến tháng 1 năm sau. Trung bình 20 năm mới có một cơn bão, sức gió mạnh
nhất cỡ cấp 8 - cấp 9, hiếm khi có bão cấp 10- cấp 11.
đ, Đặc điểm hải văn
* Thủy triều: ở vùng biển này thủy triề
u mang tính chất nhật triều đều và không
đều, biên độ triều tương đối nhỏ, trung bình vào khoảng xấp xỉ 1,0 m.
* Sóng biển: chế độ sóng ở đây cũng phụ thuộc vào chế độ gió. Từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau, hướng sóng thịnh hành là ĐB đến Bắc, độ cao trung bình 0,9 -
1,0 m; độ cao cực đại 2,0-2,5 m. Khi có bão, độ cao sóng lên tới 4,0-5,0 m.
Từ tháng 5 đến tháng 10, sóng biển có hướng thịnh hành là TN và Tây.
Độ cao trung bình khoảng 0,8-1,0 m; độ cao cực đại đạ
t 3,0-3,5 m. Khi có bão,
độ cao sóng lên tới 4,0-5,0 m.
* Dòng chảy: dòng chảy tầng mặt ở đây nhìn chung trong cả năm có hướng
thịnh hành là TB, tốc độ trung bình 0,4-0,6 hải lý/giờ.
* Nhiệt độ nước biển: nhiệt độ nước biển tầng mặt mang tính đồng nhất trong
năm. Trong quý 2 nhiệt độ nước cao nhất cả năm, vào tháng 5 nhiệt độ cao nhất
tuyệt đối đạt giá trị 34,6
0

C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối vào tháng 1, có trị số
21,0
0
C.
* Độ mặn: độ mặn ở vùng biển này thay đổi theo hai thời kỳ. Từ tháng 12 đến
tháng 5 năm sau, độ mặn tương đối cao, đạt giá trị trung bình 31,2 -32,4‰. Độ
mặn có trị số cao nhất trong năm là vào tháng 1 với giá trị cao nhất tuyệt đối
bằng 34.6‰.
Thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 11 độ mặn nhỏ hơn, dao động từ 27,2-
29,9‰. Độ mặn thấp nhất vào tháng 8 với giá trị bé nhất tuy
ệt đối bằng 13,6‰.
6.2.6. Đặc điểm khí hậu - hải văn vùng biển Trường Sa và DK1
Đặc điểm khí hậu - hải văn ở vùng biển này có thể suy ra từ đặc điểm
chung của khu vực nam biển Đông.
a, Chế độ gió
Ở vùng biển này, tuy không chịu ảnh hưởng trực tiếp của không khí lạnh
cực đới, nhưng có sự hội tụ của hai đới gió: gió ĐB do gió mùa cực đới và gió
ĐB của áp cao cận nhiệt đới (tín phong ĐB) tác động ở vùng biển này c
ũng khá
mạnh. Thời kỳ thịnh hành của gió ĐB là từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Vận
tốc gió trung bình từ 7,0-10,0 m/s (cấp 4 - cấp 5), thời gian có gió mùa ĐB tràn
về có thể đạt 17-20 m/s (cấp 7 - cấp 8), cá biệt có những đợt lên tới 20-24 m/s

237
(cấp 8 - cấp 9).
Thời kỳ thịnh hành của gió TN và Nam ở khu biển này từ tháng 5 đến
tháng 9. Vận tốc gió trung bình 4,5-6,5 m/s (cấp 3 - cấp 4), khi có gió TN bột
phát tràn về có thể có vận tốc gió cực đại dao động trong khoảng 12-16 m/s (cấp
6 - cấp 7 có lúc lên tới 18-20 m/s (cấp 8). Khi gió TN hoạt động thường xảy ra
giông, gió giật trong cơn giông có thể lên tới 28-30 m/s. Khi có bão hoạt động

trên vùng biển phía Bắc, gió TN có thể vượt quá cấp 6.
Như vậy, xét về gió mạ
nh (cả Đông Bắc và Tây Nam) từ cấp 6 trở lên,
vùng biển Trường Sa và DK1 trung bình trong năm có khoảng 130 ngày, tập
trung nhất từ tháng 6 đến tháng 9.
b, Nhiệt độ và độ ẩm không khí
* Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 27,7
0
C. Nhiệt độ cao
nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 5 đạt giá trị 34,5
0
C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối
vào tháng 2, với trị số 21,5
0
C.
* Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí vùng này có thể chia thành hai thời kỳ.
Thời gian từ tháng 7 đến tháng 3 năm sau, độ ẩm tương đối cao, giá trị
trung bình dao động từ 81-85%.
Từ tháng 4 đến tháng 6, độ ẩm thấp hơn thời kỳ trên một ít, trung bình từ
78-80%.
c, Sương mù, giông và chế độ mưa
* Sương mù: là một vùng biển thoáng, quanh năm có gió tương đối mạnh nên ở
vùng biển này hầu như không có sương mù, thỉ
nh thoảng trong năm có một vài
ngày có sương mù bốc hơi rất mau tan.
* Hiện tượng giông: giông ở vùng biển này rất phổ biến, hầu như tháng nào
cũng có giông. Mùa giông tập trung nhất từ tháng 4 đến tháng 12, trung bình
mỗi tháng có từ 3 - 6 ngày có giông, đặt biệt năm có giông nhiều thì trong hai
tháng 10 và 11 có khoảng 19-20 ngày có giông trong mỗi tháng. Từ tháng 1 đến
tháng 3 năm sau, giông ít hơn, trung bình tháng từ 1- 2 ngày có giông.

