Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

nghiên cứu biến động sử dụng đất của huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 113 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







BÙI THỊ THU HOA





NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2000 - 2009







LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC


















Thái Nguyên, năm 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







BÙI THỊ THU HOA




NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2000 - 2009


Chuyên ngành: ĐỊA LÝ HỌC
Mã số: 60 31 95



LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC




NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN VIỆT TIẾN












Thái Nguyên, năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3









LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả

Bùi Thị Thu Hoa


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4


LỜI CẢM ƠN

Với sự kính trọng và tấm lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn
sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thấy giáo hƣớng dẫn: TS Nguyễn Việt Tiến.
Em xin chân thành cảm ơn BCN Khoa Địa lí, Trƣờng Đại học Sƣ phạm
Thái Nguyên, cơ sở đào tạo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để luận văn hoàn
thành đúng hạn. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Địa lí, Trƣờng
Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên đã có nhiều đóng góp để em hoàn thành luận
văn này.
Nhân dịp này, em gửi lời cảm ơn tới các cán bộ trong Ủy ban nhân dân
huyện Đồng Hỷ, Phòng tài nguyên môi trƣờng, Phòng Nông nghiệp và PTNT,
Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ đã cung cấp tài liệu và giúp đỡ em hoàn
thành luận văn.
Cám ơn tất cả các hộ gia đình thuộc xã Hóa Thƣợng, xã Khe Mo, xã
Văn Hán đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc điều tra tại địa bàn nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2010
Tác giả
Bùi Thị Thu Hoa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng số liệu

Danh mục các hình vẽ
Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Giới hạn nghiên cứu 2
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 2
5.1.Quan điểm nghiên cứu 2
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
6. Lịch sử nghiên cứu 4
6.1. Lịch sử nghiên cứu đánh giá sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam 4
6.2. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất tại huyện Đồng Hỷ 6
7. Cấu trúc của luận văn 7
Phần 2: NỘI DUNG
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN
CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
1.1.1.Khái quát chung về tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất 8
1.1.2. Đánh giá biến động sử dụng đất 12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
1.1.3. Sử dụng đất bền vững 14
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 19
1.2.1. Tình hình sử dụng đất trên thế giới 19
1.2.2. Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam 20
1.2.3. Tình hình sử dụng đất ở tỉnh Thái Nguyên 21
Tiểu kết chƣơng 1 22
Chƣơng 2: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐỒNG HỶ 24
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 24
2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 28
2.2. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN ĐỒNG HỶ
GIAI ĐOẠN 2000 – 2009 33
2.2.1. Hiện trạng sử dụng vốn đất 33
2.2.2. Tình hình biến động sử dụng các loại đất 38
2.2.3. Phân tích các nguyên nhân tạo nên những thay đổi sử dụng đất huyện
Đồng Hỷ 56
Tiểu kết chƣơng 2 58
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT CỦA
HUYỆN ĐỒNG HỶ ĐẾN NĂM 2015
3.1. CƠ SỞ CỦA SỰ ĐỊNH HƢỚNG 59
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đồng Hỷ đến
năm 2015 59
3.1.2. Tiềm năng và tồn tại trong sử dụng vốn đất của huyện Đồng Hỷ 61
3.2. ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN ĐỒNG HỶ- TỈNH
THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2015 62
3.2.1. Phƣơng án quy hoạch sử dụng đất huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Nguyên đến năm 2015 62
3.2.2. Đề xuất những biện pháp trong quản lý, qui hoạch sử dụng đất
huyện Đồng Hỷ 69
3.3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NLKH - MỘT MÔ HÌNH CHO SỬ DỤNG
ĐẤT TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ 76
3.3.1. Vai trò của mô hình NLKH đối với phát triển kinh tế xã hội
huyện Đồng Hỷ 76
3.3.2. Những nhân tố ảnh hƣởng tới việc áp dụng các mô hình NLKH

tại Đồng Hỷ. 77
3.3.3. Mức độ phù hợp của các mô hình NLKH đối với quá trình sử dụng
đất ở huyện Đồng Hỷ 80
3.3.4. Đề xuất những biện pháp cho sự phát triển mô hình NLKH ở
huyện Đồng Hỷ 82
Tiểu kết chƣơng 3 84
Phần 3: KẾT LUẬN
1. Những kết quả đạt đƣợc 86
2. Những tồn tại của luận văn 88
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BĐHTSDĐ : Biến động hiện trạng sử dụng đất
CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
GDP : Tổng thu nhập trong nƣớc
HTSDĐ : Hiện trạng sử dụng đất
KT – XH : Kinh tế - xã hội
NLKH : Nông lâm kết hợp
QHSDĐ : Quy hoạch sử dụng đất
SXKD : Sản xuất kinh doanh
VQHTKNN : Viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

