Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

nghiên cứu biến động sử dụng đất huyện bắc quang, tỉnh hà giang giai đoạn 2005 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 101 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU vi
1. Đặt vấn đề vi
2. Mục tiêu tổng quát viii
3. Mục tiêu cụ thể viii
4. Yêu cầu của đề tài ix
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ix
1.1. Cơ sở thực tiễn của đề tài ix
1.2. Cơ sở khoa học của việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong
công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất x
1.2.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất x
1.2.2. Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất xi
1.2.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với bản đồ nền sử dụng trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xi
1.2.4. Nội dung và nguyên tắc thể hiện các yếu tố hiện trạng sử dụng đất xv
1.2.5. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số xvi
1.3. Nghiên cứu biến động đất đai xxiii
1.3.1. Khái niệm về biến động xxiii
1.3.2. Nội dung đánh giá biến động sử dụng đất xxiii
1.3.3. Các phương pháp đánh giá biến động xxv
1.3.4. Ý nghĩa của việc đánh giá biến động sử dụng đất đai xxx
1.4. Nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) ở nước ta xxx
1.5. Tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong đánh giá
biến động đất đai xxxi
1.5.1.Tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám kết hợp với GIS trên thế giới xxxi
1.5.2. Tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám kết hợp với GIS ở Việt Nam xxxiii
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU xxxix


2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu xxxix
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu xxxix
i
2.3. Nội dung nghiên cứu xxxix
2.4. Phương pháp nghiên cứu xxxix
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu xxxix
2.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa xl
2.4.3. Phương pháp xây dựng và biên tập bản đồ xl
2.4.4. Phương pháp chồng ghép bản đồ và thống kê số liệu xlii
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN xliii
3.1. Khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xliii
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên xliii
3.1.2. Các nguồn tài nguyên xlv
3.1.3. Thực trạng môi trường xlvii
3.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội: xlviii
3.1.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng xlix
3.2. Tư liệu và thiết bị sử dụng lii
3.3. Xây dựng bản đồ hiện trạng năm 2005 liii
3.3.1. Thu thập dữ liệu phục vụ cho số hóa bản đồ liii
3.3.2. Kết quả thu thập bản đồ, tài liệu đã có trên khu vực nghiên cứu liii
3.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và cơ cấu các loại đất lvi
3.4.1. Đất nông nghiệp lvi
3.4.2. Đất phi nông nghiệp lvii
3.4.3. Đất chuyên dùng lviii
3.5. Xây dựng bản đồ hiện trạng năm 2013 lx
3.5.1. Công tác thu thập, chuẩn bị tài liệu lx
3.5.2. Độ tin cậy của số liệu lxi
3.6. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 và cơ cấu các loại đất lxiv
3.6.1. Đất nông nghiệp lxv
3.6.2. Đất phi nông nghiệp lxvi

3.6.3. Đất chưa sử dụng lxviii
3.7. Đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2013 lxx
3.8. Đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn từ năm 2005 đến năm
2013 lxxiv
3.8.1. Tổng diện tích tự nhiên huyện Bắc Quang 69
3.8.2. Nhóm đất nông nghiệp 69
3.8.3. Nhóm đất phi nông nghiệp 73
3.8.4. Nhóm đất chưa sử dụng 76
3.9. Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng đất 77
3.10. Đề xuất quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất 79
3.10.1. Giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất 79
3.10.2. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 81
3.10.3. Giải pháp định hướng quy hoạch sử dụng đất năm 2020 82
ii
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
1. Kết luận 85
2. Kiến nghị 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ và cụm từ viết tắt Nghĩa
BCH Ban chấp hành
CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
DT Diện tích
GPMB Giải phóng mặt bằng
HTSDĐ Hiện trạng sử dụng đất
KCN Khu công nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xii
Bảng 1.2: Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất xv
Bảng 1.3. Bảng biến động giữa hai thời gian a và b xxviii
Bảng 3.1. Thống kê diện tích các loại đất năm 2005 lv
Bảng 3.2: Thống kê diện tích các loại đất năm 2013 lxiv
Bảng 3.3: Thống kê biến động các loại đất lxxiv
Bảng 3.4: So sánh diện tích năm 2005 và năm 2013 lxxiv
Bảng 3.6: Biến động các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 69
năm 2005 – 2013 (ha) 69
Bảng 3.7: Biến động các loại hình sử dụng đất phi đất nông nghiệp 2005 – 2013 (ha). .73
Bảng 3.8: Biến động các loại hình đất chưa sử dụng 2005-2013 (ha) 76
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Phương pháp phân loại dữ liệu đa thời gian xxvi
Hình 1.2. Phương pháp đánh giá biến động tạo thay đổi phổ xxvii
Hình 1.3. Chỉ số thực vật qua hai mùa khác nhau trong năm xxviii
Hình 1.4. Phương pháp đánh giá biến động sau phân loại xxix
Hình 1.5. Trạm thu ảnh vệ tinh & Trung tâm Quản lý dữ liệu quốc gia xxxiv
Hình 2.1: Các bước trong quá trình nắn chỉnh ảnh Raster xli
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí huyện Bắc Quang xliii
Hình 3.2 Cơ cấu diện tích đất năm 2005 lvi
Hình 3.3: Cơ cấu diện tích đất Nông nghiệp năm 2005 (%) lvi
Hình 3.4: Cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp năm 2005 (%) lviii
Hình 3.5: Cơ cấu diện tích đất chưa sử dụng năm 2005 (%) lx
Hình 3.6: Cơ cấu diện tích đất đai năm 2013 lxv
Hình 3.7: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp năm 2013 (%) lxv
Hình 3.8: Cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp năm 2013 (%) lxvii
Hình 3.9: Cơ cấu diện tích đất chưa sử dụng năm 2013 (%) lxix
Hình 3.10: Quy trình xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất lxx
Hình 3.11. Cơ sở dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 lxxi

