CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
1. NHÓM TRONG ĐỜI SỐNG CHÚNG TA
Nguyễn Thị Oanh
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Ca dao)
Từ xa xưa ông cha ta nhắc nhở rằng cá nhân đơn thân độc mã sẽ chẳng làm
được điều gì có ý nghóa. Còn khoa học thì nhấn mạnh về bản chất xã hội của loài
người. Một cá nhân không thể thành người nếu lớn lên trong một môi trường không có
con người. Chúng ta không thể lớn lên, học tập, lao động sản xuất, vui chơi giải trí mà
không thông qua một nhóm. Và mỗi chúng ta là thành viên của nhiều nhóm khác nhau
mang tính tự nhiên hay được thành lập.
1.1. Nhóm tự nhiên.
Đứa bé sinh ra, được nuôi dưỡng, lớn lên, học những điều hay lẽ phải là nhờ
tương tác với cha mẹ, anh chò em, ông bà. Đó là gia đình, nhóm cơ bản nhất mà không
có nó trẻ không thành người được. Đi chập chững là bé bò thu hút mạnh mẽ bởi trẻ cùng
trang lứa trong xóm. Tưởng là chỉ để vui chơi nhưng thực chất bé học rất nhiều, học
những điều cơ bản để trở thành một công dân tốt được xã hội chấp nhận. Bé học chia
sẻ đồ ăn, đồ chơi để được nhóm bạn thương yêu. Bé Dũng ở nhà dành ăn với em nhưng
bé lấy bánh kẹo của gia đình đem cho bạn. Lớn lên một chút, chơi đánh , cút bắt bé
chòu bò phạt nếu làm sai. Đó là bước đầu để em học tuân thủ luật lệ sau này. Đến tuổi
thiếu niên khi muốn tự khẳng đònh mình như độc lập (có khi đối lặp) với cha mẹ, em
gắn bó với nhóm bạn nơi mà em tìm một chỗ dựa an toàn.
Người ta gọi gia đình, nhóm bạn (hay đồng đẳng) là nhóm cơ bản hay nhóm đệ
nhất đẳng vì chúng mang tính quyết đònh đối với sự hình thành nhân cách của trẻ và
mối quan hệ gắn bó trong các nhóm này vô cùng mật thiết, chặt chẽ. Những điều hay
lẽ phải được khắc sâu trong đầu trẻ, những hành động tích cực như tôn trọng, chia sẻ,
thương yêu người khác không do những lời lên lớp đạo đức của người lớn mà do bé
muốn làm vui lòng cha mẹ, bạn bè để nhận được từ họ những tình cảm yêu thương,
chấp nhận, vỗ về. Nhu cầu về tình cảm này càng được thỏa mãn tốt thì bé càng có khả
năng hình thành một nhân cách hài hòa, sung mãn. Người ta cũng gọi đây là quá trình
xã hội hóa.
Thực chất suốt đời chúng ta tìm cách thỏa mãn các nhu cầu từ vật chất đến tinh
thần thông qua các nhóm như nhóm bạn thân ở trường học, cơ quan, khu phố, thân tộc
cùng với gia đình, nhóm bạn chơi hồi nhỏ, người ta gọi đây là những nhóm tự nhiên.
1.2. Nhóm được thành lập.
Nhưng để duy trì sự sống của xã hội vô số các nhóm được thành lập mà chúng
ta tham gia để học tập, sản xuất, duy trì sức khỏe, vui chơi giải trí, giải quyết các khó
khăn trong đời sống. Ví dụ :
- Ban giám đốc một cơ quan xí nghiệp
- Phòng ban chuyên môn
- Tổ lao động sản xuất
- Tổ thảo luận trong lớp học
- Nhóm Tín dụng tiết kiệm
- Nhóm Bạn giúp Bạn
- Câu lạc bộ Sức khỏe v.v
Trong số này có những nhóm có sẵn mà chúng ta được chỉ đònh vào những
phòng ban hay đăng ký tham gia như CLB sức khỏe. Tuy nhiên NVXH và các đối
tượng có thể cùng nhau thành lập nhóm như nhóm Tín dụng, nhóm Bạn giúp Bạn
1.3. Mọi cá nhân đều tham gia các nhóm để thỏa mãn các nhu cầu khác nhau.
Đó là để :
- Được công nhận : Tất cả chúng ta đều cần được người khác biết tới mình, tên
tuổi mình, công lao của mình. Vậy mà trong đời sống thường ngày nhu cầu này hay bò
bỏ quên.
+ Trong một lớp học quá đông học sinh, trẻ được xem như cá mề một
lứa. Tham gia sinh hoạt đội, được anh chò phụ trách biết tên, khen ngợi về một hành vi
tích cực, thích biết bao.
+ Cụ ông nọ thui thủi một mình, con cháu đi suốt ngày không ngó ngàn
tới. Vào CLB dưỡng sinh cụ được người khác nghe cụ nói chuyện. Sự buồn tủi với đi
phần nào.
Được người ta biết tới mình, ai cũng cần mà ai cũng quên đáp ứng cho người
khác. Trong nhóm ít người, điều đó dễ thực hiện hơn
- Được quan tâm chăm sóc : trẻ hay già, khỏe mạnh hay đau yếu, nam hay nữ ta
cần nó như hơi thở.
- Được chia sẻ tình bạn : nhất là ở tuổi trẻ, và tuổi già khi ta cần được sự nâng
đỡ tinh thần hay ít còn cơ hội đi đứng, gặp gỡ ở tuổi lao động.
- Được học tập : ta cần nâng cao hiểu biết và kỹ năng suốt đời để đối phó với
những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Sau khi rời ghế nhà trường học kinh nghiệm của
bạn là rất cần thiết và hiệu quả.
