Cách phân biệt u cục lành tính và ác tính
Khi phát hiện một u cục trên cơ thể, một cách tự nhiên bạn
thường hoảng sợ và nghĩ đến tình huống xấu nhất đó là dấu
hiệu bệnh ung thư. Tuy nhiên, thực tế phần lớn chúng lại lành
tính.
Sau đây là một số gợi ý giúp bạn biết khối u lành tính và ác tính:
Khối u trên cổ
Khả năng lớn nhất đó có thể u nang bã nhờn, sưng tuyến hạch.
U nang bã nhờn thường xuất hiện khi một tuyến dầu bị tắc, không
thoát ra được và chất béo tích tụ lại, từ đó hình thành nên một khối
u nhưng không đau. Đây là một khối u lành tính, không trở thành
ung thư. Bằng cách gây tê cục bộ, các bác sĩ có thể lấy khối u này
ra.
Còn sưng hạch có thể là một dấu hiệu cảnh báo sự nhiễm trùng và
có thể chữa được bằng thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên, những khối u này cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của
bệnh bạch cầu hoặc bệnh Hodgkin, một loại trong nhóm bệnh ung
thư hệ lympho (một loại tế bào bạch cầu) hoặc thậm chí là một
bệnh ung thư ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đã lây lan sang bộ phân
khác. Tuy nhiên, những khối u này thường có xu hướng xuất hiện
ở cổ và thường rất cứng.
Bạn nên đi kiểm tra nếu khối u này ngày càng lớn và đã tồn tại hơn
3 tuần.
Khối u xuất hiện ở chân
Rất có thể đó là Dermatofibroma, một khối u ở da.
Đây là một khối u lành, nhỏ, kích thước chưa đến 1,3 cm. Hầu hết
các bệnh nhân chỉ có một khối u, tuy nhiên một vài ca thì có nhiều
hơn. Đây có thể là hậu quả của một vết thương nhỏ như vết đâm do
một cây gai hoặc vết côn trùng cắn.
Những khối u này vô hại vì thế bạn có thể không cần quan tâm.
Hoặc nếu muốn bạn có thể đến gặp bác sĩ da liễu để xử lý nếu nó
khó coi hoặc phát triển lên. Chúng có thể sẽ tự biến mất mà không
cần can thiệp y tế nhưng rất hiếm.
Tuy nhiên, nếu khối u chảy máu hoặc khiến bạn đau, sưng tấy hay
khó lành thì đó có thể là dấu hiệu của ung thư da. Ung thư biểu mô
tế bào, một dạng ung thư da thường khởi phát với một mảng đỏ có
vảy và sau đó cứng lại.
Ở dưới cánh tay
Đó có thể là khối u do tắc tuyến nang lông, sưng vú hoặc là sưng
hạch bạch huyết.
Tuyến mồ hôi bị tắc có thể sưng đau và tạo thành một khối u.
Tuyến hạch bạch huyết dưới cánh tay cũng có thể sưng lên khi bạn
bị nhiễm trùng, thậm chí là do vết cào của một con mèo. Khi phụ
nữ cho con bú, các mô dưới cánh tay cũng có thể sưng, hình thành
một khối u.
Tuyến hạch bạch huyết bị sưng thường là do một nhiễm trùng nhỏ.
Nếu đó là do virus thì không có biện pháp chữa trị đặc hiệu nào,
tuy nhiên bạn vẫn nên đi kiểm tra. Còn nếu nguyên nhân là do mô
ở vú bị sưng thì đó có thể liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu
tuyến nang lông bị tắc thì có thể bạn bị nhiễm trùng và vì thế cần
dùng thuốc kháng sinh.
Ngoài ra, những khối u dưới cánh tay cũng có thể là ung thư vú
hoặc bệnh Hodgkin. Chúng thường mềm, có tính đàn hồi và đau
nhiều hơn sau khi uống chất có cồn.
Ở háng
Khối u ở vị trí này thực chất là phần da bị thừa hoặc lông mọc
ngược cuộn tròn vào bên trong.
Những khối u này thường nhỏ, dính vào da, mềm và có cùng màu
với da. Còn những chỗ lông mọc ngược là do nang lông yếu, có thể
do waxing hoặc cạo, đôi khi có thể do nhiễm trùng. Chúng có thể
màu đỏ, trắng hoặc đen.
Các bác sĩ có thể cắt bỏ những phần thịt thừa nay bằng cách gây tê
cục bộ nhưng chúng vô hại. Còn những chỗ lông mọc ngược gây
viêm và nhiễm trùng nang lông, có thể chữa bằng thuốc kháng sinh
và khử trùng.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy bị đổ mồ hôi về đêm, sốt, sụt cân không rõ
nguyên nhân, da bị đau và đỏ tấy thì nên đi khám ngay, đó có thể
là dấu hiệu của ung thư.
Ở vai
Đó có thể đơn thuần chỉ là khối u mỡ (lipoma). Chúng thường
mềm, lành tính và hay xuất hiện ở vai mặc dù nó có thể phát triển
ở bất cứ vị trí nào có tế bào mỡ. Hiếm khi cần đến sự can thiệp của
bác sĩ để cắt bỏ khối u kiểu này trừ khi nó chèn áp vào dây thần
kinh và gây đau. Ngoài ra, nếu nó phát triển hoặc cơn đau ngày
càng tăng thì bạn nên đến gặp bác sĩ.
Ở miệng
Đó có thể là loét miệng, trong khoang miệng xuất hiện một hoặc
nhiều vết loét. Nguyên nhân gây loét miệng có thể là những tổn
thương ở răng do đánh răng quá mạnh, căng thẳng, sự thay đổi
hoóc môn hoặc đơn giản chỉ là do thay đổi thời tiết.
Để giảm đau, bạn có thể sử dụng các loại kem, miếng dán hoặc xúc
miệng và uống thuốc paracetamol hoàn tan. Nếu vết loét không
khỏi sau 10 ngày thì bạn cần đi khám vì đó có thể dấu hiệu của ung
thư.
Khối u ở vú
Khả năng lớn nhất đó là u xơ tuyến vú hoặc u nang.
Khoảng 90% khối u ở vú là lành tính, thường do sự thay đổi hoóc
môn. Còn u nang là những túi chứa dịch, mềm và thường xuất hiện
ở chị em đang ở độ tuổi 30 và 40. Những khối u này không thể
phát triển thành ung thư nhưng nếu xuất hiện nhiều ở mô vú thì có
nguy cơ cao bị ung thư.
Bạn có thể không cần can thiệp nếu đó là u xơ tuyến vú trừ khi
chúng gây đau hoặc có kích thước lớn. Khoảng 10% những khối u
này có thể tự biến mất, đôi khi là sau khi chậm kinh. Siêu âm hoặc
chụp hình vú có thể dễ dàng phát hiện ra những khối u này.
Tuy nhiên, bạn cũng nên đi kiểm tra bởi vì ngay cả một chuyên gia
cũng khó có thể nhận ra được sự phát triển của khối u nếu không
làm sinh thiết, đặc biệt khi khối u thay đổi về hình dáng, phần da bị
đỏ hoặc đau một bên vú