STT
TÊN BẢNG SỐ LIỆU
TRANG
1
Bảng 1: Một số tiêu chí đánh giá hệ thống sử dụng đất bền vững
ở Việt Nam
17
2
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng các loại đất chính ở huyện Đồng Hỷ
giai đoạn 2000-2009
38
3
Bảng 2.2: Biến động sử dụng các loại đất chính ở huyện Đồng
Hỷ giai đoạn 2000-2009
39
4
Bảng 2.3: Biến động sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đồng
Hỷ giai đoạn 2000-2009
40
5
Bảng 2.4: Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp của huyện
Đồng Hỷ giai đoạn 2000-2009
45
6
Bảng 2.5: Biến động sử dụng đất ở của huyện Đồng Hỷ giai
đoạn 2000-2009
46
7

Bảng 2.6: Biến động sử dụng đất chuyên dùng huyện Đồng Hỷ
giai đoạn 2000-2009
47
8
Bảng 2.7: Biến động sử dụng đất chƣa sử dụng huyện Đồng Hỷ
giai đoạn 2000-2009
49
9
Bảng 2.8: Biến động sử dụng đất nông nghiệp theo đơn vị hành
chính giai đoạn 2000-2009
50
10
Bảng 2.9: Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo đơn
vị hành chính giai đoạn 2000-2009
52
11
Bảng 2.10: Biến động sử dụng đất lâm nghiệp theo đơn vị hành
chính huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2000-2009
53
12
Bảng 2.11: Biến động sử dụng phi nông nghiệp theo đơn vị hành
chính giai đoạn 2000-2009
54
13
Bảng 2.12: Biến động sử dụng đất chƣa sử dụng theo đơn vị
hành chính giai đoạn 2000-2009
55
14
Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp đến năm
2010, dự kiến đến năm 2015

65
15
Bảng 3.2: Diện tích, cơ cấu nhóm đất phi nông nghiệp đến năm
2010, dự kiến đến năm 2015
67
16
Bảng 3.3: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất huyện Đồng Hỷ đến
năm 2015
69
17
Bảng 3.4: Những nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển mô hình
nông lâm kết hợp tại huyện Đồng Hỷ
77
18
Bảng 3.5: Các dạng mô hình nông lâm kết hợp hiện có tại huyện
Đồng Hỷ
79
19
Bảng 3.6: Mức độ phù hợp của các mô hình nông lâm kết hợp
đối với sự phát triển đất bền vững của huyện Đồng Hỷ
80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
DANH MỤC CÁC HÌNH

STT
TÊN CÁC HÌNH
TRANG
1

Hình 1: Sơ đồ phân loại đất theo mục đích sử dụng
11
2
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ
26
3
Hình 2.2: Bản đồ cơ cấu sử dụng đất huyện Đồng Hỷ năm
2009
34
4
Hình 2.3: Bản đồ biến động sử dụng đất huyện Đồng Hỷ
năm 2000-2009
37
5
Hình 2.4: Cơ cấu sử dụng các loại đất chính ở huyện Đồng
Hỷ giai đoạn 2000-2009
38
6
Hình 2.5: Bản đồ biến động sử dụng đất nông nghiệp
huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2000-2009
44
7
Hình 2.6: Biểu đồ biến động sử dụng đất ở các năm 2000,
2005, 2009
47
8
Hình 2.7: Bản đồ biến động sử dụng đất phi nông nghiệp
giai đoạn 2000-2009
48
9

Hình 3.1: Sơ đồ vòng xoáy đói nghèo khi nào chấm dứt ?
75
10
Hình 3.2: Sơ đồ vai trò của nông lâm trong phát triển nông
thôn bền vững xoá đói giảm nghèo
76
11
Hình 3.3: Mô hình nông lâm kết hợp ở huyện Đồng Hỷ
81