- Được đóng góp cho xã hội : một xu hướng phổ biến nhưng sai lầm của những
người làm CTXH là hay giúp bằng cách ban bố, làm giùm, làm thay. Họ quên rằng ở
mọi người nhu cầu được cho cũng quan trọng như nhu cầu được nhận. Cụ già yếu đuối,
em bé khuyết tật, đứa trẻ bụi đời, một cô gái lỡ lầm sẽ không tự vươn lên bằng những
lời giảng đạo đức hay lời khuyên tốt đẹp mà khi họ được tạo điều kiện để làm điều gì
đó có ích cho người khác. Qua đó họ lấy lại niềm tự tin, thấy được giá trò của mình để
lấy đó làm bệ phóng cho sự vươn lên cao hơn nữa.
Ai trong chúng ta cũng thích là người có ích.
Để thỏa mãn những nhu cầu kể trên của con người, người ta lập ra các nhóm
CTXH để trò liệu, để giúp khả năng thích nghi, hòa đồng với xã hội, lấy lại niềm tin, để
đóng góp cho cộng đồng.
1.4. Tuy nhiên tạo ra và nhất là duy trì các nhóm tốt không dễ dàng chút nào.
Biết bao nhiêu nhóm bắt đầu thì đầu voi nhưng kết thúc thì đuôi chuột. Trong
chúng ta ai cũng có vài lần bỏ cuộc trong một nhóm vì nó không đem lợi ích nào mà có
khi còn gây buồn phiền nữa.
Bởi lẽ nhóm như con người, không phát triển đúng theo quy luật cũng trở nên ra
còm cỏi, bệnh tật rồi chết yểu. Nhóm có vấn đề làm tổn thương cho nhân cách, làm trì
trệ sản xuất, thậm chí làm chậm bước tiến của cả một dân tộc.
Gia đình, khi các thành viên xâu xé nhau, không còn là mái ấm, mà đẩy trẻ em
ra đường phố sống lang thang. Chất keo sơn của nhóm bạn thanh niên thay vì đem lại
sự an toàn tâm lý lại trở thành áp lực khiến em sa vào nạn ma túy. Sản xuất trì trệ vì tổ
trưởng bất đồng ý kiến với một số công nhân. Ban giám đốc không lấy quyết đònh được
vì chia rẻ nội bộ.
1.5. Người Việt Nam tự nhìn lại mình.
Gần đây một công trình nghiên cứu cấp quốc gia dưới sự bảo trợ của Liên hợp
quốc về phát triển nguồn nhân lực kết luận rằng một trong những điểm yếu nhất của
chuyên gia Việt Nam là không biết làm việc theo tinh thần đồng đội
(ê-kip). Chúng ta chẳng hay nói đùa với nhau như thế này sao?
“Một người Việt Nam có thể bằng hay hơn một người Nhật, nhưng 3 người Việt
Nam lại thua hẳn 3 người Nhật”.
Đối với họ 3 cây chụm lại không chỉ là 3 cây (1+1+1=3) mà trở thành hòn núi
cao (nghóa là 1+1+1 có thể là 5,6 hay hơn nữa).
Dân gian ta cũng có câu :
Lắm thầy thối ma
Nghóa là 1+1+1 có thể trở thành 2 hay thậm chí 0, vì sự bất hợp tác và xâu xé
nhau làm giảm hiệu quả của nhóm.
Còn nhóm của bạn thì như thế nào?
1+1+1=3? 4 hay 0?
Lắm kẻ bi quan cho rằng đây là một tật cố hữu, một nét dân tộc đã ăn sâu rất
khó sửa. Chúng tôi không nghó vậy, đây chẳng qua là một vấn đề của giáo dục, đào
tạo. Người Nhật quan tâm dạy tinh thần kỷ luật và hợp tác cho trẻ từ tấm bé. Đặc biệt
trong đào tạo người quản lý họ đặt vấn đề này thành ưu tiên hàng đầu và thực hiện
bằng nhiều biện pháp cụ thể. Có thế thôi
2. NHỮNG HIỂU BIẾT KHOA HỌC
LIÊN QUAN ĐẾN NHÓM.
2.1. Tương tác trong nhóm giúp thay đổi hành vi.
Dưới đây là một cuộc thực nghiệm lý thú :
Sau thế chiến thứ II thực phẩm trở nên vô cùng khan hiếm mà một
nguồn đáng kể bò lãng phí là lòng bò mà các bà nội trợ phương Tây chê
không chòu dùng. Để góp phần làm thay đổi thói quen dinh dưỡng này,
một thói quen khó thay đổi nhất, người ta tiến hành cuộc thực nghiệm
sau đây :
Một số bà nội trợ có đặc điểm về trình độ kinh tế xã hội tương đương
được mời tới nghe thuyết trình về giá trò dinh dưỡng của lòng bò. Khi ra
về họ được phát các tờ bướm dạy cách chế biến để tránh những mùi vò
mà trước đây họ không thích và làm cho món ăn hợp khẩu vò hơn. Một
thời gian sau các nhà nghiên cứu kiểm tra tình hình và kết quả là 3%
các bà đã sử dụng lòng bò.
Song song đó với một nhóm khác tương đương về số lượng và đặc điểm
kinh tế xã hội được chia thành nhiều nhóm thảo luận. Dưới sự hướng
dẫn của các nhà tâm lý, các bà tha hồ trao đổi, nêu thắc mắc. Sau khi
các bà được đã thông tư tưởng, người ta mới phát các tờ bướm chỉ cách
chế biến lòng bò. Cũng thời gian sau kiểm tra lại, kết quả là 32% các
bà đòi sử dụng lòng bò.
