Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ trong gia đình pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150 KB, 5 trang )


LUẬN VĂN
Đề tài: Xây dựng thói quen đọc sách cho
trẻ trong gia đình

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm …
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm …
XÂY DỰNG THÓI QUEN ĐỌC SÁCH BẰNG TỦ SÁCH GIA ĐÌNH
Thân Trung Dũng
Đọc sách là một cách thưởng thức văn hóa có chiều sâu, là phương cách
tốt nhất để làm giàu vốn liếng ngôn từ, tri thức của con người. Những thuộc tính
đi liền với việc đọc là tra cứu, tìm tòi, suy nghĩ là cơ sở hữu ích cho việc nâng
cao tri thức, tạo dựng nên sự sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận
thức của mỗi con người, góp phần lớn vào sự phát triển và hoàn thiện nhân
cách.
Thói quen đọc sách của giới trẻ ngày càng xa xút
Hiện nay đang có sự sa sút nghiêm trọng về văn hoá đọc nói chung và thói
quen đọc sách nói riêng trong giới trẻ. Giới trẻ ngày nay ít đọc sách, báo hơn; chưa
biết cách lựa chọn sách, báo; chưa nắm vững những kỹ năng đọc sách cơ bản, thậm
chí một số em còn đọc những cuốn sách có nội dung xấu độc, không phù hợp với
lứa tuổi của mình.
“Theo tôi nhận thấy thói quen đọc sách của giới trẻ đang sa sút, tuổi trẻ bây
giờ ít đọc lắm và họ thường đọc, tìm kiếm thông tin trên mạng. Còn một số là học sinh
thì nó cũng bù đầu lên học rồi, có thời gian đâu mà đọc, có đọc thì nó cũng đọc trong
sách giáo khoa để học thôi ” (Nam, phụ huynh học sinh trường PTTH, tỉnh Bình
Dương)
“Các em ngày nay ít đọc hơn ngày xưa nhiều chủ yếu các em xem ti vi, đọc
trên mạng internet chứ không thấy các em đọc sách nhiều. Các em có đọc thì chủ yếu
là đọc sách mà thầy cô giao cho đọc thôi” (Nam, phụ huynh, trương THCS, tỉnh Bình
Dương).
sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện nghe, nhìn và hệ thống máy tính kết


nối internet tiện ích đã thu hút khiến giới trẻ chuyển từ đọc sách sang đọc trên mạng
internet và đọc, nghe trên các phương tiện nghe nhìn khác.
Gia đình có vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng và hình thành
thói quen đọc sách cho trẻ em. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thói quen đọc sách
được hình thành từ khi đứa trẻ còn nhỏ và chịu ảnh hưởng lớn của cha mẹ và các
thành viên trong gia đình. Ở nhiều nước, các bậc phụ huynh bắt đầu xây dựng thói
quen đọc sách cho trẻ từ tuổi trước khi đến trường. Khi nói về vai trò của gia đình
trong xây dựng thói quen đọc sách, nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng: “gia đình
chính là nền tảng phát triển văn hóa đọc. Gia đình là nơi truyền “gen” đọc sách
cho mỗi thế hệ và tạo thói quen đọc sách trong gia đình”.
"Cha mẹ có vai trò quan trọng trong hình thành thói quen đọc sách cho con em
mình. Nếu cha mẹ quan tâm đến các em từ nhỏ xây dựng và hình thành thói quen đọc
sách cho các em thì khi lớn lên các em sẽ chịu khó đọc sách" (Nữ, phụ huynh tỉnh
Bình Dương).
"Gia đình có vai trò rất quan trọng trong hình thành văn hoá đọc cho con em.
Để hình thành thói quen đọc sách cho các em, cha mẹ và người lớn phải là tấm gương
chăm chỉ đọc sách, sau khi đọc mỗi cuốn sách cần có sự trao đổi, chia sẻ giữa các
thành viên" (Nữ, cán bộ Nhà nước, tỉnh Bình Dương).
“Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng gia đình chính là nền tảng phát triển văn hóa
đọc. Gia đình là nơi truyền “gen” đọc sách cho mỗi thế hệ và tạo thói quen đọc sách,
do đó, phải xây dựng các tủ sách trong gia đình. Các tủ sách phải được đặt nơi quan
trọng nhất trong nhà, nơi thuận lợi để mọi người lấy sách đọc”[5].
Đọc sách có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển và hoàn thiện nhân
cách trẻ em. Đọc sách là một cách thưởng thức văn hóa có chiều sâu, là phương
cách tốt nhất để làm giàu vốn liếng ngôn từ, tri thức của con người. Đọc không
những giúp trẻ em phát triển trí tuệ và khả năng sáng tạo mà còn giúp trẻ biết “yêu
thương” và “chia sẻ”, giúp trẻ “nhận biết thế giới” và hình thành nhân cách của
trẻ. Trẻ cảm nhận và yêu thế giới, yêu mọi người qua những cuốn sách và những
nhân vật trong sách mà trẻ đọc. Qua đọc sách, trẻ cảm nhận được điều tốt, người
tốt…và trẻ bắt đầu hành động như những gì trẻ cảm nhận. Trẻ biết yêu cô Tấm,