lxxii
Hình 3.12. Cơ sở dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2013 lxxii
Hình 3.13: Chức năng chồng ghép Analysis Tools – Overlay – Union lxxii
Hình 3.14: Chức năng chồng ghép bản đồ UNION lxxiii
Hình 3.15: Cơ sở dữ liệu bản đồ biến động sử dụng đất huyện Bắc Quang 2005-2013
trên ArcGIS lxxiv
Hình 3.16: Biến động diện tích đất nông nghiệp 2005-2013 (ha) 70
Hình 3.17: Biến động diện tích đất phi nông nghiệp 2005-2013 (ha) 74
Hình 3.18: Biến động diện tích đất chưa sử dụng 2005-2013 (ha) 77
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nghiên cứu biến động sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng với thực tiễn sản
xuất, bảo vệ môi trường, đối với công tác quy hoạch và bảo vệ nguồn tài nguyên,
đặc biệt trước sự suy giảm nhanh của nguồn tài nguyên này dưới sức ép của tốc
độ gia tăng dân số, CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn như hiện nay. Sự
thay đổi tích cực hoặc tiêu cực của mỗi loại hình sử dụng đất là bức tranh phản
ánh chân thực và rõ nét nhất thực trạng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Những năm trước đây, công tác quản lý đất đai của nước ta chưa được
quan tâm nhiều, gần như bị lãng quên, gây ra nhiều tiêu cực xã hội ảnh hưởng
vi
lớn đến đời sống nhân dân. Mặt khác, trong cơ chế thị trường ngày nay sự tồn tại
khách quan của nhiều thành phần kinh tế kéo theo sự đa dạng của các mối quan
hệ trong quản lý và sử dụng đất.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các thông tin phải chính xác,
nhanh chóng và kịp thời nên việc ứng dụng các phương pháp làm bản đồ
truyền thống không còn phù hợp và một bộ công cụ làm bản đồ mới ra đời, đáp
ứng được nhu cầu trên. Đó là hệ thống thông tin địa lý (Geographic
Information Systems), viết tắt là GIS. Sự ra đời của hệ thống thông tin địa lý
(GIS) là một bước tiến hết sức to lớn trên con đường đưa các ý tưởng, kết quả
nghiên cứu địa lý, cách tiếp cận hệ thống theo quan điểm địa lý học hiện đại

vào cuộc sống. Ngày nay, GIS được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác
nhau có liên quan đến địa lý như: thành lập bản đồ, phân tích dữ liệu không gian
đánh giá tài nguyên đất, xây dựng, quy hoạch đô thị và nông thôn… GIS được sử
dụng trong nhiều ngành kỹ thuật trong đó có ngành quản lý đất đai.
Huyện Bắc Quang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của
tỉnh Hà Giang, đặc biệt trong những năm qua với sự chuyển mình mạnh mẽ theo
hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa chung của cả nước, bộ mặt huyện thay
đổi nhanh chóng theo hướng giảm đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp
chủ yếu là đất sử dụng vào mục đích công nghiệp và dịch vụ. Trong những năm
gần đây, công tác quản lý về đất đai nói riêng và tình hình thực hiện Pháp Luật
đất đai trên địa bàn huyện đã bắt đầu đi vào nề nếp. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân cả khách quan và chủ quan công tác cập nhật biến động đất đai
chưa tốt, chưa kịp thời, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho công tác chưa
đầy đủ, đồng bộ, đa số còn lạc hậu, trình độ, năng lực cán bộ làm công tác quản
lý đất đai ở các cấp còn chưa cao, nhất là cán bộ địa chính cơ sở.
Hiện nay diện tích đất nông nghiệp tại các xã, thị trấn thuộc huyện Bắc
Quang còn rất ít, điều đáng lo ngại là diện tích đất dành cho sản xuất nông
vii
nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do tốc độ đô thị hóa và chuyển sang mục đích
chuyên dùng. Chính vì lẽ đó, các loại hình sử dụng đất cần được quản lý chặt
chẽ, không ngừng nâng cao tính hiệu quả trong quá trình sử dụng, nhằm đáp ứng
nhu cầu quản lý của Nhà nước, nhu cầu sử dụng đất của nhân dân và xã hội.
Với mong muốn đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn gần đây tại
huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, cụ thể từ 2005 - 2013 nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu biến động sử dụng đất huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang giai
đoạn 2005 - 2013”.
2. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và nghiên cứu biến động các loại hình
sử dụng đất huyện Bắc Quang năm 2005 – 2013.
- Phân tích nguyên nhân biến động các loại hình sử dụng đất giai đoạn

