Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

5 thói quen “xấu” khi uống thuốc potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.74 KB, 5 trang )

5 thói quen “xấu” khi uống thuốc
Chúng ta thường hiểu “3 lần/ngày” là uống thuốc cùng thời
điểm với 3 bữa ăn chính. Thực ra, một ngày uống thuốc bao
nhiêu lần, cách bao nhiêu tiếng uống một lần, đều được tính
toán dựa trên quy luật biến đổi nồng độ thuốc trong máu của
cơ thể trong 24 giờ.

1. Uống thuốc cùng bữa ăn
Nhiều người chúng ta quan niệm uống thuốc “trước bữa ăn” là
uống “trước khi ăn bữa chính”, các món ăn vặt, hoa quả đều không
tính đến. Thực ra, chỉ cần trong bụng có thức ăn đều có thể tính là
“sau bữa ăn”.
Theo quan niệm của thầy thuốc, uống thuốc “trước bữa ăn” hoặc
lúc “bụng rỗng” là vì thức ăn trong dạ dày có thể gây ảnh hưởng
đến việc hấp thụ một số loại thuốc. Thông thường, uống thuốc
“trước bữa ăn” là uống trước khi ăn 30 phút đến 1 tiếng.
Uống thuốc “sau bữa ăn” là vì một số loại thuốc có khả năng gây
kích thích hệ thống tiêu hoá và thức ăn sẽ giúp giảm khả năng này,
hoặc thành phần chất béo có trong thức ăn có thể đẩy nhanh quá
trình hấp thụ thuốc.
Thời gian sử dụng thuốc trong ngày có thể là “1 lần/ngày”, đến “3
lần/ngày”. Chúng ta thường hiểu “3 lần/ngày” là uống thuốc cùng
thời điểm với 3 bữa ăn chính. Thực ra, một ngày uống thuốc bao
nhiêu lần, cách bao nhiêu tiếng uống một lần, đều được các thầy
thuốc tính toán dựa trên quy luật biến đổi nồng độ thuốc trong máu
của cơ thể trong 24 giờ. Do vậy, nếu uống thuốc “3 lần/ngày”, nên
cách 8 tiếng uống 1 lần; uống “2 lần/ngày” nên cách 12 tiếng uống
1 lần. Do thói quen nghỉ ngơi của mỗi người khác nhau, “ 3
lần/ngày” có thể là 7h sáng, 2-3h chiều, và 10h tối; “2 lần 1 ngày”
có thể là 7h sáng và 7h tối.
2. Tách đôi thuốc khi uống


Một số người chúng ta thấy viên thuốc quá to thì bẻ đôi hoặc hòa
tan trong nước cho dễ uống. Thực tế, việc này có thể làm giảm tác
dụng của thuốc. Một số loại thuốc cần phải tự hòa tan trong dung
dịch dạ dày, giúp nồng độ thuốc trong cơ thể được ổn định để
mang lại hiệu quả điều trị.
Tách đôi viên thuốc khi uống sẽ thúc đẩy quá trình hòa tan của
thuốc, khiến nồng độ thuốc trong máu trong một thời gian ngắn
tăng lên quá nhanh, dễ gây ra nguy hiểm; thậm chí rút ngắn thời
gian thuốc có tác dụng, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
thuốc.
Để biết loại thuốc nào có thể tách đôi khi sử dụng, tốt nhất bạn nên
đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Ngoài ra, bạn có thể
kiểm tra phần thân viên thuốc. Thông thường các loại thuốc có thể
tách đôi được, đều có vệt ngấn bên ngoài để có thể tách đôi chuẩn
xác và dễ dàng.
3. Uống thuốc cùng sữa và nước hoa quả
Trẻ con khi uống thuốc thường sợ đắng nên bố mẹ hay dùng nước
hoa quả hoặc sữa cho bé uống cùng thuốc, vừa làm giảm vị đắng,
vừa bổ sung thêm nước và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nước hoa
quả, sữa, sữa đậu nành…mặc dù đều là dung dịch, nhưng đều có
thể gây phản ứng phụ với thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị.
Nghiên cứu cho thấy gần 50 loại thuốc có phản ứng phụ với nước
hoa quả.
Lời khuyên của thầy thuốc: tốt nhất nên uống thuốc cùng nước ấm,
để đảm bảo độ an toàn cũng như tác dụng điều trị.
4. Không kiêng trong ăn uống
Những gia vị thường ngày như dầu ăn, muối, đường…cũng có thể
gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc:
Khi đang bổ sung sắt, bạn nên ăn ít dầu mỡ, không ăn các thực
phẩm chiên rán, bánh ngọt…bởi chất béo có trong các thực phẩm

đó làm hạn chế khả năng tiết dịch vị của dạ dày, giảm khả năng
hấp thụ sắt.
Khi uống thuốc giảm huyết áp, thuốc trợ tim, cấm kỵ dùng các
thực phẩm có hàm lượng muối cao.
Khi dùng các thuốc hỗ trợ tiêu hoá, bảo vệ dạ dày, không nên ăn
nhiều đồ ngọt.
Sử dụng thuốc nói chung, thông thường không được uống rượu,
bởi rượu có thể làm trương mạch máu, có tác dụng gần giống thuốc
hạ huyết áp, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.
5. Vừa nằm vừa uống thuốc
Không ít người chúng ta có thói quen nằm uống thuốc. Điều này
dẫn đến việc một phần thuốc bị đọng lại, hoặc bám vào thành thực
quản, không những gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ thuốc, mà còn
gây kích thích, làm viêm thực quản. Các bác sỹ lâm sàng thông
qua chụp X quang kiểm tra, phát hiện các bệnh nhân nằm uống
thuốc đa số chỉ uống một ít nước cùng với thuốc, nên gần 60%
lượng thuốc không vào được dạ dày, bị bám lại trên thành thực
quản. Ngược lại, những bệnh nhân uống thuốc cùng ít nhất 60-100
ml nước khi đứng, chỉ 5 giây sau thuốc đã vào được dạ dày.
Do đặc trưng hấp thụ của các loại thuốc, theo các thầy thuốc, tư thế
chuẩn nhất khi uống thuốc vẫn là tư thế ngồi

×