Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mối nguy hiểm tiềm ẩn trong một số loại dược thảo pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.43 KB, 5 trang )

Mối nguy hiểm tiềm ẩn trong một số loại
dược thảo
Những nhà nghiên cứu của Leeds Universitys
school of pharmacy cho biết dược thảo nếu
không dùng cẩn thận cũng có thể đưa ra một
số ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe mà
người tiêu dùng không được khuyến cáo. Họ
đã nghiên cứu kỹ năm loại dược liệu phổ biến
nhất gồm: linh sâm, cây bạch quả, hoa cúc
(tên khoa học Echinacea), tỏi và thảo dược St.
John. Nghiên cứu của họ đã cho thấy rằng
những loại thảo dược này bán tràn lan mà
không có sự khuyến cáo gì về mối nguy hiểm
tiềm ẩn của chúng nếu người tiêu dùng không
cẩn thận.


Thảo dược St. John dùng để điều trị tinh thần
kém nhưng lại có thể làm giảm đi tác dụng của
thuốc tránh thai và thuốc chống đông máu như
Warfarin. Và chúng có thể làm tăng phản ứng
phụ của thuốc chống trầm cảm và làm tăng
huyết áp.
Cây bạch quả nổi tiếng được dùng để cải thiện
sự lưu thông máu và giúp cho người uống tỉnh
táo. Ngoài ra, cây bạch quả là một loại dược liệu
chống bị đông máu nên các nhà nghiên cứu
khuyến cáo không nên dùng trước khi mổ hoặc
nhổ răng và không kết hợp cây bạch quả với các
loại thuốc khác.
Nhân sâm được sử dụng để làm tăng hệ miễn


dịch nhưng lại rất nguy hiểm cho bệnh nhân đái
tháo đường vì nó làm hạ đường huyết.
Hoa cúc thường dùng để trị cảm cúm nhưng lại
nguy hiểm cho những người dễ bị dị ứng và
bệnh nhân suyễn. Nó làm cho bệnh nhân suyễn
dễ bị lên cơn và đau đường ruột.
Tỏi dùng để hạ huyết áp cao nhưng lại rất nguy
hiểm nếu dùng liều lượng lớn. Tỏi có thể gây
nên dị ứng và khó đông máu nên không được
dùng trước khi mổ. Tỏi cũng phản ứng lại với
một số thuốc như thuốc điều trị HIV.
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 68 sản phẩm
được bán trên thị trường và 51 sản phẩm trong
số chúng không có bất cứ một thông tin nào
khuyến cáo về phản ứng phụ và thích hợp cho ai
cũng như sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu
kết hợp bừa bãi với các loại thuốc khác. 70% các
sản phẩm này được bán trên thị trường như thực
phẩm chức năng cho dù chúng có gây ra tác
dụng phụ.
Vào tháng 4/2011, EU đã yêu cầu một vài loại
dược thảo muốn bán trên thị trường phải có giấy
phép và có những chỉ định cho người dùng
nhưng chỉ có dược thảo St. John và hoa cúc là có
giấy phép. Trong 12 sản phẩm dược thảo St.
John được khảo sát bởi các nhà nghiên cứu cho
thấy rằng 4 trong những sản phẩm này không có
chỉ định và 9 trong 13 sản phẩm được chế biến
từ hoa cúc đã được khảo sát thì cũng vậy.
GS. Theo Raynor, người dẫn đầu nghiên cứu

cho biết rằng tốt nhất người mua phải thận trọng
khi mua dược thảo. Và họ nên để ý logo của cục
đăng kiểm dược thảo khi mua và cần phải xin lời
khuyên của các bác sĩ khi muốn mua dược thảo
để dùng

×