năm 2005 – 2013.
- Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả và định
hướng cho công tác quy hoạch sử dụng đất huyện Bắc Quang đến năm 2020.
3. Mục tiêu cụ thể
- Kiểm kê toàn bộ quy đất đã giao, chưa giao theo hiện trạng sử dụng
đất được thể hiện đúng vị trí, đúng diện tích và đúng loại đất được quy định
trong luật đất đai năm 2003.
- Đánh giá được những biến động sử dụng đất huyện Bắc Quang, tỉnh
Hà Giang giai đoạn 2005 – 2013.
- Đánh giá được tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc
đánh giá biến động sử dụng đất phục vụ cho công tác quản lý đất đai
- Phân tích nguyên nhân biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2013
từ đó đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả cho huyện
Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
viii
4. Yêu cầu của đề tài
- Thể hiện đúng diện tích các loại đất, cho từng cấp cũng như tính tương
quan về diện tích giữa quỹ đất đã giao và chưa giao với bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
- Đáp ứng đồng bộ và hiệu quả các yêu cầu về độ chính xác hiện thời
diện tích đang sử dụng của từng loại đất.
- Là nguồn số liệu cơ bản để quản lý sử dụng đất đai hiệu quả, xây
dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Nắm được tình hình thực tế hiện trạng quản lý và sử dụng đất của mỗi cấp.
- Làm tài liệu phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất, kiểm tra
việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được thống
nhất phê duyệt.
- Khai thác triệt để tài nguyên đất đai, sử dụng, quản lý đất đai hợp lý
và có hiệu quả hơn.
- Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất đai hiệu quả và khả thi.

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Trong quá trình phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đất đai
có nhiều biến động. Luật đất đai 2003 đã được ban hành, người sử dụng đất
được hưởng 6 quyền chung. Tại điều 105; 106 luật đất đai 2003 công nhận
quyền của người sử dụng đất: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê
lại, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử
dụng đất…. thực hiện các quyền của người sử dụng đất hợp pháp này sẽ tạo ra
sự chuyển dịch, biến động không ngừng của đất đai.
ix
Nhiệm vụ của cơ quan quản lý đất đai là phải nắm chắc được mọi sự
biến động như:
Thay đổi các yếu tố không gian của các thửa đất: chia nhỏ, ghép, nhập
thửa đất làm cho chúng thay đổi hình dạng, kích thước, diện tích
Thay đổi mục đích sử dụng đất: đất nông nghiệp, lâm nghiệp được
chuyển sang đất giao thông, thủy lợi, đất xây dựng các công trình hoặc làm
đất ở theo quy hoạch mới…
Thay đổi chủ sử dụng đất: đây là yếu tố thay đổi nhiều nhất khi thực hiện
các quyền của người sử dụng đất theo luật đất đai 2003.
Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất, sự thay đổi mục đích sử dụng đất
hợp pháp là yếu tố quan trọng làm thay đổi nội dung của nó, khi đó bản đồ cũ
không còn phù hợp với thực tại và bản đồ hiện trạng sử dụng đất mới được
thành lập. Để xây dựng một tờ bản đồ mới được biên vẽ trên giấy đòi hỏi phải
đầu tư rất nhiều thời gian và độ chính xác không cao.
Để khắc phục những nhược điểm của bản đồ giấy, chỉ có bản đồ số mới
có khả năng đáp ứng được những yêu cầu trong công tác quản lý đất đai. Bản
đồ số cho thấy sự tiện lợi trong công tác quản lý đất đai hơn hẳn bản đồ giấy,
đó là việc cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Bản đồ số
cũng có thể in ra giấy với bất kỳ tỷ lệ nào tùy theo yêu cầu của người sử dụng.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thường được xây dựng cho từng cấp
hành chính: xã, huyện, tỉnh và cả nước. Trước hết phải xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất cấp cơ sở xã, thị trấn sau đó sẽ dùng bản đồ các xã, thị trấn để
tổng hợp thành bản đồ cấp huyện, tỉnh.
1.2. Cơ sở khoa học của việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong
công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1.2.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ chuyên đề đất đai được biên vẽ
x
trên nền bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa hình, trên đó thể hiện đầy đủ và
chính xác vị trí, diện tích các loại đất đai theo hiện trạng sử dụng đất phù hợp
với kết quả thống kê, kiểm kê đất theo định kỳ 5 năm một lần.
1.2.2. Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Khi xác định tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải dựa trên các căn cứ sau:
- Mục đích, yêu cầu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Quy mô diện tích tự nhiên, hình dạng của khu vực thành lập bản đồ
- Mức độ phức tạp và khả năng khai thác sử dụng đất
- Sự phù hợp với tỷ lệ bản đồ quy hoạch phân bố sử dụng đất cùng cấp
- Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thể hiện đầy đủ nội dung bản đồ hiện trạng
sử dụng đất.
- Không cồng kềnh, tiện lợi cho xây dựng và dễ cho sử dụng.
Với những căn cứ trên, tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất được Bộ Tài
nguyên - Môi trường quy định trong quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất cho các cấp như sau:
- Cấp xã, thị trấn, thị trấn: tỷ lệ 1:5000-1:10.000
- Cấp huyện, thị xã, huyện trực thuộc tỉnh: tỷ lệ 1:10.000-1:25000
- Cấp tỉnh, huyện trực thuộc trung ương: tỷ lệ 1:50.000-1:100.000
- Cả nước: tỷ lệ 1:200.000-1:1.000.000
Ngoài những tỷ lệ bản đồ quy định trên cho từng cấp, khi thành lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất cần phải dựa trên tình hình thực tế chọn tỷ lệ cho