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Phần 1: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần
quan trọng của sự sống, đây là nguồn tài nguyên hữu hạn. Đất vừa là tƣ liệu
sản xuất không gì có thể thay thế, vừa là địa bàn cƣ trú của dân cƣ, các cơ sở
kinh tế và an ninh quốc phòng.
Nghiên cứu biến động sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng với thực tiễn
sản xuất, bảo vệ môi trƣờng, đối với công tác quy hoạch và bảo vệ nguồn tài
nguyên, đặc biệt trƣớc sự suy giảm nhanh của nguồn tài nguyên này dƣới sức
ép của tốc độ gia tăng dân số, CNH –HĐH nông nghiệp và nông thôn nhƣ
hiện nay. Sự thay đổi tích cực hoặc tiêu cực của mỗi loại hình sử dụng đất là
bức tranh phản ánh chân thực và rõ nét nhất thực trạng phát triển kinh tế xã
hội của địa phƣơng.
Đồng Hỷ là một huyện miền núi nằm ở phía đông bắc tỉnh Thái
Nguyên, với 18 xã, 3 thị trấn, tổng diện tích của huyện là 460km², mật độ dân

số 247 ngƣời/km². So với mật độ dân số của địa phƣơng lân cận nhƣ huyện
Phú Lƣơng 289 ngƣời/km², Phổ Yên 528 ngƣời/km², có thể nói tài nguyên đất
của Đồng Hỷ còn nhiều tiềm năng. Tuy nhiên với tỉ lệ gia tăng dân số tự
nhiên là 1,05%/năm, cùng với quá trình công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ
nguồn tài nguyên đất nông nghiệp lại đứng trƣớc nhiều sức ép lớn.
Xuất phát nhƣ trình bày nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu
biến động sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2000 – 2009”.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu địa lí để phân tích thực
trạng sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2000 – 2009, trên cơ sở đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
nêu ra định hƣớng và đề xuất những giải pháp sử dụng đất tại địa phƣơng theo
hƣớng bền vững.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, cần giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đánh giá biến
động sử dụng đất phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Phân tích biến động sử dụng đất huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2000 – 2009.
- Đề ra định hƣớng và những giải pháp sử dụng đất huyện Đồng Hỷ nhằm
mục đích phát triển kinh tế - xã hội và qui hoạch sử dụng đất đến năm 2015.
4. Giới hạn nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu biến động hiện trạng sử dụng đất.
- Về lãnh thổ nghiên cứu: Đề tài thực hiện trong phạm vi huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Về thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2000 – 2009.
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1.Quan điểm nghiên cứu

- Quan điểm tổng hợp
Sử dụng tài nguyên đất cần đƣợc nghiên cứu trong mối quan hệ với các
tài nguyên khác, với các yếu tố kinh tế - xã hội khác. Quan điểm này là cơ sở
để đánh giá tổng hợp về hiện trạng sử dụng đất huyện Đồng Hỷ và dự đoán
khả năng biến động hiện trạng sử dụng đất.
- Quan điểm hệ thống
Xem xét đất đai của Đồng Hỷ nhƣ là một bộ phận cấu thành của đất
Thái Nguyên. Việc quy hoạch và sử dụng đất ở Đồng Hỷ cần đặt trong tổng
thể lớn hơn.
- Quan điểm thực tiễn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Quan điểm này đƣợc vận dụng để đánh giá hiện trạng sử dụng lãnh thổ
cũng nhƣ để định hƣớng sử dụng hợp lý tài nguyên lãnh thổ với những
khuyến nghị và giải pháp có tính khả thi.
- Quan điểm lịch sử
Sự biến động của các loại đất của Đồng Hỷ không chỉ thay đổi theo
không gian mà còn thay đổi theo thời gian. Vì thế khi nghiên cứu vấn đề trên
quan điểm lịch sử sẽ thấy đƣợc sự biến động sâu sắc của chúng và phân tích
đánh giá đƣợc nguyên nhân dẫn tới những biến động đó.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, phân tích thống kê kinh tế - xã hội
Tài liệu sơ cấp: Sử dụng phƣơng pháp điều tra mẫu điển hình, chọn hộ
điều tra về các nội dung luận văn nghiên cứu theo phiếu điều tra.
Tài liệu thứ cấp: Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế -
xã hội, các tài liệu về đất đai, số liệu thống kê của các ban ngành và cơ quan;
sách, báo, tạp chí có liên quan đến nội dung của luận văn.
- Phương pháp thực địa
Có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó vừa là để khẳng định tính chính xác của

