Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN VI SINH VẬT: Ứng dụng của vi sinh vật trong sản xuất phân vi sinh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.01 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VI SINH VẬT
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Nhóm 5
29/9/2011
TRƯỜNG: ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA: KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÔN: VI SINH VẬT
Tên đề tài:
ỨNG DỤNG CỦA VI SINH VẬT TRONG SẢN XUẤT PHÂN VI SINH
Giảng viên giảng dạy: Hồ Thanh Bá
Sinh viên thực hiện:
• Trương Thị Hồng Liên_106222
• Tôn Nữ Phương Anh_106237
• Hoàng Phương Liên_106236
• Trần Thị Thu Hằng_106212
• Lê Thị Hiệp_106239
• Nguyễn Thị Mỹ Linh_106216
Thời gian thực hiện: HKI/2011-2012
TRÍCH YẾU
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, ngành nông nghiệp đã có những
thay đổi rất đáng kể. Nhiều máy móc tiên tiến, công nghệ trồng trọt, giống mới…ra đời,
Trang 2
đã đáp ứng kịp với những nhu cầu ngày càng cao. Việt Nam là nước nông nghiệp nên
phân bón và giống có thể xem là 2 yếu tố có tính quyết định đến năng suất và chất
lượng. Nhiều nơi, do sử dụng quá mức cần thiết các loại phân bón và thuốc trừ sâu hoá
học làm cho đất canh tác bị bạc màu đi rất nhanh chóng.Trong sản xuất nông nghiệp,
phân bón có vai trò quyết định cả về chất lượng và sản lượng thu hoạch. Ở nước ta, tình
trạng sử dụng phân bón còn chưa hợp lý, đa số người dân chưa biết sử dụng bón phân


hóa học kết hợp với phân hữu cơ vi sinh. Nhưng qua thời gian dài sử dụng phân hóa học
mà không bón phân hữu cơ vi sinh đã làm cạn kiệt nguồn hữu cơ và vi sinh vật trong đất
dẫn đến đất bị chai cứng, khả năng hấp thụ dinh dưỡng, khả năng tạo chất dinh dưỡng và
giữ nước kém. Không những thế mà giá thành phân bón hóa học ngày càng tăng. Trong
khi đó, phân hữu cơ vi sinh có rất nhiều ưu điểm: cải tạo đất tốt, làm tăng dinh dưỡng
trong đất, giúp đất giữ dinh dưỡng và giữ nước tốt, nâng cao chất lượng và sản lượng
cây trồng, giúp cây chống chịu bệnh tốt, giá thành thấp. Vì vậy, cần phải kết hợp bón
phân hữu cơ vi sinh để cải tạo lại đất trồng
Với những nghiên cứu và ứng dụng quy trình công nghệ vào thực tế đạt kết quả, việc
đưa ra công nghệ “ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất phân bón” giúp người dân tự sản
xuất phân bón hữu cơ, các cơ sở sản xuất phân bón, xử lý rác thải, nước thải và xử lý
mùi hôi Chế phẩm vi sinh chứa các chủng vi sinh vật hữu ích với các hoạt tính cao và ổn
định.
Trang 3
MỤC LỤC
Trang 4
NHẬP ĐỀ
Do nhu cầu xã hội ngày càng phát triển cao đòi hỏi con người sử dụng nhiều biện
pháp khác nhau để tăng năng suất sản lượng sản phẩm. Những hoạt động nhằm mục
đích kinh tế này cũng là nguyên nhân cơ bản làm ô nhiễm môi trường.Mặt khác,ngành
nông nghiệp ở việt nam hiện nay chủ yếu sử dụng phân bón hóa học,vì thế dư lượng các
chất hóa học trong các loại phân này gây ô nhiễm môi trường đất,môi trường nước và
ảnh hưởng nhiều đến sinh vật cũng như con người. Vậy làm thế nào để trả lại độ phì
nhiêu cho đất? Đó là sử dụng sản phẩm phân hữu cơ vi sinh vật đa chủng chế biến từ các
nguồn khác nhau, đây chính là giải pháp hay nhất hiện nay có thể giải quyết được các
vấn đề trên. Phân bón vi sinh dựa vào các chủng vi sinh vật sẽ phân giải các chất hữu cơ
trong bùn, phế thải, rác thải, phế phẩm công nông nghiệp,…. tạo ra sinh khổi,sinh khối
này rất tốt cho cây cũng như cho đất,giúp cải tạo làm đất tơi xốp.Vả lại với mức sống
trung bình của một người nông dân hiện nay không thể dùng các loại phân bón cho cây
trồng với giá cả cao như vậy, sự ra đời của phân vi sinh đã đáp ứng được mong muốn

của người nông dân, vừa tăng năng suất lại hợp túi tiền.Dùng phân vi sinh có thể thay
thếđược từ 50 - 100% lượng phân đạm hóa học (tùy từng loại cây trồng bón phân vi sinh
có thể tiết kiệm được nhiều chi phí do giá phân hạ, giảm lượng phân bón, giảm số lần
phun và lượng thuốc BVTV)…Do bón vi sinh nên sản phẩm rất an toàn, lượng nitrat
giảm đáng kể, đất không bị ô nhiễm, khả năng giữẩm tốt hơn, tăng cường khả năng
cải tạo đất do các hệ sinh vật có ích hoạt động mạnh làm cho đất tơi xốp hơn, cây dễ hút
thu dinh dưỡng hơn
 Mục tiêu 1: Cách tìm kiếm thông tin trên Internet một cách nhanh chóng, có khoa
học và chính xác.
 Mục tiêu 2: Cách chọn lọc thông tin phù hợp với yêu cầu tham khảo và tìm hiểu.
 Mục tiêu 3: Bổ sung thêm những cách tìm kiếm thông tin từ Internet có hiệu quả.
 Mục tiêu 4: Học cách làm việc theo nhóm, phân công công việc cho các thành
viên.
 Mục tiêu 5: Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo theo tiêu chuẩn ISO5966,kỹ năng
soạn thảo văn bản và kỹ năng thuyết
Góp phần vào sự thành công cho đề tài này, có sự cộng tác các thành viên trong
nhóm:
1. Tôn Nữ Phương Anh:
2. Lê Thị Hiệp:
3. Nguyễn Thị Mỹ Linh:
Trang 5
4. Trương Thị Hồng Liên:.
Bài sau khi làm xong thì bài sẽ được gửi cho từng thành viên đọc lại và chỉnh sửa lại
lần nữa trước khi nộp bài.
Trang 6
NỘI DUNG CHÍNH
Trang 7
1. GIỚI THIỆU VỀ VI SINH VẬT
1.1. Khái niệm về VSV và đặc điểm của chúng
VSV là những sinh vật đơn bào có kích thước nhỏ, không quan sát được bằng mắt