thích hợp.[1]
1.2.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với bản đồ nền sử dụng trong thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất
1. Bản đồ nền phải được thành lập theo quy định tại Quyết định số
83/2005/QĐ-TTg ngày 12/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng Hệ
xi
quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia Việt Nam; Quyết định số 05/2007/QĐ-
BTNMT ngày 27/02/2007 về sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa Hệ
toạ độ quốc tế WGS-84 và hệ toạ độ quốc gia Việt Nam - 2000.
- E-líp-xô-ít quy chiếu WSG-84 với kích thước:
+ Bản trục lớn: 6.378.137 m;
+ Độ dẹp: 1/298, 257223563.
- Lưới chiếu bản đồ:
+ Sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với hai vĩ tuyến chuẩn 11
o

21
o
để thành lập các bản đồ nền tỷ lệ 1/1.000.000 cho toàn lãnh thổ Việt Nam;
+ Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 6
o
có hệ
số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài K
0
= 0,9996 để thành lập các bản đồ
nền có tỷ lệ từ 1/500.000 đến 1/25.000
+ Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 3
o
có hệ
số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k

0
= 0,9999 để thành lập các bản đồ
nền có tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/1.000.
- Kinh tuyến trục bản đồ nền cấp xã, thị trấn
2. Tỷ lệ của bản đồ nề được lựa chọn dựa vào: Kích thước, diện tích,
hình dạnh của đơn vị hành chính; đặc điểm, kích thước của các yếu tố nội dung
hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Tỷ lệ
của bản đồ nền cũng là tỷ lện của bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Quy định
trọng bảng sau:
Bảng 1.1: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị thành lập bản đồ Tỷ lệ bản đồ
Quy mô diện tích tự
nhiên (ha)
Cấp xã 1: 1.000 Dưới 120
1: 2.000 Từ 120 đến 500
xii
1: 5.000 Từ 500 đến 3.000
1: 10. 000 Trên 3.000
Cấp huyện (Huyện trực thuộc)
1: 5.000 Dưới 3.000
1: 10. 000 Từ 3.000 đến 12.000
1: 25.000 Trên 12.000
Cấp tỉnh
1: 25.000 Dưới 100.000
1: 50.000 Từ 100.000 đến 350.000
1: 100.000 Trên 350.000
1: 250.000
1: 1.000.000

3. Khi diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính xấp xỉ dưới hoặc trên của

khoảng giá trịnh quy mô diện tích trong cột 3 của bản 1.2 trên thì được phép
chuyển tỷ lện bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc.
4. Tài liệu bản đồ dùng để thành lập bản đồ nền là các bản đồ phải đảm
bảo các quy chuẩn kỹ thuật quy định và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với các đơn vị hành chính cấp xã có bản đồ địa chính hoặc bản đồ
địa chính cơ sở ở nhiều tỷ lệ thì dùng các bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa
chính cơ sở có tỷ lệ nhỏ nhất để thành lập bản đồ nền.
- Đối với các đơn vị hành chính cấp xã không có bản đồ địa chính hoặc
bản đồ địa chính cơ sở thì dùng ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh chụp từ
vệ tinh có độ phân giải cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm trực giao để
thành lập bản đồ nền.
- Đối với các đơn vị hành chính là cấp huyện, cấp tỉnh, vùng địa lý tự
nhiên kinh tế và cả nước thì dùng bản đồ địa hình có tỷ lệ từ trung bình đến
nhỏ, ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh chụp từ vệ tinh đã được nắn chỉnh thành
sản phẩm ảnh trực giao để thành lập bản đồ nền.
5. Độ chính xác chuyển vẽ các yếu tố nội dung cơ sở địa lý từ các bản
đồ tài liệu sang bản đồ nền phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung bản đồ không vượt quá
± 0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền.
- Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung bản đồ không được vượt
xiii
quá ± 0,2 m tính theo tỷ lệ bản đồ nền.
6. Nội dung và nguyên tắc biểu thị các yếu tố nội dung bản đồ nền:
Bản đồ nền phải biểu thị đầy đủ các yếu tố nội dung:
- Biểu thị lưới kilômét hoặc lưới kinh, vĩ tuyến:
+ Bản đồ nền tỷ lệ 1/1.000, 1/2.000, 1/5.000 và 1/10.000 chỉ biểu thị lưới
kilômét, với kích thước ô lưới kilômét là 10 cm x 10 cm.
+ Bản đồ nền tỷ lệ 1/25.000 biểu thị lưới kilômét, với kích thước ô lưới
kilômét là 8 cm x 8 cm.
+ Bản đồ nền tỷ lệ 1/50.000, 1/100.000, 1/250.000 và 1/1.000.000 chỉ

