Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

10 lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.57 KB, 5 trang )

10 lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ
3h sáng mà bạn chẳng thể nhắm mắt được. Sau nhiều đêm
không ngủ, bạn cảm thấy sức khỏe ốm yếu và hôn mê. Đây là
lúc bạn nghĩ có thể bắt đầu sử dụng thuốc ngủ?
Tuy nhiên quá lạm dụng thuốc ngủ để cứu cánh cho sức khỏe sẽ
dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Đầu tiên bạn thấy rất buồn ngủ tại
nơi làm việc nhưng việc đi ngủ không cần giờ giấc cũng có thể dẫn
đến đau đầu và nguy cơ trầm cảm. Do đó, những lưu ý dưới đây sẽ
giúp bạn sử dụng thuốc ngủ an toàn hơn.
1. Nói chuyện với bác sĩ về chứng mất ngủ thường xuyên của
bạn
Nếu bạn bị mất ngủ, hãy tìm tới bác sĩ để chẩn đoán bệnh nhé. Bởi
vì một bác sĩ chuyên khoa có thể xác định nguyên nhân mất ngủ.
Ví như bạn đang gặp một rối loạn giấc ngủ, một vấn đề y tế như
trầm cảm…
Hãy nhớ nói cho bác sĩ về tất cả các vấn đề sức khỏe hiện tại của
bạn và tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, bao gồm cả đơn
thuốc, liều lượng và các loại thuốc uống bổ sung. Nếu bác sĩ kê
cho bạn thuốc ngủ, bạn cần đảm bảo rằng thuốc ngủ sẽ không
tương tác với các thuốc khác để làm vấn đề sức khỏe trở nên tồi tệ
hơn.
Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc trợ giúp nào, thậm chí là thuốc
ngủ bạn phải nhớ đọc tất cả các hướng dẫn để sử dụng an toàn nhất
hoặc biết về những tác dụng phụ có thể gặp.
2. Sử dụng thuốc đúng cách trước khi đi ngủ và ngủ đủ giấc
Hãy chắc chắn rằng bạn đã sắp xếp đủ thời gian cho giấc ngủ ban
đêm của bạn. Thông thường là 7-8 giờ/ đêm đối với hầu hết mọi
người.
Nếu sử dụng thuốc ngủ để có giấc ngủ ngon hơn, bạn nên uống
thuốc 20-30 phút trước khi đi ngủ. Sau khi bạn đã uống thuốc, bạn
nên nhanh chóng đi ngủ ngay sau đó, thường là không quá 5-10


phút. Hầu hết các toa thuốc ngủ đạt đến mức tối đa khoảng 1- 1 ½
giờ sau khi uống nhé.
3. Ngừng mọi động sau khi bạn đã uống thuốc
Bạn sẽ đi ngủ trong vòng vài phút sau khi uống 1 viên thuốc ngủ
theo toa. Do đó, sau khi uống thuốc, bạn nên ngừng tất cả mọi hoạt
động và nghỉ ngơi hoàn toàn. Tránh ăn, tránh thực hiện các cuộc
gọi điện thoại, tránh quan hệ tình dục… vì khi ấy bạn sẽ trong tình
trạng không hoàn toàn tỉnh táo.

4. Thông báo tác dụng phụ của thuốc ngủ với bác sĩ
Nếu bạn đi không vững, chóng mặt trong ngày khi uống thuốc ngủ
hãy hỏi bác sĩ có cần thay đổi liều dùng hoặc uống một loại thuốc
ngủ mới không. Bởi vì việc uống thuốc ngủ theo toa có thể gây ra
tác dụng phụ, kể cả chóng mặt, buồn ngủ kéo dài, nhức đầu, buồn
nôn, đau bụng, táo bón, phản ứng dị ứng nặng hoặc sưng mặt (ít
khi xảy ra).
5.Thay đổi lối sống hoặc liệu pháp nhận thức hành vi
Thuốc ngủ chỉ giải quyết các chứng mất ngủ tạm thời nhưng nếu
sử dụng quá lâu có thể nảy sinh sự căng thẳng, tụt hậu, bệnh tật,
hoặc những vấn đề khác.
Thay đổi lối sống cũng có thể cải thiện giấc ngủ cho những người
bị mất ngủ. Một số các cách cải thiện mà bạn có thể áp dụng như:
thiết lập thói quen ngủ thường xuyên, tránh rượu, caffeine, hoặc
thuốc lá ít nhất 4-6 giờ trước khi ngủ…
6. Không pha trộn thuốc ngủ với các loại thuốc khác hoặc với
rượu
Việc trộn các loại thuốc khác với thuốc ngủ có thể gây ra những
tương tác bất lợi cho sức khỏe. Ngay cả việc sử dụng thuốc ngủ
kèm với rượu có thể làm bạn cảm thấy bối rối, chóng mặt, hay mệt
mỏi. Bởi vì trong bản thân rượu đã phá vỡ một giấc ngủ bình

thường của bạn rồi.
7. Không lái xe hay vận hành máy móc sau khi dùng thuốc ngủ
Đơn giản vì nếu bạn lái xe hay bất cứ hoạt động gì sau khi uống
thuốc ngủ bạn sẽ không làm việc hiệu quả được. Thậm chí các hoạt
động này có thể trở nên nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của
bạn đấy.
8. Không tự ý tăng liều lượng thuốc ngủ
Với các nhóm hợp chất có tác động dược lý dùng làm thuốc an
thần thế hệ cũ, các bác sĩ lo lắng về việc bệnh nhân của họ ngày
càng tăng liều lượng bởi có thể dẫn đến nghiện thuốc khi sử dụng.
Mà những cá nhân đang nghiện sử dụng thuốc ngủ khi không được
sử dụng nữa có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng đe dọa tính
mạng.
Vì thế, tuyệt đối không tự ý tăng liều cao hơn quy định làm tăng
những nguy cơ trầm trọng với sức khỏe hơn.
9. Không dùng nhiều hơn 1 loại thuốc ngủ
Sử dụng nhiều hơn một loại thuốc ngủ là một sự nguy hiểm cho
sức khỏe bạn. Thay vì sử dụng nhiều loại thuốc ngủ khác nhau, bạn
nên nói chuyện với bác sỹ về điều này để xác định một loại thuốc
ngủ thích hợp với bạn.
10. Không ngừng uống thuốc ngủ đột ngột
Không dừng uống thuốc ngủ đột ngột trừ khi bạn đã tham khảo ý
kiến bác sĩ. Nếu bạn đã uống thuốc theo toa thì nhất thiết không
được dừng thuốc đột ngột. Bởi vì ngừng thuốc ngủ đột ngột có thể
khiến xuất hiện các triệu chứng khó chịu như lo âu, buồn nôn,
chuột rút….
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người khi dừng thuốc ngủ đột
ngột đều xuất hiện những triệu chứng trên. Nó phụ thuộc vào loại
thuốc bạn đã uống, và uống trong bao lâu, định lượng như nào?
Nếu muốn dừng thuốc, trước tiên, bạn có thể dần dần giảm bớt tần

số uống. Khi đã dần dần giảm liều, bạn có thể dừng hẳn. Nhưng
hãy nói chuyện với bác sỹ của bạn trước khi quyết định dừng sử
dụng thuốc.

×