thường mà phải sử dụng kính hiển vi. Thuật ngữ vi sinh vật không tương đương với bất
kỳ đơn vị phân loại nào trong phân loại khoa học. Nó bao gồm cả virus, vi khuẩn,
archaea, vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh.v.v. Vi sinh vật có đặc điểm là:
a) Kích thước nhỏ bé.
b) Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh.
So với các sinh vật khác thì vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng cực kỳ lớn. Ví dụ: Vi
khuẩn E.Coli trong điều kiện thích hợp khoảng 12-20 phút phân cắt 1 lần. Do đó vi sinh
vật được ứng dụng nhiều trong sản xuất sinh khối và nhiều chất khác.
c) Hấp thu nhiều, chuyển hoá nhanh.
Tuy vi sinh vật có kích thước rất nhỏ bé nhưng chúng lại có năng lực hấp thu và
chuyển hoá vượt xa các sinh vật khác. Chẳng hạn 1 vi khuẩn lắctic (Lactobacillus) trong
1 giờ có thể phân giải được một lượng đường lactose lớn hơn 100-10000 lần so với khối
lượng của chúng. tốc độ tổng hợp protein của nấm men cao gấp 1000 lần so với đậu
tương và gấp 100 000 lần so với trâu bò.
d) Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh.
Trong nòi lên men với các điều kiện nuôi cấy thích hợp từ 1 tế bào có thể tạo ra sau
24 giờ khoảng 100 000 000- 1 000 000 000 tế bào. Thời gian thế hệ của nấm men dài
hơn, ví dụ với men rượu (Saccharomyces cerevisiae) là 120 phút. Với nhiều vi sinh vật
khác còn dài hơn nữa, ví dụ với tảo Tiểu cầu ( Chlorella ) là 7 giờ, với vi khuẩn lam
Nostoc là 23 giờ Có thể nói không có sinh vật nào có tốc độ sinh sôi nảy nở nhanh như
vi sinh vật.
e) Có năng lực thích ứng mạnh và dễ dàng phát sinh biến dị
Trong quá trình tiến hoá lâu dài vi sinh vật đã tạo cho mình những cơ chế điều hoà
trao đổi chất để thích ứng được với những điều kiện sống rất khác nhau, kể cả những
điều kiện hết sức bất lợi mà các sinh vật khác dường không thể tồn tại được. Có vi sinh
vật sống được ở môi trường nóng đến 1300C,lạnh đến 0-50C, mặn đến nồng độ 32%
muối ăn, ngọt đến nồng độ mật ong, pH thấp đến 0,5 hoặc cao đến 10,7, áp suất cao đến
trên 1103 at. hay có độ phóng xạ cao đến 750 000 rad. Nhiều vi sinh vật có thể phát triển
tốt trong điều kiện tuyệt đối kỵ khí, có noài nấm sợi có thể phát triển dày đặc trong bể
ngâm tử thi với nộng độ Formol rất cao

Trang 8
Vi sinh vật đa số là đơn bào, đơn bội, sinh sản nhanh,số lượng nhiều, tiếp xúc trực
tiếp với môi trường sống do đó rất dễ dàng phát sinh biến dị. tần số biến dị thường ở
mức 10-5-10-10. Chỉ sau một thời gian ngắn đã có thể tạo ra một số lượng rất lớn các cá
thể biến dị ở các hế hệ sau. Những biến dị có ích sẽ đưa lại hiệu quả rất lớn trong sản
xuất
f) Phân bố rộng, chủng loại nhiều
Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái đất, trong không khí, trong đất, trên núi
cao, dưới biển sâu, trên cơ thể, người, động vật, thục vật, trong thực phẩm, trên mọi đồ
vật Vi sinh vật tham gia tích cực vào việc thực hiện các vòng tuần hoàn sinh-địa-hoá
học (biogeochemical cycles) như vòng tuần hoàn C, vòng tuần hoàn n, vòng tuần hoàn
P, vòng tuần hoàn S, vòng tuần hoàn Fe
1.2. Phân loại VSV:
+ Sinh vật phân giải phospho khó tan
+ Sinh vật phân giải Nitơ
+ Sinh vật phân giải lưu huỳnh
+ Sinh vật phân giải Xenlulose
+ Sinh vật tham gia quá trình amon hóa
+ Sinh vật tham gia quá trình nitrat hóa
+ Sinh vật tham gia quá trình phản nitrat hóa
+ …
a) Sinh vật phân giải phospho khó tan
• Một số loài vi sinh vật sống cộng sinh trên rễ cây có khả năng hút lân để cung cấp
cho cây. Trong số này, đáng kể là loài VA mycorrhiza. Loài này có thể hoà tan phosphat
sắt trong đất để cung cấp lân cho cây. Ngoài ra loài này còn có khả năng huy động các
nguyên tố Cu, Zn, Fe… cho cây trồng.
• Một số sinh vật tiêu biểu:
- B.megaterium, Serratia, B.subtilis, Serratia, Proteus, Arthrobster,
- Vi khuẩn: Pseudomonas, Alcaligenes, Achromobacter, Agrobacterium,
Aerobacter, Brevibacterium, Micrococcus, Flavobacterium…