biểu thị lưới kinh, vĩ tuyến. Kích thước ô lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ nền
tỷ lệ 1/50.000 là 5/ x 5/. Kích thước ô lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ nền tỷ lệ
1/100.000 là 10/ x 10/. Kích thước ô lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ nền tỷ lệ
1/250.000 là 20/ x 20/. Kích thước ô lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ nền tỷ lệ
1/1.000.000 là 10 x 10.
+ Dáng đất được biểu thị bằng đường bình độ và điểm ghi chú độ cao,
khu vực miền núi có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái của bản đồ địa
hình cùng tỷ lệ và điểm độ cao đặc trưng.
- Biểu thị thuỷ hệ; đường bờ sông, hồ, đường bờ biển. Đường bờ biển
được thể hiện theo quy định hiện hành tại thời điểm thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
- Biểu thị hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ và các công trình
giao thông có liên quan. Yêu cầu biểu thị đường bộ đối với bản đồ hiện trạng
sử dụng đất các cấp như sau:
+ Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã đường bộ biểu thị đến
đường trục chính trong khu dân cư, khu đô thị, các xã thuộc khu vực giao
thông kém phát triển, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường mòn.
+ Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện đường bộ biểu thị tới
đường liên xã, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường đất nhỏ.
+ Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh biểu thị đến đường liên huyện.
xiv
+ Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và cả
nước biểu thị đến tỉnh lộ, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường liên huyện.
- Biểu thị đường biên giới, địa giới hành chính các cấp xác định theo hồ
sơ địa giới hành chính, bản đồ điều chỉnh địa giới hành chính kèm Quyết định
điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với
bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng địa lý tự nhiên - kinh tế chỉ thể hiện đến
địa giới hành chính cấp huyện. Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước
chỉ thể hiện đến địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa
giới hành chính cấp cao nhất.

- Biểu thị các yếu tố nội dung khác như: các điểm địa vật độc lập quan
trọng có tính định hướng và các công trình kinh tế, văn hóa - xã hội;
- Ghi chú địa danh, tên các đơn vị hành chính giáp ranh và các ghi chú
cần thiết khác. [2]
1.2.4. Nội dung và nguyên tắc thể hiện các yếu tố hiện trạng sử dụng đất
1. Biểu thị các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất trên bản đồ hiện
trạng sử dụng đất phải tuân thủ các quy định trong "Ký hiệu bản đồ hiện trạng
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất" do Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành.
2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị đầy đủ các khoanh đất.
Khoanh đất được xác định bằng một đường bao khép kín. Mỗi khoanh đất
biểu thị mục đích sử dụng đất chính theo hiện trạng sử dụng.
3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị tất cả các khoanh đất có
diện tích trên bản đồ theo quy định tại bảng sau:
Bảng 1.2: Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Tỷ lệ bản đồ Diện tích khoanh đất trên bản đồ
Từ 1/1000 đến 1/10.000
≥ 16 mm2
Từ 1/25.000 đến 1/100.000
≥ 9 mm2
xv
Từ 1/250.000 đến 1/1.000.000
≥ 4 mm2
4. Độ chính xác chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất
từ các tài liệu dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất sang bản đồ
nền phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất
không vượt quá ± 0,7 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền;
- Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất
không được vượt quá ± 0,5 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền;

5. Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện biểu đồ cơ cấu diện
tích các loại đất theo mục đích hiện trạng đang sử dụng. Tất cả các ký hiệu sử
dụng để thể hiện nội dung bản đồ phải giải thích đầy đủ trong bảng chú dẫn. [2]
1.2.5. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số
1. Quy định chung về bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số
- Các quy định về bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số trong quy định
này nhằm đảm bảo sự thống nhất các dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất,
phục vụ cho mục đích khai thác, sử dụng, cập nhật và lưu trữ.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số phải đảm bảo đầy đủ, chính
xác các yếu tố nội dung và không được làm thay đổi hình dạng của đối tượng so
với bản đồ tài liệu dùng để số hoá. Dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng
số phải được làm sạch, lọc bỏ các đối tượng chồng đè, các điểm nút thừa.
- Độ chính xác về cơ sở toán học, vị trí các yếu tố nội dung bản đồ
không được vượt quá hạn sai cho phép.
- Trình bày bản đồ dạng số phải tuân thủ theo đúng các yêu cầu biểu thị
nội dung đã được quy định trong Quy định này và "Ký hiệu bản đồ hiện trạng
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất" do Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành.
xvi
- Các ký hiệu dạng điểm trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số
phải biểu thị bằng các ký hiệu dạng cell được thiết kế sẵn trong thư viện ký
hiệu, mà không được dùng công cụ đồ hoạ để vẽ.
- Các đối tượng dạng đường chỉ được vẽ ở dạng line string, polyline
chain hoặc complex chain. Các đối tượng dạng đường phải được vẽ liên tục
không đứt đoạn và chỉ được dừng tại các điểm nút ở chỗ giao nhau giữa các
đường cùng loại.
- Những đối tượng dạng vùng (polygon) phải được vẽ là đường khép
kín, được trái pattern, shape hoặc complex shape, hoặc fill color.
- Quy trình công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số
gồm các bước sau:

Bước 1: Thu thập, đánh giá và chuẩn bị bản đồ để số hóa;
Bước 2: Thiết kế thư mục lưu trữ bản đồ;
Bước 3: Phân lớp các đối tượng nội dung và xây dựng thư viện ký hiệu
bản đồ.
Bước 4: Xác định cơ sở toán học cho bản đồ;
Bước 5: Quét bản đồ và nắn ảnh quét (nếu dùng phương án quét), hoặc
định vị bản đồ tài liệu dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất lên
bàn số hóa.
Bước 6: Số hoá và làm sạch các dữ liệu;
Bước 7: Trình bày, biên tập bản đồ;
Bước 8: In bản đồ, kiểm tra, chỉnh sửa;
Bước 9: Nghiệm thu bản đồ trên máy tính;
Bước 10: In bản đồ ra giấy;
Bước 11: Ghi dữ liệu bản đồ vào đĩa CD;
Bước 12: Nghiệm thu bản đồ trên đĩa CD và bản đồ giấy;
Bước 13: Viết thuyết minh bản đồ;
Bước 14: Đóng gói và giao nộp sản phẩm.
xvii
2. Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số được thể hiện bằng
hệ thống ký hiệu được thiết kế trong "Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất" do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
3. Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số được chia thành 7
nhóm lớp:
- Nhóm lớp cơ sở toán học gồm: khung bản đồ, lưới kilômét, lưới kinh
vĩ tuyến, chú dẫn, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan;
- Nhóm lớp địa hình gồm: dáng đất, các điểm độ cao;
- Nhóm lớp thuỷ hệ gồm: thuỷ hệ và các đối tượng có liên quan;
- Nhóm lớp giao thông gồm: các yếu tố giao thông và các đối tượng có
liên quan;
- Nhóm lớp địa giới hành chính gồm: đường biên giới, địa giới hành

chính các cấp.
- Nhóm lớp ranh giới và các ký hiệu loại đất gồm: ranh giới các khoanh
đất; ranh giới các khu đất, khu dân cư nông thôn, khu công nghệ cao, khu
kinh tế; ranh giới các nông trường, lâm trường, các đơn vị quốc phòng, an
ninh; ranh giới các khu vực đã quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt
và đã triển khai cắm mốc trên thực địa; các ký hiệu loại đất;
- Nhóm lớp các yếu tố kinh tế, xã hội
Mỗi nhóm lớp được chia thành các lớp đối tượng. Mỗi lớp có thể gồm
một hoặc vài đối tượng có cùng tính chất, mỗi đối tượng được gắn một mã
(code) riêng và thống nhất trên bản đồ.
4. Để đảm bảo cho các dữ liệu bản đồ được thống nhất, khi xây dựng và
biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong môi trường Microstation và các
modul khác chạy trên phần mềm này, các tệp chuẩn được quy định gồm:
- Seedfile: vn2d.dgn;
- Phông chữ tiếng Việt: vnfont.rsc;
- Thư viện các ký hiệu độc lập cho các tỷ lệ;
xviii
- Thư viện các ký hiệu hình tuyến cho các tỷ lệ;
- Bảng mã chuẩn (feature table);
- Bảng sắp xếp thứ tự (pen table);
5. Chuẩn màu và chuẩn lực nét của các yếu tố nội dung theo quy định
trong "Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng
đất" do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
6. Tài liệu bản đồ dùng để số hóa thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất dạng số phải bảo đảm yêu cầu:
- Sạch sẽ, rõ ràng, không nhàu nát, không rách;
- Chính xác về cơ sở toán học;
- Đủ các điểm mốc để định vị hình ảnh của bản đồ.
7. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được số hoá theo các phương pháp sau:
- Số hóa bằng bản số hóa (Digitizing table);

- Quét hình ảnh bản đồ sau đó nắn và vector hoá bán tự động (Scanning
and vectorizing);
- Quét hình ảnh bản đồ sau đó nắn và vector hóa tự động;
8. Quy định về sai số và độ chính xác của dữ liệu bản đồ hiện trạng sử
dụng đất dạng số:
- Khung trong, lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử
dụng đất dạng số xây dựng bằng các chương trình chuyên dụng cho thành lập
lưới chiếu bản đồ, các điểm góc khung, các mắt lưới không có sai số (trên
máy tính) so với toạ độ lý thuyết. Không dùng các công cụ vẽ đường thẳng
hoặc đường cong để vẽ lại lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến và khung trong
bản đồ theo ảnh quét. Khi trình bày các yếu tố nội dung của khung trong và
khung ngoài bản đồ không được làm xê dịch vị trí của các đường lưới
kilômét, lưới kinh vĩ tuyến và khung trong của bản đồ;
- Sai số kích thước của hình ảnh bản đồ sau khi nắn so với kích thước
lý thuyết phải bảo đảm: các cạnh khung trong không vượt quá 0,2 mm và
xix
đường chéo không vượt quá 0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ;
- Các đối tượng được số hoá phải đảm bảo đúng các chỉ số lớp và mã đối
tượng của chúng. Chỉ số lớp được thể hiện bằng số lớp (level) trong tệp (file)
*.dgn. Trong quá trình số hóa, các đối tượng được gán mã (code) theo quy định.
- Các dữ liệu số phải đảm bảo tính đúng đắn, chính xác:
+ Các đối tượng kiểu đường phải bảo đảm tính liên tục, chỉ cắt và nối
với nhau tại các điểm giao nhau của đường;
+ Đường bình độ, điểm độ cao được gán đúng giá trị độ cao
+ Giữ đúng mối quan hệ không gian giữa các yếu tố nội dung bản đồ
+ Các sông, suối, kênh mương vẽ một nét phải bắt liền vào hệ thống
sông ngòi 2 nét.
+ Đường bình độ không được cắt nhau phải liên tục và phù hợp dáng
với thuỷ hệ;
+ Đường giao thông không đè lên hệ thống thủy văn, khi các đối tượng