những vấn đề nghiên cứu qua tài liệu, vừa là bổ sung thêm những kiến thức
thực tế cho luận văn.
- Phương pháp ứng dụng các phần mềm hệ thống thông tin địa lý
Sử dụng phần mềm Mapinfo để thành lập các cơ sở dữ liệu địa lý và
xây dựng các bản đồ: Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ, bản đồ biến động
diện tích đất của huyện Đồng Hỷ theo mục đích sử dụng.
- Phương pháp chuyên gia phỏng vấn, lấy phiếu điều tra
Phƣơng pháp chuyên gia đƣợc đặc biệt chú trọng, từ các khâu chuẩn bị đề
cƣơng đến đánh giá BĐSDĐ, sửa chữa, hoàn chỉnh luận văn. Ngoài các chuyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
gia là các nhà khoa học địa lí, địa chất, còn tham khảo ý kiến các cán bộ và nhân
dân địa phƣơng. Trong những trƣờng hợp với phƣơng pháp xã hội học.
Khi xây dựng mô hình sử dụng đất bền vững phù hợp với điều kiện của
địa phƣơng chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn và phát phiếu điều tra để tham
khảo nhu cầu cũng nhƣ thực tế sản xuất của các nông hộ, từ đó đƣa mô hình
sử dụng đất phù hợp với thực tiễn địa phƣơng.
6. Lịch sử nghiên cứu
6.1. Lịch sử nghiên cứu đánh giá sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam
Đánh giá đất đai là khái niệm đƣợc sử dụng phổ biến trong các công
trình nghiên cứu đánh giá phục vụ QHSDĐ. Theo Stewat (1968), đánh giá đất
đai là “sự đánh giá khả năng thích nghi của đất đai cho việc sử dụng của con
ngƣời vào nông nghiệp, lâm nghiệp, thiết kế thuỷ lợi, QHSDĐ… và đánh giá
nhằm mục tiêu cung cấp những thông tin về sự thuận lợi và khó khăn cho việc
sử dụng đất đai”. Tại Liên Xô (cũ) và các nƣớc Đông Âu, trong những năm
60, các công trình đánh giá đất đai đƣợc thực hiện theo 3 bƣớc: 1- đánh giá
lớp phủ thổ nhƣỡng, 2- đánh giá khả năng sản xuất của đất đai (kết hợp thổ
nhƣỡng, khí hậu, địa hình), 3- đánh giá kinh tế đất [24]. Nhƣ vậy, phƣơng
pháp này chƣa xem xét đầy đủ các khía cạnh kinh tế- xã hội của việc sử dụng

đất đai.
Tại Hoa Kỳ, năm 1951, Cục cải tạo đất đai (USBR) đã tiến hành phân
loại khả năng thích nghi đất đai có nƣớc tƣới. Trong đó, ngoài đặc điểm đất
đai, một số chỉ tiêu kinh tế cũng đƣợc chú trọng nhƣng giới hạn ở phạm vi
thuỷ lợi. Sau đó, năm 1964, các tác giả Klinggebiel và Montgomery đã đƣa
khái niệm “khả năng đất đai” (land capability), chỉ tiêu chính để phân loại khả
năng đất đai là các hạn chế của lớp phủ thổ nhƣỡng cho mục tiêu canh tác
đƣợc đề nghị, đây là một dạng đánh giá đất đai sơ lƣợc, gắn với SDĐ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Hiện nay trên thế giới, đặc biệt là ở các nƣớc công nghiệp phát triển
việc xây dựng bản đồ BĐSDĐ và theo dõi BĐSDĐ đƣợc tiến hành thƣờng
xuyên trên cơ sở sử dụng các tƣ liệu viễn thám cùng với các phần mềm xử lí
số chuyên dụng. Ví dụ, ở Mỹ ngƣời ta sử dụng phƣơng pháp xử lí ảnh số để
thƣờng xuyên cập nhật các thông tin về BĐSDĐ trong quản lí đất đai, trong
nghiên cứu biến động rừng, thậm chí để dự báo tình trạng sâu bệnh đối với
các loại cây trồng nông nghiệp[33].
Tại Việt Nam, những công trình nghiên cứu, đánh giá đất đai tiêu biểu
bắt đầu từ thập niên 80 trở lại đây:
- Năm 1984, tác giả Tôn Thất Chiểu và cộng sự thực hiện đánh giá
phân hạng đất đai khái quát toàn quốc theo nguyên tắc phân loại khả năng đất
đai của Hoa Kỳ, chỉ tiêu là các đặc điểm thổ nhƣỡng và địa hình, phân cấp
thành 7 nhóm: 4 nhóm cho nông nghiệp, 2 nhóm cho lâm nghiệp và 1 nhóm
cho mục đích khác.
- Năm 1985, tác giả Bùi Quang Toản và cộng sự đã nghiên cứu đánh
giá và QHSDĐ khai hoang ở Việt Nam theo phƣơng pháp của FAO. Các chỉ
tiêu đánh giá bao gồm thổ nhƣỡng, thủy văn và các điều kiện tƣới tiêu. Hệ
thống phân vị là lớp (class) thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất.
- Năm 1986, nhóm tác giả Viện quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp

(VQHTKNN) đã biên tập “Cơ sở khoa học bố trí sử dụng đất đồng bằng sông
Cửu Long” trên cơ sở xây dựng bản đồ sinh thái nông nghiệp. Đơn vị cơ sở là
các đơn vị sinh thái. Từ đó xây dựng bản đồ thích nghi cho một số cây trồng
nhƣ lúa, ngô, mía… với 4 cấp: thích hợp nhất, thích hợp, ít thích hợp, không
thích hợp.
- Năm 1990 Hoàng Xuân Tứ và cộng sự đã thực hiện đề tài “Nghiên
cứu đánh giá tiềm năng đất trống đồi núi trọc và xác định phƣơng hƣớng sử
dụng hợp lý”, việc đánh giá tiềm năng đất dựa trên sự phân loại sinh khí hậu,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
xây dựng bản đồ mức độ thích hợp về mặt sinh khí hậu, đánh giá khả năng
gây trồng và phục hồi rừng, áp dụng cho vùng đồi Quảng Nam - Đà Nẵng.
- Việc điều tra nghiên cứu BĐSDĐ thông qua xây dựng và khai thác
thông tin từ bản đồ trong những năm gần đây đạt đƣợc những thành tựu đáng
kể. Bản đồ BĐSDĐ Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 đƣợc xây dựng 5 năm một
lần bằng phƣơng pháp tổng hợp các bản đồ sơ đồ BĐSDĐ tỷ lệ từ 1/250.000
đến bản đồ 1/100.000 của các tỉnh trong cả nƣớc. Các bản đồ này đƣợc xây
dựng từ các tƣ liệu đo vẽ và thống kê diện tích các loại hình sử dụng đất ở các
cấp xã, huyện theo một qui trình thống nhất do Tổng cục Quản lí Ruộng đất
qui định (nay là Bộ Tài nguyên Môi trƣờng). Thành lập bản đồ BĐSDĐ bằng
phƣơng pháp truyền thống có cách thức tƣơng đối đơn giản và kết quả sát với
thực tế song công tác điều tra tốn thời gian và công sức mà tính tổng hợp của
bản đồ không cao. Hiện nay, việc điều tra BĐSDĐ còn có sự hỗ trợ của công
nghệ viễn thám nên đã phần nào khắc phục đƣợc những hạn chế của phƣơng
pháp truyền thống.
6.2. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất tại huyện Đồng Hỷ
Tại Huyện Đồng Hỷ, BĐSDĐ là một vấn đề luôn đƣợc nêu ra trong các
báo cáo qui hoạch sử dụng đất và trong các đề án phát triển kinh tế - xã hội
của huyện nhà. Tuy nhiên, trong các báo cáo này, việc nghiên cứu BĐSDĐ

mới chỉ dừng lại ở các con số thống kê, chƣa đi sâu đánh giá, phân tích những
biến động đó có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến môi trƣờng sinh thái cũng nhƣ
quá trình phát triển kinh tế xã hội ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Và vì vậy
vẫn tồn tại những bất cập trong vấn đề sử dụng đất nhƣ tăng diện tích đất
trống đồi trọc, đất nông nghiệp giảm…), suy thoái đất ở một số nơi do xói
mòn và khai thác chƣa hợp lí, ô nhiễm môi trƣờng đất…
Do vậy, đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất huyện Đồng Hỷ
phục vụ mục tiêu phát triển KT - XH là một vấn đề mới, hiện nay chƣa có tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
giả nào đề cập tới. Kết quả nghiên cứu của luận văn có đóng góp nhất định về
mặt lí luận và thực tiễn, góp phần xây dựng chiến lƣợc phát triển KT - XH
của huyện Đồng Hỷ.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu biến động sử
dụng đất
Chƣơng II: Tình hình biến động sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ
Chƣơng III: Định hƣớng và giải pháp sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ
tới năm 2015













