Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

TÌM HIỂU VỀ NẠN BUÔN NGƯỜI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.38 KB, 4 trang )

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
411
TÌM HIỂU VỀ NẠN BUÔN NGƯỜI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LEARNING ABOUT CURRENT HUMAN TRAFFICKING

SVTH: Đỗ Thị Kim Bằng, Hoàng Dương Cẩm Tú
Lớp 06CNQT01, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại Ngữ
GVHD: ThS. Nguyễn Anh Chi
Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ

TÓM TẮT
Hiện nay, Nạn buôn người được xem là một trong những vấn đề toàn cầu, có tầm ảnh
hưởng rất lớn cả về quy mô và tính chất. Bài nghiên cứu chỉ tóm gọn trong phạm vi nguyên nhân
và tác động của vấn đề này, nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của mọi người, góp thêm
tiếng nói trong việc chống lại nạn buôn người đang ngày càng gia tăng.
ABSTRACT
At present, human trafficking is considered one of the global problem, have great influence
both in scale and nature. The paper only summarized in the scope of cause and the impact of this
issue, to raise awareness and understanding of people, contributing more voice in the fight against
human trafficking are increasingly present.
1. Tổng quan về nạn buôn người
Hoạt động buôn bán người đang diễn ra phức tạp, hậu quả gây ra đặc biệt nghiêm
trọng vì nó xâm phạm đến những quyền cơ bản nhất của con người: quyền tự do di chuyển,
lựa chọn, kiểm soát cơ thể, tinh thần và cả tương lai. Tổ chức Liên Hiệp Quốc định nghĩa
Nạn buôn người: “Việc tuyển dụng, vận chuyển, và tiếp nhận một người nhằm mục đích
khai thác tình dục hay thương mại bằng vũ lực, gian lận, cưỡng ép hoặc lừa gạt” để thu lợi
nhuận. Thực trạng về nạn buôn người khác nhau theo từng quốc gia, từng khu vực. Hình
thức rõ ràng nhất, là buôn bán phụ nữ và trẻ em để bóc lột tình dục. Nhưng khắp nơi trên
thế giới, nam giới, phụ nữ và trẻ em bị buôn bán vì nhiều mục đích khác nhau, bao gồm để
cưỡng bức lao động trong các ngành công nghiệp như khách sạn, xây dựng, lâm nghiệp,
khai thác mỏ hoặc nông nghiệp, lao động cực nhọc trong gia đình và công xưởng, với các