này chạy sát và song song nhau thì vẫn phải đảm bảo tương quan về vị trí địa lý
+ Đường bao của các đối tượng kiểu vùng phải đảm bảo khép kín
+ Kiểu, cỡ chữ, sổ ghi chú trên bản đồ phải tương ứng với kiểu, cỡ chữ
quy định trong tập "Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy
hoạch sử dụng đất". Địa danh theo tuyến cần ghi chú theo độ cong của tuyến
và thuận theo chiều dọc.
- Tiếp biên bản đồ phải được tiến hành trên máy tính, các yếu tố nội
dung tại mép biên phải được tiếp khớp với nhau tuyệt đối;
- Các yếu tố nội dung bản đồ cùng tỷ lệ sau khi tiếp biên phải khớp với
nhau cả về định tính và định lượng (nội dung, lực nét, màu sắc và thuộc tính).
Đối với các bản đồ khác tỷ lệ phải lấy nội dung bản đồ tỷ lệ lớn làm chuẩn,
sai số tiếp biên không vượt 0,3 mm cộng với sai số cho phép khi tổng quát
hóa nội dung bản đồ về tỷ lệ nhỏ hơn.
9. Quy định số hoá và biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số:
xx
- Các tài liệu bản đồ được dùng để số hoá, phải đảm bảo các yêu cầu
quy định.
- Độ phân giải khi quét bản đồ quy định trong khoảng từ 150 dpi đến
400 dpi phụ thuộc vào chất lượng của tài liệu bản đồ. Ảnh bản đồ sau khi
quét (raster) phải đầy đủ, rõ nét, không bị co dãn cục bộ
- Định vị bản đồ trên bàn số hoá hoặc nắn ảnh quét (raster) dựa vào các
điểm chuẩn là các góc khung trong, các giao điểm lưới kilômét, các điểm
khống chế tọa độ trắc địa có trên bản đồ
- Bản đồ chỉ được số hoá sau khi đã nắn ảnh quét đạt các hạn sai theo
quy định. Các yếu tố cơ sở toán học của bản đồ phải được xây dựng tự động
theo các chương trình chuyên dụng. Các yếu tố nội dung khác của bản đồ
được số hoá theo trình tự sau:
+ Thuỷ hệ và các đối tượng liên quan;
+ Dáng đất;
+ Giao thông, các đối tượng liên quan;

+ Địa giới hành chính;
+ Ranh giới khoanh đất;
+ Ranh giới các khu dân cư nông thôn, khu công nghệ cao, khu kinh tế,
ranh giới các nông trường, lâm trường, ranh giới các đơn vị quốc phòng - an
ninh, ranh giới các khu vực đã quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt
và đã triển khai cắm mốc trên thực địa.
- Khi thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã trên cơ sở từ bản
đồ địa chính, hoặc bản đồ địa chính cơ sở phải lưu lại toàn bộ cơ sở dữ liệu
ban đầu (dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính), trước khi xử lý, tổng hợp và
biên tập);
- Bản đồ sau khi số hoá phải được biên tập theo các quy định sau:
xxi
+ Các yếu tố nội dung bản đồ được biên tập theo đúng quy định về phân
nhóm lớp và lớp;
+ Màu sắc, kích thước và hình dáng của các ký hiệu dùng để biểu thị
nội dung bản đồ phải tuân thủ theo các quy định đối với bản đồ in ra giấy;
+ Việc trình bày các nội dung trong khung và ngoài khung bản đồ phải
tuân theo "Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử
dụng đất" do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
10. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số phải kèm theo một tệp tin về
lý lịch bản đồ, trong đó ghi rõ các thông tin cơ bản về tài liệu, phương pháp
số hóa, các đặc điểm kỹ thuật khi số hóa, phần mềm để số hóa.
11. Nguyên tắc kiểm tra, nghiệm thu bản đồ hiện trạng sử dụng đất
dạng số: - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số phải kiểm tra ít nhất 01
(một) lần trên máy tính, 02 (hai) lần trên bản in ra giấy. Các lỗi phát hiện qua
kiểm tra phải được sửa chữa triệt để;
- Nội dung kiểm tra bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số thực hiện
trên máy tính và trên bản đồ in ra giấy như sau:
+ Nội dung kiểm tra trên máy tính;
+ Kiểm tra độ chính xác nắn chỉnh các tệp tin ảnh nắn cuối cùng;

