Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Vật quyền, Nghĩa vụ và Hợp đồng trong Luật Dân Sư La Mã pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.78 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG LUẬT DÂN SỰ LA MÃ

BÀI 4: VẬT QUYỀN (QUYỀN ĐỐI VẬT)

I. Khái niệm và phân loại tài sản:
1. Khái niệm:
- Tài sản hay vật (res) là những vật chất đáp ứng nhu cầu của con người và có ý nghĩa kinh
tế - xã hội.
- Quyền tài sản là quyền yêu cầu chứ không phải là tài sản.
2. Phân loại:
a. Động sản và bất động sản.
- Động sản (res mobiles) là những vật có thể bị di chuyển được trong không gian hoặc
bản thân có thể tự di chuyển được mà không ảnh hưởng đến giá trị và suy chuyển đặc tính của nó. ví
dụ: gia súc, gia cầm, nô lệ. Có 2 loại: loại chuyển động do có tác động từ bên ngoài (res mobilis) và đồ
vật tự di chuyển (res se moventes)
- Bất động sản (res immobiles) là những vật không thể di chuyển được trong không
gian mà không ảnh hưởng đến giá trị và đặc tính sử dụng của vật, bất động sản cơ bản nhất là đất
đai và những vật gắn chặt với nó Ví dụ: nhà cửa, cây cối.
- Ý nghĩa: Để xây dựng phương pháp thủ đắc, đối với bất động sản thì việc di dời thì
phải tuân theo trình tự luật định và phải có đăng kí quyền sở hữu. Sự phân loại này có ý nghĩa khi
xuất hiện quy định super ficies solo cedit, theo đó, tất cả những gì có trên trái đất đều thuộc sở hữu
của chủ sở hữu của mãnh đất cho dù chúng thuộc về ai đó.
b. Đồ vật thay thế được và không thay thế được
- Vật chia được (res divisible): là những vật khi phân chia thành các phần, các phần ấy
không bị giảm giá trị tài sản chung và chức năng sử dụng.
- Vật không chia được là những vật ngược lại khi chia thành các phần thì giá trị của
chúng bị ảnh hưởng và suy giảm chức năng sử dụng.
c. Vật đơn nhất và vật thay thế
- Vật đơn nhất (đặc định) (res quae conti netur uno spiritu) là đồ vật hợp thể đơn
nhất về mặt tự nhiên hay do tính chất vật lý (hòn đá, chiếc cốc, con người).
- Vật thay thế là những vật tương tự nhau và hình dạng, màu sắc, đặc tính, công dụng.


- Ý nghĩa của sự phân loại: Liên quan đến nghĩa vụ giao tài sản. Đối với những vật đặt
định thì phải giao đúng vật đó, còn đối với những vật thay thế, chúng có thể thay thế nhau nhưng với
điều kiện cùng chất liệu.
d. Vật tiêu hao và không tiêu hao.
- Vật tiêu hao là vật qua một lần sử dụng bị mất hoặc không giữ được hình dạng, số
lượng, đặc tính, công dụng ban đầu.
- Vật không tiêu hao là những vật qua nhiều lần sử về cơ bản không thay đổi về đặc
tính, số lượng, công dụng ban đầu.
- Ý nghĩa của việc phân chia này: Nhằm xây dựng đối tượng cho các loại hợp đồng, vật
tiêu hao không thể là đối tượng trong các quan hệ thuê, mượn.

II. Khái niệm, phân loại vật quyền:
1. Khái niệm:
- Vật quyền là quyền của một chủ thể bằng hành vi của mình tác động lên tài sản theo
ý chí của mình mà không phụ thuộc vào người khác để nhằm thỏa mãn lợi ích của cá nhân mình
- Trái quyền là quyền của chủ thể bằng hành vi của người khác để thỏa mãn lợi ích của
bản thân mình.
2. Phân loại:
a, Quyền chiếm hữu:
- Chiếm hữu là nắm giữ, chi phối tài sản theo ý chí của mình mà không phụ thuộc vào ý
chí người khác, coi tài sản đó như là của mình. Nó phải thỏa mãn 2 điều kiện: chiếm giữ thực tế,
ý chí chiếm hữu.
- Chiếm hữu bao gồm:
+ Chiếm hữu hợp pháp
+ Chiếm hữu bất hợp pháp.
 Bất hợp pháp ngay tình: Việc chiếm hữu là bất hợp pháp nhưng người
chiếm hữu không biết hoặc không thể biết.
 Bất hợp pháp không ngay tình: Việc chiếm hữu là bất hợp pháp, người
chiếm hữu biết hoặc buộc phải biết việc chiếm hữu tài sản đó là bất hợp pháp nhưng vẫn có tình
chiếm hữu.

