Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vấn đề trong luật dân sự 6 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.84 KB, 6 trang )

Ta lần lượt tìm hiểu tổ chức hệ thống hộ tịch, lập chứng thư hộ
tịch, hiệu lực của chứng thư hộ tịch và cải chính hộ tịch.

A . Tổ chức hệ thống hộ tịch

Cơ quan hộ tịch. Theo Nghị định số 83-CP ngày 10/10/1998, cơ
quan hộ tịch trong luật Việt Nam hiện hành được phân thành ba
nhóm: cơ quan quản lý, cơ quan quản lý và đăng ký và cơ quan
giúp việc. Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao là các cơ quan quản lý
hộ tịch. UBND cấp tỉnh là cơ quan quản lý hộ tịch trong phạm vi
tỉnh và có trách nhiệm tiến hành việc đăng ký hộ tịch cho người
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định
của pháp luật về hộ tịch. UBND cấp huyện là cơ quan quản lý hộ
tịch trong phạm vi huyện. Sở Tư pháp và phòng Tư pháp là cơ
quan giúp việc cho UBND cấp mình trong công tác hộ tịch8[8].
UBND cấp xã là cơ quan quản lý hộ tịch trong phạm vi xã và có
trách nhiệm đăng ký hộ tịch cho người Việt Nam thường trú tại
Việt nam theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Cơ quan lãnh sự
là cơ quan quản lý hộ tịch trong phạm vi quản hạt lãnh sự và
trách nhiệm đăng ký hộ tịch cho cho công dân Việt Nam ở nước
ngoài.

Biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ hộ tịch. Biểu mẫu, sổ đăng ký hộ tịch
được lập theo mẫu thống nhất do Bộ Tư pháp quy định. Sổ đăng
ký hộ tịch ở cấp xã được lập thành hai bộ: một bộ lưu tại UBND

8[8] Trên thực tế, ở cấp tỉnh, chính Sở tư pháp là cơ quan trực tiếp đăng ký hộ tịch; còn UBND
là cơ quan quyết định (dưới danh nghĩa cơ quan đăng ký hộ tịch) việc cho hay không cho đăng
ký.
xã nơi đăng ký; một bộ lưu tại UBND tỉnh cấp trên. Sổ đăng ký hộ
tịch ở cấp tỉnh lập thành một bộ và lưu tại UBND tỉnh nơi đăng ký.



B - Lập chứng thư hộ tịch

1. Những người tham gia vào việc lập chứng thư hộ tịch

Người lập chứng thư hộ tịch. Người lập chứng thư hộ tịch là
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền đăng ký hộ tịch.
Nghị định số 83-CP ngày 10/10/1998, khi quy định rằng Chủ tịch
UBND có quyền ký và cấp các chứng thư hộ tịch, không dự liệu
khả năng ủy quyền của Chủ tịch UBND cho một người khác để ký
chứng thư hộ tịch. Tuy nhiên, trong thực tiễn, Chủ tịch UBND cấp
tỉnh thường uỷ quyền cho Giám đốc Sở tư pháp ký các chứng
thư hộ tịch chỉ liên quan đến công dân việt Nam.

Sở Tư pháp là cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo chứng thư hộ
tịch do Chủ tịch UBND tỉnh ký và lập, lưu trữ sổ đăng ký hộ tịch.
Cán bộ hộ tịch tư pháp là người soạn thảo chứng thư hộ tịch do
Chủ tịch UBND xã ký và lập, lưu trữ sổ đăng ký hộ tịch.

Người khai. Người khai là người đến cơ quan đăng ký hộ tịch để
xác nhận với người lập chứng thư hộ tịch về việc xảy ra sự kiện
cần được ghi nhận bằng chứng thư hộ tịch. Trong việc đăng ký
kết hôn, người khai là những người kết hôn. Trong việc khai sinh
và khai tử, người khai là người thân tích của người có tên trong
chứng thư hộ tịch hoặc một cơ quan, tổ chức có trách nhiệm theo
quy định của pháp luật về hộ tịch.

Người làm chứng. Vai trò của người làm chứng chỉ được ghi
nhận trong thủ tục lập một vài loại chứng thư hộ tịch.


- Làm chứng việc đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận
nuôi con nuôi - Ðăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi
con nuôi là một thủ tục đặc biệt được cho phép trong
trường hợp việc đăng ký hộ tịch đã được thực hiện, như
bản chính chứng thư hộ tịch và sổ gốc đã bị mất hoặc hư
hỏng mà không sử dụng được (Nghị định số 83-CP ngày
10/10/1998 Ðiều 63). Người xin đăng ký lại phải làm đơn
có xác nhận của hai người làm chứng.(Ðiều 65).
- Làm chứng việc khai tử cho người chết không rõ tung tích -
Người phát hiện người chết không rõ tung tích phải báo
ngay cho UBND cấp xã hoặc Công an cơ sở nơi có người
chết để lập biên bản xác nhận tình trạng người chết không
rõ tung tích (Nghị định đã dẫn Ðiều 31). Biên bản phải có
chữ ký của người phát hiện ra người chết không rõ tung
tích, đại diện Công an xã, đại diện ủy ban nhân dân và hai
người làm chứng (cùng điều luật).
- Làm chứng cho việc nhận con - Trong trường hợp một
người (chưa nộp đơn xin nhận con) mà tính mạng bị cái
chết đe dọa do bịnh tật hoặc do các nguyên nhân khác,
không thể đến ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu công nhận

×