Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cách nào giúp cơ thể “đánh bại” các siêu vi? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.55 KB, 5 trang )

Cách nào giúp cơ thể “đánh bại” các siêu vi?
Hệ miễn dịch sẽ bắt đầu “lười biếng” khi bạn có tuổi nhưng
điều tuyệt vời là chúng ta có thể “đảo ngược” yếu tố tự nhiên
này.

Tế bào miễn dịch không tự động sinh sản thêm mà cần sự nỗ lực
của các vận động có ích
Vậy bạn bảo vệ bản thân chống lại các siêu vi theo cách nào tốt
nhất? Hầu hết chúng ta đều đồng ý rằng tăng cường hệ miễn dịch
là 1 ý tưởng tốt mặc dù nhiều người cảm thấy mơ hồ về những gì
thực sự có ý nghĩa. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã khám phá ra
chức năng hàng rào của cơ thể hoạt động như thế nào.
Hệ thống miễn dịch có ba loại phòng vệ cơ bản: Đầu tiên là nhóm
bạch cầu trung tính và đại thực bào. Hoạt động cơ bản của chúng là
nuốt và giết chết vi khuẩn. Rồi đến tế bào T, tiêu diệt bất cứ tế bào
nhiễm vi-rút hay trở thành ung thư. Nhóm cuối cùng là tế bào B,
giúp sản xuất kháng thể để ngăn vi-rút đi vào trong các tế bào.
Tuy nhiên, 65% hệ miễn dịch đã “hoàn thành nhiệm vụ”, không
còn tiếp tục phát triển, “sáng tạo” thêm nữa. Vậy là các tế bào T sẽ
ít dần đi, các kháng thể sản xuất ra sẽ không còn mạnh và các tế
bào như bạch cầu trung tính ít có khả năng ăn và tiêu diệt vi khuẩn
hơn. Điều này có thể thấy rất rõ ở những người lớn tuổi.
Nếu tiêm chủng cúm khi trẻ, thì 4/5 người sẽ sản xuất đủ kháng thể
để bảo vệ sự viêm nhiễm. Tuy nhiên, chỉ chưa tới một nửa số
người trên 65 tuổi sản xuất đủ các kháng thể để chống lại cúm. Đó
là bởi vì các tế bào B của họ không còn làm việc nữa. Ngoài ra, tế
bào tiêu diệt vi khuẩn không còn hoạt động hiệu quả trong việc
phát hiện viêm nhiễm.
Thậm chí ngay cả khi các “chiến binh bảo vệ” tìm thấy vi khuẩn
thì chúng cũng chỉ có thể tiêu hóa 1 nửa số vi khuẩn so với người
trẻ tuổi.


“Kết quả là người lớn tuổi dễ bị nhiễm trùng cả ở nhà và đặc biệt
là trong bệnh viện”, GS Janet Lord, Giám đốc TT Nghiên cứu Sức
khỏe, ĐH Birmingham, cho biết.
Suy giảm hệ miễn dịch là không thể tránh khỏi. Vậy làm thế nào
để nâng cao chất lượng hệ thống miễn dịch trước khi bước vào tuổi
60-70?
Giảm cân đúng cách
Chúng ta đều biết rằng béo phì là một nguy cơ bệnh tim và bệnh
tiểu đường và cũng làm suy yếu hệ thống phòng thủ tự nhiên của
cơ thể. GS Lord giải thích: “Chất béo tiết ra kích thích tố ức chế hệ
miễn dịch. Việc giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể sẽ tác động
tích cực đến đáp ứng miễn dịch”.
Nhưng chỉ giảm cân thì không phải là câu trả lời đầy đủ. Một
nghiên cứu gần đây của Mỹ cho thấy loài gặm nhấm với chế độ ăn
kiểm soát calo có nhiều khả năng bị bệnh hơn so với những đối
tượng được nhận đủ thức ăn.
“Cắt giảm nhóm thực phẩm tinh bột hoặc chất béo hoàn toàn khỏi
chế độ dinh dưỡng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch”, chuyên gia
dinh dưỡng TS Sarah Schenker, Quỹ Dinh dưỡng Anh, cảnh báo.
“Đó không phải là những thực phẩm xấu bởi những thực phẩm này
giúp hỗ trợ sự hấp thu của nhiều vitamin thiết yếu đối với cơ thể”.
Không thể thiếu ngủ nghỉ
Chỉ cần ngủ không ngon 1 đêm là có thể khiến hiệu quả hoạt động
của hệ miễn dịch giảm tới một nửa, các nhà nghiên cứu Mỹ cho
biết.
Mức độ bảo vệ các tế bào T sẽ giảm trong khi các tế bào viêm tăng
lên nếu chúng ta mất ngủ, dẫn đến nguy cơ mắc cảm cúm hay cảm
lạnh.
Thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến ý thức chống lại bệnh tật.
John Park, chuyên gia về thuốc ngủ của bệnh viện Mayo (Mỹ) cho

biết: “Đáp ứng miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng khi chúng ta bị mất ngủ
và cơ thể ít sản xuất kháng thể hơn. Điều này có nghĩa, nếu được
tiêm vắc-xin, cơ thể sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để đáp ứng
với chủng ngừa. Vì vậy, nếu tiếp xúc với vi rút cúm khi cơ thể
thiếu ngủ, chúng ta sẽ dễ bị bệnh hơn và hiệu quả của vắc-xin sẽ
tăng lên nếu cơ thể ngủ đủ”.
Không cần tập chuyên nghiệp, chỉ cần đi bộ
Tập luyện vừa phải (đi bộ) sẽ giúp phản ứng của cơ thể với vắc-xin
cúm tăng lên trong khi nó cũng giúp cơ thể thanh lọc các nguy cơ
gây cảm lạnh.
Hoạt động thể chất thực sự tạo ra sự khác biệt và thú vị là nó
không liên quan gì với lượng mồ hôi đổ ra trong quá trình tập
luyện.
Những người tập thể dục ít nhất 5 ngày/tuần sẽ giảm nguy cơ bị
cảm lạnh từ 43-46%, theo một nghiên cứu công bố tháng này trên
tạp chí Y học thể thao Anh.
Và một nửa giờ tập thể dục aerobic vừa phải – đi bộ hay bơi lội
nhanh – một ngày tăng gấp đôi phản ứng của cơ thể với thuốc
chủng cúm, một nghiên cứu gần đây của Mỹ cho thấy.
Và theo GS Lord, không cần thiết phải đi đến phòng tập thể dục
bởi đi bộ trong nhịp thở kiểm soát sẽ giúp hệ miễn dịch, hệ thống
tim mạch được vận động thực sự.

×