Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

KHẢO SÁT VIỆC THÀNH LẬP TỪ TRONG TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH CẤP 3 TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.21 KB, 5 trang )

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
346
KHẢO SÁT VIỆC THÀNH LẬP TỪ TRONG TIẾNG ANH
CỦA HỌC SINH CẤP 3 TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
AN INVESTIGATION INTO WORD FORMATION IN ENGLISH EXPERIENCED
BY THE HIGH SCHOOL STUDENTS AT DANANG CITY

SVTH: Lê Thị Huyền
Lớp: 06CNA02, Trường Đại Học Ngoại ngữ
GVHD: Ngũ Thiện Hùng
Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này nhằm khảo sát khả năng thành lập từ Tiếng Anh của học sinh cấp ba
tại thành phố Đà Nẵng. Từ kết quả khảo sát, bài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cũng như
hoạt động dạy và học để giúp sinh viên khắc phục việc thành lập từ trong Tiếng Anh để nâng cao
khả năng Tiếng Anh của mình.
ABTRACT
The aim of this study was to investigate word formation in English experienced by the high
school students at Danang city. Based on the results of analysis, the study suggested some
solutions as well as activities to help students overcome their difficulties in English word formation
and improve their ability in learning English.
1. Mở đầu
Để thành thạo trong giao tiếp Tiếng Anh thì người học không chỉ giỏi bốn kỹ năng
nghe-nói-đọc và viết mà còn phải nắm vững ngữ pháp, đặc biệt là thành lập từ Tiếng Anh.
Mặc dù những học sinh cấp ba đã được học về các quy tắc thành lập từ trong Tiếng Anh
nhưng họ vẫn gặp khó khăn trong thành lập từ. Đặc biệt là việc nhận diện và tái tạo những
danh từ ghép, tính từ ghép và từ tạo bởi tiền tố-hậu tố. Hơn thế nữa, việc dạy và học thành
lập từ Tiếng Anh ở các trường cấp ba vẫn còn hạn chế. Thực tế này cho thấy để khắc phục
được vấn đề này thì cần phải có sự điều chỉnh trong công tác dạy và học. Những vấn đề
nêu trên đã thúc đẩy tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: khảo sát việc thành lập từ trong Tiếng


Anh của học sinh cấp ba, tìm ra khó khăn và nguyên nhân cơ bản của vấn đề mà học sinh
cấp ba ở thành phố Đà Nẵng mắc phải để từ đó đề xuất những giải pháp giúp họ khắc phục
lỗi và nâng cao khả năng trong thành lập từ Tiếng Anh.
2. Nội dung:
2.1. Mục đích nghiên cứu
Bài nghiên cứu nhằm mục đích khảo sát việc thành lập từ trong Tiếng Anh của học
sinh cấp ba ở thành phố Đà Nẵng và giúp học sinh cấp ba cải thiện khả năng thành lập từ
Tiếng Anh của họ.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra những lỗi phổ biến mà học sinh cấp ba mắc phải khi nhận diện và tái tạo
những danh từ ghép, tính từ ghép và những từ phái sinh tạo bởỉ tiền tố-hậu tố.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
347
Tìm hiểu những nguyên nhân mà học sinh mắc phải các lỗi.
Nêu lên một số khuyến nghị về việc dạy học thành lập từ trong Tiếng Anh.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu này chỉ đề cập đến những lỗi mà học sinh cấp ba tại thành phố Đà
Nẵng mắc phải khi nhận diện và tái tạo những danh từ ghép, tính từ ghép và những từ tạo
bởỉ tiền tố-hậu tố.
2.4. Cơ sở lý thuyết
2.4.1. Định nghĩa về thành lập từ (word formation)
Theo Pavol Stekauer and Rochelle Lieber (2005) thì thành lập từ là tạo ra từ mới,
và là cách mà một từ mới được tạo nên dựa vào gốc từ của những từ khác.
2.4.2. Vai trò của thành lập từ trong dạy học Tiếng Anh
Theo Bauer (1983), các phương thức thành lập từ cung cấp những manh mối để ta
nhận diện từ. Còn theo Kharma và Hajjaj (1989) thì thành lập từ phải có một vị thế nổi bật,
đóng vai trò quan trọng trong việc giảng dạy ngoại ngữ, tiêu biểu là Tiếng Anh.
2.4.3. Kiến thức về thành lập từ trong sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 10, 11 và 12
Đa phần lượng kiến thức về thành lập từ trong sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 10, 11
và 12 là về những danh từ ghép, tính từ ghép và những từ t ạo bởi tiền tố-hậu tố.

