Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thủ tục Yêu cầu bồi thường thiệt hại trong thi hành án dân sự pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.56 KB, 3 trang )

Thủ tục: Yêu cầu bồi thường thiệt hại trong thi hành án dân sự.
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan thi hành án
dân sự trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra
thiệt hại.
Bước 2: Cơ quan Thi hành án dân sự thụ lý, xác minh, thương lượng, ra quyết
định giải quyết bồi thường.
b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan Thi hành án hoặc qua hệ thống bưu
chính.
c. Thành phần hồ sơ:
Đơn yêu cầu bồi thường có các nội dung chính sau đây: Tên, địa chỉ của người
yêu cầu bồi thường thiệt hại; Lý do yêu cầu bồi thường; Thiệt hại và mức yêu cầu
bồi thường.
Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường phải có văn bản xác định hành vi trái pháp luật
của người thi hành công vụ và tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi
thường.
d. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
e. Thời hạn giải quyết:
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, cơ
quan có trách nhiệm bồi thường phải tiến hành việc xác minh thiệt hại để làm căn
cứ xác định mức bồi thường theo quy định tại Điều 18 Luật Trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, cơ
quan có trách nhiệm bồi thường phải tiến hành thương lượng với người bị thiệt hại
theo quy định tại Điều 19 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng, cơ
quan có trách nhiệm bồi thường phải hoàn thành dự thảo quyết định giải quyết bồi
thường.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng, cơ quan có
trách nhiệm bồi thường phải ra quyết định giải quyết bồi thường.
f. Cơ quan thực hiện TTHC:


- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp
huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp
huyện.
g. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
h. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định hành chính.
i. Lệ phí: Không.
k. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
l. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra
trong các trường hợp sau đây:
1. Ra hoặc cố ý không ra quyết định:
a) Thi hành án;
b) Thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án;
c) Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án;
d) Cưỡng chế thi hành án;
đ) Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án.
e) Hoãn thi hành án;
g) Tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án;
h) Tiếp tục thi hành án.
2. Tổ chức thi hành án hoặc cố ý không tổ chức thi hành quyết định quy định tại
khoản 1.
m. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Thi hành án dân sự năm 2008.
- Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009;
- Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

×