- Ý nghĩa: người chiếm hữu ngay tình có thể trở thành chủ sở hữu theo thời hiệu trách
nhiệm bảo quản tài sản nhẹ hơn, được nhận thành quả lợi nhuận từ việc sử dụng tài sản.
b. Quyền sở hữu:
- Các luật gia La Mã không đưa ra được khái niệm chính thức về quyền sở hữu mà chỉ
nêu lên những quyền năng của một chủ sở hữu
+ Jus Utendi (Quyền sử dụng)
+ Jus Fruendi (Quyền thu nhận thành quả từ tài sản)
+ Jus Possidendi (Quyền chiếm hữu tài sản)
+ Jus Abutendi (Quyền định đoạt tài sản)
+ Jus Videcandi (Quyền kiện đòi tài sản)
- Căn cứ phát sinh quyền sở hữu :
+ Căn cứ nguyên sinh (tự nhiên) : là căn cứ trong đó quyền sở hữu của chủ thể
được xác lập không phụ thuộc vào ý chí của người chủ sở hữu trước.
+ Căn cứ phái sinh : là những căn cứ mà từ đó quyền sở hữu được xác lập đối
với vật phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu trước đó
c. Quyền đối với tài sản của người khác (Jus in re aliena)
- Khái niệm : là quyền của chủ thể không phải là chủ sở hữu của tài sản nhưng
có quyền sử dụng và hưởng những lợi ích mà tài sản đó mang lại.
- Phân loại : Quyền đối với tài sản của người khác đầu tiên xuất phát từ khái
niệm Servitius (Quyền dụng ích), có 2 loại :
+ Quyền dụng ích đất đai (servitius praediorum) đất đai ở đây bao gồm
đất nông nghiệp và đất ở, các quyền này bao gồm: quyền có lối đi lại, quyền chăn dắt gia súc đi qua,
quyền dẫn nước, thoát nước, quyền được lấy ánh sáng, không khí, quyền được lợi dụng nhà của
người khác để xây nhà mình, quyền được sử dụng bóng râm của người khác, quyền được sang đất
của người khác để thu lượm hoa quả.
+ Quyền dụng ích cá nhân (servitius personarum) hay quyền sử dụng tài
sản của người khác suốt đời, các bên có thể thỏa thuận một bên có thể sử dụng tài sản cho đến chết,
người đó được hưởng hoa lợi, lợi tức do tài sản mang lại nhưng không được để lại thửa kế và không
được chuyển giao cho người khác.
+ Luật La Mã cũng có quy định theo đó một số người không phải là chủ

sở hữu cũng có quyền sử dụng tài sản của người khác.










BÀI 4 : NGHĨA VỤ VÀ HỢP ĐỒNG

I. Nghĩa vụ :
a. Khái niệm
- Là một quan hệ mà trong đó một bên gọi là « bên có quyền » có quyền yêu cầu
« bên kia » (bên có nghĩa vụ) được làm một công việc hay không được làm một công việc vì lợi ích và
theo yêu cầu của bên có quyền.
b. Phân loại :
- Luật gia Gai cho rằng tất cả mọi nghĩa vụ được phát sinh hoặc từ sự thỏa thuận hay
hợp đồng hoặc từ sự vi phạm hay gây ra thiệt hại. Hoàng đế Justinian phân chia nghĩa vụ thành 4
loại :
+ Ex Contractu (thỏa thuận, khế ước, hợp đồng) : ít nhất hai chủ thể thỏa thuận
với nhau để làm phát sinh nghĩa vụ.
+ Ex Delicto (vi phạm, do gây ra thiệt hại, nghĩa vụ bồi thường) : nếu một người
có hành vi gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của người khác thì có nghĩa
vụ bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả do mình gây ra.
+ Quasi ex contractu (chuẩn khế ước, chuẩn hợp đồng, nghĩa vụ phát sinh như
từ hợp đồng) : đây là những loại nghĩa vụ không phát sinh từ hợp đồng nhưng về bản chất và nội
dung gần giống như nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, các loại nghĩa vụ này bao gồm : thưc hiện công

