Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Coi chừng rối loạn tâm thần vì thi docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.82 KB, 5 trang )

Coi chừng rối loạn tâm thần vì thi
Thực tế từ các trung tâm tham vấn tâm lý, các phòng khám
chuyên khoa sức khỏe tâm thần cho thấy trước mỗi mùa thi,
hơn 60% thí sinh cảm thấy có áp lực về tâm lý.

Học thi trong khu trọ trên đường An Dương Vương, Q.5,
TP.HCM – Ảnh: Thuận Thắng
Nhiều em có các biểu hiện rối loạn tâm thần ngay trong lúc vẫn
còn ôn thi. Điều này càng tạo áp lực lớn đối với các em, cha mẹ và
nhà trường.
Cha mẹ đóng vai trò
cực kỳ quan trọng
trong việc giúp sĩ tử
H.A.T., một học sinh lớp 12 tại TP.HCM,
được đưa đi khám bệnh với các triệu chứng
mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, hay hồi hộp và
khó tập trung học tập. Ngày nào T. cũng
phải học trên lớp buổi sáng, chiều và tối thì
xoay như chong chóng cả tuần với sáu lớp
học thêm (cả môn thi tốt nghiệp và các môn
thi đại học).
Đêm về T. chỉ được ngủ từ 22g đến 3g lại
phải dậy ôn bài đến sáng. Vòng quay đó cứ liên tục gần một năm
trời làm T. không có thời gian nghỉ ngơi. Ngoài ra, sự kỳ vọng quá
mức của gia đình càng tạo cho T. nhiều áp lực lớn về tâm lý cho kỳ
thi. T. rơi vào trạng thái suy nhược, lo âu, mất tập trung và không
thể học bài một cách sáng suốt.
Còn T.T., một nữ sinh đang ôn thi đại học ở TP Biên Hòa, được
đưa đến trung tâm tham vấn tâm lý với vẻ mặt căng thẳng, hồi hộp,
lo âu, đứng ngồi không yên, khó tập trung và có các cơn đau ngực
kéo dài.


T.T. tốt nghiệp THPT năm trước, tuy nhiên trong kỳ thi ĐH đó T.
chỉ đậu cao đẳng. Vì cho rằng sức học của mình có thể đậu ĐH nên
T. quyết định không đi học cao đẳng, ở nhà ôn thi tiếp cho kỳ thi
năm nay. Ba mẹ T. lại tạo rất nhiều áp lực cho T. bằng cách hay
mắng chửi, so sánh em với các bạn cùng xóm hoặc trong gia đình.
ổn định tâm lý mùa
ôn thi. Cha mẹ nên
là chỗ dựa về mặt
tình cảm cho con cái
để các em có tinh
thần nhẹ nhõm, thoải
mái hơn trước kỳ
thi.
Sự lo lắng cho kỳ thi và bị áp lực bởi cha mẹ khiến em mệt mỏi, lo
âu. Em được chẩn đoán rơi vào trạng thái rối loạn lo âu, cần phải
điều trị ít nhất ba tháng liên tiếp.
Để giảm áp lực mùa thi
- Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trung bình mỗi ngày các sĩ tử
cần 2.300-2.700kcal. Để cơ thể nhận đủ năng lượng các em cần ăn
đủ ba bữa chinh với đầy đủ các nhóm thực phẩm, đặc biệt có năm
chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ: các chất glucose có nhiều
trong các loại ngũ cốc, đậu, khoai, rau củ…; chất béo thiết yếu
(omega-3 và omega-6) có trong các loại cá như ba sa, cá thu, cá
ngừ, các loại hạt nhiều dầu như bí đỏ, hướng dương, mè;
phospholipid có nhiều trong lòng đỏ trứng gà và thịt nội tạng; acid
amin; vitamin và khoáng chất.
Các em cũng cần ăn đủ chất sắt để tránh thiếu máu dẫn đến tình
trạng hay mệt mỏi, học kém tập trung. Một khoáng chất không thể
thiếu nữa là iôt. Nếu thiếu chất này hoạt động trí não sẽ bị trì trệ,
kém sáng tạo…

- Cần đảm bảo giấc ngủ tốt. Một ngày phải ngủ ít nhất tám giờ,
buổi trưa phải ngủ 40 phút. Với người trẻ, mất ngủ là một tình
trạng bất thường. Khi bị mất ngủ thì không nên ngủ trễ (quá giấc),
tránh sử dụng chất kích thích.
Cách tốt nhất trong mùa thi cử là thư giãn trước khi đi ngủ. Chính
trong giấc ngủ mà não bộ làm việc, đưa các dữ liệu mới nạp vào
tiềm thức. Các thuốc an thần giải lo âu, giúp dễ ngủ sẽ làm mất đi
nhịp sinh lý tự nhiên của giấc ngủ nên sẽ ngăn cản hoạt động của
não bộ. Vì vậy, không nên dùng thuốc an thần hóa học tạo giấc ngủ
nhân tạo trong mùa thi cử.
Một chế độ tập luyện thể thao thường xuyên, sinh hoạt điều độ sẽ
giúp các em có một sức khỏe tốt và không rơi vào trạng thái suy
nhược trong mùa ôn thi.
- Phương pháp học tập cũng là một điều kiện giúp thí sinh ổn định
tâm lý và ôn tập một cách hiệu quả. Không nên quá tập trung một
thời gian dài cho một môn mà cần phân chia thời gian từng môn ôn
thi sao cho hiệu quả. Chẳng hạn tập trung học tập 45 phút và cần
có 15 phút nghỉ ngơi thoải mái.
- Không lạm dụng chất kích thích. Trà và cà phê là hai chất kích
thích bị lạm dụng nhiều nhất trong mùa thi. Cà phê gây kích thích
như amphetamin nhưng chỉ sau hai giờ thì tinh thần lại thiếu hưng
phấn do thiếu ổn định về mặt năng lượng.
Cần chú ý là trong công thức một số thuốc thông dụng thường có
caffein gây kích thích, còn vitamin B1 giữ vai trò quan trọng trong
hoạt động của hệ thần kinh thì lại hấp thu ít nếu dùng chung với cà
phê.
Ngoài ra, cà phê còn làm gia tăng sự hao hụt manhê trong cơ thể
qua đường nước tiểu làm tình trạng buồn rầu, lo lắng tăng lên.
Manhê là chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, trấn an thần
kinh, dự phần xúc tác cho khoảng 300 enzyme để biến dưỡng

glucid, protid, lipid và acid nucleic, đồng thời là yếu tố chống
stress.
- Đề phòng các tổn thương tâm lý. Trong thời gian ôn thi và sắp
sửa đi thi, học sinh thường dễ bị thương tổn tâm lý nên rất cần
được sự quan tâm giúp đỡ của cha mẹ để vơi đi những lo lắng vì
thiếu tự tin vào năng lực của mình. Sự lo âu thái quá có thể trở
thành bệnh lý khi khả năng tập trung giảm đi, làm kiến thức trở
nên lộn xộn không thể làm bài hay ôn tập được.
- Nếu học sinh có những khó khăn tâm lý kèm thêm tình trạng
chán ăn, tự ti mặc cảm cùng những cơn lo âu, trầm cảm thì cần gặp
một chuyên gia tâm lý để các em có thể được giúp đỡ một cách
chuyên nghiệp và thoát khỏi các trạng thái đó càng sớm càng tốt

×