b) Sinh vật cố định đạm
• Là loại sinh vật có tác dụng cố định đạm nito tự do trong không khí và trong đất
(cây trồng không hấp thu được) tạo thành đạm dễ tiêu cung cấp cho đất và cho cây
trồng.
Trang 9
• Có hai nhóm vsv tham gia đó là: nhóm vi sinh vật sống tự do và hội sinh và nhóm
vi sinh vật cộng sinh.
• Một số sinh vật cố định đam tiêu biểu:
- Vi khuẩn Azotobacter: tính đa hình, khi còn non có tiêm mao, có khả năng di
động được nhờ tiêm mao (Flagellum). Là vi khuẩn hình cầu (song cầu khuẩn), gram âm
không sinh nha bào, hảo khí, có kích thuớc tế bào dao dộng 1,5 – 5,5 micrometre, khuẩn
lạc dạng S màu trắng trong, lồi, nhày. Khi già khuẩn lạc có màu vàng lục hoặc màu nâu
thẫm, tế bào được bao bọc lớp vỏ dày và tạo thành nang xác, gặp diều kiện lợi nang xác
này sẽ nứt ra và tạo thành các tế bào mới. VK thích ứng ở pH 7,2 – 8,2, ở nhiệt độ 28 –
300C, độ ẩm 40 – 60%. Azotobacker đồng hóa tốt các loại đường đơn và đường kép, cứ
tiêu tốn 1 gam đường gluco nó có khả năng đồng hóa được 8 – 18 mg N.
- Vi khuẩn Beijerinskii: có hình cầu, hình bầu dục hoặc hình que, gram âm không
sinh nha bào, hảo khí, một số loài có tiêm mao có khả năng di động được. Kích thước tế
bào dao động 0,5 – 2,0 x 1,0 – 4,5 micrometre, khuẩn lạc thuộc nhóm S, rất nhầy, lồi
không màu hoặc màu nâu tối khi già, không tạo nang xác. VK này có khả năng đồng hóa
tốt các loại đường đơn, đường kép, cứ tiêu tốn 1 gam đường gluco nó có khả năng cố
định được 5 – 10 mgN. VK Beijerinskii có tính chống chịu cao với acid, nó có thể phát
triển ở môi trường pH= 3, nhưng vẫn phát triển ở pH trung tính hoặc kiềm yếu.
c) Sinh vật phân giải Nitơ
Trong cơ thể các loại sinh vật chứa khoảng 4.1015 tỷ tấn nito. Nhưng tất cả nguồn
nito trên cây trồng đều không tự đồng hóa được mà phải nhờ vi sinh vật. Thông qua hoạt
động của các loài sinh vật, nito nằm trong các dạng khác nhau được chuyển hóa thành dễ
tiêu cho cây trồng sử dụng.
d) Vi sinh vật tham gia quá trình amon hóa
- Trong thiên nhiên tồn tại các dạng hợp chất Nitrogen hữu cơ, protein, acid amin,

… Các hợp chất này đi vào đất từ nguồn xác động, thực vật, các loại phân chuồng, phân
xanh, rác thải hữu cơ. Thực vật không thể đồng hóa được dạng nitrogen hữu cơ phức tạp
như trên, nó chỉ có thể sử dụng sau quá trình amon hóa. Quá trình amon hóa, các dạng
nitrogen hữu cơ được chuyển hóa thành NH
4+
hoặc NH
3
-
- Tiêu biểu nhu các loài sinh vật sau: A.proteolytica, Arthrobacter spp, Baccillus
cereus, Staphilococcus aureus,Thermonospora fusca, termoactinomyces vulgarries
2. GIỚI THIỆU VỀ PHÂN VI SINH
2.1. Định nghĩa:
Là sản phẩm chứa VSV sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn
ban hành, thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây
trồng có thể sử dụng được (N, P, K, S, Fe ) hay các hoạt chất sinh học, góp phần nâng
cao năng suất, chất lượng nông sản. Phân VSV phải bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu
Trang 10
đến người, động, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản (TCVN 6168-
2002). Theo định nghĩa nêu trên, phân bón VSV được hiểu như sau:
- Phân bón VSV phải là sản phẩm chứa các VSV sống tồn tại dưới dạng tế bào sinh
dưỡng hoặc bào tử.
- VSV chứa trong phân bón vi sinh phải là các VSV đã được tuyển chọn đánh giá,
có hoạt tính sinh học, có khả năng sinh trưởng, phát triển và thích nghi với điều kiện môi
trường sống mà ở đó chúng được sử dụng.
2.2. Phân loại phân vi sinh
Trên cơ sở tính năng tác dụng của các chủng loại VSV sử dụng, phân bón vi sinh
được chia thành hai loại: Phân vô cơ vi sinh và phân hữu cơ vi sinh.
2.2.1. Phân vô cơ
- Là loại phân có chứa các chất dinh dưỡng vô cơ cần thiết cho sự sinh trưởng và
phát triển của cây trồng.

a) Phân lân vi sinh (Phân VSV phân giải phosphat khó tan)
- Là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống đã được tuyển chọn với
mật độ tế bào đạt tiêu chuẩn hiện hành, có khả năng chuyển hoá hợp chất photpho khó
tan thành dạng dễ tiêu cung cấp cho đất và cây trồng, tạo điều kiện nâng cao năng suất
và hoặc chất lượng nông sản.
- Vi sinh vật phân giải hợp chất photpho khó tan là vi sinh vật , thông qua hoạt
động của chúng, với các hợp chất photpho khó tan được chuyển hoá thành dễ tiêu đối
với cây trồng. Vi sinh vật phân giải hợp chất khó tan tạo vòng tròn trong suốt bao quanh
khuẩn lạc ( vòng phân giải ) trên môi trường chứa nguồn photpho duy nhất là Ca3(PO4)
hoặc lơ-xi-tin.
 Lân vô cơ và cơ chế hòa tan photpho trong phân lân vô cơ
• Lân vô cơ:
- Lân vô cơ thường ở trong các dạng khoáng như apatit, phosphoric, phosphat sắt,
phosphat nhôm… Muốn cây trồng sử dụng được phải qua chế biến, để trở thành dạng
dễ tan.
- Cũng như các yếu tố khác, P luôn luôn tuần hoàn chuyển hóa. Nhờ vsv lân hữu
cơ được vô cơ hóa biến thành muối của axit phosphoric. Các dạng lân này một phần
được sử dụng, biến thành lân hữu cơ, một phần bị cố định dưới dạng lân khó tan như
Ca3(PO2)2, FePO4, AlPO4. Những dạng khó tan này trong những môi trường có pH
Trang 11
thích hợp sẽ chuyển hóa thành dạng dễ tan. VSV giữ vai trò quan trọng trong quá trình
này.
• Cơ chế phân giải phospho trong lân vô cơ
- Sự phân giải Ca
3
(PO
4
)
2
có liên quan mật thiết với sự sản sinh axit trong quá trình