2.5. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng dựa trên
những phiếu thăm dò và bài tập chẩn đoán phát ra cho học sinh cấp ba tại thành phố Đà
Nẵng.
2.6. Câu hỏi nghiên cứu
Học sinh cấp ba thường hay mắc phải những lỗi gì khi nhận diện và tái tạo những
danh từ ghép, tính từ ghép và những từ tạo bởi tiền tố-hậu tố?
Nhũng nguyên nhân khiến học sinh mắc lỗi là gì?
Những giải pháp nào giúp học sinh nâng cao khả năng của mình trong việc nhận
diện và tái tạo những danh từ ghép, tính từ ghép và những từ tạo bởi tiền tố-hậu tố?
2.7. Thu thập dữ liệu
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ những phiếu thăm dò và bài tập chẩn đoán
phát ra cho học sinh cấp ba tại thành phố Đà Nẵng.
3. 3. Kết quả
3.1. Thực trạng nhận diện và tái tạo những danh từ ghép, tính từ ghép và những từ tạo
bởi tiền tố-hậu tố
3.1.1. Về nhận diện
Có đến khoảng trên 30% học sinh cấp ba là mắc lỗi khi nhận diện những từ tạo bởi
tiền tố-hậu tố, gần 40% học sinh cấp ba là mắc lỗi khi nhận diện những danh từ ghép và có
trên 40% học sinh cấp ba là mắc lỗi khi nhận diện những tính từ ghép.
Bảng 3.1. Khả năng nhận diện danh từ ghép, tính từ ghép và những từ tạo bởi tiền tố-hậu tố
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
348
nhận diện từ được tạo bởi
tiền tố-hậu tố
28,57%
34,28%
31,43%
nhận diện danh từ ghép
35,00%

42,50%
38,75%
nhận diện tính từ ghép
42,85%
48,57%
45,71%
Ví dụ:
 Lỗi học sinh cấp ba mắc phải khi nhận diện từ được tạo bởi tiền tố-hậu tố
- Họ không nhận ra hoặc ít chú ý đến những từ được tạo bởi nhưng tiền tố-hậu tố lạ
như là ‘oxen’, ‘syllabi’, ‘antennae’ v.v.
- Họ nhầm lẫn giữa những từ có những kí tự bắt đầu hoặc kết thúc tương tự như
tiền tố-hậu tố. Chẳng hạn như họ cho ‘universal’, ‘unicorn’ là từ được tạo bởi tiền tố ‘un-’.
Hoặc họ cho rằng ‘position’ là từ được tạo bởi hậu tố ‘-ion’.
 Lỗi học sinh cấp ba mắc phải khi nhận diện danh từ ghép với danh từ
- Chẳng hạn giữa ‘boycott’ và ‘boyfriend’ thì họ lại cho rằng ‘boycott’ là danh từ
ghép. Thực ra ‘boyfriend’ mới là danh từ ghép và ‘boycott’ chỉ là danh từ.
- Hoặc giữa ‘handicap’ và ‘handicraft’ thì họ lại cho rằng‘handicap’ là danh từ
ghép.
Thực ra ‘handicraft’ mới là danh từ ghép và ‘handicap’ chỉ là danh từ.
 Lỗi học sinh cấp ba mắc phải khi nhận diện tính từ ghép với cụm tính từ
Học sinh cấp ba hay nhầm lẫn khi nhận diện tính từ ghép với cụm tính từ, vd giữa
‘world famous’ và ‘rather famous’ một số học sinh cấp ba lại cho rằng ‘rather famous’ là
tính từ ghép. Trong khi đó ‘world famous’ mới là tính từ ghép và ‘rather famous’ là cụm
tính từ.
3.1.2. Về tái tạo
Bảng 3.2. Khả năng tái tạo những danh từ ghép, tính từ ghép và những từ tạo bởi tiền tố-hậu tố
Tái tạo từ bằng dùng tiền tố-hậu tố
35,71%
38,57%
37,14%