việc của người khác không có sự ủy nhiệm, được lợi tài sản không có căn cứ pháp luật.
+ Quasi ex delicto (chuẩn vi phạm, nghĩa vụ phát sinh như từ gây ra thiệt hại) :
nếu một người có hành vi hoặc tài sản đe dọa gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người
khác thì người bị đe dọa gây thiệt hại có quyền yêu cầu quan tòa phạt người có hành vi hoặc tài sản
đe dọa đó một số tiền nhất định. Số tiền phạt tối đa có thẻ lên đến 50000 as.
c. Thực hiện nghĩa vụ dân sự :
- Thông thường, nghĩa vụ chấm dứt bằng việc thực hiện nghĩa vụ trọng tâm của
việc thực hiện nghĩa vụ là đúng đối tượng, đúng thời hạn, đúng thời điểm. Đối tượng của nghĩa vụ là
tài sản hoặc một công việc phải làm hoặc không được làm. Khi đối tượng là một vật đặc định thì phải
đúng vật đó. Khi đối tượng là vật cùng loại mà không có sự thỏa thuận về chất lượng thì phải giao
vật với chất lượng trung bình.
- Thời hạn của nghĩa vụ do các bên thỏa thuận, nếu các bên không thỏa thuận về
thời hạn thì thời hạn được xác định từ thời điểm người có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thực
hiện nghĩa vụ.
- Địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận , trong trường hợp các bên
không thỏa thuận về địa điểm thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ là nơi cư trú của người có quyền.
d. Thực hiện nghĩa vụ không đúng thời hạn :
- Từ phía con nợ :
+ Việc con nợ chậm trễ thực hiện nghĩa vụ sẽ phải gánh chịu những hậu quả
pháp lý nhất định : bồi thường toàn bộ thiệt hại do sự chậm trễ gây ra, nếu giá của đối tượng nghĩa
vụ tăng thì con nợ phải trả cho chủ nợ phần tăng thêm đó. Trong trường hợp con nợ mang toàn bộ
lợi nhuận thu được trả cho chủ nợ thì sẽ được giải phóng khỏi trách nhiệm do sự chậm trễ.
+ Con nợ trong trường hợp chậm trễ thực hiện nghĩa vụ không chịu trách
nhiệm nặng hơn nếu chủ nợ không đốc thúc con nợ. Trong một số trường hợp chủ nợ không cần đốc
thúc con nợ : nếu đã quy định một ngày cụ thể thì bản thân đó đã là sự đốc thúc ; kẻ trộm, kẻ cắp
luôn được coi là chậm trễ thực hiện nghĩa vụ.
- Từ phía chủ nợ :
+ Việc chậm trễ tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ từ phía chủ nợ dẫn đến việc chủ
nợ có thể bị tước quyền. Ở thời kỳ đầu, Luật la Mã thậm chí cho phép con nợ vứt bỏ đồ vật vay nợ
nếu chủ nợ không nhận đúng thời hạn theo thời gian và địa điểm đã thỏa thuận. Trong những