sống của VSV. Trong đó axit cacbonic rất quan trọng. Chính H
2
CO
3
làm cho Ca
3
(PO
4
)
2
phân giải.
- Quá trình phân giải theo phương trình sau:
Ca
3
(PO
4
)
2
+ 4H
2
CO
3
+ H
2
O Ca(PO
4
)
2
.H
2

O + Ca(HCO
3
)
2
- Trong đất, VK nitrat hóa và VK chuyển hóa S cũng có tác dụng quan trọng trong
việc phân giải Ca
3
(PO
4
)
2
.
 Lân hữu cơ và cơ chế phân giải phospho:
• Lân hữu cơ:
- Trong đất các dạng lân hữu cơ thường gặp là: Phytin, axit nucleic, nucleoprotein,
phospholipit.
∗ Phytin và các chất họ hàng:Phytin là muối Ca và Mg của axit phytic. Trong
đất những chất có họ hàng với phytin là inositol, inositolmonophosphat,
inositoltriphosphat. Tất cả đều có nguồn gốc thực vật. Phytin chiếm trung bình từ
40-80% phospho hữu cơ trong đất.
∗ Axit nucleic và nucleoprotein:Những axit nucleic và nucleoprotein trong đất
đều có nguồn gốc thực vật hoặc thực vật và nhất là vi sinh vật. Hàm lượng của chúng
trong đất khoảng <10%
∗ Phospholipit: Sự kết hợp giữa lipit và phosphat không nhiều trong đất.
- Thường nằm trong các hợp chất hữu cơ có trong xác động vật và thực vật. Tuy
nhiên cây trồng không thể hấp thụ được loại phân hữu cơ này mà chỉ có thể hấp thụ phân
vô cơ ở dạng hòa tan. Do đó, VSV trong đất đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình
chuyển hóa này.
• Cơ chế phân giải
Nhiều vi sinh vật đất có men dephosphorylaza phân giải phytin theo phản ứng sau:

Trang 12
b) Phân đạm vi sinh ( phân bón VSV cố định nitơ)
- Là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống (tự do, hội sinh, cộng
sinh, kị khí hoặc hiếu khí), đã được tuyển chọn với mật độ đạt theo tiêu chuẩn hiện hành,
có khả năng cố định nitơ từ không khí cung cấp các hợp chất chứa nitơ cho đất và cây
trồng, tạo điều kiện nâng cao năg suất và (hoặc) chất lượng nông sản, tăng độ màu mỡ
của đất.
- Phân vi sinh phân giải chất xơ: chứa các chủng vi sinh vật giúp tăng cường phân
giải xác bả thực vật…
2.2.2. Phân hữu cơ vi sinh
Được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ như các dư thừa thực vật, rơm rạ, phân chuồng,
phân rác, phân xanh…
a) Phân hữu cơ sinh học
Phân hữu cơ sinh học là sản phẩm phân bón được tạo thành thông qua quá trình lên
men vi sinh vật các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau (phế thải nông, lâm
nghiệp, phế thải chăn nuôi, phế thải chế biến, phế thải đô thị, phế thải sinh hoạt ),
trong đó các hợp chất hữu cơ phức tạp dưới tác động của vi sinh vật hoặc các hoạt chất
sinh học được chuyển hóa thành mùn.
b) Phân hữu cơ vi sinh vật
Trang 13
Phân bón hữu cơ vi sinh vật ( tên thường gọi: phân hưũ cơ vi sinh ) là sản phẩm được
sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng
cho cây trồng, cải tạo đất, chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống được tuyển chọn
với mật độ đạt tiêu chuẩn qui định, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
Phân hữu cơ vi sinh vật không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật, môi trường sinh
thái và chất lượng nông sản.
c) Phân bón vi sinh vật phân giải xenluloza
- Phân bón vi sinh vật phân gải xenluloza ( tên thường gọi: phân vi sinh phân giải
xenluloza) là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn
với mật độ đạt theo tiêu chuẩn hiện hành có khả năng phân giải xenluloza , để cung cấp

chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng, tạo điều kiện nâng cao năng xuất và hoặc chất
lượng nông sản, tăng đọ màu mỡ của đất.
- Vi sinh vật phân giải xenluloza có khả năng phát triển trên môi trường chứa
nguồn cacbon duy nhất là xenluloza tự nhiên
3. KỸ THUẬT SẢN XUẤT PHÂN VI SINH
3.1. Quá trình sản xuất phân vi sinh theo 2 giai đoạn chủ yếu
• Giai đoạn 1: Tạo nguyên liệu cho sản xuất còn gọi là chất mang. Chất mang được
dùng là các hợp chất vô cơ (bột photphorit, bột apatit, bột xương, bột vỏ sò, ) hay các
chất hữu cơ (than bùn, bã nấm, phế thải nông nghiệp, rác thải, ). Chất mang được ủ yếm
khí hoặc hiếu khí nhằm tiêu diệt một phần VSV tạp và trứng sâu bọ, bay hơi các hợp
chất dễ bay hơi và phân giải phần nhỏ các chất hữu cơ khó tan.
• Giai đoạn 2: Cấy vào nguyên liệu trên các chủng vi sinh vật thuần khiết trong
điều kiện nhất định để đạt được hiệu suất cao. Mặc dù VSV nhỏ bé nhưng trong điều
kiện thuận lợi: đủ chất dinh dưỡng, có độ pH thích hợp, CO
2
và nhiệt độ môi trường tối
ưu chúng sẽ phát triển cực kỳ nhanh chóng (hệ số nhân đôi chỉ 2-3giờ); Ngược lại trong
điều kiện bất lợi chúng sẽ không phát triển hoặc bị tiêu diệt, dẫn đến hiệu quả của phân
bị giảm sút. Để cho phân vi sinh được sử dụng rộng rãi, người ta thường chọn các chủng
vi sinh có khả năng thích nghi rộng hoặc dùng nhiều chủng trong cùng một loại phân.
Như vậy, qui trình sản xuất phân vi sinh trước tiên là tạo thành phân mùn hữu cơ cao
cấp. Tùy từng địa phương và cơ sở sản xuất cụ thể mà lựa chọn nguyên liệu để sản xuất
phân hữu cơ cao cấp khác nhau như than bùn, mùn rác thành phố (phân rác lên men),
phân bắc (hầm cầu), phân gà công nghiệp, phân heo, trâu, bò, dê, hoặc phân từ nguồn
phế thải của quá trình chế biến của các nhà máy như mía, mụn dừa, vỏ trái cây, Nói
chung là đi từ nguyên liệu nào có thể biến thành mùn. Sau đó là quá trình phối trộn, cấy
các chủng vi sinh vào mùn.
Trang 14
3.2. Sản xuất phân lân hữu cơ vi sinh
a) Chủng giống vi sinh vật do Trung tâm nghiên cứu vi sinh vật học ứng dụng cung

cấp gồm các chủng loại sau:
- Vi khuẩn cố định đạm (T6): Azotobacter
- Vi khuẩn phân giải phospho và kali khó tan (H1, H2): B. megathelium var.
phosphoticum.
- Xạ khuẩn phân giải chất xơ (L1, L3): Actinomyces.
- Các chủng trên có các chức năng:
• Phân giải các hợp chất xơ tạo ra nguồn năng lượng cung cấp các vi sinh vật khác
có điều kiện phát triển và làm giàu thêm độ xốp của đất.
• Chủng cố định được nitơ phân từ từ khi trời làm giàu nguồn đạm cho đất.
• Chuyển hoá lân từ các nguồn lân khó tan thành dễ tan để cho cây dễ hấp thụ
b) Nguồn nguyên liệu:
- Than bùn đã được hoạt hoá
- Rác phế thải có nguồn gốc từ thực vật.
- Quặng apatit hay phosphorit nghiền nhỏ
- Phân chuồng đã được ủ diệt các trứng ký sinh trùng
- Phân chuồng và rác là hai nguồn nguyên liệu dồi dào có sẵn ở nông trại và có thể
cung cấp liên tục lâu dài.
c) Phương pháp và kỹ thuật tiến hành có thể mô tả như sau:
- Giai đoạn 1: Nghiền nhỏ quặng, hoạt hoá than bùn để đảm bảo được pH thích hợp
và xử lý phân chuồng, rác phế thải với vôi để diệt các trứng của ký sinh trùng.
- Giai đoạn 2: Bao gồm từ chủng giống đến khi thành phẩm và tiến hành qua các
bước sau:
• Bước1 : Bảo quản các chủng giống bằng cách đông khô. Đây là phương pháp bảo
quản tương đối ưu việt vì giữ chủng được lâu dài mà các hoạt tính của chủng vẫn được
bảo đảm, khi sản xuất giống sẽ được nhân qua các môi trường đặc hiệu.

• Bước 2 : Tạo nguồn nguyên liệu nền và nhân giống.
- Tạo nguồn nguyên liệu nền
- Nhân giống: Giống được nhân lên qua môi trường rỉ đường có bổ sung một số
các nguyên tố thích hợp và được nuôi cấy trên máy lắc, sau đó nhân tiếp qua hệ

thống sục khí ở nhiệt độ 37 - 45oC/72 giờ (giống C2).

• Bước 3: Lên men bán rắn.
d) Phương pháp kiểm tra:
- Kiểm tra số lượng các vi sinh vật có mặt trong sản phẩm bằng phương pháp đếm
số lượng khuẩn lạc đặc trưng.
- Đo lường khả năng phân giải cellulose qua kích thước các vòng phân giải.
Trang 15
- Định lượng NH3 và NO3 tạo thành.
- Thử nghiệm qua thực địa so với đối chứng.
Ví dụ: Qua kết quả phân tích ở trong phòng thí nghiệm cũng như ở trên thực địa, với
hơn 20 tấn phân đã được sản xuất và sử dụng để bón mía và cỏ cung cấp cho súc vật thí
nghiệm tại trại Suối Dầu, cho thấy phân hữu cơ vi sinh được sản xuất ở trại Suối Dầu đạt
yêu cầu về chất lượng và có hiệu quả tác dụng thật sự trên đồng ruộng. Hy vọng phân
hữu cơ vi sinh do trại Suối Dầu sản xuất sẽ góp một phần giải phân cho dự án an toàn
thực phẩm trong vùng.
3.3. Quy trình sản xuất phân đạm
a) Phân lập tuyển chọn chủng vi sinh vật cố định Nito (VSVCĐN):
- Muốn có chế phẩm VSVCĐN tốt phải có chủng vsv có cường độ cố định nitơ
cao, sức cạnh tranh lớn, thích ứng ở pH rộng, phát huy được nhiều vùng sinh thái khác
nhau. Vì vậy công tác phân lập tuyển chọn chủng VSVCĐN và đánh giá đặc tính sinh
học của các chủng khuẩn là việc làm không thể thiếu được trong quy trình sản xuất chế
phẩm VSVCĐN.
- Thông thường đánh giá một số chỉ tiêu sau: thời gian mọc; kích thước khuẩn lạc
và kích thước tế bào vsv; điều kiện sinh trưởng phát triển (nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu
oxy, pH và nhiệt độ thích hợp); khả năng cạnh tranh và cường độ cố định nitơ phân tử.
Chủng giống vsv sau khi tuyển chọn được bảo quản phù hợp với yêu cầu của từng loài
và sử dụng cho sản xuất chế phẩm dưới dạng chủng giống gốc