KẾT QUẢ SỬ DỤNG LÒNG BÒ BẰNG PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình 3% Thảo luận nhóm 32%
Khi nghe thuyết trình từ trên xuống, các
bà thụ động, cảm thấy xa lạ với vấn đề.
Họ tham dự một cách vô danh không thấy
trách nhiệm gì đối với việc áp dụng bài
học.
Các bà có tương tác với nhau. Được nói
lên suy nghó riêng, nêu thắc mắc. Họ có
thể giúp nhau khắc phục khó khăn giải
đáp thắc mắc và có khi còn rủ nhau làm
thử. Dường như vì có trao đổi nên có một
sợi dây ràng buộc họ với nhau. Một khi đã
tuyên bố sẽ thử làm thì họ cảm thấy có
trách nhiệm giữ lời hứa.
Sau đó nhiều cuộc nghiên cứu khác cho thấy rằng ảnh hưởng của nhóm nhỏ trên
hành vi con người rất lớn. Tính chất các mối quan hệ càng chặt chẽ thì ảnh hưởng càng
lớn. Để một công nhân lè phè vào một nhóm tích cực anh ta sẽ trở nên tích cực. Đưa
một bé chưa ngoan vào một nhóm trẻ tốt bé sẽ thay đổi theo bạn. Đối với cả hai sự
chấp nhận của nhóm là vô cùng quan trọng. Cách làm này hiệu quả hơn hẳn những lời
nói dài dòng.
2.2. Những ứng dụng của nhóm.
2.2.1. Giáo dục thay đổi thái độ và hành vi.
Theo các nhà giáo dục học, giáo dục ở mọi cấp và trong mọi lãnh vực phải
nhằm cùng lúc 3 mục tiêu. Đó là thay đổi :
- Nhận thức : hay thu nhận thêm kiến thức
- Thái độ : hay cảm xúc, cách đánh giá sự việc
- Hành vi : hay học thêm kỹ năng
Hay nói theo người Pháp sau khi học, học viên phải :
- Biết
- Biết sống
- Biết làm
Việt Nam ta thì nói : dạy chữ, dạy người, dạy nghề. Hồ Chủ Tòch đã nhấn mạnh
:
Mở lớp huấn luyện là việc rất cần. Nhưng phải hiểu rằng
học cốt để LÀM. Học mà không làm được học mấy cũng vô ích
Giữa BIẾT và LÀM luôn có khoảng cách. Ai cũng biết hút thuốc là có hại
nhưng bỏ được thuốc là vô cùng khó khăn. Các chò trong nhóm giáo dục đồng đẳng có
thể nói vanh vách về việc sử dụng bao cao su nhưng thực tế số dám và biết thương
lượng với khách hàng rất ít.
Xã hội ta chưa thành công lắm trong giáo dục thay đổi thái độ và hành vi còn
dựa quá nhiều vào lời nói để truyền đạt kiến thức từ trên xuống. Mà trong hoạt động
phong trào, đoàn thể, giáo dục cộng đồng tạo được sự thay đổi trong thái độ và hành vi,
giúp cho đối tượng biết hành động khác đi mới là chính yếu. Nhưng tới nay ta chưa
khắc phục được sai lầm về phương pháp này. Dù người xưa và Hồ Chủ Tòch cũng đã
nhắc nhở, phê phán:
Người khôn nói lắm dẫu cũng nhàm
Ca dao
Lúc “ông cán” nói, người ngáp, kẻ ngủ gục mọi người mong ông thôi đi, để về
nhà cho mau. Ai hiểu gì đâu mà thảo luận.
Viết dài mà rỗng, thì không tốt. Viết ngắn mà rỗng cũng không hay Nhưng
trước hết phải chống nói rỗng lại dài
Trong cuộc thử nghiệm về việc sử dụng lòng bò ta thấy hiệu quả về mặt thay
đổi hành vi của thảo luận nhóm cao cấp 10 lần so với thuyết trình.
Các nhà giáo dục hiện đại ngày càng thấy vai trò của các họ gọi là học theo
chiều ngang (horigontal learning) nghóa là học ở bạn. Học theo chiều dọc (vertical
learning) hay học thấy luôn luôn cần thiết để thêm kiến thức nhưng học bạn thì sự thay
đổi hành vi diễn ra nhanh hơn.
Điều rất đáng tiếc là ta lại quên đi kho tàng hiểu biết của dân tộc :
Học thầy không tày học BẠN
Ca dao
Cũng như lời dạy của Hồ Chủ Tòch :
Học ở trường, học ở sách, học ở BẠN, học ở nhân dân
Ta có thể áp dụng chân lý này trong rất nhiều hoạt động đoàn thể và CTXH. Vì
chân lý này mà ngày nay trước đại họa HIV thế giới đã đưa phương pháp giáo dục
đồng đẳng lên hàng đầu.
Vài ví dụ khác :
- Chi em phụ nữ khi nghe bác só nói về kế hoạch hóa gia đình vẫn còn sợ, nhưng
nếu trong bạn bè họ có người sử dụng vòng tránh thai an toàn họ sẽ sẵn sàng bắt chước.
- Chò em nghèo nghe giảng mãi là nên cho con em đi học nhưng khất mãi trước
những khó khăn của cuộc sống. Vậy mà khi sinh hoạt nhóm tín dụng tiết kiệm thấy bạn
mình lần lượt cho con họ đi học chò cũng cố gắng thu xếp, hy sinh một số chi phí khác.