trường hợp tương tự, chủ nợ cho phép con nợ giao cho nhà thờ hoặc quan tòa, giải phóng khỏi trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ.
e. Trách nhiệm dân sự :
- Trách nhiệm dân sự là hậu quả xấu đối với các bên khi thực hiện không đúng
quyền và nghĩa vụ của mình. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng
nghĩa vụ thì phải gánh chịu sự cưỡng chế của Nhà nước về vật chất và thể xác. Bên có quyền không
thực hiện đúng quyền của mình thì có thể bị tước quyền.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là sự cưỡng chế vật chất nhằm khắc phục
những thiệt hại đã xảy ra. Việc bồi thường thiệt hại phát sinh phải hội đủ hai điều kiện :
+ Thiệt hại thực tế gồm sự sự mất mát, giảm sút, hư hỏng và những lợi nhuận
bị mất. Các luật gia La Mã cũng có đề cập đến những thiệt hại về tinh thần.
+ Trong chế định bồi thường thiệt hại, các luật gia La Mã chú trọng vấn đề lỗi.
Mức độ lỗi ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi bồi thường.
. Do Lus (cố ý) : khi một người thực hiện hành vi nhận thức được hậu
quả hành vi nhưng vẫn cố ý thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra.
. Culpa (vô ý) : Vô ý nặng là khi thực hiện hành vi người đó không hiểu,
không thấy hậu quả mà người bình thường phải hiểu phải thấy. Vô ý nhẹ là khi thực hiện hành vi
người đó không thể hiện được mình là người chủ tốt.
. Lỗi cố ý và vô ý nặng luôn luôn phải chịu vấn đề bồi thường thiệt hại,
lỗi vô ý nhẹ có thể không phải bồi thường.
+ Luật La Mã không tính toán loại thiệt hại xảy ra do sự vô tâm, kém cỏi và ngu
dốt của người bị thiệt hại.


BÀI 5 : QUYỀN THỪA KẾ - HEREDITAS
Thừa kế theo di chúc (testato):
Di chúc là ý chí chủ quan của người có tài sản định đoạt tài sản của mình cho người khác sau
khi chết. Theo luật gia Ulpian thì: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của chúng ta và ý chí đó được thực
hiện sau khi chúng ta chết”.
Luật La Mã quy định trong di chúc không được phép “im lặng bỏ qua” đối với hàng thừa kế thứ

nhất (các con, nếu con chết thì các cháu). Nếu “im lặng bỏ qua” thì di chúc vô hiệu mặc dù tuân thủ
đầy đủ các điều kiện khác. Ví dụ ông A có ba người con là B, C, D, ông để lại di chúc với nội dung:
“Tôi cho hai con tôi là B và C mỗi đứa một nửa tài sản” mà không ghi “truất quyền thừa kế của D”
thì di chúc vô hiệu vì đã im lặng bỏ qua D. Nếu A chết tài sản sẽ được chia theo luật cho B, C, D.
Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc vào bất kỳ lúc nào. Nếu có người
lập nhiều di chúc thì di chúc sau có giá trị hơn di chúc trước. Luật La Mã quy định khá chặt chẽ các
điều kiện để một di chúc có hiệu lực như: người lập di chúc phải có khả năng lập di chúc (con gái
từ 12 tuổi, con trai từ 14 tuổi trở lên, không bị tâm thần, không phạm trọng tội); hình thức di chúc
phải phù hợp với quy định của pháp luật (di chúc viết phải được quan tòa, quan chấp chính chứng
thực, di chúc miệng phải có bảy người làm chứng, người thừa kế phải được chỉ định rõ ràng, chính
xác); người được chỉ định trong di chúc phải là người có khả năng trở thành người thừa kế (thai
nhi sinh vào tháng thứ mười một, đàn ông từ 25 đến 60 tuổi, đàn bà từ 20 đến 50 tuổi mà không
lập gia đình thì không được hưởng thừa kế…).
Một nguyên tắc quan trọng của luật La Mã và thừa kế là Semel heres, semper heres – người
được chỉ định là người thừa kế sẽ vĩnh viễn là người thừa kế. Điều này có nghĩa là luật pháp chỉ
công nhận di chúc có điều kiện phát sinh, không công nhận di chúc có điều kiện đình chỉ. Ví dụ một
di chúc có nội dung sau: “Tôi không cho con tôi là M hưởng tài sản nếu nó không thi đậu vào
trường Trung cấp pháp lý La Mã”. Trường hợp này, M vẫn là người được hưởng di sản thừa kế bởi
vì điều kiện trong di chúc là điều kiện đình chỉ (chấm dứt) trái với nguyên tắc “người thừa kế là
vĩnh viễn”.
Một vấn đề mà trong hầu hết pháp luật dân sự của các nước có quy định được xuất phát từ
luật La Mã là việc quy định những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc (hay còn gọi là kỷ phần bắt buộc). Ở thời kỳ đầu (thời kỳ Cộng hòa La Mã sơ khai) thì gia chủ
chia tài sản như thế nào thì sẽ là như thế (Unti legassit super pecunia tutelave suae rei ita ius esto).
Nhưng dần dần về sau đối với những người ở hàng thừa kế thứ nhất nếu bị người lập di chúc truất
quyền thừa kế thì sẽ được hưởng một kỷ phần bắt buộc.
Thời kỳ đầu, kỷ phần bắt buộc bằng ¼ một suất thừa kế nếu chia theo luật. Ví dụ A có hai con
là B và C, A di chúc cho B toàn bộ tài sản, truất quyền thừa kế của C, vậy nếu A chết thì tài sản của
A sẽ được chia như sau (giả sử A có 100 aosơ):
Một suất thừa kế là 100 : 2 = 50 aosơ