b) Nhân sinh khối

- Từ chủng vsv tuyển chọn người ta tiến hành nhân sinh khối vsv theo phương
pháp lên men chìm hoặc lên men xốp. Sinh khối vsv cố định nitơ được nhân qua cấp
1,2,3,trong các điều kiện phù hợp với từng chủng vsv và mục đích sản xuất. Các sản
phẩm phân vsv sản xuất từ vi khuẩn đươc tạo ra chủ yếu bằng phương pháp lên men
chìm (Submerged culture).
- Trong sản xuất công nghiệp môi trường dinh dưỡng chuẩn không được sử dụng
vì giá thành quá cao. Các nhà sản xuất đã phải tìm môi trường thay thế từ các nguồn vật
liệu sẵn có đó là: tinh bột ngô, sắn, rỉ mật,nước chiết ngô,thay cho nguồn dinh dưỡng
cacbon,nước chiết men,nước chiết đậu tương, amoniac thay cho nguồn dinh dưỡng nitơ.
Walter thuộc công ty W.R.Grace (Hoa Kỳ)(1996) đã tổng kết được một số môi trường
tổng hợp trong sản xuất phân vsv từ vi khuẩn.
- Trong quá trình sản xuất việc kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố môi trường (pH,
liều lượng ,tốc độ khí ,áp suất, nhiệt độ…) là hết sức cần thiết. Các yếu tố này theo
Walter (1996) nên được điều chỉnh tự động. Các hệ thống lên men hiện nay đã được
trang bị hiện đại có công suất từ hàng chục đến hàng trăm ngàn lít.
Trang 16
- Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tế ở một số quốc gia gần đây, viện
cố định nitơ sinh học (NIFTAL-Hoa Kỳ ) và trung tâm cố định nitơ (Úc) đã nghiên cứu
và chế tạo thành công nồi lên men đơn giản để tạo ra sinh khối vi khuẩn có thể sử dụng
trong điều kiện bán công nghiệp ở các nước phát triển. Nồi lên men đơn giản kiểu này
đang được sử dụng tại Thái Lan, Ấn Độ và một số quốc gia khác trong đó có Việt Nam.

c) Xử lý sinh khối, tạo sản phẩm
- Sinh khối vsv được phối trộn với các chất mang vô trùng ( hoặc không vô trùng )
để tạo ra chế phẩm trên nền chất mang vô trùng (hoặc không vô trùng), hay được bổ
sung các chất phụ gia, chất dinh dưỡng,bảo quản để tạo ra chế phẩm dạng lỏng hoặc cô
đặc, làm khô để tạo ra chế phẩm đông khô hoặc khô.
- Để đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất chế phẩm vsv nói chung và chế
phẩm vsv cố định nitơ nói riêng cần thiết phải kiểm tra chất lượng ở các công đoạn sản
xuất sau:

 Giống gốc và lên men cấp 1
 Lựa chọn chất mang và chuẩn hóa chất mang.
 Lên men sinh khối.
 Xử lý và phối trộn sinh khối.
 Đóng gói và bảo quản.
Trang 17
d) Công tác kiểm tra chất lượng và yêu cầu chất lượng đối với chế phẩm vsv cố định
nitơ:
Yêu cầu chất lượng đối với chế phẩm vsv cố định nitơ nói riêng và phân bón vi sinh
nói chung là phải có hiệu quả đối với đất và cây trồng, nghĩa là có ảnh hưởng tích cực
đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, đến năng suất hoặc chất lượng nông phẩm
hoặc độ phì của đất. Mật độ vsv chuyên tính trong sản phẩm phải đảm bảo các tiêu
chuẩn ban hành. Tùy theo điều kiện của từng quốc gia,mật độ vsv chuyên tính trong 1
gam hoặc mililit chế phẩm dao động 10.000.000 ÷ 1.000.000.000 đối với chế phẩm
trên nền chất mang khử trùng và 100.000 ÷ 1.000.000 đối với chế phẩm trên nền chất
mang không khử trùng. Theo tiêu chuẩn Việt Nam mật độ vsv chuyên tính trong chế
phẩm phảo đạt 108 đối với chế phẩm trên nền chất mang khử trùng và 105 đối với chế
phẩm trên nền chất mang không khử trùng. Tùy theo yêu cầu của từng nơi, người ta còn
đưa thêm các tiêu chuẩn kỹ thuật khác đối với từng loại chế phẩm cụ thể như khả năng
cố định nitơ trong môi trường chứa 10g đường (đối với Azotobacter) hoặc khả năng tạo
nốt sần trên cây chủ với vi khuẩn nốt sần…
Qui trình sản xuất phân vi sinh
Trang 18
4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
4.1. Đối với nền Nông Nghiệp
- Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón có vai trò quyết định cả về chất lượng và
sản lượng thu hoạch. Ở nước ta, tình trạng sử dụng phân bón còn chưa hợp lý, đa số
người dân chưa biết sử dụng bón phân hóa học kết hợp với phân hữu cơ vi sinh. Nhưng
qua thời gian dài sử dụng phân hóa học mà không bón phân hữu cơ vi sinh đã làm cạn
kiệt nguồn hữu cơ và vi sinh vật trong đất dẫn đến đất bị trai cứng, khả năng hấp thụ