- Trong giáo dục cộng đồng, muốn thuyết phục một tập thể về một hướng đi nào
đó, tốt nhất không nên giảng dài ma cứ đưa vấn đề ra cho họ thảo luận và chính họ
quyết đònh.
Tất yếu họ sẽ xem đó là ý kiến của họ và họ sẽ áp dụng vào cuộc sống.
2.2.2. Xã hội hóa hay tái xã hội hóa.
Không nên hiểu khái niệm “xã hội hóa” như nó được thông dụng, nghóa là lôi
cuốn toàn xã hội tham gia một hoạt động nào đó như xã hội hóa giáo dục, y tế. Theo
nghóa chuyên môn đây là một quá trình trên cơ sở tương tác với gia đình hay các nhóm
cơ bản khác, đưa trẻ nhập tâm, tuân thủ các quy chuẩn xã hội, các giá trò mà xã hội đề
cao để trở thành một thành viên được xã hội chấp nhận hay một công dân tốt. Cá nhân
trở thành người tốt, biết làm điều hay lẽ phải không phải nhờ những lời giảng khơi khơi
mà nhờ tập tự điều chỉnh để được nhóm chấp nhận. Ví dụ nêu lên về em bé mới biết
chập chững khi chơi với bạn biết nhường nhòn, giúp bạn chia sẻ đồ ăn với bạn. Chính
qua quá trình xã hội hóa này nhân cách hình thành. Nhân cách càng lành mạnh, sung
mãn khi kinh nghiệm tương tác trong nhóm càng tích cực.
Khắp nơi trên thế giới người ta quan tâm cho con mình tham gia đội nhóm như
hướng đạo, nhóm sở thích vì các loại nhóm này rất cần thiết để bổ sung cho gia đình
trong giáo dục trẻ.
Trong CTXH các nhóm trẻ được thành lập với mục đích vui chơi, giải trí, sinh
hoạt dã ngoại, tranh tài thể thao là một loại hình phổ biến. Tuy nhiên cần nhắc
rằng điều quan trọng không chỉ là nội dung chuyên môn mà còn cần quan tâm đến tính
chất của mối tương tác giữa trẻ vì chính đó mới là các nhân tố uốn nắn hành vi của trẻ.
CTXH nhóm cũng nhằm tái xã hội hóa trẻ đã trải qua những kinh nghiệm tiêu cực như
quậy phá, lang thang, hoạt động băng nhóm. Chẳng hạn thông qua các hoạt động thể
thao vui chơi giải trí với sự hỗ trợ của nhân viên xã hội trẻ tập tôn trọng luật chơi, tập
hợp tác giúp đỡ lẫn nhau thay vì cấu xé nhau. Các nhân cách hay thống trò trong tập thể
sẽ dần dần tập tôn trọng đồng đội, có thái độ dân chủ. Các em ích kỷ tập nhận trách
nhiệm trong nhóm, giúp đỡ các nhóm viên khác sẽ bỏ dần xu hướng này. Nhân viên xã
hội có thể giúp các em xây dựng các chương trình hoạt động tích cực hoặc hỗ trợ cho
các em tự hình thành những quy tắc nhóm tốt như không chửi thề, không đánh nhau,
không phá phách người đi đường v.v Sự thay đổi hành vi dưới tác động của tập thể sẽ
dễ dàng hơn là khi nhân viên xã hội làm việc với từng cá nhân.
2.2.3. Nhóm hành động.
Trong đời sống hàng ngày người tích cực liên kết với nhau để thực hiện các hoạt
động vì lợi ích chung. Ví dụ nhu đội CTXH của Hội Chữ Thập Đỏ, Tổ khuyến học ở
Phường, Nhóm Thanh niên bảo vệ môi trường, an ninh khu phố, một ủy ban PTCĐ ở
đòa phương v.v
2.2.4. Nhóm trò liệu.
Tư vấn hay trò liệu tâm lý có thể áp dụng với từng cá nhân hay với cả nhóm.
Nếu vấn đề vướng mắc không quá sâu sắc thì trò liệu nhóm đạt hiệu quả nhanh vì
những người đồng cảnh ngộ dễ cảm thông và hỗ trợ lẫn nhau.
Công tác trò liệu thường dành cho chuyên gia được đào tạo chuyên môn. Tuy
nhiên do khả năng đem lại sự hỗ trợ tâm lý rất lớn của nhóm, nếu biết tác động tốt các
nhóm đồng đẳng cũng có thể được xem như nhóm trò liệu.
x x
x
Tác động của nhóm như nêu trên rất lớn và thực chất khó phân biệt rạch ròi
giữa 4 mục đích. Nhóm đồng đẳng cũng có chức năng của nhóm hành động khi làm
công tác giáo dục về HIV. Nhóm phụ nữ tiết kiệm cũng mang chức năng xã hội hóa khi
qua đó các chò được nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức giáo dục con cái.
3. ĐƯC VẬN DỤNG ĐÚNG QUY LUẬT NHÓM MỚI
MANG LẠI HIỆU QUẢ
(QUY TRÌNH CTXH NHÓM)
Con người rất cần gia đình để hình thành nhân cách nhưng không cứ sinh ra và
lớn lên trong một gia đình là được phát triển lành mạnh và hạnh phúc. Gia đình phải
hoàn thành thật tốt chức năng của mình mới giúp cá nhân phát triển. Một gia đình luôn
luôn khủng hoảng, rạn nứt không thể thực hiện chức năng xã hội hóa của mình.
Cũng vậy, được xếp vào một nhóm CTXH cá nhân không đương nhiên thay đổi
theo chiều hướng tốt. Xung quanh ta biết bao nhóm hoạt động không hiệu quả, phản tác
dụng, chết yểu.