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
Phần 2: NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái quát chung về tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất
1.1.1.1. Khái niệm về đất
Trong đời sống hằng ngày hai từ “đất” và “đất đai” đƣợc dùng với cùng
một khái niệm khá phổ biển. Tài nguyên đất và đất đai có sự phân biệt nhất định.
Theo các nhà thổ nhƣỡng thì “đất” tƣơng đƣơng với “soil” trong tiếng
Anh, có nghĩa là “thổ” hay “thổ nhƣỡng” bao hàm ý nghĩa về tính chất của
nó. Còn “đất đai” tƣơng đƣơng với “land” trong tiếng Anh, có nghĩa về phạm
vi không gian hay đƣợc hiểu về “lãnh thổ”. Vì thế, mà từ trƣớc tới nay có
nhiều cách định nghĩa về đất.
- Theo quan điểm phát sinh học thổ nhƣỡng, đất là thể tự nhiên đặc biệt
hình thành do sự tác động tổng hợp các yếu tố: đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh
vật, thời gian và tác động của con ngƣời (Đôcutraev - 1879).
- Theo quan điểm kinh tế học: Đất là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, là đối tƣợng
lao động đồng thời là sản phẩm lao động. Khái niệm về đất đai bao gồm nội
dung về mặt bằng lãnh thổ sử dụng cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân [10].
Theo cách tiếp cận mới, mở rộng định nghĩa đất thì đất đƣợc hiểu là
một không gian giới hạn có chiều thẳng đứng (bao gồm cả phần khí hậu của
khí quyển bên trên bề mặt, mặt đất đến tài nguyên nƣớc ngầm ở bên dƣới) đó

là sự kết hợp của thổ nhƣỡng, khí hậu, thủy văn và thực vật cùng với những
thành phần khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
1.1.1.2. Phân loại hiện trạng sử dụng đất
HTSDĐ là trạng thái lớp phủ bề mặt đất bao gồm lớp phủ tự nhiên và
nhân tác, phản ảnh trạng thái sử dụng quĩ đất thông qua các loại hình sử dụng
đất. HTSDĐ luôn thay đổi dƣới tác động của các qui luật tự nhiên và những
hoạt động kinh tế xã hội của con ngƣời. Theo quy định của điều 13 Luật đất
đai 2003 căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai đƣợc phân loại nhƣ sau:
- Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:
+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào
chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác
+ Đất trồng cây lâu năm
+ Đất rừng sản xuất
+ Đất rừng phòng hộ
+ Đất rừng đặc dụng
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản
+ Đất làm muối
+ Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ
- Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất:
+ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp
+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu
công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử
dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi;
đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể

thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của
Chính phủ gồm:
+ Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng
+ Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đƣờng, nhà thờ họ
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nƣớc chuyên dùng
+ Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ
- Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích
sử dụng.
HTSDĐ hằng năm, các địa phƣơng lại lựa chọn cách phân loại HTSDĐ
với 2 loại: Đất nông – lâm nghiệp (đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp) và đất
phi nông nghiệp (đất chuyên dùng, đất ở, đất chƣa sử dụng)
Trong luận văn, chúng tôi sử dụng cách phân loại theo quy định của
điều 13 Luật đất đai 2003.













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21

Hình 1: Sơ đồ phân loại đất theo mục đích sử dụng

Đất
nông
nghiệp

Đất
phi
nông
nghiệp

Đất
chƣa
sử
dụng
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng cây lâu năm
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất SXKD phi nông nghiệp
Đất đồi chƣa sử dụng
Đất bằng chƣa sử dụng
Núi đá không có rừng cây
Đất nông nghiệp khác

Đất an ninh quốc phòng
Đất làm muối
Đất phi nông nghiệp khác
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất tôn giáo
Đất sông ngòi, kênh, rạch
Đất ở nông thôn, đô thị
Đất làm công trình đình miếu
Đất công cộng
Đất xây dựng

Quỹ
đất
đai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
1.1.2. Đánh giá biến động sử dụng đất
1.1.2.1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu biến động sử dụng đất
BĐSDĐ là sự thay đổi mục đính sử dụng đất theo thời gian do nguyên
nhân khách quan (quy luật biến động tự nhiên) và nguyên nhân chủ quan
(hoạt động kinh tế - xã hội của con ngƣời). Những nguyên nhân khách quan,
đó là sự vận động của các qui luật tự nhiên, ví dụ nhƣ sự bồi đắp nên các đồng
bằng châu thổ là một quá trình khai thác tự nhiên diễn ra trong hằng triệu
năm, thƣờng không là nguyên nhân trực tiếp gây nên BĐSDĐ. Nguyên nhân
trực tiếp chủ yếu làm cho sử dụng đất luôn biến động ở đây là do các hoạt
động kinh tế của con ngƣời. Trong quá trình khai thác tự nhiên để phục vụ
nhu cầu của mình, chính con ngƣời là: tác nhân chủ yếu, mạnh mẽ nhất làm
phá vỡ cân bằng của tự nhiên, làm cho tự nhiên không còn phát triển theo qui
luật vốn có của nó. Biến động này đặc biệt lớn ở những nƣớc chậm phát triển,