hình thức nhận con nuôi bất hợp pháp, hoặc để lấy các bộ phận cơ thể.
Liên Hợp Quốc ước tính, tại mỗi thời điểm có khoảng 2,5 triệu nạn nhân bị buôn
bán trên toàn thế giới, đa phần đến từ Châu Á - Thái Bình Dương. Nạn buôn người rất phổ
biến, là hoạt động thương mại bất hợp pháp và trở thành ngành công nghiệp tội phạm lớn
thứ 3 trên thế giới sau ma túy và mua bán vũ khí, bọn tội phạm buôn người kiếm được trên
10 tỉ USD mỗi năm, thông qua việc mua và bán người. Hậu quả của nạn buôn người rất
ghê gớm. Nạn nhân phải hứng chịu tổn thương tâm sinh lý, bị lạm dụng, hãm hiếp, đe doạ
khủng bố gia đình và có thể chết. Nhưng sự tàn phá còn mở rộng không chỉ cá nhân những
nạn nhân, nó tàn phá cả sức khoẻ, an toàn và an ninh của một quốc gia mà nó đi đến.
Tại Việt Nam, theo Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình 130/CP từ năm 2005
đến nay cả nước đã phát hiện hơn 1.600 vụ mua bán phụ nữ, trẻ em, trong đó có 4.300 phụ
nữ, trẻ em bị mua bán. Riêng 6 tháng đầu năm 2009 đã xảy ra 191 vụ, trong đó có 417 phụ
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
412
nữ, trẻ em bị buôn bán. Cũng Báo cáo trên cho thấy trong số nạn nhân trên thì 60% nạn
nhân bị buôn bán tự trở về, 19% trở về qua con đường giải cứu, 21% qua con đường trao
trả. Trong đó có 60% tổng số vụ mua bán sang Trung Quốc, 11% sang Camphuchia, số còn
lại sang Lào qua tuyến hàng không, tuyến biển để bán ra một số nước khác. Địa phương
xảy ra tình trạng trên nhiều nhất là Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội,
Nghệ An, Lai Châu, Bắc Giang…
2. Nguyên nhân của nạn buôn người
Theo kết quả nghiên cứu về thực trạng phụ nữ, trẻ em bị lừa bán ra nước ngoài do
Bộ Công an hợp tác với tổ chức UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc) thực hiện,
nguyên nhân chủ yếu để dẫn đến tình trạng trên ngày càng tăng là do đời sống kinh tế còn
nghèo nàn, trình độ dân trí, sự hiểu biết còn thấp. Nạn nhân của những đường dây “buôn
người” thường tập trung ở nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, các tỉnh giáp biên giới.
Phần lớn các nạn nhân là người mù chữ hoặc chỉ dừng lại ở cấp tiểu học. Nghề nghiệp của
các nạn nhân trước khi bị lừa bán ra nước ngoài chủ yếu là làm ruộng và thất nghiệp.
Những khó khăn trong cuộc sống, hạn chế về trình độ nhận thức đã “đẩy” họ trở thành
“miếng mồi” ngon cho những tên buôn người. Với những lời hứa hẹn, giúp đỡ một việc

làm ổn định, thu nhập cao, hoặc lấy một người chồng nước ngoài khá giả, những cô gái
nghèo, nhẹ dạ đã bị lừa đưa sang đất khách quê người. Cũng có những cô gái trẻ, thích
hưởng thụ, bị dụ dỗ đi du lịch, tham quan… và rơi vào cảnh ngộ bị bán. Đau đớn hơn, có
những nạn nhân bị chính những người thân của mình lừa gạt đem đi bán.
Bên cạnh đó, có thể nói, sự gia tăng nhanh chóng hoạt động buôn người chủ yếu là
kết quả của toàn cầu hóa khiến sự phân hóa giàu, nghèo và thiếu việc làm ngày càng tăng.
Cộng với những bất cập, sơ hở trong công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội chính là
những điều kiện để bọn tội phạm lợi dụng hoạt động, nhất là trong quản lý người nước
ngoài, quản lý nhận hộ khẩu, quản lý an ninh biên giới, xuất nhập cảnh, hôn nhân và con
nuôi có yếu tố nước ngoài Nhiều đối tượng người nước ngoài, lợi dụng chính sách đối
ngoại mở cửa và hội nhập vào nước ta núp dưới danh nghĩa ký kết, làm ăn kinh tế, tham
quan, du lịch…cấu kết với một số cò mồi, môi giới trong nước hình thành đường dây buôn
người xuyên quốc gia.
Mặt khác, việc mất cân bằng giới tính hiện nay cũng là một vấn đề lớn. Bởi vì có
nhiều đàn ông không tìm được vợ, nhất là những người nghèo và ít học. Khi đó, họ sẽ có
nhu cầu thỏa mãn về sinh lý, gây ra nhiều vấn đề xã hội khác như: nạn mại dâm, buôn bán
phụ nữ và trẻ em, nô lệ tình dục, sinh hoạt tình dục bừa bãi… khiến tội phạm buôn bán phụ
nữ và trẻ em ngày càng tăng. Đặc biệt, tệ nạn buôn người ở tiểu vùng Mekong dễ làm
người ta liên tưởng đến cảnh phụ nữ, trẻ em từ nước này bị buôn sang nước khác để hành
nghề mại dâm, nhất là những quốc gia có phần biên giới chung hoặc lân cận nhau như Việt
Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Campuchia, Thái Lan - Miến Điện, Lào - Campuchia.
Hơn nữa, Luật xử phạt các đối tượng môi giới buôn bán phụ nữ, trẻ em hiện nay
vẫn chưa nghiêm và chưa đủ sức răn đe với các đối tượng vi phạm. Ví dụ: ở Việt Nam,
việc xử lý hành vi vi phạm của những đối tượng tổ chức môi giới xem mặt cô dâu trái pháp
luật chỉ ở mức xử lý vi phạm hành chính, chế tài phạt còn rất nhẹ (từ 1 triệu đến 3 triệu
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
413
đồng/vụ). Điều này dẫn đến việc ham lợi và coi thường pháp luật của bọn tội phạm. Đó là
chưa kể đến việc bọn tội phạm buôn người thường xuyên thay đổi phương thức hoạt động,
luôn tìm cách luồn lách, né tránh và tìm mọi cách đối phó với cơ quan bảo vệ pháp luật đã

