Khảo sát thuật ngữ mỹ thuật trong tiếng Anh
(Có so sánh với tiếng Việt)
Vũ Ngọc Hạnh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 60 22 01
Người hướng dẫn: PGS. TS Hoàng Anh Thi
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Hệ thống hóa những quan điểm lý luận trong việc nghiên cứu thuật ngữ và
thuật ngữ mỹ thuật của các nhà nghiên cứu thế giới và các nhà nghiên cứu Việt Nam.
Phân biệt thuật ngữ và danh pháp, thuật ngữ mỹ thuật trong tiếng Anh theo các con
đường hình thành, kiểu ngữ nghĩa và đặc điểm cách thức biểu thị của thuật ngữ mỹ
thuật. Khảo sát đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh về mặt cấu tạo.
Khảo sát các kiểu dịch tương đương và một số thủ pháp được sử dụng trong chuyển
dịch tương đương và không tương đương thuật ngữ mỹ thuật Anh - Việt.
Keywords: Mỹ thuật; Thuật ngữ; Ngôn ngữ học; Tiếng Anh; Tiếng Việt
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đang sống trong thời đại mà nền công nghiệp hiện đại đã thay thế sức lao
động của con người trong hầu hết mọi ngành nghề, cũng như các quan hệ giao lưu giữa các
nước trên thế giới ngày càng phát triển. Nhờ chính sách đổi mới của đảng và nhà nước mà
kinh tế, văn hoá, khoa học nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trong sự phát triển đó,
hợp tác giao lưu và học tập văn hoá, khoa học kỹ thuật nước ngoài đóng góp một phần đáng
kể. Những yêu cầu này chính là động lực thúc đẩy các cơ quan, viện trường và nhóm hoặc các
cá nhân biên soạn thuật ngữ phục vụ cho các chuyên ngành khác nhau, đặc biệt là thuật ngữ
trong tiếng Anh, ngôn ngữ đã trở nên phổ biến hàng đầu trên thế giới. Theo nghiên cứu của
các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, thuật ngữ là bộ phận phát triển mạnh nhất so với các bộ
phận khác trong từ vựng. Thuật ngữ phát triển theo sự phát triển của khoa học thuật ngữ trong
các ngôn ngữ cũng ra đời rất nhanh để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong các lĩnh vực khoa học
kỹ thuật. Vì thế cần thiết phải có ngày càng nhiều các đề tài nghiên cứu về thuật ngữ. Ở Việt
2
Nam cũng đã có những luận án, luận văn và những nghiên cứu về thuật ngữ thương mại,
thuật ngữ công nghệ thông tin
Tuy nhiên, có một mảng thuật ngữ còn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều ở Việt
Nam là thuật ngữ mỹ thuật. Thuật ngữ mỹ thuật tuy không phải là mảng thuật ngữ ngữ phát
triển nhanh nhất, nhưng cũng không nằm ngoài sự phát triển chung của thuật ngữ: tăng đều
theo thời gian. Thêm vào đó, sinh viên và những người làm về mỹ thuật ở Việt Nam nói
chung lại không thể không đụng chạm tới các thuật ngữ này. Bản thân những người làm công
tác giảng dạy như chúng tôi cũng thấy khó khăn khi mà sự nghiên cứu thuật ngữ mỹ thuật ở
Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu học tập nghiên cứu: chưa có cuốn từ điển hay một công
trình nghiên cứu thuật ngữ mỹ thuật công nghiệp nào. Thậm chí, một tài liệu tiếng Anh
chuyên ngành làm cơ sở cho việc giảng dạy và học tập một cách chính thống cũng chưa có.
Trong khi đó, mỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống tinh thần, mỹ thuật cũng như
các ngành khác yêu cầu ngày một cao hơn, hoàn thiện hơn, đó là lý do các họa sĩ phải có ý
thức tự vươn lên, có kiến thức chuyên môn sâu, biết kết hợp các yếu tố trong và ngoài nước.
Để tạo điều kiện cho các nhà chuyên môn học hỏi, luận văn của chúng tôi lấy thuật ngữ mỹ
thuật làm đối tượng khảo sát, mong muốn được đặt nền móng đầu tiên cho mảng thuật ngữ
mỹ thuật, giúp thêm tư liệu cho việc giảng dạy tiếng Anh ở lĩnh vực mỹ thuật đang còn rất
hiếm hoi tài liệu.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
a/ Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các thuật ngữ mỹ thuật trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Đó là những thuật ngữ biểu đạt các khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực mỹ thuật.
b/ Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là bước đầu khảo sát thuật ngữ mỹ thuật trong
tiếng Anh và tiếng Việt để làm sáng tỏ những đặc trưng của hệ thuật ngữ trong mỗi ngôn ngữ.