C sẽ được hưởng ¼ 50 aosơ = 12,5 aosơ, B được hưởng: 100 – 12,5 = 87,5 aosơ.
Dưới thời Hoàng đế Justinian việc phân chia kỷ phần bắt buộc rất chi tiết với nguyên tắc sau:
nếu như một suất thừa kế được chia lớn hơn ¼ di sản thừa kế thì kỷ phần bắt buộc là 1/3 một
suất thừa kế; nếu như một suất thừa kế nhỏ hơn hoặc bằng ¼ giá trị di sản thì kỷ phần bắt buộc
bằng ½ một suất thừa kế.
Có thể diễn giải như sau: nếu người chết có số con nhỏ hơn 4 (1, 2, 3) thì một kỷ phần bắt buộc
bằng 1/3 một suất thừa kế. Còn nếu người đó có 4 con trở lên thì một kỷ phần bắt buộc bằng ½
một suất thừa kế.
- Ví dụ 1: A có 3 con là B, C, D. A di chúc cho B toàn bộ 900 aosơ, C và D bị truất quyền thừa kế.
Đầu tiên ta phải xác định một suất thừa kế nếu chia theo luật = 900 : 3 = 300 aosơ. Vì một suất
thừa kế là 300 aosơ lớn hơn ¼ di sản (1/4 di sản bằng 900 : 4 = 225 aosơ) nên C , D mỗi người sẽ
được hưởng 1/3 một suất thừa kế = 1/3 x 300 = 100 aosơ, B được hưởng: 900 – (100 + 100) =
700 aosơ.
- Ví dụ 2: A có 6 con B, C, D, E, G, H; A di chúc cho B toàn bộ 900 aosơ, những người còn lại bị
truất quyền thừa kế.
Một suất thừa kế là 900 : 6 = 150 aosơ. Vì một suất thừa kế nhỏ hơn ¼ di sản (225 aosơ) nên
một kỷ phần bắt buộc là ½ x 150 = 75 aosơ. Vậy C, D, E, G, H mỗi người được hưởng 75 aosơ; B
được hưởng: 900 – (75 x 5) = 525 aosơ.
Một nguyên tắc quan trọng khác của luật La Mã là không được tiến hành chia một di sản vừa
theo di chúc vừa theo luật. Nghĩa là nếu có di chúc thì chỉ được chia theo di chúc, người được
hưởng kỷ phần bắt buộc không được hiểu là được chia thừa kế theo luật.
Ví dụ ông A có 2 con là B và C, tài sản của ông là 300 aosơ, ông di chúc cho B 100 aosơ và truất
quyền thừa kế của C. Trong trường hợp này nếu A chết B sẽ được hưởng toàn bộ di sản (sau khi
chia kỷ phần bắt buộc cho C) vì số di sản không được định đoạt trong di chúc không chia cho B, C
theo luật được. Cụ thể: C được hưởng một kỷ phần bắt buộc bằng 1/3 của một suất thừa kế (150
aosơ) = 50 aosơ; B được hưởng: 300 – 50 = 250 aosơ.
Di tặng (legata):
Là một phần tài sản mà người lập di chúc dành riêng cho một hoặc nhiều người. Ở thời kỳ đầu
luật La Mã không hạn chế phần tài sản di tặng dẫn đến tình trạng lợi dụng di tặng để trốn tránh
nghĩa vụ. Đến thời Justinian di tặng được quy định không quá ¼ tổng di sản. Di tặng không tính