Tái tạo danh từ ghép
53,33%
62,22%
57,78%
Tái tạo tính từ ghép
50,00%
60,00%
55,00%
Ví dụ:
 Lỗi học sinh cấp ba mắc phải khi tạo tính từ ghép hoặc danh từ ghép
- Dùng từ không thích hợp để tạo tính từ ghép hoặc danh từ ghép, vd. Sv dùng
‘well’ kết hợp với ‘made’ để tạo thành tính từ ghép ’well – made’. Thực ra ‘well’ kết hợp
với ‘known’ để tạo thành tính từ ghép ‘well – known’. Hay sv kết hợp ‘birthday’ và ‘aged’
để tạo thành ‘birthday – aged’. Đúng ra, phải kết hợp ‘birthday’ và ‘party’ để tạo thành
danh từ ghép ‘birthday – party’.
 Lỗi học sinh cấp ba mắc phải khi tái tạo từ bằng dùng tiền tố-hậu tố
- Dùng những tiền tố-hậu tố không phù hợp khi tái tạo từ, vd, từ động từ ‘forget’
tạo thành tính từ thì thay vì dùng hậu tố ‘-ful’/ ‘-able’ để tạo thành ‘forgettable/ forgetful’
thì sv lại dùng hậu tố ‘-ive’ tạo thành ‘forgetive’. Hay từ động từ ‘estimate’ tạo thành một
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
349
động từ khác thì sv dùng tiền tố ‘sur-’ và tạo thành ‘surestimate’. Đúng ra để tạo thành một
động từ khác từ động từ ‘estimate’ phải dùng tiền tố ‘under’ và tạo thành ‘underestimate’.
- Nhầm lẫn khi dùng những tiền tố phủ định. Chẳng hạn như, thay vì dùng tiền tố
phủ định ‘dis-’ với ‘connect’ thì họ lại dùng tiền tố phủ định ‘un-’ với ‘connect’. Hay thay
vì dùng tiền tố phủ định ‘im-’ với ‘mature’ thì sv lại dùng tiền tố phủ định ‘in-’ với
‘mature’.
3.2. Về nguyên nhân
Bảng 3.3. Nguyên nhân học sinh mắc lỗi khi nhận diện và tái tạo những danh từ ghép,
tính từ ghép và những từ tạo bởi tiền tố-hậu tố

Nguyên nhân
Nhận diện
Tái tạo
Trí nhớ kém
42%
60%
Phương pháp dạy thiếu hiệu quả
32%
20%
Phương pháp học thiếu hiệu quả
68%
70%
Ít tập trung trong giờ học
80%
100%
Thiếu động cơ học
52%
40%
Thời gian tự học hạn chế
76%
80%
Nhầm lẫn những quy tắc thành lập từ
70%
90%
3.3. Về một số khuyến nghị và giải pháp
Yêu cầu học sinh bài tập về thành lập từ và làm theo nhóm để học sinh có thể trao
đổi thông tin và thảo luận với nhau.
Yêu cầu học sinh tham gia vào một số hoạt động trong lớp học liên quan đến học
thành lập từ như những trò chơi, những đoạn hội thoại hay một số bức tranh để làm
tăng động cơ học cho học sinh.

Giáo viên nên yêu cầu học sinh làm một số bài tập về nhà liên quan đến một số quy
tắc thành lập từ vừa học để khắc sâu kiến thức.
Giáo viên không giảng quá nhiều quy tắc thành lập từ cho học sinh trong một thời
gian ngắn sẽ gây nhàm chán cho học sinh.
Giáo viên nên thiết kế một số bài tập để giúp học sinh cải thiện việc nhận diện và
tái tạo thành lập từ. Ví dụ:
Để cải thiện khả năng tái tạo từ bằng dùng tiền tố-hậu tố thì có thể thiết kế bài tập
tương tự như:
Hoàn thành chỗ trống bằng cách khoanh tròn câu trà lời đúng:
…… famous (un, in)
…… regular (ir, in)
…… clear (ation, ance)
…… popular (ity, ation)
Để cải thiện khả năng tái tạo danh từ ghép và tính từ ghép thì có thể thiết kế bài tập
tương tự như:
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
350
Tạo danh từ ghép và tính từ ghép theo những định nghĩa sau:
X makes it with the hand  (danh từ ghép)
X drives with the bus  (danh từ ghép)
X has a loud mouth  (tính từ ghép)
The engine works with steam  (danh từ ghép)
X goes easily  (tính từ ghép)
4. Kết luận
Kết quả quá trình nghiên cứu thực trạng thành lập từ trong Tiếng Anh của học sinh
cấp ba tại thành phố Đà Nẵng cho thấy phần đông học sinh mắc các lỗi về nhận diện và tái
tạo, đặc biệt là nhận diện và tái tạo những danh từ ghép, tính từ ghép và những từ tạo bởi
tiền tố-hậu tố. Hơn nữa, học sinh vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc khắc phục
những lỗi đó. Qua bài nghiên cứu này, tôi hy vọng sẽ góp phần vào việc giúp học sinh cấp
ba tại Đà Nẵng vượt qua những khó khăn mà họ gặp phải trong thành lập từ Tiếng Anh,

cũng như để nâng cao và hoàn thiện khả năng thành lập từ đặc biệt là nhận diện và tái tạo
những danh từ ghép, tính từ ghép và những từ tạo bởi tiền tố-hậu tố của họ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bauer, L. (1983). Cambridge Textbooks In Linguistics. Oxford University Press,
London.
[2] Kharma & Hajjaj (1989). The role of Word Formation. New York
[3] Khuong, Luu Quy. (2000). A practical Teaching Methodology. Danang College of
education, Danang
[4] Stekauer, P. & Lieber, R. (2005). Handbook of word formation and Linguistic Theory.
(series studies in Natural Language). Springer, the Netherlands

×