Từ đó đề xuất ý kiến góp phần biên soạn giáo trình chuyên ngành cho sinh viên mỹ thuật.
c/ Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hoá những quan điểm lý luận trong việc nghiên cứu thuật ngữ và thuật ngữ
mỹ thuật của các nhà nghiên cứu thế giới và các nhà nghiên cứu Việt Nam. Từ đó xác định cơ
sở lý luận cho luận văn.
Phân biệt thuật ngữ và danh pháp, thuật ngữ mỹ thuật trong tiếng Anh theo các con
đường hình thành, kiểu ngữ nghĩa và đặc điểm cách thức biểu thị của thuật ngữ mỹ thuật.
Khảo sát đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh về mặt cấu tạo. Xác định
các loại mô hình kết hợp giữa các thành tố để tạo thành thuật ngữ mỹ thuật ở tiếng Anh và
3
tiếng Việt. Trên cơ sở đó tìm ra sự khác biệt và tương đồng giữa các thành tố cấu tạo nên hệ
thuật ngữ giữa hai ngôn ngữ.
Khảo sát các kiểu dịch tương đương và một số thủ pháp được sử dụng trong chuyển
dịch tương đương và không tương đương thuật ngữ mỹ thuật Anh - Việt.
3. TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a/ Tƣ liệu nghiên cứu : Tư liệu nghiên cứu của luận văn gồm 843 thuật ngữ mỹ thuật
tiếng Anh được lựa chọn từ những tài liệu sau:
1. Buckett (2000), câu chuyện nghệ thuật, Nxb tổng hợp HCM
2. Design in Finland (1989) ,The Finnish Foreign Trade Association, Finland
3. Encyc of mosaic(Từ điển bách khoa vẽ trang trí)
4. Nguyễn Phi Hoanh (1993), Mỹ thuật và nghệ sĩ, Nxb thành phồ HCM.
5. Đặng Thị Bích Ngân (2002) , Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông, Nxb
Giáo dục.
6. Nguyễn Long Tuyền (2001), Vật liệu, công nghệ và kỹ thuật của nghệ thuật
ứng dụng và nghệ thuật tạo hình - NCKH cấp bộ
7. Oxford advanced learner’s dictionary Oxford university press 1995
8. Rethinking Design (1992), Mohawk Paper Mills, Inc
9. Từ điển Anh -Việt (English-Vietnamese Dictionary unabridged), Nxb Giáo
dục 1995.
10.Từ điển Anh -Việt (English-Vietnamese Dictionary unabridged), Nxb
Khoa học Xã hội 1993.
11.Từ điển Anh-Việt & Việt-Anh thường dùng (English–Vietnamese and
Vietnamese - English Dictionary), Nxb Khoa học Xã hội- Hà Nội.
12. Từ điển Việt –Anh, Nxb Thế giới 1995.
13. Thuật ngữ Mỹ thuật Pháp-Việt & Việt- Pháp,UBKHXHVN-Viện Ngôn ngữ
học 1970
b/ Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn, chúng tôi sử dụng các thủ pháp phân tích ngôn ngữ học thống kê,
phân tích cấu trúc và phân tích ngữ nghĩa các thuật ngữ khảo sát. Từ đó xác định các đặc điểm
của thuật ngữ mỹ thuật Anh-Việt. Chúng tôi cũng sử dụng thủ pháp so sánh đối chiếu các
thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh với thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt để tìm ra nét tương đồng và
khác biệt giữa thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh và tiếng Việt.
4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
4
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn được trình bày ở 3
chương sau:
Chương 1: Một số cơ sở lý luận.
Chương 2: Đặc điểm của thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh.
Chương 3: Bước đầu khảo sát thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt và so sánh với
hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh.
References
SÁCH TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Tài Cẩn (2004). Ngữ pháp tiếng Việt (tiếng- từ ghép- đoản ngữ). Nxb
HQGHN.
2. Đỗ Hữu Châu (1962). Giáo trình tiếng Việt tập 2. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Đỗ Hữu Châu (1999) Các bình diện của từ và từ tiếng Việt. Nxb ĐHQGHN.
4. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997).Cơ sở ngôn ngữ học
và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Hồng Cổn (2001).“Vấn đề tương đương trong dịch thuật”. Tạp chí Ngôn
ngữ số11
6. Hữu Đạt,Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan (1998).Cơ sở tiếng Việt. Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
7. Nguyễn Thiện Giáp (1998). Từ vựng học tiếng Việt. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Thiện Giáp (2003). Dẫn luận ngôn ngữ . Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Việt Nga (2009) . Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch hệ thuật
ngữ du lịch Anh – Việt, Luận văn thạc sĩ.
10. Nguyễn Thị Bích Hà (2000). Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thương mại Nhật - Việt
Nxb khoa học xã hội
11. Hoàng Văn Hành (1983). “Về sự hình thành và phát triển thuật ngữ tiếng Việt”.
Tạp chí ngôn ngữ số 4.