vào khối di sản. Việc quy định di tặng không quá ¼ di sản là rất hợp lý và được pháp luật nhiều
nước trên thế giới kế thừa.
Thừa kế theo pháp luật:
Trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc vô hiệu thì di sản của người chết để lại được
chia theo luật. So với luật dân sự Việt Nam, luật La Mã có sự khác biệt về việc phân chia hàng thừa
kế mà cụ thể là quy định theo hàng, bậc như sau:
- Hàng thứ nhất: Các con (các cháu nếu các con chết)
- Hàng thứ hai: Bố mẹ (nếu bố mẹ chết thì ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột).
- Hàng thứ ba: Anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha.
- Hàng thứ tư: Họ hàng nội, ngoại theo nhánh ngang tính từ gần đến xa, từ nội đến ngoại trong
phạm vi sáu đời.
- Hàng thứ năm: Nếu không có những người ở bốn hàng trên thì quan tòa có quyền quyết định
cho vợ hưởng một phần di sản.
Với việc quy định của luật La Mã ở hàng thừa kế thứ nhất thì người cháu luôn luôn được
hưởng di sản của ông nếu bố mẹ chúng chết. Còn theo luật dân sự Việt Nam thì cháu sẽ không
được nhận thừa kế của ông nếu bố mẹ chúng chết cùng thời điểm với ông bà. Ở hàng thừa kế thứ
hai thì bố mẹ ở bậc một, ông bà nội, ngoại, anh chị em ruột ở bậc hai. Có nghĩa là mặc dù ở cùng
một hàng thừa kế nhưng nếu có những người ở bậc một (bố mẹ) thì những người ở bậc hai (ông
bà nội ngoại, anh chị em ruột) sẽ không được hưởng thừa kế. Mặt khác, ông bà nội, anh chị em
ruột được hưởng mỗi người một suất thì ông bà ngoại chỉ được hưởng ½ một suất thừa kế.
Ví dụ A chết để lại di sản là 400 aosơ, A không có con, không còn bố mẹ mà chỉ còn ông bà nội
ngoại và anh ruột. Vậy di sản của A sẽ được chia như sau: ông nội 100 aosơ, bà nội 100 aosơ, anh
ruột 100 aosơ, ông ngoại 50 aosơ, bà ngoại 50 aosơ.
Trải qua mấy ngàn năm, luật La Mã nói chung và chế định về quyền thừa kế nói riêng vẫn là
minh chứng hùng hồn cho quan điểm của những ai cho rằng luật La Mã là một phần không thể
thiếu được của văn minh nhân loại. Tất nhiên cho đến nay một số quy phạm của luật La Mã không
còn phù hợp nữa. Điều đó cũng dễ hiểu bởi vì điều kiện xã hội, kinh tế, chính trị của xã hội La Mã
khoảng hai ngàn năm về trước khác xa so với bây giờ. Dẫu sao một số quy định của luật La Mã
thiết nghĩ rằng có thể được kế thừa vào luật dân sự Việt Nam. Ví dụ như quy định của luật La Mã
về di tặng không được quá ¼ di sản và trên cơ sở đó có thể quy định cụ thể về phần di sản được

dùng vào việc thờ cúng (ví dụ như không quá ¼, không quá 1/5 di sản). Nếu có những quy định cụ
thể như vậy thì việc thực thi quyền thừa kế trên thực tế sẽ dễ dàng và đồng nhất tránh được tình
trạng hiểu và vận dụng luật pháp một cách không đồng bộ, nhất quán.









×