gây không ít khó khăn cho các lực lượng chức năng.
Ngoài ra, công tác truyền thông đại chúng chưa thật sự hiệu quả. Việc truyền thông
bề rộng thì rất nhiều, nhưng chưa đi vào bề sâu. Chẳng hạn như đi đến các cộng đồng nhỏ
bé cụ thể ở các làng quê để phổ biến cho người dân biết được những thủ đoạn phức tạp và
tinh vi của bọn buôn người cũng như những điều cảnh giác cần biết khi phụ nữ phải đi làm
ăn xa. Vậy nên truyền thông thì rất nhiều, nhưng số nạn nhân của tình trạng buôn người
vẫn tiếp tục gia tăng.
3. Ảnh hưởng của nạn buôn người
Chúng tôi không thể thống kê toàn bộ về quy mô và thực trạng của nạn buôn người,
nhưng có sự nhất trí chung là nạn buôn người có ảnh hưởng gần như mọi quốc gia trên thế
giới. Vấn đề này được xem là vấn đề toàn cầu. Nạn buôn người là một mối đe dọa đa
chiều. Thứ nhất nạn buôn người có ảnh hưởng đối với sức khoẻ cộng đồng. Theo báo cáo
kết quả của những nghiên cứu trước cho thấy, 38% các nạn nhân được cứu thoát bị nhiễm
HIV/AIDS, cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục và bệnh lao, những ảnh
hưởng về mặt sức khỏe: những hành động bạo lực dã man làm gãy xương, mất khả năng
nhận thức và hiếp dâm tập thể. Những biến chứng liên quan đến việc phá thai, các vấn đề
về dạ dày, sút cân, chấy rận, sự phiền muộn dẫn đến muốn tự sát, nghiện rượu và nghiện
ma túy, 95% nạn nhân đã bị tấn công bằng bạo lực hoặc bị cưỡng bức quan hệ tình dục, và
hơn 60% nạn nhân, gặp phải sự mệt mỏi, có các triệu trứng về thần kinh, các vấn đề về dạ
dày, đau lưng, chảy mủ âm đạo, các bệnh truyền nhiễm phụ khoa. Những hậu quả về mặt
sức khỏe ít rõ ràng hơn của tội buôn người vì mục đích tình dục là ung thư cổ tử cung gây
nên bởi virus, là loại bệnh phổ biến hơn ở những phụ nữ phải quan hệ tình dục với nhiều
người đàn ông. Chẳng hạn như, hai nghiên cứu từ Ấn Độ đã cho thấy tỉ lệ HIV ở những em
gái làm nghề mại dâm cao hơn so với những phụ nữ làm nghề này (12,5% so với 5,4% và
27,7% so với. 8,4%).
Ảnh hưởng tiếp theo của nạn buôn người là những tổn thất về người và xã hội do
buôn người gây ra. Nạn nhân buôn người phải trả một cái giá khủng khiếp. Tổn thương về
tâm lý và thể chất, bệnh tật rồi phát triển lệch lạc, và thường là những di chứng vĩnh viễn.
Hành vi buôn người vi phạm phổ biến của con người đó là quyền được sống, quyền
tự do và quyền được giải phóng khỏi mọi hình thức nô lệ. Buôn bán trẻ em vi phạm quyền