Muốn vận dụng nhóm có hiệu quả cần tuân thủ một số nguyên tắc và phương
pháp sau đây :
3.1. Khái niệm Nhóm nhỏ.
“Nhóm” là một tập hợp người được hiểu theo nhiều nghóa khác nhau, bao gồm
từ một nhóm bạn 2-3 người đến cả một tập đoàn doanh nghiệp hoặc một tập thể xã hội
có những đặc điểm giống nhóm còn gọi là nhóm xã hội.
Trong xã hội học nhóm và nhất là trong CTXH đối tượng là nhóm nhỏ khả dó
tạo sự tương tác mật thiết giữa tất cả các nhóm viên. Người ta còn gọi là quan hệ mặt-
đối-mặt. Như thế nhóm theo nghóa này không thể trên 20 người. Tầm cỡ của nhóm tùy
thuộc vào mục đích nhằm tới.
Ví dụ :
- Một tiểu ban chuyên môn có thể gồm từ 3-9 người, tùy thuộc vào công việc.
- Một đội banh tất yếu là 11 người, còn một nhóm kòch thì tùy theo số vai và
người phụ trách.
- Trong thảo luận nhóm từ 5-7 người là tối ưu. Dưới 5 có khi không dồi dào ý
kiến, quá 7 không tiện cho tất cả được tham gia.
- Nhóm trò liệu từ 3-5 vì phải có thời gian cho từng người tự bộc bạch vì những
trường hợp khó khăn về tâm lý sự diễn đạt thường không dễ dàng.
- Tổ đội thanh niên thì tùy thuộc vào mục tiêu nhưng không nên quá 15 người.
- Nhóm đồng đẳng, nhóm nhằm mục đích xã hội hóa cũng không nên quá 12
người.
- Nhóm mà chơi giải trí của trẻ, nhóm dã ngoại có thể lên tới 20-25 người.
Tổ, đội trong xã hội ta là những khái niệm tương đương.
3.2. Thành lập nhóm.
3.2.1. Mục đích thành lập nhóm phải rõ rệt và được mọi người chia sẻ.
Người phụ trách phải biết mình nhằm mục đích nào : Giáo dục thay đổi hành vi,
xã hội hóa, trò liệu, hành động ? Mục đích này rất cơ bản nhưng phải được cụ thể hóa
với sự tham gia của nhóm viên. Ví dụ nhóm Tín dụng tiết kiệm phụ nữ nghèo nhằm :
giúp vốn làm ăn, tăng khả năng tính toán, quản lý, ý thức nuôi dạy con, ý thức cộng
đồng Đội banh cho trẻ em quậy phá nhằm mục đích xã hội hóa nên nhóm phải đồng
ý, ngoài thi đấu, nhóm phải nhất trí về một số nguyên tắc kỷ luật, tương thân tương trợ
v.v
Nếu không có sự trao đổi cặn kẽ thì nhóm viên sẽ không xem đó là mục đích
của mình và không dấn thân thực hiện.
Ví dụ với ý đồ một đội banh, khi tập họp trẻ lại thì chúng nó có vẻ thờ ơ và có
vài em đề nghò lập một đội rối. Thảo luận một hồi đa số thống nhất lập một đội rối. Ý
đồ của trẻ và chúng sẽ thực hiện với sự hỗ trợ của NVXH. Ý đồ giáo dục nhân cách
vẫn thực hiện được.
Mục tiêu có thể được điều chỉnh qua quá trình làm việc. Tiểu ban vệ sinh môi
trường trong quá trình làm việc cảm thấy nên giáo dục ý thức cho người dân về sức
khỏe. Họ từ từ chuyển thành tiểu ban giáo dục cộng đồng.
Mỗi cá nhân có mục đích riêng (m) có khi trùng lắp, có khi chưa trùng lắp với
mục đích chung của nhóm (M). Ví dụ bé Dũng chẳng quan tâm gì tới bóng đá hay múa
rối, mà chỉ ham bạn. Nhưng sinh hoạt nhóm một thời gian bé trở thành một diễn viên
rối rất linh hoạt. Cô gái kia ở nhà buồn tham gia đội CTXH cho vui thôi, sau một thời
gian cô ý thức sâu sắc về bất công xã hội và trở thành một đội viên tích cực.
Giữ cho mục tiêu nhóm (M) luôn cụ thể, sinh động, hấp dẫn và làm sao cho mục
tiêu của từng cá nhân gắn với mục tiêu nhóm sẽ góp phần duy trì sức sống của nhóm.
HÌNH VẼ
Mục tiêu mà mọi người chia sẻ gắn bó họ với nhau và là động lực thúc giục họ
hành động. Tác viên luôn luôn cần quan tâm đến điều này.
3.2.2. Thành phần nhóm.
a/ Mục tiêu chính là cơ sở để chọn người đưa vào nhóm.
• Lập một đội bóng trẻ em không nên
đưa trẻ yếu ớt, thiếu sức khỏe.
• Trong nhóm học vẽ có một em không
thể ngồi yên 5 phút là thất bại.
• Thảo luận chính sách bảo vệ trẻ em
mà vắng cán bộ chính sách thì vô ích.
• Để diễn một vở kòch chọn số người
theo số vai diễn và những người biết
nhập vai.
- Chọn người Quy đònh bởi
- Số lượng mục tiêu
- Tương đồng và bổ sung
- Tránh những sai lầm phổ biến
b/ Tương đồng và bổ sung.