dinh dưỡng, khả năng tạo chất dinh dưỡng và giữ nước kém. Không những thế mà giá
thành phân bón hóa học ngày càng tăng. Trong khi đó, phân hữu cơ vi sinh có rất nhiều
ưu điểm: cải tạo đất tốt, làm tăng dinh dưỡng trong đất, giúp đất giữ dinh dưỡng và giữ
nước tốt, nâng cao chất lượng và sản lượng cây trồng, giúp cây chống chịu bệnh tốt, giá
thành thấp. Vì vậy, cần phải kết hợp bón phân hữu cơ vi sinh để cải tạo lại đất trồng.
- Trong canh tác nông nghiệp, phế phụ phẩm nông nghiệp là nguồn hữu cơ rất lớn
nhưng chưa được sử dụng hợp lý, thông thường lượng phế phụ phẩm này bị đốt đi hoặc
vứt bỏ sau thu hoạch vừa làm ô nhiễm môi trường vừa làm phí phạm nguồn hữu cơ đáng
lẽ ra phải trả lại cho đất. nếu chúng ta cứ canh tác như vậy thì đất sẽ thiếu nguồn hữu cơ
và là nguyên nhân chính dẫn đến đất bị bạc màu và môi trường bị ô nhiễm. Nên cần phải
trả lại cho đất nguồn hữu cơ mà cây đã lấy đi bằng cách xử lý nguồn nguyên liệu này
bằng chế phẩm vi sinh làm phân bón hữu cơ vi sinh.
4.2. Đối với môi trường
- Khử mùi hôi thối trong môi trường sống: Mùi hôi thối của rác thải, của chuồng
trại chăn nuôi là do một nhóm vi sinh vật tạo ra. Một số người đã sử dụng một số nhóm
vi sinh vật khác để ức chế sự hoạt động của các vi sinh vật này. Cụ thể, dùng vi sinh vật
hữu hiệu (EM) phun vào các bãi rác hoặc chuồng trại chăn nuôi có thể làm giảm tới 70-
90 % mùi hôi thối.
- Phân huỷ chất thải trong môi trường sống: Chúng ta thử hình dung, nếu không có
thế giới vi sinh vật thì trên mặt đất hiện nay không còn chỗ đặt chân do đã bị phủ kín bởi
rác thải. Xã hội càng phát triển thì rác thải càng nhiều và xử lí rác thải càng trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết. Có rất nhiều phương pháp xử lí rác thải nhưng dùng vi sinh vật để
phân huỷ rác đang được coi là giải pháp hữu hiệu nhất. Tuỳ theo loại rác thải mà người
ta chọn lựa các nhóm vi sinh vật khác nhau để phân huỷ chúng.
- Phân huỷ chất thải hữu cơ: Hiện nay, đối với rác thải hữu cơ thì việc dùng vi sinh
vật để xử lí thành phân hữu cơ dùng bón cho cây trồng, cải tạo đất là vấn đề đang được
quan tâm. Người ta dùng các vi khuẩn, nấm sợi, xạ khuẩn để phân giải xenluloza,
lignin…
- Phân huỷ chất thải vô cơ trong công nghiệp: Rác thải vô cơ là loại khó xử lí,
ngoài biện pháp tái chế, thiêu huỷ, chôn lấp thì con người cũng đang nghiên cứu tìm

Trang 19
kiếm các chủng vi sinh vật có khả năng phân huỷ chúng. Ngày nay, người ta đã tìm ra và
đang thử nghiệm các chủng vi sinh vật phân huỷ xăng dầu, các kim loại nặng…
Vi sinh vật ngăn chặn các ảnh hưởng tác hại đến môi trường và đáp ứng cho một
nền nông nghiệp xanh sạch và an toàn…
5. NHỮNG ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHÂN BÓN VI SINH
5.1. Ưu điểm
- Phân bón được bán rộng rãi trên thị trường thế giới.
- Sử dụng phân bón có thể tăng năng suất cây trồng lên rất nhiều.
- Sử dụng phân bón vi sinh giúp trả lại độ phì nhiêu cho đất bằng cách làm tăng
hàm lượng phospho và kali dễ tan trong đất canh tác. Các nhà khoa học đã kết luận: sử
dụng phân hữu cơ vi sinh làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm tốt hơn,
giảm ô nhiễm của hàm lượng NO3. Điều này cũng có nghĩa phân hữu cơ vi sinh đã góp
phần quan trọng trong việc cải tạo đất, đáp ứng cho một nền nông nghiệp hữu cơ bền
vững, xanh sạch và an toàn.
- Ứng dụng của VSV trong sản xuất phân bón
- Góp phần làm giảm các vấn đề ô nhiễm môi trường, ít gây nhiễm độc hoá
- Chất trong các loại nông sản thực phẩm so với sử dụng phân bón hóa học.
- Giá thành hạ.
- Có thể sản xuất được tại địa phương và giải quyết được việc làm cho một số lao
động, ngoài ra cũng giảm được một phần chi phí ngoại tệ nhập khẩu phân hoá học.
- Hiệu quả của vi sinh vật trong việc làm tăng khả năng sinh trưởng và phát triển
cây trồng, tiết kiệm phân bón hoá học cũng như tăng năng suất, chất lượng nông sản.
- Các sản phẩm vi sinh như phân bón vi sinh vật cố định nitơ, phân giải photphat
khó tan, chế phẩm vi sinh vật kích thích sinh trưởng thực vật.
- Một số loại phân bón được nhà nước trợ giá nên giá thành phù hợp với túi tiền
của người nông dân.
5.2. Nhược điểm
- Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón hiệu quả chậm, nên được sử dụng chủ yếu
để bón lót với liều lượng như trên. Đối với phân NPK, tùy thuộc vào tập quán bón phân