* Chế độ mưa: khu vực này là một trong những vùng biển mưa nhiều và lượng
mưa t
ương đối lớn. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12, riêng ở cụm đảo
Trường Sa, mưa kéo dài sang đến tháng 1. Trung bình mỗi tháng mùa mưa có
khoảng 20 ngày có mưa. Số ngày có mưa nhiều nhất vào các tháng 11,12. Tổng
lượng trung bình vào các tháng mùa mưa dao động từ 215,0 mm đến 371,0 mm.
Tháng 7 là tháng mưa lớn nhất, đạt tổng lượng mưa trung bình khoảng 371,1
mm. Tổng lượng mưa vào mùa mưa ở khu biển này đạt 1962,8 mm.
d, Hoạt động của bão
Ở vùng biển này, hoạ
t động của bão ít hơn và hoạt động muộn hơn so với

238
các khu vực phía Bắc. Mùa bão thường tập trung vào thời kỳ từ tháng 11 đến tháng
1 năm sau. Trung bình năm có khoảng 1 - 2 cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng đến
vùng biển này. Cường độ bão thường chỉ đạt cấp 8 - cấp 9, ít khi đạt tới cấp 10.
e, Đặc điểm hải văn
* Thủy triều: thủy triều có chế độ nhật triều không đều, thời gian triều dâng lớn
hơn thời gian tri
ều rút rất nhiều. Thủy triều hoạt động mạnh vào các tháng 1, 6,
7 và 12; biên độ triều khá lớn có thể đạt 2,2 m. Thời kỳ triều hoạt động yếu vào
các tháng 3, 4, 9 và 10, biên độ nhỏ đạt trên dưới 1,0 m.
* Sóng biển: sóng biển tại khu biển này hoàn toàn phù hợp với chế độ gió. Biến
đổi của hướng sóng theo hai mùa.
Trong mùa ĐB từ nửa cuối tháng 10 đến đầu tháng 4 năm sau, sóng thịnh
hành hướng ĐB, độ cao trung bình từ 0,8-1,2 m. Khi có gió Đ
B, độ cao sóng có
thể tới 3,0-4,0 m, cao nhất tới 4,5-5,0 m. Khi có bão sóng có thể cao 6,0-7,0 m.
Trong thời kỳ gió TN, từ tháng 5 đến tháng 9, hướng sóng thịnh hành là
TN, Nam; độ cao trung bình 0,6-0,8 m; khi gió TN hoạt động mạnh sóng cao

2,5-3,0 m, có lúc tới 3,5- 4,0 m.
* Dòng chảy: dòng chảy tầng mặt trong vùng biển này có hướng thịnh hành là
TB (dòng nước chảy theo đường bờ biển từ Đông Nam lên Tây Bắc), tốc độ
trung bình 0,4-0,6 hải lý/giờ. Tuy nhiên trong từng tháng cụ thể có nhánh phụ
chảy theo hướng lệch về Nam hoặc TN.
* Nhiệt độ nước biển: nhiệt độ nước biển tầng mặt tại vùng biển này khá cao và
tương đối đồng nhất trong cả năm, chênh lệch hàng tháng không quá 2
0
C. Nhiệt
độ cao nhất vào tháng 5, giá trị trung bình dao động trong khoảng 33,2-34,0
0
C;
cao nhất tuyệt đối đạt 34,6
0
C. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1, trung bình 24,6
0
C;
thấp nhất tuyệt đối là 21,0
0
C.
* Độ mặn: độ mặn nước biển ở vùng này chia làm hai thời kỳ.
- Từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, độ mặn trung bình dao động trong
khoảng 31,2-32,4‰. Độ mặn lớn nhất trong khoảng 32,3-33,0‰; cao nhất tuyệt
đối xảy ra vào tháng 1, đạt 34,6‰, thấp nhất tuyệt đối vào tháng 4 là 22,9‰.
- Thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 11 độ mặn thấp hơn, giá trị trung bình dao
động trong khoảng 27,2-29,9‰. Độ mặn lớn nhất trong khoảng 30,0-32,8‰;
cao nhất tuyệ
t đối xảy ra vào tháng 10, đạt 33,7‰, thấp nhất tuyệt đối vào tháng
8 là 13,6‰.







239
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6
1. Nêu các đặc điểm chính về chế độ gió, sóng, dòng chảy, thủy triều trong khu
vực giữa và bắc biển Đông?
2. Nêu các đặc điểm chính về sương mù, mưa và chế độ gió, sóng, dòng chảy,
thủy triều trong vịnh Bắc Bộ?
3. Nêu các đặc điểm chính về sương mù, mưa và chế độ gió, sóng, dòng chảy,
thủy triều trong khu vùng biển từ Quảng Ninh tới Ninh Bình?
4. Nêu các đặc điểm chính về s
ương mù, mưa và chế độ gió, sóng, dòng chảy,
thủy triều trong khu vùng biển từ Thanh Hóa tới Quảng Bình?
5. Nêu các đặc điểm chính về sương mù, mưa và chế độ gió, sóng, dòng chảy,
thủy triều trong khu vùng biển từ Quảng Trị tới Ninh Thuận?
6. Nêu các đặc điểm chính về sương mù, mưa và chế độ gió, sóng, dòng chảy,
thủy triều trong khu vùng biển từ Bình Thuận tới Cà Mau?
7. Nêu các đặc điểm chính về sươ
ng mù, mưa và chế độ gió, sóng, dòng chảy,
thủy triều trong khu vùng biển từ Cà Mau tới Kiên Giang và phía đông vịnh
Thái Lan?
8. Nêu các đặc điểm chính về sương mù, mưa và chế độ gió, sóng, dòng chảy,
thủy triều ở vùng biển quần đảo Trường Sa và DK1?

×