nơi mà con ngƣời có ít hiểu biết về tự nhiên, đồng thời lại khái thác tài
nguyên một cách bừa bãi. Vì vậy các điều kiện nghiên cứu phản ánh sự thay
đổi tình trạng sử dụng đất, là cơ sở để xây dựng các phƣơng án qui hoạch trên
lãnh thổ địa lý cụ thể, nhằm sử dụng tối đa tiềm năng tự nhiên và bảo vệ môi
trƣờng sinh thái.
Việc điều tra nghiên cứu BĐSDĐ có ý nghĩa trong việc bảo vệ tự
nhiên, môi trƣờng sinh thái. Biến động là bản chất của mọi hiện tƣợng và sự
vật trong tự nhiên. Không ở đâu và không bao giờ tự nhiên lại bất biến, trái lại
nó luôn luôn thay đổi. Động lực của mọi sự thay đổi, biến động đó là quan hệ
tƣơng tác giữa các hợp phần tự nhiên, đƣợc phản ánh rõ nét trong quá trình
BĐSDĐ. Vì vậy nghiên cứu cảnh quan tự nhiên cũng đòi hỏi sự phân tích
BĐSDĐ. Bên cạnh đó, muốn khai thác hợp lý các tài nguyên, không làm hủy
hoại môi trƣờng sinh thái, mà còn bảo vệ và cải tạo tự nhiên, thì nhất thiết
phải hiểu biết động lực biến động của tự nhiên thông qua BĐSDĐ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có chế độ khí hậu rất
đa dạng phức tạp là nguyên nhân chi phối cho cấu trúc và phƣơng thức sử
dụng đất thay đổi rõ rệt theo thời gian và không gian lãnh thổ. Bên cạnh đó,
con ngƣời can thiệp liên tục và mạnh mẽ vào môi trƣờng cũng làm cho SDĐ
cũng có nhiều biến đổi, chẳng hạn nhƣ nhiều miền đất màu mỡ đƣợc khai phá,
các hệ thống kênh rạch, đê biển đã và đang xây dựng, cải tạo, các vùng đất
canh tác truyền thống đƣợc mở rộng thêm. Ngƣợc lại, việc khai thác và mở
rộng đất đai không có qui hoạch làm cho hệ sinh thái tự nhiên bị phá vỡ, gây
tác hại nghiêm trọng đối với môi trƣờng. Hiện nay, trong cơ chế thị trƣờng,
con ngƣời vì lợi ích trƣớc mắt đã khai thác tự nhiên một cách vô tổ chức đã
gây nhiều thảm họa khôn lƣờng [19].
Qua những phân tích trên cho thấy, việc nghiên cứu BĐSDĐ là hết sức
cần thiết, nó tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển

kinh tế để làm sao vừa khai thác đƣợc tối đa tiềm năng của tự nhiên, đồng
thời bảo vệ đƣợc môi trƣờng và cân bằng sinh thái.
1.1.2.2. Chỉ tiêu phản ánh biến động sử dụng đất
* Tỷ lệ biến động
Tỷ lệ biến động là một giá trị định lƣợng, nó đƣợc thể hiện bằng tỷ số
biến động diện tích i (là hiệu số của diện tích năm cuối và diện tích năm đầu
giai đoạn chia cho diện tích năm đầu giai đoạn), giá trị này có thể âm (-) hoặc
dƣơng (+). Tỷ lệ biến động đƣợc tính theo công thức:



Khi tìm hiểu về tình hình biến động hiện trạng sử dụng đất tại huyện
Đồng Hỷ cần lƣu ý: số lƣợng diện tích tăng hay giảm, nhiều hay ít của từng
loại hình sử dụng đất trong giai đoạn nghiên cứu.
S
2
– S
1
i: Tốc độ gia tăng (%)
i = x 100 S
2
: Diện tích năm cuối
S
1
S
1
: Diện tích năm đầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