và thực tế canh tác có thể giảm đến 40-45% vào vụ thứ 3 khi sử dụng phân hữu cơ vi
sinh, từ vụ thứ 4 trở đi có thể duy trì mức giảm 40-50% lượng NPK thông thường.
- Sự cạnh tranh giữa các thương hiệu gây chấn động về giá sản phẩm. Việc sử dụng
phân bón hóa học gây thoái hóa đất.Nếu sử dụng nhiều gây ra hiện tượng ô nhiễm đất.
- Nguyên liệu tuy rất nhiều nhưng khó thu gom và xử lý.Nguồn nguyên liệu sản
xuất phân bón hóa học còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài.
Trang 20
- Trình độ sản xuất còn yếu kém, chất lượng sản phẩm còn thấp.
6. THÀNH TỰU & THÁCH THỨC
6.1. Thành tựu
a) Sản xuất thành công phân vi sinh đa chức năng.
Một nhóm các nhà khoa học của Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu
hoạch đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất phân bón vi sinh vật đa chức năng
dùng cho cây lúa và một số rau màu ở quy mô công nghiệp. Chế phẩm đã đảm bảo được
mật độ tế bào (theo tiêu chuẩn) sau 150 ngày bảo quản trong điều kiện tự nhiên, đồng
thời chú trọng vào yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây trồng là nitơ. Loại
phân bón này còn làm tăng tính chịu rét, tăng độ đường, tăng lượng tinh bột đồng thời
giúp cây hấp thụ được lượng đạm khoáng nhiều, nâng cao chất lượng và năng suất cây
trồng và góp phần tạo cân bằng sinh thái. Ngoài ra, các chuyên gia cũng tập trung phân
tích để tìm ra tỷ lệ tương ứng với từng đối tượng cây trồng nhằm thúc đẩy quá trình sinh
trưởng của cây trồng, giúp hạt chín sớm 5 đến 7 ngày hoặc cây ăn quả có số quả chín
sớm đạt tới 78%.
b) Sử dụng vi khuẩn Pseudomonas làm phân bón
Các nhà khoa học làm việc tại Đại học Công nghệ Michigan, Hoa Kỳ, nhận thấy vi
khuẩn Pseudomonas có khả năng loại bỏ đồng, làm tăng độ màu mỡ của đất tại các vùng
đất (trước đây là khu mỏ đồng) đang bị ô nhiễm nặng, giúp cây trồng tăng trưởng và
phát triển mạnh mẽ.
6.2. Thách thức
- Ðẩy mạnh hơn nữa để phát triển ngành sản xuất phân bón vi sinh, đưa ngành vi
sinh thành ngành sản xuất phân bón chính

- Nâng chất lượng sản phẩm, đổi mới các loại phân bón để đáp ứng được với nhu
cầu của thị trường.
- Một số thương hiệu phân bón Việt còn chưa tạo lòng tin cho người nông dân do
chất lượng phân bón còn kém.
- Các thương hiệu nuớc ngoài cạnh tranh dữ dội về giá cả,cũng như chất lượng.
- Luôn chịu tác động của thiên tai.
- Ðối tượng hướng đến là người nông dân, nhất là dối với nông dân vùng sâu,vùng
xa nên việc tiếp cận sản phẩm mới chậm gây nhiều khó khăn cho nhà sản xuất.
7. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
7.1. Kết luận
Trang 21
• Nhu cầu sử dụng phân bón vi sinh ngày càng tăng vì:
- Sử dụng phân bón vi sinh sẽ thay thế dần việc bón phân hoá học trên đồng ruộng,
đất trồng trọt mà vẫn đảm bảo được nâng cao năng suất thu hoạch.
- Sử dụng phân bón vi sinh về lâu dài sẽ dần dần trả lại độ phì nhiêu cho đất như
làm tăng lượng phospho và kali dễ tan trong đất canh tác, cải tạo, giữ độ bền của đất đối
với cây trồng nhờ khả năng cung cấp hàng loạt các chuyển hoá chất khác nhau liên tục
do nhiều quần thể vi sinh vật khác nhau tạo ra.
- Việc sử dụng phân bón vi sinh còn có ý nghĩa rất lớn là tăng cường bảo vệ môi
trường sống, giảm tính độc hại do hoá chất trong các loại nông sản thực phẩm do lạm
dụng phân bón hóa học.
- Giá thành hạ, nông dân dễ chấp nhận, có thể sản xuất được tại địa phương và giải
quyết được việc làm cho một số lao động, ngoài ra cũng giảm được một phần chi phí
ngoại tệ nhập khẩu phân hoá học.
• Phân bón mang lại lợi nhuận cho người nông dân. Nhưng để hạn chế những ảnh
hưởng của phân bón đến môi trường và sức khỏe con người thì nhà nông cần hạn chế sử
dụng phân bón vô cơ.
• Sử dụng phân bón cần hạn chế hơn. Không lạm dụng sử dụng vô ý thức các loại
phân có thể gây một số bệnh hiểm nghèo như ung thư.
• Nên sử dụng một số loài phân vi sinh để tăng năng suất nông sản và tránh làm

thoái hóa đất.
• Hiện nay, việc sử dụng quá nhiều phân đạm vô cơ đã làm cho môi trường đất và
nước bị ô nhiễm, hàm lượng nitrate tích lũy trong nhiều loại sản phẩm nông nghiệp cũng
tăng đến mức báo động. Chính vì vậy, thay thế một phần đạm vô cơ bằng đạm sinh học
sẽ góp phần làm cho môi trường sinh thái nông nghiệp bền vững hơn. Việc trồng xen các
cây họ đậu với các cây trồng khác cũng như trồng các cây họ đậu cải tạo đất là biện pháp
canh tác hợp lý, có hiệu quả cao và được ứng dụng ngày càng nhiều nhằm tăng năng
suất cây trồng, đồng thời đảm bảo bền vững cho sinh thái nông nghiệp.
• Phân bón vi sinh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng, đồng thời có
tác dụng tích cực trong việc cải thiện môi trường và phát triển nền nông nghiệp bền
vững
7.2. Kiến nghị
• Nên đẩy mạnh ngành sản xuất phân vi sinh để:
- Cải tạo đất.
- Tạo môi trường trong sạch và không ô nhiễm.
- Phát triển nông nghiệp bền vững.
- Tiết kiệm tiền của cho nhà nuớc và tạo công ăn việc làm cho nguời lao động.
- Ổn dịnh thị trường phân bón.
• Nghiên cứu và tìm ra những chủng loại vi sinh vật hữu ích cho nông nghiệp
Trang 22
• Khuyến khích nguời dân nên sử dụng phân bón vi sinh để góp phần bảo vệ môi
trường và bảo vệ sức khỏe bằng cách :
- Thường xuyên đưa ra những cuộc hội thảo về chuyên đề phân bón hướng dẫn cho
người dân về cách sử dụng cũng như những tác dụng mà phân bón vi sinh đưa lại.
- Truyền thông tin nông nghiệp và phân vi sinh bằng các phương tiện truyền thông
đại chúng như truyền hình, báo chí, thời sự, sách vở…
- Ðưa kĩ sư về ngành sản xuất phân bón về từng dịa phương để hướng dẫn cho
nguời dân.
Trang 23

×