ghét cô Cám; thích Thạch Sanh, không thích Lý Thông…
Giải pháp xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ em từ gia đình
Để hình thành thói quen đọc sách cho trẻ em mỗi gia đình cần xây dựng
một "tủ sách gia đình”. Xây dựng “Tủ sách gia đình” là cơ sở để ông bà, cha mẹ
hướng dẫn cho con em đọc sách từ khi còn nhỏ. Đồng thời, xây dựng và hình thành
thói quen đọc sách cho mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong gia đình để văn hóa đọc
luôn giữ một vai trò chủ đạo trong việc truyền bá và tiếp thu tri thức một cách hệ
thống và sâu sắc. Thông qua đó, góp phần giáo dục đạo đức lối sống lành mạnh,
hình thành nhân cách tốt đẹp của con người, tạo nên những giá trị văn hóa bền
vững trong gia đình Việt Nam.
“Gia đình có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành thói quen đọc
sách của thanh thiếu niên. Thói quen đọc sách của bố mẹ và các thành viên trong gia
đình giúp hình thành thói quen đọc sách từ khi các em còn nhỏ” (Nam, phụ huynh
trường trường THCS tỉnh Bình Dương).
“Theo tôi, để tạo thói quen tốt trong văn hóa đọc cho các em phải xuất phát từ
sự dạy bảo của bố mẹ. Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ phải hình thành thói quen đọc
sách cho con em mình” (Nữ, phụ huynh trường THCS tỉnh Bình Dương).
“Tôi nghĩ mỗi gia đình Việt Nam cần đầu tư xây dựng một tủ sách gia đình, tủ
sách đó phải được đặt ở vị trí thuận lợi để mọi người có thể quan sát, lấy sách đọc
một cách dễ dàng. Nếu mỗi gia đình đều có tủ sách gia đình, cha mẹ quan tâm đến
vấn đề đọc sách thì các con tất sẽ ham mê đọc sách theo” (Nam, phụ huynh trường
THCS,tỉnh Bình Dương).
Tiếp đó, ông bà, cha mẹ có thể khuyến khích các thành viên đặc biệt là trẻ
em trong gia đình mỗi tuần nói về một cuốn sách, một câu chuyện đã đọc được
mà mình tâm đắc, sau đó cùng thảo luận về nội dung cuốn sách, câu chuyện đó
để rút ra ý nghĩa và những bài học thực tiễn.
Để củng cố và hướng dẫn kỹ năng lựa chọn sách, ông bà, cha mẹ hoặc
những người lớn trong gia đình có thể đưa trẻ đi nhà sách ít nhất một tháng một
lần để các em tự lựa chọn sách cho mình qua đó người lớn có thể hướng dẫn,
định hướng giúp con em mình chọn được những cuốn sách hay, phù hợp với lứa

tuổi.
Người lớn trong gia đình cũng có thể hình thành những thói quen tốt cho
con em mình bằng hành động tặng sách hay mỗi khi con trẻ làm được điều tốt.
Thói quen tặng sách là một nét văn hoá đẹp của dân tộc cần được duy trì và phát
huy.
Bên cạnh đó, gia đình cần tạo môi trường thuận lợi cho việc đọc, khuyến
khích đọc bằng cách dành riêng một phòng hoặc một góc để đọc sách với các
điều kiện ánh sáng, sự yên tĩnh và gần với tủ sách gia đình. Những yếu tố này sẽ
giúp các em có sự tập trung và say mê đọc sách hơn.
Cuối cùng, để kích thích niềm say mê đọc, hình thành thói quen đọc sách
cho con em, ông bà, cha mẹ và những người lớn trong gia đình phải là những
tâm gương ham học, ham đọc sách để các em noi theo. Những việc làm và hành
động của ông bà, cha mẹ và người lớn trong gia đình sẽ góp phần nâng cao nhận
thức về vai trò, giá trị và tầm quan trọng của việc đọc sách, xây dựng cho trẻ
những thói quen tốt về văn hoá đọc./.
ThS. Thân Trung Dũng – Khoa Công tác Đảng, Công tác Chính trị - Học viện
Hậu cần - Ngọc Thuỵ, Long Biên, Hà Nội.
ĐT: 0912.99.33.03; CQ: 043.99.51.803.
E-Mail:

×