Cần tập hợp những người có nhu cầu giống nhau, trình độ kinh nghiệm tương
đương thì dễ thông cảm, chia sẻ hơn. Nhưng họ phải bổ sung nhau để làm cho nhóm
phong phú. Ví dụ :
- Có nam có nữ
- Người dở người giỏi
- Người thụ động người tích cực
- Người ít nói, kẻ hay bông đùa
c/ Tránh một số sai lầm phổ biến.
Hoạt động nhóm nhằm tạo cơ hội cho mọi người tham gia nên cần quan tâm
tránh những việc sau đây :
- Đưa một giảng viên hay một người giỏi vượt trội vào một nhóm học tập của
sinh viên, các bạn sẽ thụ động vì mặc cảm thầy trò, thua thiệt
- Đưa 2 người đang có mâu thuẫn sâu sắc trong đời thường, họ sẽ tiếp tục đấu
tranh trong nhóm và dành hết thời gian của nhóm để cãi nhau.
- Đưa một cặp “bài trùng” vào một nhóm họ sẽ ngồi bên nhau tỉ tê suốt buổi
họp khiến cho nhân viên khac lo ra, bực bội.
(Cần nắm vững một số vấn đề thuộc về tâm lý nhóm để tránh. Xem phần 5)
3.3. Duy trì nhóm.
Lập nhóm rất dễ nhưng duy trì nhóm mới thật khó. Dưới đây là một số nguyên
tắc cần quan tâm.
3.3.1. Công việc và con người.
Không ít khi người ta lao vào hoàn thành mục đích chuyên môn cho bằng được
và không quan tâm đến tâm tư, tình cảm của con người trong cuộc.
Khoa học về nhóm cho thấy muốn duy trì nhóm và hoàn thành mục đích đề ra
thì phải coi trọng cả hai khía cạnh như nhau. Vì nhóm viên phải thỏa mãn, đoàn kết
mới duy trì được nhóm để hoàn thành mục đích cuối cùng. Nếu hy sinh con người vì
mục đích chuyên môn thì có khi hoàn thành xong công việc thì nhóm tan rã.
Trong CTXH thì con người quan trọng hơn vì mục đích là giúp họ phát triển,
phục hồi nhân cách hay nâng cao năng lực. Ví dụ có hai nhóm trẻ cùng một mục đích là
xây dựng và diễn một vở kòch. Nhóm A có người trưởng nhóm mạnh, thích sỉ diện và
bằng mọi giá muốn cho nhóm mình đoạt giải. Anh áp đặt từ nội dung đến việc chọn vai
diễn dù nhiều nhóm viên chưa đồng ý hay chưa sẵn sàng. Một số bỏ nhóm từ đầu. Số
còn lại cố gắng tuân thủ mệnh lệnh của anh để diễn thật đạt. Nhóm nhận giải, nhưng
xong việc không ai còn muốn gắn bó với anh trưởng nhóm độc tài. Nhóm tan rã.
Trưởng nhóm B xem đây là dòp để tạo cơ hội cho mọi người thi thố tài năng,
nhất là các bạn nhút nhát tập xuất hiện trước công chúng. Trên hết là tập đoàn kết giúp
đỡ lẫn nhau trong quá trình tập dượt. Nhóm diễn hơi vụng về dù không đoạt giải nhưng
được phụ huynh cỗ vũ vì tất cả các em đều sắm vai. Còn các em thì rất vui, kéo nhau đi
ăn kem và quyết đònh tập một vở khác.
3.3.2. Chương trình hoạt động.
Vở kòch đối với nhóm B là công cụ giáo dục nhân cách. Mọi nhóm đều có
chương trình hoạt động đònh kỳ như : tập vẽ, tập hát, họp nhóm tín dụng, dạy học cho
trẻ em nghèo, chăm sóc các vụ neo đơn. Hoạt động là cơ hội tập hợp, tạo sự tương tác
qua sinh hoạt chung.
Chương trình phải có nội dung, hình thức hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu, trình
độ của nhóm viên. Chương trình càng lý thú khi nhằm tới một mục tiêu cụ thể :
- Từ 7 tháng chò em tổ tín dụng tiết kiệm để chi xài nhân dòp Tết.
- Các em gái lớp may đến cuối giai đoạn tập may chiếc áo Tết của mình.
- Nhóm kòch tập dượt để công diễn vào dòp nào đó.
Nội dung chương trình cũng phải được xây dựng với sự tham gia tối đa của nhân
viên từ khâu chuẩn bò đến khâu thực hiện mới tạo sự lý thú.
3.3.3. Kế hoạch hoạt động.
Thành lập nhóm là để nhằm các mục tiêu thay đổi thái độ và hành vi, xã hội
hóa, trò liệu hay hành động. Đã đề ra mục tiêu thì phải đạt tới, với móc thời gian cụ thể
và phương tiện chính là chương trình hoạt động. Kế hoạch hóa là đề ra các nội dung
hoạt động, phân phối ở các khoảng thời gian nhất đònh. Ví dụ lớp may của nhóm thiếu
nữ là 6 tháng. Ngoài việc học may cứ hai tuần các em sinh hoạt một lần về nội dung
chuẩn bò hôn nhân gia đình, cách trang phục đi đứng, tổ chức nội thất sạch đẹp. Đội
thiếu niên nọ có 3 tháng để tập kòch. Mỗi khi tập có nội dung sinh hoạt phù hợp với nhu
cầu.
Kế hoạch như tấm bản đồ giúp nhóm biết mình đã đi tới đâu và phải đi về đâu.
3.4. Kết thúc nhóm.
Hoạt động nào cũng phải kết thúc tùy theo tính chất công việc, mục đích phải
hoàn thành. Để biết mục đích có được hoàn thành không thì phải lượng giá.