24

Công thức này đƣợc chúng tôi áp dụng tại chƣơng 2, là cơ sở cho đánh
giá BĐSDĐ của huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2000-2009.
* Xu hướng biến động
Xu hướng biến động sử dụng đất là nghiên cứu trạng thái biến động
hiện trạng sử dụng đất trên cơ sở nghiên cứu khả năng biến động của từng
loại đất,[14]. Xu hƣớng biến động có thể là tăng hoặc giảm diện tích của một
số loại hình sử dụng đất so với năm gốc, có thể theo hƣớng ảnh hƣởng tích
cực hoặc tiêu cực đến môi trƣờng và vấn đề sử dụng đất bền vững.
Tại chƣơng 2, chúng tôi có áp dụng lý thuyết này để làm cơ sở cho
phân tích, đánh giá những ảnh hƣởng của BĐSDĐ đến các vấn đề kinh tế - xã
hội huyện Đồng Hỷ.
1.1.3. Sử dụng đất bền vững
1.1.3.1. Phát triển bền vững
Phát triển là yêu cầu tất yếu của xã hội nhằm nâng cao mức sống của
ngƣời dân, cải thiện giáo dục, sức khoẻ và bình đẳng xã hội. Theo Gerard
Crellet: “Phát triển là một quá trình một xã hội đạt đến thoả mãn các nhu cầu
mà xã hội coi đó là cơ bản” [22]. Hiện nay, với tốc độ gia tăng dân số nhanh
chóng, sự phát triển kinh tế xã hội trở nên mạnh mẽ, con ngƣời đã và đang sử
dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng cho nhu cầu ngày một gia tăng
của mình, do đó nhiều tài nguyên bị suy giảm, cạn kiệt hoặc ô nhiễm. Điều đó
tiềm ẩn nguy cơ huỷ hoại môi trƣờng sống cho các thế hệ con cháu, là điều đã
đƣợc nhiều nƣớc, nhiều tổ chức quốc tế và các nhà khoa học cảnh báo. Để có
chiến lƣợc khắc phục nguy cơ này, nhiều phƣơng pháp tiếp cận mới cho sự phát
triển đã đƣợc đề ra. Một trong những cách tiếp cận đang ngày càng đƣợc chấp
nhận và đƣa vào thực tiễn sử dụng đó là cách tiếp cận “phát triển bền vững”.
Có thể nói phƣơng pháp tiếp cận phát triển bền vững không phải mới
đƣợc đặt ra gần đây. Nó đã từng đƣợc đề cập tới trong một số lí thuyết kinh tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

25

cổ điển nhƣ khái niệm về giới hạn của sự tăng trưởng và phát triển tới một
trạng thái ổn định của Ricardo, Malthus, Mill và Van Den Bergh [20]. Từ góc
độ coi tài nguyên thiên nhiên là nguồn cung cấp đầu vào cho quá trình sản
xuất, trạng thái ổn định có thể đƣợc nhìn nhận là một dạng cụ thể của phát
triển bền vững, trong đó mức độ ít nhiều của nguồn tài nguyên thiên nhiên
quyết định qui mô thực chất của nền kinh tế. Tuy nhiên, phát triển bền vững
đƣợc nêu ra và thực sự trở thành mối quan tâm nghiên cứu, phân tích của các
nhà khoa học chỉ từ những năm 1980 [22].
Hiện nay, khái niệm “phát triển bền vững” đã đƣợc sử dụng nhƣ một
điểm xuất phát để xem xét một cách sâu rộng hơn các vấn đề kinh tế - xã hội -
môi trƣờng, không những thế, khái niệm này cũng ngày càng đƣợc chấp nhận
trong các ngành chuyên môn, trong đó có phát triển đất đai bền vững. Gần
đây nhất, tại Hội nghị Thƣợng đỉnh về lƣơng thực thế giới tổ chức tại Roma
(Italia) với sự tham gia của hơn 100 nƣớc và tổ chức trên thế giới, đã đƣa ra
một bản tuyên bố quan trọng gọi tắt là tuyên ngôn Roma, có nêu: "Cần thiết
phải phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên".
Có nhiều định nghĩa về phát triển bền vững, song định nghĩa do Uỷ ban
Bruntland của Uỷ ban Môi trƣờng và Phát triển thế giới (WCED- World
Central Environmental and Development) đƣợc chấp nhận rộng rãi nhất. Theo
WCED nhìn nhận, “một hoạt động phát triển bền vững là phát triển để đáp
ứng nhu cầu đời nay nhƣng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu
đời sau”.
Theo định nghĩa của ngân hàng thế giới (WB - World Bank) coi phát
triển bền vững thể hiện trên 3 lĩnh vực: Kinh tế, môi trƣờng và xã hội. Các chỉ
số đánh giá về các mặt trên đang đƣợc bổ sung, cập nhật. Khái niệm "tam giác
bền vững" và sau này đổi thành "ma trận bền vững" là những đóng góp của
WB cho sự phát triển bền vững.

×