+ Kiểm tra toạ độ góc khung, kích thước khung và đường chéo, giá trị
các điểm độ cao;
+ kiểm tra việc phân lớp của các yếu tố nội dung bản đồ;
+ Kiểm tra tính nhất quán của việc sử dụng ký hiệu quy định để thể
hiện nội dung điểm, đường, vùng của bản đồ;
+ Kiểm tra tiếp biên bản đồ;
+ Kiểm tra việc loại bỏ, làm sạch dữ liệu;
+ Kiểm tra lực nét, màu sắc của các đối tượng;
xxii
+ Kiểm ra việc ghi chép lý lịch bản đồ.
- Nội dung kiểm tra bản đồ in ra giấy:
+ Kiểm tra sự đầy đủ, phù hợp và độ chính xác của các yếu tố nội dung
bản đồ theo quy định đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
+ Kiểm tra việc trình bày bản đồ.
Khi hoàn thành kiểm tra, nghiệm thu dữ liệu bản đồ phải ghi vào đĩa
CD. Đĩa CD sau khi ghi phải được kiểm tra 100% trên máy tính và giao nộp
theo quy định tại khoản 8 Mục VIII của Quy định này. Mặt ngoài đĩa phải ghi
tên bản đồ, tỷ lệ bản đồ, tên đơn vị thực hiện, thời gian, ngày ghi đĩa CD. Đĩa
CD dùng để ghi dữ liệu bản đồ phải có chất lượng cao và bảo đảm yêu cầu
lưu trữ trong điều kiện kỹ thuật như lưu trữ phim ảnh [2].
1.3. Nghiên cứu biến động đất đai
1.3.1. Khái niệm về biến động
Biến động là sự biến đổi, thay đổi, thay thế trạng thái này bằng một
trạng thái khác liên tục của sự vật, hiện tượng tồn tại trong môi trường tự
nhiên cũng như môi trường xã hội.
1.3.2. Nội dung đánh giá biến động sử dụng đất
Trong quá trình sử dụng đất, thường nẩy sinh nhu cầu sử dụng đất vào
các mục đích khác nhau của con người. Do đó, luôn có sự biến động đất đai về
sử dụng đất. Tùy theo nhu cầu phát triển của từng khu vực cũng như từng mục
đích sử dụng mà có sự biến động ít hay nhiều của từng loại hình sử dụng đất.

1.3.2.1 Mục đích
- Đánh giá sự thay đổi toàn bộ quỹ đất đã giao và chưa giao sử dụng về mặt
định lượng diện tích các loại hình sử dụng đất trong một giai đoạn nhất định.
xxiii
- Nắm được tình hình thực tế về xu hướng sử dụng đất vào từng mục
đích cụ thể của mỗi cấp lãnh thổ.
- Làm tài liệu phục vụ công tác định hướng quy hoạch sử dụng đất và
làm cơ sở để phục vụ cho công tác quản lý đất đai của Nhà nước.
1.3.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá đúng sự thay đổi về mặt định lượng diện tích các loại hình
sử dụng đất, cho từng cấp lãnh thổ.
- Đáp ứng đồng bộ và hiệu quả các yêu cầu về sự thay đổi về mặt định
lượng diện tích sử dụng của từng loại đất trong một giai đoạn nhất định.
1.3.3.3. Nội dung
Công tác nghiên cứu biến động sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất
như sau:
- Đất nông nghiệp:
+ Đất sản xuất nông nghiệp
+ Đất lâm nghiệp
+ Đất nuôi trồng thủy sản
+ Đất nông nghiệp khác
- Đất phi nông nghiệp:
+ Đất ở
+ Đất chuyên dùng
+ Đất tôn giáo tín ngưỡng
+ Đất nghĩa trang nghĩa địa
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
- Đất chưa sử dụng:
xxiv
+ Đất bằng chưa sử dụng

+ Đất đồi núi chưa sử dụng
+ Núi đá không có rừng cây
1.3.3. Các phương pháp đánh giá biến động
Phát hiện biến động sử dụng đất, lớp phủ bề mặt là việc làm cần thiết
trong việc hiện chỉnh bản đồ lớp phủ bề mặt và trợ giúp cho việc theo dõi,
quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Sự biến động thông thường được phát hiện trên cơ sở so sánh tư liệu
viễn thám đa thời gian hoặc giữa bản đồ cũ và bản đồ mới được hiện chỉnh
theo tư liệu viễn thám.
Các biến động có thể được chia làm hai loại chính sau: biến động theo
mùa và biến động hàng năm. Thông thường hai loại biến động này pha trộn
với nhau rất phức tạp trong khuôn khổ một bức ảnh, do vậy người giải đoán
cần sử dụng các tư liệu cùng thời gian, cùng mùa trong năm để có thể phát
hiện được các biến động thực sự.
Có rất nhiều các phương pháp nghiên cứu biến động khác nhau, tuy
nhiên có thể chia thành hai nhóm chính đó là: phương pháp so sánh sau phân
loại (từ bản đồ về bản đồ); phương pháp quang phổ (từ ảnh về ảnh). Việc sử
dụng cách này hay cách khác phụ thuộc vào đối tượng biến động cần xác
định, dữ liệu thu thập được, độ chính xác yêu cầu …
1.3.3.1 Tạo ảnh biến động từ ảnh gốc theo từng band phổ
Phương pháp chung là so sánh các giá trị độ sáng của hình ảnh (DN)
của từng band giữa hai thời điểm chụp ảnh khác nhau, bằng cách tạo ảnh hiệu
số của hai band đó:
DN(1,2) = DN(1) – DN(2)
xxv

×