- Đối với lớp may là “chiếc áo tốt nghiệp”, đồng thời (và đối với CTXH Nhóm
rất cơ bản) là sự tiến bộ của các em trong cách xử sự, sự chuẩn bò tốt hơn cho đời sống
hôn nhân sau này.
- Nhóm kòch thiếu niên thì kết thúc khi vở kòch được công diễn nhưng chỉ báo để
lượng giá là sự tiến bộ của các em trong việc tôn trọng kỷ luật, sự đoàn kết giúp đỡ lẫn
nhau hoặc sự lễ phép, hết quậy phá, chửi thề v.v
- Đối với đội CTXH thì là sự thay đổi, tiến bộ của đối tượng được giúp đỡ cũng
như của chính đội viên như nâng cao năng lực truyền thông, quản lý tăng cường tinh
thần hợp tác.
4. NẮM VỮNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA NHÓM ĐỂ
TÁC ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ.
Vì nhóm nhằm đáp ứng những nhu cầu tâm lý, tăng trưởng, giáo dục, nâng cao
năng lực các mối quan hệ tương tác và bầu khí tâm lý xã hội của nó phải thuận lợi.
Muốn vậy cần tạo điều kiện để :
- Mọi người THAM GIA đồng đều và bình đẳng.
- Lấy QUYẾT ĐỊNH một cách dân chủ.
- Các mối TƯƠNG GIAO thật sự cởi mở và chân tình.
- Xây dựng thói quen HP TÁC.
Do đó cần quan tâm đến một số vấn đề, hiện tượng thường xảy ra trong nhóm.
Vấn đề Cách xử lý
4.1. Truyền thông tắt nghẽn
Có thể xảy ra hiện tượng “ông
nói gà bà nói vòt” chẳng ai hiểu nhau.
Hoặc người ta xã giao khách sáo mà
không đi vào chiều sâu để hiểu nhau.
Hay có người bò ức chế không diễn
đạt được
Bảo đảm cho người ta trao đổi chân tình
với nhau, cho mọi người hiểu một vấn
đề, một từ giống nhau. Giúp thư giãn để
giảm bớt tính khách sáo, trònh trọng.
4.2. Mâu thuẫn trong nhóm
Luôn luôn xảy ra giữa 2 người
hay 2 nhóm người, do cá tính hay
quyền lợi.
Phát hiện nó khi nó còn ngấm ngầm.
Không để nó phát triển thành ung nhọt
khó chữa. Khéo léo đưa nó ra ánh sáng.
Mổ sẻ bằng con dao vô trùng nghóa là
bằng thái độ hoàn toàn khách quan,
công bằng, không thiên vò. Dựa vào
nhóm viên là “quan tòa” khách quan
nhất.
4.3. Xu hướng thống trò của một thiểu
số.
• Xem đây là vô tình hay cố ý.
• Rèn luyện sự nhạy bén đối với các
Có những cá tính mạnh quen thói
áp đặt ý kiến làm các nhóm viên khác
bất mãn hay thụ động.
tương tác trong nhóm.
• Ngay từ đầu tập huấn kỷ về thái độ,
kỹ năng lắng nghe.
• Khéo léo giải thích, ngăn chặn xu
hướng nói nhiều, áp đặt.
• Hỗ trợ, liên kết để tăng sức mạnh
cho người nhút nhát lên tiếng.
4.4. Hiện tượng ngôi sao.
Đây không phải những người xấu
nhưng quá vượt trội so với nhóm viên
khác. Sự sáng chói quá đáng của họ
vô tình làm cho kẻ khác lu mờ.
- Tránh xu hướng chung của người phụ
trách là dựa vào khả năng của một
thiểu số để đạt thành tích vì mục đích
của CTXH nhóm là tạo điều kiện phát
huy cho mọi người.
- Có thể đưa những người vượt trội vào
các nhóm vừa sức của họ hơn.
- Tốt hơn nữa là tập cho họ tự “nén”
mình, chờ đồng đội để mọi người tiến
lên cùng một nhòp.
4.5. Hiện tượng ghẻ.
Đặc biệt trong các nhóm trẻ em
có những trẻ chậm chạp, yếu kém hay
khuyết tật bò các nhóm viên khác xúm
lại ăn hiếp, hay đổ lỗi cho những thất
bại của nhóm.
Hiện tượng này dó nhiên cu4ng
có thể xảy ra trong nhóm người lớn.
• Nhạy bén phát hiện khi nó chốm nổ.
• Đây là dòp giáo dục rất tốt để trẻ
biết thương yêu, nhường nhòn và
giúp đỡ bạn mình.
4.6. Cơ cấu phi chính thức, lấn át cơ
cấu chính thức.
- Cơ cấu chính thức là các mối quan
hệ xuất phát từ vai trò, vò trí chính
thức được chỉ đònh của các cá nhân. Ví
dụ quan hệ thủ trưởng, nhân viên,
nhóm trưởng - nhóm viên.
- Cơ cấu phi chính thức là các mối
quan hệ tự nhiên xuất phát từ tình
cảm bạn bè, thân thuộc. Điều này vô
cùng tự nhiên, có thể có lợi nhưng
cũng có thể bất lợi.
Cơ cấu phi chính thức được trình bày bằng
Cho thấy các mối quan hệ đặc biệt như sau :
B - D là bạn chí cốt từ nhỏ; C là con trai của D; E là em vợ của D; H là bạn học được C
giới thiệu vào cơ quan.
Nếu giám đốc A là người tốt, có năng lực thì không có vấn đề gì.
Nếu giám đốc B có ý đồ tiêu cực thì ông có khả năng cô lập giám đốc với mạng lưới
quan hệ phi chính thức của mình.