thiêng liêng của trẻ em được lớn lên trong một môi trường được bảo vệ và quyền không bị
lạm dụng hay bóc lột dưới bất cứ hình thức nào. Bên cạnh đó, nạn buôn người cũng dẫn
đến nguy cơ phá vỡ cấu trúc xã hội : Buôn người chia lìa trẻ em với cha mẹ và gia đình.
Lợi nhuận từ việc buôn người khiến cho tệ nạn này bén rễ ở một cộng đồng nhất định và
cộng đồng này sau đó lại nhiều lần bị khai thác như một nguồn cung cấp nạn nhân. Nguy
cơ trở thành nạn nhân của bọn buôn người khiến cho các nhóm dễ trở thành nạn nhân như
phụ nữ trẻ và trẻ em phải trốn đi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học hành và cơ cấu
gia đình họ. Thất học khiến cơ hội phát triển kinh tế trong tương lai của nạn nhân giảm đi
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
414
và làm tăng nguy cơ họ bị tiếp tục bị buôn bán. Những nạn nhân trở về được với cộng đồng
thường bị bêu riếu hoặc tẩy chay. Việc hồi phục từ các chấn thương, nếu có, cũng phải mất
cả đời. Mặt khác, nạn buôn người làm gia tăng tội phạm có tổ chức: Theo Cục Điều tra
Liên bang Hoa Kỳ, việc buôn người có doanh thu hàng năm ước tính lên tới 9,5 tỷ đô-la
Mỹ. Buôn người có liên hệ chặt chẽ với nạn rửa tiền, buôn ma túy, giả mạo giấy tờ và nhập
cư trái phép. Những nơi mà tội phạm có tổ chức phát triển thì chính phủ và luật pháp trở
nên yếu kém và mất tác dụng. Tiếp đó, nó làm suy yếu nguồn vốn con người của các quốc
gia và kìm hãm sự phát triển, cùng theo đó là tổn hại đến sức khoẻ con người và làm suy
yếu quyền lực của chính phủ. Cuối cùng, nó cũng thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia
trong khu vực ngày càng khăng khít hơn trong việc chống nạn buôn người.
4. Kết luận
Nạn buôn người thật sự đã trở thành vấn nạn toàn cầu, đe dọa không chỉ trong từng
quốc gia mà còn cả toàn bộ thế giới. Thực tế của nạn buôn người thì chúng tôi không thể
thống kê toàn bộ được, nhưng đây là vấn đề có tầm ảnh hưởng rất lớn, không một quốc gia
riêng rẽ nào có thể giải quyết được, mà cần có sự phối hợp giữa các quốc gia trong khu vực
nói riêng và trên thế giới nói chung. Vậy có nên thiết lập một khung pháp lý để xử lý các
vấn đề toàn cầu, trong đó, cốt lõi là vấn đề về nạn buôn người. Bản thân mỗi quốc gia cũng
cần có những biện pháp thiết thực nhất nhằm ngăn chặn tình trạng buôn người đang ngày
càng phát triển trên khắp thế giới.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Chương trình biểu diễn MTV EXIT miễn phí tại Việt Nam

[2] Hoài Thương - Hoàng Thảo: Nhức nhối nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài

[3] Trương Hoàng: Nóng bỏng nạn buôn người và du lịch tình dục trẻ em

[4] Thuận Thiên: Quyết tâm đẩy lùi nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em
[5] Lê Hằng: Nhức nhối nạn buôn người

×