Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Lưu ý khi sử dụng thuốc giãn phế quản ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.6 KB, 5 trang )

Lưu ý khi sử dụng thuốc giãn phế quản

Năm 1940, theophyllin được phép đưa vào sử dụng. Năm 1947,
isoproterenol, một chất chủ vận beta mạnh được cấp phép sử dụng và trong 25
năm tiếp đó, hai thuốc này là những thuốc giãn phế quản chính được dùng trên
lâm sàng.
Từ khi ra đời, theophyllin là thuốc giãn phế quản lý tưởng cho nhiều bệnh phổi
tắc nghẽn phế quản. Do độc tính của thuốc và quá trình bệnh đã được hiểu rõ hơn, liệu
pháp theophyllin dần ít được dùng trong điều trị hen.
Sau isoproterenol, metaproterenol được công bố năm 1973, trong thập kỷ tiếp
theo, các chất chủ vận beta lần lượt ra đời, mỗi chất lại đặc hiệu hơn với thụ thể beta2.
Loại thuốc giãn phế quản chủ vận beta được sử dụng nhiều hiện nay là albuterol được
cấp phép năm 1981. Albuterol rất đặc hiệu cho thụ thể beta2 và có thời gian tác dụng
dài hơn metaprotenol hoặc isoproterenol. Salmeterol, được công bố năm 1994 có thời
gian tác dụng còn dài hơn cả albuterol và hiện là chất chủ vận beta2 được ưa chuộng.
Trong nhiều năm, người ta đã biết atropin có tính chất giãn phế quản, tuy nhiên,
nhiều người cho rằng nên tránh dùng các thuốc chống tiết muscarin trong điều trị hen.
Ipratropium bromid, được công bố năm 1986 và đường dùng ở dạng xịt, là chất chống
tiết acetylcholin chủ yếu được dùng để làm giãn phế quản. Năm 1994, một chế phẩm
phối hợp chứa ipratropium bromid và chất chủ vận beta2 albuterol được đưa ra thị
trường.
Mặc dù glucocorticoid đã trở thành trọng tâm mới, các thuốc giãn phế quản
truyền thống vẫn rất cần thiết đối với nhiều bệnh nhân. Vai trò của theophyllin trong
điều trị hen vẫn còn đang tranh cãi. Nói chung, theophyllin được khuyên dùng cho
bệnh nhân bị bệnh co thắt phế quản mạn tính cần giãn phế quản kéo dài, bệnh nhân có
triệu chứng về đêm, hoặc bệnh nhân phải vào viện để điều trị hen.
Cơ chế tác dụng: Mỗi dạng thuốc giãn phế quản có cơ chế tác dụng riêng. Chất
chủ vận beta2 và các dẫn xuất methylxanthin được xem là những chất đối kháng chức
năng hoặc sinh lý, nghĩa là, chúng làm giãn đường hô hấp bất kể cơ chế co thắt là gì.
Ngược lại, các chất chống tiết acetylcholin chỉ gây giãn phế quản khi tình trạng co thắt
phế quản xảy ra do tiết acetylcholin.