Các mối quan hệ phi chính thức cũng là động lực tích cực mà tác viên cần phát
huy. Ví dụ trong một nhóm “tái xã hội hóa” nhằm giúp các trẻ có vấn đề hòa nhập vào
xã hội bình thường, Thông là một thiếu niên khép kín, nghi ngờ mọi người, được tác
viên gởi gấm cho Hiền ở cùng xóm để cùng đi về cho vui. Hiền lại có bạn thân là Hùng
một em bé mồ côi dễ thương hay giúp bạn. Từ từ 3 em chơi thân và nhờ Hùng, Thông
lần lần lấy lại niềm tin nơi bạn bè.
• Sự phân chia thành tiểu nhóm.
Nhóm lớn chia ra thành hai tiểu nhóm
không có quan hệ với nhau ngoài các
sinh hoạt chính thức. Nếu có mâu thuẫn
chúng có thể biến thành hai phe đối
lập.
Tác viên cần phát hiện nguy cơ.
Dù vẫn có những nhóm bạn thân kết
thành những tiểu nhóm (D-E-F, A-B-
C) nhưng các cá nhân trong các tiểu
nhóm này vẫn có quan hệ với người
ngoài tiểu nhóm (như A với D và H, F
với G)
5. NGƯỜI PHỤ TRÁCH NHÓM
5.1 Người đó là ai?
Nếu đúng bài bản người phụ trách cuối cùng là Nhân viên xã hội chuyên nghiệp
được đào tạo về CTXH nhóm. Có khi người đó trực tiếp điều hành nhóm có khi nhóm
có người phụ trách từ các thành viên của mình, NVXH hỗ trợ gián tiếp.
5.2. Người đó làm gì?
Điều đáng ghi nhớ ở đây là cốt lõi của CTXH nhóm. Nếu trong CTXH cá nhân
phương tiện chính yếu để tạo ra sự thay đổi là mối quan hệ giữa NVXH và đối tượng
thì trong CTXH nhóm phương tiện chính yếu là mối tương tác giữa nhóm viên với nhau.
Nhân viên xã hội chủ yếu tác động vào các mối tương tác này.
VẼ HÌNH
Khi nhân viên xã hội không trực tiếp điều hành thì nhóm có một người hay một
ban phụ trách tổ chức, phối hợp các hoạt động. Người này trước kia tiếng Pháp gọi là
“chef de groupe” (“xếp” của nhóm), tiếng Anh là “Team leader” (lãnh đạo nhóm).
Việt Nam ta thì gọi là thủ trưởng, lãnh đạo, trưởng nhóm v.v
Trong các lãnh vực ngoài hành chánh ngày nay, nhất là trong hoạt động giáo
dục và CTXH đã tránh khái niệm quyền lực hay quyền binh người Pháp dùng chữ
animateur (tạm dòch là “linh hoạt viên”). Animer có nghóa là tạo sinh khi1, làm cho sôi
nổi nhưng animateur hay bò đồng hóa với các nhân vật hơi nổi như “quản trò”, hay
“speaker”, người giới thiệu chương trình. Một mình trước đám đông họ nói những lời
hoa mỹ, làm duyên hay hò hét để tập thể tham gia sinh hoạt. Không có gì xấu ở đây
nhưng không ít trưởng nhóm có xu hướng đồng hóa mình với cái vai trò “nổi” của hoạt
náo viên. Thông dụng nhất ngày nay là từ “facilitator” (to facilitate là làm cho dễ
dàng) mà hiện nay ta tạm dòch là người tạo thuận lợi. Chữ “xúc tác viên” cũng được sử
dụng. Chất xúc tác là một chất gần như vô hình (như men) mà có tác dụng to lớn là đưa
đến sự tương tác giữa hai hóa chất để tạo ra một chất mới. Cũng vậy, xúc tác viên
không phải là một nhân vật nổi, nhưng qua tác động khá kín đáo của anh/chò ta các
nhóm viên tương tác với nhau để tiến tới mục tiêu chung. Thật đúng như Lão Tử đã nói
từ ngàn xưa :
Nhìn vào một nhóm tốt, người ta không
biết ai là người lãnh đạo
Giới CTXH và Phát triển cộng đồng ở Việt Nam dùng chữ tác viên, tác viên xã
hội, tác viên nhóm, tác viên cộng đồng thấy cũng rõ. Nếu nó được hiểu theo nghóa
tạo thuận lợi, xúc tác như vừa trình bày. Để thật sự hành xử như một “tác viên” không
phải dễ vì ít người đã được đào tạo cho mục đích này.
5.3 Những điều không nên làm.
Vậy để dễ nhớ, xin nêu lên mấy nhắc nhở :
TÁC VIÊN NHÓM KHÔNG PHẢI LÀ MỘT :
- Người xếp đầy quyền uy.
- Người thầy giảng thao thao bất tuyệt.
- Người cố vấn lúc nào cũng sẵn một lô lời khuyên.
- Người luôn luôn giải đáp thắc mắc cho từng nhóm viên.
- Người thích “ôm sô” làm một mình.
- Người thích múa máy trên sàn diễn.
TÁC VIÊN LÀ NGƯỜI :
- Am hiểu tâm lý ca nhân và chẩn đoán được những diễn biến tâm lý trong
nhóm.
- Có kỹ năng xúc tác, nghóa là tác động nhẹ nhàng vào các tiến trình của nhóm
như truyền thông, tương tác, giải quyết mâu thuẫn, cơ cấu chính thức và phi chính thức,
tiến trình lãnh đạo, lấy quyết đònh để duy trì nhóm và đạt đến mục tiêu với sự chủ
động.
THAM GIA của mọi nhóm viên.