12. Vũ Quang Hào. Hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt, ĐHTHHN, 1991.
13. Hoàng Xuân Hãn.(1948). Danh từ khoa học .Nxb Vĩnh Bảo, Sài Gòn
14. Phạm Cao Hoàn (1998) .Hội họa thời phục hưng. Nxb Mỹ thuật
15. Bùi Mạnh Hùng (2008). Ngôn ngữ học đối chiếu . Nxb Giáo dục .
16. Lưu Vân Lăng (1977). “Thống nhất quan niệm về tiêu chuẩn của thuật ngữ khoa
học”. Tạp chí Ngôn ngữ số 1.
17. Lotte D .S, Nguyên lý xây dựng hệ thuật ngữ khoa học kỹ thuật, tài liệu dịch của
Viện ngôn ngữ học, D.355.
5
18. Hoàng Phê (chủ biên) (2008) . Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng.
19. Nguyễn Kim Thản (1963, 1964). Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt. Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội, tập I; tập II.
20. Nguyễn Thị Kim Thanh (2000) .Luận án tiến sỹ: Khảo sát việc tiếp nhận và sử
dụng thuật ngữ điện tử – tin học viễn thông tiếng Anh trong tiếng Việt hiện đại.
Nxb Đại học KHXH& NV, Hà Nội.
21 .Huỳnh Phạm Hương Trang (1996) .Bí quyết vẽ màu nước. Nxb Mỹ thuật
22. Nguyễn Văn Tu (1966). Khái luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục Hà Nội .
23. Nguyễn Văn Tu (1968). Từ vựng học tiếng Việt hiện đại. Nxb Giáo dục Hà Nội .
24. Viện Mỹ thuật. Mỹ thuật ứng dụng (1986) ( kỷ yếu Hội nghị khoa học lần thứ nhất)
25. Lê Huy Trường (1999). Ngữ pháp tiếng Anh, Nxb Giáo dục
26. N.V.Xtankêvich (1982) Loại hình các ngôn ngữ. Nxb đại học và trung học chuyên
nghiệp Hà Nội
27. Đoàn Thúy Qùynh (2007). Khảo sát hệ thuật ngữ khí tượng thúy văn tiếng Anh ,
Luận văn thạc sĩ.
28. Lê Quang Thiêm (2008). Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ . Nxb ĐHQGHN .
SÁCH TIẾNG NƢỚC NGOÀI
* Tiếng Anh:
29. Mohawk Paper Mills, Inc (1992) . Rethinking Design
30. The Finnish Foreign Trade Association . Finland (1989). Design in Finland
31. Little, Nina F (1982) American decorative wall painting . New York .
32. Patricia Seligman (1991) . Oils . Edition published in London
33. Patricia Seligman (1988) . Painting murals . North light bôks . Ohio
34. Barker, M (1992). A Coursebook on translaion. London and New York
35. Jackson. H & Amvela (2000). E. Word, meaning and Vocabulary: An introduction
to modern English lexicology. Trowbridge Cromwell
36. Newmark, P (1988). Translation equivalence: Nature in the encyclopedia of
language and linguistics. Oxford.
37. Randolph Quirk (1998), A university grammar of English, Sedney Greenbau.
38. Penny Ur (1996) Acourse in language teaching. Cambridge University Press
*TIẾNG NGA
39. Kyзьин H. Π, K onpocы o cyщнocmu mepмuнa . “ Becтник МГУ ” , 1962 ,
вып. 4.
40. Винokyp Г.О, О нeкomopых яьлeнuях cлoьooбpaзoьaнuя oб pyccкоŭ
6
meхнuчecкоŭ mepмuнолozuны , “ Γpyды Mock .Ин –тиcтopии , филocoфии и
литepaтypы”.Τ. 5.Cбopник cтaтeŭ no языкознaнию,AH CCCP, M., 1939.
41. Moиceeв A. И, O языко оŭ npupoбе mepмuна “ Лингвиcтические пpoблемы
нayчнo –техническоŭ теpминoлогии” , Hayka, M, 1970 .
42. Bиногpaдов B.B , Pycckuŭ язык. Гpaммamuчeckoe yчeнue o cлoьe , Yчпeгиз,
M., 1947 .
43. Бoльшaя co emckaя энцkлоneбuя., T .25, Coветская э чиклoпедия , M.,
1976.
44. Axмaнoвa O. X, Cлоьаpь лuн ucmuчeckux mepмuноь , Coвeтckaя
энциkлопедия , M.,1966.
WEBSTES
45. http:// en.etymology Dictionary – word origins - word
46. http:// en.wikipedia.org
47. http:// baylon 8 dictionnaries
48. http:// Oxford University Press, 2004 ,
59. http:// lingoes
50. http:// Oxford American Dictionary
51. http:// Encyclopaedia Britannica
52. Aristotle (384 – 322 BCE), Greek Philosopher .