Các chất giãn phế quản cũng có thể gây tác dụng không giãn phế quản. Chất
chủ vận beta2 có thể kích thích tim do tác động lên thụ thể beta2 (điều nhịp) và thụ thể
beta1 (điều nhịp và cơ lực). Kích thích quá mức có thể dẫn đến loạn nhịp, cao huyết
áp, đánh trống ngực và nhịp tim nhanh. Các dẫn xuất methylxanthin cũng có tác dụng
điều nhịp và cơ lực. Atropin kích thích tim, dẫn đến nhịp nhanh. Kích thích thụ thể
beta2 ở cơ xương gây run và tăng lực co bóp, trong khi kích thích thụ thể beta2 ở cơ
trơn tử cung gây giảm co. Kích thích beta2 hoạt hóa K+/Na+/ATPase gây tân tạo
đường và tăng tiết insulin. Ba tác dụng này có thể góp phần gây giảm đường huyết do
tăng luân chuyển kali trong tế bào. Kích thích beta2 còn gây toan máu do nhiễm acid
lactic chuyển hóa.
Các dẫn xuất methylxanthin có những tác dụng không phải là giãn phế quản có
thể tác động tích cực đến đường hô hấp. Các thuốc này cải thiện lực cơ hoành, làm
giảm mệt mỏi và cải thiện đáp ứng hô hấp trung ương với tình trạng hạ ôxy máu. Các
tác dụng phụ không hô hấp khác bao gồm: kích thích thần kinh trung ương do đối
kháng adenosin và co thắt mạch não, giảm áp lực cơ vòng thực quản, tăng tiết acid dạ
dày và đáp ứng lợi tiểu (đáp ứng này được dung nạp nhanh chóng). Các dẫn xuất
methylxanthin cũng làm tăng sản sinh chất nhày và ức chế giải phóng histamin.
Tác dụng toàn thân của atropin gồm làm khô các chất tiết giãn đồng tử, nhìn lóa
và kích thích thần kinh trung ương. Ipratropium không có tác dụng toàn thân nào đáng
kể.



Các phản ứng có hại: Tác dụng phụ của chất chủ vận beta2 thường nhỏ. Khi
hấp thu thuốc từ phổi vào máu tăng, tác dụng toàn thân trở nên rõ rệt hơn. Điều này
cũng đúng khi dùng chất chủ vận beta2 đường uống hoặc tiêm truyền. Tác dụng phụ
tim mạch có thể nặng và bao gồm đánh trống ngực, nhịp nhanh, tăng huyết áp và loạn
nhịp, có liên quan đến kích thích beta1. Tác dụng phụ hô hấp tại chỗ bao gồm ho, thở
khò khè, rối loạn nhịp thở, co thắt phế quản, khô hoặc ngứa họng và viêm thanh quản.
Salmeterol có tỷ lệ tác dụng phụ hô hấp (như nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm

mũi họng cao hơn các chất chủ vận beta2 khác. Hoạt tính beta2 trên cơ xương có thể
gây run. Chất chủ vận beta2 cũng gây giãn mạch, dẫn đến chóng mặt, đau đầu, bốc hỏa
và ra mồ hôi. Tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương gồm lảo đảo, căng thẳng,
kích động và mất ngủ. Những tác dụng khác bao gồm cảm giác mùi vị bất thường hoặc
khó chịu, chán ăn, hạ kali huyết, toan máu do acid lactic và tân tạo đường.
Các dẫn xuất methylxanthin, đặc biệt là theophyllin, có phạm vi trị liệu rất hẹp.
Nhiễm độc nặng, như co giật, thiếu hụt thần kinh vĩnh viễn, và tử vong có thể xảy ra
trước khi xuất hiện các tác dụng phụ nhẹ; đây là lý do khiến cần phải theo dõi nồng độ
huyết thanh. Các tác dụng phụ nghiêm trọng khác bao gồm nhịp tim nhanh, loạn nhịp,
nhịp thở nhanh và rỗi nhiễu hành vi ở trẻ em do kích thích thần kinh trung ương.
Những tác dụng phụ nhẹ bao gồm buồn nôn và nôn, chán ăn, ỉa chảy, bồn chồn, ngứa,
mất ngủ và đau đầu. Tình trạng lợi tiểu hay xảy ra khi bắt đầu liệu pháp, nhưng thường
dung nạp được. Giãn cơ mu bàng quang gây đái khó ở nam giới bị phì đại tuyến tiền
liệt. Các thay đổi chuyển hóa gồm tăng đường huyết và hạ kali huyết.
Hai thuốc chống tiết acetylcholin hay được sử dụng nhất để giãn phế quản là
atropin và ipatropium bromid. Khô miệng là tác dụng phụ nổi bật nhất và vì sinh khả
dụng thấp nên nói chung thuốc ít có tác dụng toàn thân. Atropin gây cả tác dụng phụ
tại chỗ và toàn thân. Thuốc gây khô dịch tiết, nhìn lóa, kích thích tim và kích thích
thần kinh trung ương.

×